Đề tài: Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2
Trang 1Lời cảm ơn
ời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu
sắc đối với cô giáo Phan Nữ Phước Hồng giảng viên bộ môn
Phương pháp dạy học Tự nhiên- xã hội, Khoa Tự nhiên - Kinh tế, trườngCao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế- người đã tận tình hướng dẫn emtrong suốt quá trình tiến hành thực hiện khóa luận Cô đã mở ra cho emnhững vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vựchết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
em học tập và nghiên cứu Em đã học hỏi được rất nhiều ở Cô phong cáchlàm việc, cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học… Em luôn được
Cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trongsuốt thời gian thực hiện tiểu luận
L
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Quý Thầy
Cô trong Khoa Tự nhiên – Kinh tế, các bạn trong tập thể lớp K32 Giáo dục tiểu học, Ban giám hiệu- quý thầy cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Vĩnh Lợi đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện và hoàn
thành tốt khoá luận tốt nghiệp này
Trang 2Tự nhiên và Xã hội cũng không kém phần quan trọng Chúng ta phải làm saohọc sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về xã hội và thế giới tự nhiêntrong tâm thế thoải mái là vấn đề rất được quan tâm Trò chơi học tập chính làmột chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy vàngười học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ralàm thoả mãn nhu cầu của cá nhân Áp dụng hình thức dạy học trò chơi họctập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làmtrung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học.
2 Lí do chọn đề tài:
Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học là rất cầnthiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui Trò chơi xuất phát từnội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thíchhọc tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng
cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng.Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cảđức, trí, thể, mĩ Các hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học đang đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tínhtích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi
Trang 3vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tậpcho các em là rất quan trọng Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễdàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ.
Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đềmới mẻ Các công trình nghiên cứu về môn Tự nhiên - xã hội, các nguồn tưliệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rấtnhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa cótính hệ thống Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợpvới đặc điểm cơ sở vật chất trường học
Với chủ đề Tự nhiên, sách giáo viên hay sách thiết kế chỉ đưa ra trò chơichưa có tính phong phú chỉ có hai trò chơi Giáo viên rất khó áp dụng, đối vớihọc sinh rất dễ gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả các tiết học
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống trò chơi học tậpphục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” hi vọng khinghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi áp dụngphương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phong
phú và đa dạng
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đây không phải là vấn đề mới mẻ, vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã cónhiều nhà nghiên cứu như: Phreben( Đức), M.Mentori( Ý) có ý tưởng tròchơi với dạy trẻ học, dùng trò chơi làm phương tiện dạy học Về sau, ý tưởng
đó được tiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhàgiáo dục Liên xô: A.P.Radina, A.P.Vsova, A.Navanhesova, A.L.Sovokia.Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhàgiáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn
diện tạo hứng thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi
ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà
Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng,
Trần Quang Đức( đồng chủ biên) Nhưng ở các tài liệu này thì các tác giả đã
Trang 4đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đưa ra những hoạt động vui chơi chungchung, chưa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn học cụ thể.
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung và trong chủ đề Tựnhiên nói riêng có các nghiên cứu sáng tác trò chơi trong dạy học cụ thể như:
cuốn “Học mà vui vui mà học” của tác giả Vũ Xuân Đỉnh, Trò chơi học tập
Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3 Bùi Phương Nga( chủ biên), Dự án phát triển
giáo viên Tiểu học- NXB Giáo dục …Tuy nhiên để có hệ thống, cụ thể từng trò
chơi trong từng bài cho chủ đề Tự nhiên thì chưa có.
