Ngoài ra còn các loại quan hệ:

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 34 - 40)

+Quan hệ xã hội theo chiều ngang: Là quan hệ giữa những cá nhân, những nhóm có những vị thế ngang bằng nhau. cá nhân, những nhóm có những vị thế ngang bằng nhau.

+Quan hệ xã hội theo chiều dọc: Là quan hệ giữa những cá nhân, nhóm xã hội chiếm giữ những vị thế cao thấp khác nhân, nhóm xã hội chiếm giữ những vị thế cao thấp khác nhau trong xã hội như quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương.

-Quan hệ xã hội còn có thể được phân loại theo chủ thể. Theo cách này, ta có quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn, Theo cách này, ta có quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn, giữa các nhóm xã hội nhỏ, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hay giữa các cá nhân.

7.Cá nhân và xã hội.

a.Con người và quan hệ xã hội.

Bản chất xã hội của con người, trước hết được thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ với đồng loại, cộng đồng.

Môi trường sống, xã hội, những giá trị xã hội về sinh hoạt, lối sống, lập trường công dân, thế giới quan, tri thức khoa học đều là những điều kiện khách quan tất yếu tạo nên con người, nhân cách.

Tồn tai trong xã hội, con người không tách rời khỏi các cộng đồng người của nó.

Quá trình con người trở thành con người đúng nghĩa của nó là quá trình nhân đạo hoá, nhân văn hoá con người của các quan hệ cộng đồng, trong đó chính con người là chủ thể.

Con người vừa là thành viên, phân tử, vừa là chủ thể của một cộng đồng, giai cấp, dân tộc, quốc gia, nhân loại.

Như vậy, nhân cách, bản chất hiện thực của con người là: “Tổng hoà các quan hệ xã hội”-Mác. Nghĩa là các giá trị xã hội được chuyển thành nhân cách ở mỗi cá nhân.

Mỗi cá nhân mang một nhân cách riêng, có khả năng tự ý thức, có mục đích nhất định, có năng lực và có trách nhiệm hoạt động trong xã hội.

Các cá nhân khẳng định mình thông qua sự tác động chủ động tích cực vào xã hội.

Tồn tại người là tồn tại vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại, vì vậy con người cũng mang tính lịch sử, tính thời đại.

b.Cấu trúc xã hội và con người cụ thể.

Con người trong cấu trúc xã hội là một tế bào, một mắt xích trong hệ thống, trong cấu trúc và quan hệ xã hội.

Con người giữ vị trí, vai trò quyết định trong cấu trúc xã hội, đồng thời cấu trúc xã hội được biểu hiện như một tổng hoà các quan hệ xã hội và tác động tích cực đến con người, đến cá nhân, nhân cách nhất định.

Con người cũng hoạt động trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống làm ăn trong các môi trường cụ thể. Vì vậy con người quan hệ tác động qua lại với cơ cấu kinh tế, cơ cấu chính trị xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc.

Con người cá nhân cụ thể tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội. Nó vừa là hạt nhân, nhân tố trung tâm, tế bào của hệ thống xã hội, vừa là sản phẩm, nhân vật bị phụ thuộc vào chính các hệ thống, cơ cấu xã hội đó.

c.Tính giai cấp trong con người cụ thể.

Trong xã hội có giai cấp, con người tồn tại trong quan hệ giai cấp, trong mối quan hệ chỉnh thể giữa tính giai cấp và nhân cách, cái “Tôi” của con người cụ thể nhất định.

Điều cơ bản của mối quan hệ giữa giai cấp và con người cụ thể là lợi ích. Lợi ích giai cấp liên quan đến lợi ích từng con người cụ thể.

Con người hiện thực, riêng biệt luôn mang tính giai cấp, thể hiện tính giai cấp trong cái riêng của mình.

II.Một số khái niệm xã hội học.

Câu hỏi thảo luận:

Phân tích và cho ví dụ về các khái niệm: Vị thế, vai trò, quyền lực, Thiết chế xã hội, Bình đẳng, bất bình đẳng, phân tầng xã hội, Xã hội hoá và quá trình xã hội hoá?

1.Vị thế, vai trò, quyền lực.

a.Vị thế và vai trò xã hội.

-Vị thế xã hội: Là địa vị của chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, tổ chức…) được hình thành trong cơ cấu tổ chức xã hội, tuỳ thuộc vào sự thẩm định, đánh giá của xã hội. Nói cách khác, vị thế xã hội của chủ thể xã hội là thứ bậc mà các chủ thể khác sống cùng thời dành cho.

-Vai trò xã hội: Là các hành vi của chủ thể mà chúng ta mong đợi tương xứng với vị thế xã hội của nó. Vai trò xã hội giống như vai diễn trong vỡ kịch.

Mặt khác, khi đóng vai trò nào đó, cá nhân không chỉ có hành vi phù hợp với địa vị của mình mà còn có quyền đòi hỏi những người xung quanh phải cư xử với mình theo cách thức cũng phù hợp với vai trò đó.

-Thông thường trong đời sống của mình mỗi cá nhân có nhiều vị thế xã hội khác nhau.

Mỗi người có nhiều vị thế xã hội khác nhau trong xã hội, nhưng bao giờ cũng có một địa vị xã hội then chốt.

b.Quyền lực xã hội.

Quyền lực xã hội là một dạng quan hệ xã hội (theo chiều dọc) biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi, thái độ, quan điểm của cá nhân, nhóm khác.

Thực chất quyền lực chính là việc giới hạn, đồng thời mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực.

Cái được của chủ thể quyền lực nhiều hơn cái mất, vì lẽ đó, việc trở thành một chủ thể quyền lực là một ham muốn phổ biến trong xã hội. Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của mình với người khác, tác động đến khả năng động viên các nguồn lực để đạt được mục đích của mình.

Một phần của tài liệu Nhập môn Xã hội học (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(71 trang)