1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn học: Lý thuyết trò chơi

6 2,1K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 351,37 KB

Nội dung

Đề cương môn học: Lý thuyết trò chơi

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

(Game Theory)

MSMH: QT214Dv01

A Quy cách môn học

– Tên môn học: Lý thuyết trò chơi (Game Theory)

– Mã số môn học (MSMH): QT214Dv01

– Tổng số tiết: 42 tiết, chia ra:

 Số tiết lý thuyết: 28 tiết

 Số tiết bài tập: 14 tiết

 Số tiết thực hành: 0 tiết

– Số tiết tự học: 90 tiết

B Liên hệ với môn học khác

– Môn tiên quyết: Kinh tế vi mô, toán trong kinh doanh

C Tóm tắt nội dung môn học

Môn học này tập trung vào tính ứng dụng của lý thuyết trò chơi (game theory) trong kinh doanh, nhằm phân tích những tình huống chiến lược, diễn ra trong đàm phán, cạnh tranh theo sản lượng – theo giá, vấn đề chèn ép trong kinh doanh Ngoài ra, môn học cũng đề cập đến vấn đề sàng lọc, đánh tín hiệu của việc giao dịch trong điều kiện thông tin bất cân xứng

D Mục tiêu của môn học

1 Giới thiệu một số khái niệm cơ bản của lý thuyết trò chơi

2. Phân tích một số ‘luật chơi’ và chiến lược chơi trong kinh doanh qua tình huống thực tiễn

3 Phân tích hành vi của các đối tác (đặc biệt là các doanh nghiệp) trên thị trường qua các vấn đề: cạnh tranh hay hợp tác kinh doanh; chiếm lĩnh hay chèn ép thị trường; ra quyết định kinh doanh phù hợp

4. Trình bày các kỹ thuật sàng lọc thông tin, đánh tín hiệu

5 Cung cấp các chiến lược đàm phán trên cơ sở phân tích hành vi đối tác, các yếu tố tạo nên sức mạnh đàm phán

6 Đưa ra ứng dụng ‘lý thuyết trò chơi’ trong việc vạch chính sách: xây dựng một thể chế lành mạnh trợ lực cho nền kinh tế phát triển trong thời kỳ hội nhập

Trang 2

E Kết quả đạt được sau khi học môn này

Sau khi học xong môn học này, sinh viên:

1 Hiểu được một số vấn đề về ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

2 Nắm được nguyên nhân và phân tích hướng cạnh tranh của các doanh nghiệp (bài toán Cournot – Bertrand)

3 Hiểu được bản chất của vấn đề gia nhập, chiếm lĩnh thị trường và chèn ép trong kinh doanh

4 Nắm được bài toán đàm phán, sức mạnh đàm phán để đưa ra được chiến lược đàm phán, ra quyết định kinh doanh phù hợp nhằm hướng tới hiệu quả, đôi bên có lợi trong kinh doanh

5 Hiểu được vấn đề sàng lọc thông tin và đánh tín hiệu thị trường

6 Nắm được các nguyên tắc trong việc xây dựng một thể chế lành mạnh, hỗ trợ kinh doanh

F Phương thức tiến hành môn học

Môn học được tiến hành bằng cách giảng trên lớp Sinh viên được yêu cầu nghiên cứu trước tài liệu

ở nhà để hiểu rõ bài giảng và tham gia hoạt động thảo luận trên lớp Cụ thể như sau:

Giảng trên lớp

1 Số giờ giảng là 28 tiết xen kẽ với 14 tiết bài tập diễn ra trong 14 tuần Giảng viên giảng những vấn đề mang tính cơ bản, các nguyên lý, khái niệm Những vấn đề liên quan đến thực tiễn thì sẽ đặt câu hỏi cho sinh viên thảo luận, đưa ý kiến Đối với những phần có xử lý bài tập tình huống thì giảng viên sẽ phân tích một tình huống (case study) xuyên suốt trong phần giảng liên quan

2 Trước khi đến lớp sinh viên đọc trước ở nhà tài liệu tham khảo quy định theo kế hoạch giảng dạy, tìm hiểu thêm tài liệu từ internet hay các nguồn khác về vấn đề liên quan