Đề tài đi vào chuyên sâu nghiên cứu “Xây dựng hệ thống trò chơi học tậpphục vụ dạy học các bài trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp2” một cách cụ thể
4 Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài mục tiêu chúng tôi đặt ra là kết quả đạt được góp
phần xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi phục vụ các bài học trong chủ đề
Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, nâng cao hiệu quả bài dạy
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ làhết sức quan trọng Thông qua các nhiệm vụ chúng tôi sẽ tiến hành từng bướcnhư thế nào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu Các nhiệm vụ đó là: Đầu tiênchúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu củavấn đề Lí thuyết là một vấn đề và thực tiễn là vấn đề khác chúng tôi đi vàonghiên cứu cơ sở thực tiễn: Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học các bàithuộc chủ đề: Tự nhiên lớp 2 Nhiệm vụ cuối cùng là xây dựng một số tròchơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nên tính hệ thống phục vụ các bài ởcác chủ đề Tự nhiên
6 Đối tượng nghiên cứu:
Khi đi vào nghiên cứu chúng ta cần biết đối tượng nghiên cứu của đề tài
này là: Xây dựng hệ thống trò chơi phục vụ các bài dạy ở chủ đề Tự nhiên
Trang 5thuộc chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Đối tượng thực nghiệm: Họcsinh và giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Lợi.
7 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thểthiếu được các phương pháp nghiên cứu Có rất nhiều phương pháp trongnghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài nàychúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp thu thập tài liệu:
Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng internet chúng tôitiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan đến đề tàinghiên cứu
+ Phương pháp điều tra và hỏi ý kiến chuyên gia:
Điều tra thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 2 ở trường phổ thông Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành thăm
dò ý kiến giáo viên có thể bằng phiếu trưng cầu ý kiến hoặc phỏng vấn trựctiếp nắm bắt số liệu
+ Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi quan sát lớp học trong mỗi tiết dạy của giáo viên đứng lớp haychính tiết dạy của mình
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Soạn các giáo án và trực tiếp giảng dạy ứng dụng tổ chức trò chơi tronggiờ dạy một số bài thuộc chủ đề Tự nhiên, chương trình Tự nhiên và Xã hộilớp 2
Trang 6Thiết kế trò chơi học tập phần chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội,lớp 2 và tiến hành thực nghiệm tại trường Tiểu học Vĩnh Lợi.
9 Giả thuyết khoa học:
Xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi học tập ứng dụng vào từng bài học chủ
đề Tự nhiên góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
B PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Chương 1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
1.1 Đặc điểm nội dung chương trình môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2:
Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học chứa đựng những kiến thức gắn vớiđời sống con người, các sự vật hiện tượng trong thực tế cuộc sống rất gần gũivới học sinh Tiểu học Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp kiến thứccủa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong đó tỉ trọng kiến thức khoa họcstự nhiên nhiều hơn so với kiến thức khoa học xã hội ”.[1, tr 8] Môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 2 được xây dựng theo quan điểm tích hợp xem xét tự nhiên conngười và xã hội trong một thể thống nhất có quan hệ qua lại, tác động lẫnnhau, các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiềungành khoa học sinh học, vật lí, địa lí, lịch sử, môi trường Nội dung chươngtrình có cấu trúc đồng tâm, hợp lí ”.[5, tr 24] Chương trình môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 2 sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng các kiến thức các em đã học ở lớp
1 theo 3 chủ đề: Con người – sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên Sau khi học xongchủ đề Tự nhiên học sinh cần đạt được mục tiêu đề ra: Biết sơ lược về hoạtđộng của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người; phòng chốngcong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, phòng nhiễm giun Biết về công việccủa các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xãhội, ở địa phương; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường
và khi đi đường Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trêncạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểubiết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt trời, Mặt trăng và các vì sao[1, tr
Trang 74] Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng: Tự chăm sóc sức khỏecho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật vàtai nạn Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạtnhững hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và
xã hội Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: Có ý thức thực hiệncác quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng Yêuthiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương Môn học Tự nhiên và Xã hội làmôn học về môi trường tự nhiên và xã hội gẫn gũi, bao quanh học sinh, vì vậy
có rất nhiều nguồn cung cấp kiến thức cho các em Do đó, không chỉ có giáoviên cung cấp trí thức cho các em lĩnh vực này, các em có thể thu nhận kiếnthức từ nhiều nguồn khác Với chủ đề Tự nhiên học sinh sẽ được học về thựcvật và động vật: một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước,trên không Về bầu trời ban ngày và ban đêm các em sẽ được học về mặt trờicách tìm phương hướng bằng mặt trời, mặt trăng và các vì sao, qua 10 bài học cụthể.”.[1, tr 6]
Ở trường Tiểu học hiện nay, môn Tự nhiên và Xã hội là một trong nhữngmôn học chiếm vị trí quan trọng cùng với các môn học khác có vai trò tích cựctrong việc phát triển toàn diện cho học sinh Việc coi trọng thực hành và vậndụng kiến thức, quan tâm đến năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của họcsinh rất được quan tâm
Việc tự khám phá để hiểu biết và tiếp thu kiến thức mới hay củng cố kiếnthức đã học rất hữu ích so với sự rập khuôn, bắt trước Thế giới tự nhiên xungquanh các em rất phong phú, đa dạng Trò chơi sẽ minh hoạ một cách sinhđộng nội dung bài học các bài trong chủ đề Tự nhiên Sau khi chơi, các embiết được rõ hơn về các cách làm thiết thực hay cách nhìn đẹp, hiểu được vànhận xét về thế giới thực động vật, làm không khí giờ học thoải mái, hàohứng dễ chịu hơn, giảm sự căng thẳng, phát triển sự nhanh trí, gây hứng thúhọc tập cho các em Trò chơi làm cho quá trình học tập trở thành một hình thứcvui chơi hấp dẫn, học sinh học mà chơi, chơi mà học nâng cao hiệu quả tiết học
Trang 81.2 Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập:
Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người Ởnhiều gốc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là mộthoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay làmột phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách
và trí lực của trẻ em Theo quan điểm của tác giả Hà Nhật Thăng, trong cuốn
“Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thểlực cho học sinh”, “trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, mộtnội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”[4,
tr 6]
Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dunggắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trênlớp được hứng thú, vui vẻ hơn[5, tr 49] Nội dung của trò chơi này là sự thiđấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởngtượng, sáng tạo Ví dụ như các câu đố, triển lãm, đố bạn con gì?
Theo F.l.Frratkina cho rằng: “Hành động chơi luôn là hành động giả định Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật”[8, tr 12] Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển
nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh mẫu giáo và tiểuhọc Đối với học sinh mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, bước sang lứatuổi Tiểu học hoạt động học là chính Khoảng cách giữa hai lứa tuổi này làkhông lớn nhưng hoạt động chủ đạo có sự thay đổi lớn Vì vậy, giáo viên phảitạo cho các em sân chơi học tập: chơi mà học, học mà chơi
Học sinh Tiểu học là lứa tuổi ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt
và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa, chú ý có chủ định của trẻ cònyếu khả năng ghi nhớ chưa cao Đối tượng cảm xúc của các em là những sựvật hiện tượng cụ thể, sinh động[2, tr 36] mà theo quan điểm dạy học, quátrình dạy học là một quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tế cuộc sống Học sinh tiểu học tư duy
Trang 9cụ thể còn chiếm ưu thế, phương pháp dạy học truyền thống theo hướng mộtchiều: giáo viên truyền thụ học sinh tiếp nhận làm cho học sinh dễ mệt mỏichán nản trong giờ học, khó tiếp thu bài học Giờ học diễn ra nặng nề, khôngduy trì được khả năng chú ý của học sinh Học là một hoạt động trong đó họcsinh là chủ thể, tổ chức dạy học sao cho học sinh phải luôn được vận độngvừa sức, tiếp thu những kiến thức cần đạt Trò chơi là nhu cầu không thể thiếuđối với trẻ và là một trong những hình thức đáp ứng yêu cầu đó.