3 Sinh viên đến lớp để nghe giảng viên nhấn mạnh các khái niệm và các ý tưởng quan trọng hay khó của mỗi chương

4 Trong quá trình giảng, nếu sinh viên có những thắc mắc hay không hiểu bài thì hỏi ngay giảng viên hoặc nếu sinh viên có những vấn đề cần trao đổi thì có thể đưa ra thảo luận cùng giảng viên và bạn học

Giờ bài tập

1 Thời gian 14 tiết dành cho việc sinh viên thảo luận tình huống tiêu biểu tại lớp theo hướng dẫn của giảng viên

2 Các nhóm có thể đưa ra các lý giải khác nhau và bảo vệ ý kiến của mình

3 Ngoài ra sinh viên còn có bài tập về nhà theo yêu cầu của giảng viên

4 Sinh viên nên đưa ra mọi thắc mắc của mình trong trường hợp chưa hiểu bài

G Tài liệu học tập

1 Tài liệu bắt buộc

Lê Hồng Nhật (2007), Giáo trình Lý thuyết trò chơi

Trang 3

2 Tài liệu không bắt buộc

a A Dixit and B Nalebuff (1991) “Thinking Strategically: The Competitive Edge in Business, Politic, and Everyday Life,” W.W Norton&Company.

b J McMillan (1991) “Games, Strategies, and Managers: How managers can use game theory to make better business decisions,” Oxford University Press

c A.K Dixit và B J Nalebuff (2006) “Tư duy chiến lược- Lý thuyết trò chơi thực hành”

NXB Tri Thức

d A.M Brandenburger và B J Nalebuff (2004) “Tranh hợp hay lý thuyết trò chơi trong kinh doanh” NXB Thống kê.

e F Carmichael (2005) “A Guide to Game Theory” Prentice Hall.

f C D Aliprantis and S.K Chakrabarti (2000) “Games and Decision Making” Oxford

University Press

g C A Holt (2007) “ Markets, Games, & Strategic Behavior” Pearson International Ed.

H Đánh giá kết quả học tập môn học

1 Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập môn Lý thuyết trò chơi sẽ được đánh giá trên 3 loại hình:

1) Đề án nhóm

Mỗi nhóm có khoảng 5 sinh viên được lựa chọn đề tài tự do liên quan trực tiếp đến những nội dung chủ yếu của môn học Đề tài và thành viên nhóm không được thay đổi từ tuần 5 Giảng viên sẽ hướng dẫn đề tài cho sinh viên

Các nhóm nộp đề tài vào tuần 12 Các thành viên nhận cùng số điểm là điểm của nhóm

Nếu nộp bài báo cáo trễ 1 tuần thì nhóm sẽ bị trừ 1 điểm Nếu trễ hơn giảng viên sẽ không tính điểm cho phần làm việc nhóm này

Điểm của Đề án nhóm chiếm tỷ trọng 30%

2) Kiểm tra giữa kỳ

Sinh viên làm bài kiểm tra cá nhân theo lịch của Phòng đào tạo (vào tuần 8 của khóa học)

Bài kiểm tra sẽ tiến hành trong 60 phút nhằm kiểm tra kiến thức sinh viên đã lĩnh hội trong 7 tuần học đầu tiên Bài kiểm tra sẽ cho dưới dạng trắc nghiệm / tự luận Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu

Điểm bài kiểm tra giữa kỳ chiếm tỷ trọng 20%.

3) Thi cuối học kỳ

Sinh viên làm bài kiểm tra cá nhân theo lịch của Phòng đào tạo Bài kiểm tra có thời lượng

trong vòng 60-90 phút Nội dung của bài thi sẽ bao gồm toàn bộ chương trình, 1/3 đề thi sẽ về các nội dung học trong 7 tuần đầu và 2/3 nội dung học trong 7 tuần cuối Bài kiểm tra sẽ cho dưới dạng trắc nghiệm / tự luận Sinh viên không được phép sử dụng tài liệu

Điểm bài kiểm tra cuối kỳ chiếm tỷ trọng 50%.