Vì vậy, việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thứcdạy học thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọinội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao Trò chơi góp phần đổimới phương pháp dạy học Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, làgiải pháp, là cơ hội thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạođiều kiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp [4, tr14] Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đãtiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các emđược học tập Qua vui chơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khácnhau buộc mình phải có sự lựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm củabản thân Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thểchất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đámđông Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác vận động và sự pháttriển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung ương sẽ càng phát triểnchuẩn xác Ngoài ra, sân chơi trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sốngcần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánhgiá
Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực gópphần tạo không khí hào hứng thoả tâm sinh lí trẻ, thúc đẩy tính tích cực hoạtđộng sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng
Trang 10Chương 2 Nội dung và kết quả nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu.
2.1.1 Thực tế sử dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy học:
Để biết được thực tế sử dụng trò chơi học tập trong dạy học chủ đề Tựnhiên môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điềutra và quan sát giáo viên ở trường Tiểu học thực tập Vĩnh Lợi
Giáo viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng của tròchơi trong dạy học Với hơn 90% giáo viên đều cho rằng sử dụng trò chơitrong dạy học làm cho học sinh không nhàm chán, giờ học nhẹ nhàng thoảimái, nâng cao hiệu quả giờ dạy
Trong khi đó một số giáo viên có tuổi vẫn nặng về áp dụng các phươngpháp dạy học truyền thống, kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế, giáo viênvẫn làm việc nhiều còn học sinh thụ động Thêm vào đó, do tác động của điềukiện thời gian, cơ sở vật chất, đặc điểm học sinh cho nên việc áp dụng phươngpháp trò chơi trong học tập chưa phổ biến và áp dụng chưa có hiệu quả Tàiliệu tham khảo về trò chơi học tập rất nhiều nhưng phần lớn các trò chơi có sựlặp lại, chưa có tính hệ thống cụ thể Sách giáo viên hướng dẫn soạn bài giảngđưa ra rất ít, đơn điệu, chưa có tính hệ thống các trò chơi chỉ có 2 trò chơi:Triển lãm, Tìm phương hướng bằng mặt trời Một số trò chơi yêu cầu về sựchuẩn bị rất phức tạp, với đặc điểm hiếu động của học sinh giáo viên rất khóquản lí lớp học Hơn 2/3 giáo viên đều rất hạn chế trong việc tổ chức trò chơi,khi sử dụng thì các thầy cô đều áp dụng vào phần củng cố bài cuối giờ học,rất ít thầy cô sử dụng trò chơi như là một hình thức dạy học bài mới Vẫn tồntại số ít giáo viên luôn có sự rập khuôn từ sách thiết kế bài giảng các trò chơi,lặp đi lặp lại các trò chơi gây ra sự nhàm chán cho học sinh Bên cạnh đó một
số giáo viên có hướng tìm tòi đổi tên gọi hay cách chơi phong phú luôn tạocảm giác mới lạ cho học sinh Vấn đề sử dụng trò chơi trong học tập là vấn đềrất cần thiết Giáo viên nhận thức một cách sâu sắc về việc sử dụng trò chơihọc tập trong dạy học
Trang 11Vì vậy, để sử dụng trò chơi học tập trong dạy học có hiệu quả việc cungcấp các tài liệu tham khảo cũng như tổ chức các chuyên đề, hội thảo mở cáclớp tập huấn để không ngừng nâng cao kĩ năng tổ chức cho giáo viên là nhucầu cấp thiết Đồng thời, các cấp quản lí, giáo viên cần đầu tư hơn nữa vềtrang thiết bị dạy học Thiết kế các giờ dạy Tự nhiên và Xã hội hợp lí, ápdụng mọi phương pháp tối ưu trong dạy, chơi nhưng học, hoạt động vui chơi
và học tập có sự cân đối
Từ thực tế sử dụng như vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện
hệ thống trò chơi: sáng tác một số trò chơi dễ áp dụng với hình thức tổ chức
dễ dàng vào các bài học, sự chuẩn bị đơn giản phù hợp với đặc điểm trườnghọc, giáo viên và đặc điểm tâm lí của học sinh đem lại hiệu quả cao
2.1.2 Nguyên tắc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập:
Sau khi phân tích nội dung chương trình, chúng tôi thấy có hai dạng bài
gồm: Dạng bài về thế giới động thực vật gồm các bài: Cây sống ở đâu?, Một
số loài cây sống trên cạn, Một số loài cây sống dưới nước, Loài vật sống ởđâu?, Một số loài vật sống trên cạn, Một số loài vật sống dưới nước, Nhận
biết cây cối và các con vật Dạng bài thứ 2 là: dạng bài về thiên thể gồm các
bài: Mặt trời, Mặt trời và các phương hướng, Mặt trăng và các vì sao
Khi thiết kế trò chơi cho chủ đề này, chúng tôi cần tuân thủ các nguyên
tắc thiết kế: Thứ nhất là đặt tên trò chơi phải hấp dẫn gây sự chú ý của học
sinh ngay từ đầu, phải thể hiện được nội dung trò chơi, tên không được quádài Ví dụ : Ong đi tìm nhụy, Đố bạn con gì? Thứ hai là không phải bài họcnào cũng có thể áp dụng trò chơi, đặc biệt là các bài trong nhóm dạng bài vềthiên thể áp dụng rất khó Khi thiết kế trò chơi cần xác định cụ thể hệ thốngtrò chơi nào phục vụ cho dạng bài gì ở hoạt động nào của bài dạy khởi độngtrước khi học, cung cấp kiến thức mới hay củng cố, ôn tập kiến thức Chơi là
một nhu cầu tự nhiên mà theo Xamarucôva- nhà tâm lí học Nga- nói về trò
chơi trẻ em như sau: “ Trò chơi trẻ em không mang tính trách nhiệm Nó là một biểu hiện mang tính tự do, tự lực, tự hoạt động của chúng Trong trò
Trang 12chơi, đứa trẻ không phụ thuộc vào nhu cầu thực hành, đứa trẻ chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân” Nhưng trò
chơi học tập luôn phải tuân theo nguyên tắc thứ ba thể hiện được tính thi đua
giữa các cá nhân, giữa các nhóm để tạo ra không khí thi đua hào hứng đem
lại hiệu quả cao giúp phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh: tính hợptác, kiên trì, nổ lực Chơi dù để học hay chỉ với mục đích chơi đều phải tuân
theo nguyên tắc thứ tư có tính kỉ luật, cách thức chơi cụ thể riêng biệt của mỗi
trò chơi Người ta gọi đó là luật chơi Luật chơi khiến cho trò chơi hấp dẫn tạo
ra sự bình đẳng giữa người chơi Khi thiết kế, chúng tôi đã chọn lọc và tìm racác điểm chung của các trò chơi để tạo nên hệ thống Ví dụ hệ thống trò chơi:Gọi hình đáp tiếng, Kể nhanh kể đúng, Cây gì sống ở đâu? được gọi tắtthành trò nhận biết đối tượng với cách thực hiện chơi là giáo viên sẽ chia lớpthành hai đội, các đội sẽ nêu tên các đối tượng sao cho phù hợp với những đặcđiểm của đối tượng đó
Nguyên tắc cuối cùng: Khi chơi học sinh mong đợi nhất đó là kết quả tròchơi vấn đề đưa ra thang đánh giá trò chơi là rất quan trọng Trò chơi học tập