Trang 4

2 Bảng tóm tắt các hình thức đánh giá

Thành phần Thời lượng Hình thức Trọng số Thời điểm

Kiểm tra lần 2 60 phút Bài kiểm tra giữa kỳ 20% Tuần 8

(Theo lịch PĐT) Kiểm tra cuối kỳ 60 – 90 phút Bài kiểm tra cuối kỳ 50% Theo lịch PĐT

– Lưu ý: Những cá nhân thể hiện xuất sắc trong suốt khóa học, làm bài tập đầy đủ thì giảng viên có quyền cộng thêm tối đa 1.0 điểm cho điểm thi cuối học kỳ.

– Cách tính điểm tổng kết môn học:

TKMH = Sum (Điểm kiểm tra * trọng số)

 Ví dụ: Một sinh viên kiểm tra lần 1 được 8 điểm, lần 2 được 7 điểm và kiểm tra cuối

kỳ được 6 điểm thì sẽ có điểm tổng kết môn học như sau:

TKMH = 8*30% + 7*20% + 6*50%

I Phân công giảng dạy

– Giảng viên điều phối: TS Lê Hồng Nhật

– Giảng viên giới thiệu thông tin cập nhật

J Kế hoạch giảng dạy

1 Tương tác chiến lược

1.1 Bài toán Prisoners’ dilemma (PD)

1.2 Thế cân bằng trong kinh doanh

1.3 Bài toán đàm phán

Thống nhất làm việc theo đề cương

2 Chiến lược cạnh tranh

2.1 Cạnh tranh theo sản lượng (Courtnot competition)

2.2 Cạnh tranh theo giá (Bertrand competition)

3 Chiếm lĩnh thị trường

3.1 Gia nhập thị trường

3.2 Công ty MK và mạng mobile phone VMX

4 Vấn đề chèn ép

4.1 Bản chất của vấn đề chèn ép trong kinh doanh

4.2 Các cơ chế ngăn ngừa vấn đề chèn ép

Trang 5

5 Hướng đến sự hợp tác kinh doanh

5.1 Làm sao đạt đến sự hợp tác

5.2 Điều kiện cho sự hợp tác

5.3 Sự trừng phạt được cảnh báo trước

6 Một vài cơ chế thúc đẩy hợp tác tại Việt nam

6.1 Logic của cuộc chơi săn bắt cá

6.2 Sử dụng Internet để thúc đẩy kinh doanh lành mạnh

7 Sức mạnh đàm phán

7.1 Bài toán đàm phán

7.2 Những yếu tố tạo nên sức mạnh đàm phán

7.3 Điểm tụ (focal point)

8 Khả năng thực hiện cam kết trong đàm phán chiến lược

8.1 Các nước cờ chiến lược (strategic moves)

8.2 Khả năng thực hiện cam kết

8.3 Đối đầu hạt nhân Nga – Mỹ

9 Sàng lọc (Screening)

9.1 Thông tin không đầy đủ

9.2 Sàng lọc

9.3 Dự đoán của Coase

9.4 Khả năng làm cam kết

10 Đánh tín hiệu (Signaling)

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng (lemon market)

10.2 Thị trường lao động

10.3 Đánh tín hiệu chất lượng (signaling)

10.4 Đốt tiền như một cách đánh tín hiệu

11 Vấn đề về quyền sở hữu

11.1 Ý nghĩa của quyền sở hữu

11.2 Quyền sở hữu và vấn đề bóc lột

11.3 Cấu trúc sở hữu tối ưu

12 Tham nhũng và chống tham nhũng

12.1 Cơ chế lan truyền

12.2 Tác động của tham nhũng

12.3 Thể chế công quyền cho sự phát triển

12.4 Kết luận

13 Phát triển công ty thời hội nhập

13.1 Nguồn gốc của lợi ích thương mại

13.2 Trở ngại của hợp tác trong giao dịch quốc tế

Trang 6

13.3 Tổ chức sản xuất theo quy mô toàn cầu

14 Tăng trưởng nhanh? Hay phát triển ổn định

14.1 Nhìn nhận lại vấn đề lạm phát

14.2 Giải pháp chống lạm phát

14.3 Nhìn vào tương lai

Ngày đăng: 14/03/2013, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w