là một hoạt động mới mẻ, đầy sáng tạo Nhiều trò chơi được sử dụng nhiềulần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia Bởi lẽ, cả quá trình chơi và kết quảtrò chơi là một ẩn số bất ngờ đối với tất cả người tham gia Giáo viên cần cóhình thức khen thưởng cho đội thắng, phạt nhẹ nhàng đội thua như thế nào cóthể là cho các em múa theo lời bài hát
Thiết kế trò chơi học tập dựa vào các nguyên tắc trên và khi sử dụng
chúng cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể Như chúng ta đã biết không nên áp đặt
cho học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập Khi sử dụng bất kì phương pháp dạy học gì cần chú ý các yêu cầu củaphương pháp đó Khi sử dụng trò chơi trong học tập trong chủ đề Tự nhiên,giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu Với những đặc điểm hiếu động và
ghi nhớ của học sinh Tiểu học, đầu tiên trò chơi phải dễ chơi có luật chơi rõ
ràng, dễ hiểu Thứ hai, trò chơi phải gắn liền với mục tiêu - nội dung cho từng
Trang 13bài học: Bất kì bài học nào cũng có mục tiêu đề ra kết hợp với nội dung kiếnthức truyền đạt Tùy vào mục tiêu, nội dung của từng bài mà giáo viên có sự
lựa chọn cho phù hợp Ví dụ: Khi dạy bài “Một số loài vật sống trên cạn”
thay vì truyền đạt kiến thức một cách thụ động chúng tôi đã cho học sinh chơi
trò chơi học tập: Hoa nào đẹp nhằm mục đích: giúp học sinh tự nắm bắt và ghi
nhớ dễ dàng loài vật nào là vật nuôi và loài vật nào sống hoang dã, rèn kĩ năngquan sát, tạo không khí học tập Với các phương tiện chuẩn bị: hai nhụy hoa: vậtnuôi- vật hoang dã, các cánh hoa là hình ảnh các con vật Trong thời gian khoảng7- 8 phút giáo viên sẽ chia lớp thành hai đội Mỗi đội gồm 5 bạn, trên tay mỗi bạn
sẽ có các cánh hoa Nhiệm vụ của hai đội là lần lượt lên gắn các cánh hoa vàonhụy hoa của đội mình Kết thúc trò chơi: đại diện mỗi đội trình bày bông hoa củađội mình, lớp và giáo viên nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc
Thứ ba, trò chơi phải phù hợp với năng lực của học sinh, thu hút được nhiều học sinh tham gia Theo Usinxki, trò chơi đối với trẻ em là một hoạt
động tự lực Trẻ em hứng thú với trò chơi vì trong trò chơi có sự sáng tạo, trẻ
là những người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự tổ chức côngviệc của mình Giáo viên là người tổ chức học tập cho học sinh Chúng ta cầntôn trọng ý kiến các em, cần tìm hiểu hứng thú của các em với trò chơi gì ởmức độ nào, nó tác động đến việc học ra sao? Ở chủ đề này, các em được tìmhiểu rõ hơn về thế giới tự nhiên xung quanh mình, những cái vốn dĩ rất quenthuộc với mình, khi tổ chức trò chơi phải phù hợp với đặc điểm bài học giúphọc sinh nhìn nhận thế giới một cách chính xác và rõ ràng hơn Ví dụ các emchơi trò chơi tìm phương hướng với mục đích: giúp các em xác định phươnghướng biết được vị trí mình đang đứng là ở phương nào? Giáo viên chuẩn bị:các thẻ từ ghi tên các phương, ông mặt trời Luật chơi: Đội nào xác địnhnhanh và đúng phương hướng cũng như vị trí mặt trời sẽ là đội thắng cuộc.Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi trong vòng 5- 7 phút Mỗi đội gồm 5bạn: một đội xác địng phương hướng khi mặt trời lặn và mặt trời mọc Tổngkết trò chơi: lớp nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc
Trang 14Ngoài ra, trò chơi phải đảm bảo tính đồng đều, vừa sức học sinh để mọihọc sinh trong lớp đều được tham gia Ví dụ: Trong tiết ôn tập chủ đề giáo
viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Giải câu đố” nhằm giúp học sinh
nắm chắc kiến thức về tự nhiên, rèn năng lực tư duy, phản ứng nhanh Giáoviên chuẩn bị hệ thống câu đố về thế giới tự nhiên Luật chơi: đội nào ghiđược nhiều điểm là đội thắng cuộc Giáo viên chia lớp thành hai đội Sau khigiáo viên đọc câu đố hai đội sẽ đưa tay dành quyền trả lời Đội nào trả lờiđúng sẽ ghi 1 điểm, đội nào không trả lời được quyền trả lời thuộc về đội cònlại Tổng kết trò chơi đội nào ghi điểm nhiều thắng cuộc
Thứ tư, trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục thẩm mĩ: Chúng ta dạy học sinh
không chỉ về thế giới tự nhiên mà còn dạy học sinh làm người Do đó, trò chơi cònphải gớp phần giúp các em trở thành những người tốt, biết bảo vệ tự nhiên Chẳnghạn, thông qua trò chơi Con gì sống ở đâu?, Cây gì sống ở đâu? Chúng ta giúp các
em biết thêm được thêm nhiều về nơi sống của các loài vật, loài cây hình thành chocác em thái độ bảo vệ môi trường sống của chúng, tinh thần đoàn kết, hợp tác tronghọc tập
Do đó khi áp dụng bất kì trò chơi nào có sử dụng phương tiện trực quancần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, rõ ràng, đẹp thu hút học sinh chú ý
Cuối cùng, trò chơi phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm phù hợp với cơ sở
vật chất của trường lớp Đối với trẻ em, đồ chơi là phương tiện để chơi, đãchơi là phải có đồ chơi và thời gian một tiết học có qui định phù hợp với mụctiêu đề ra Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, cách tổ chức, các phương tiệntrực quan cần chuẩn bị một cách chu đáo để khi lên lớp không mất thời gian,hạn chế tốn kém về vật chất Phương pháp trò chơi cũng chỉ là một hình thứcdạy học nên khi sử dụng phải đảm bảo thời gian cụ thể, trò chơi gì đáp ứng yêucầu dạy học nào? Học sinh Tiểu học rất hiếu động, giáo viên phải có khả năngquản lí lớp, kĩ năng tổ chức trò chơi đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi chơi
là điều tất yếu
Trang 15Sau quá trình nghiên cứu nắm bắt nội dung chủ đề Tự nhiên dựa vào cáctiêu chí phân loại trò chơi theo 2 cách: theo tính chất bài học và theo nội dungbài học
Theo tính chất bài học chúng tôi đã hệ thống trò chơi theo 4 dạng: Trò
chơi dùng để khởi động trước khi vào bài mới, dạy bài mới, củng cố kiến thứcsau mỗi tiết học và trò chơi phục vụ ôn tập chủ đề lớn
Vào đầu mỗi tiết học giáo viên cần sử dụng hệ thống trò chơi tạo khôngkhí thoải mái trước giờ học, từ một số trò chơi tạo nền giáo viên giới thiệuvào bài mới Ở dạng bài này chúng tôi đã xây dựng được hệ thống trò chơinhanh tay lẹ mắt gồm các trò chơi: Con công múa; Chim bay, cò bay; Làm theonhững gì tôi nói đừng làm theo những gì tôi làm, Cá bơi cá lượn bùm chiu, Muỗibay muỗi đốt, Con ong
Đi vào các hoạt động dạy học chúng tôi hệ thống các trò chơi giúp học
sinh tự nắm lấy kiến thức mới Hệ thống trò chơi đó là: “Nhận biết đối tượng” gồm các trò: Trò chơi đố bạn con gì?, Ai biết nhiều hơn, Kể nhanh kể
đúng, Gọi hình đáp tiếng, Ai nhanh hơn và đúng hơn, Xì điện hay trò chơi Hoanào đẹp Đến cuối giờ học giáo viên tổ chức cho các em chơi với hệ thống trò chơi
như “Ghép 2 đối tượng” gồm các trò: Trò chơi sắp xếp hình, Cây gì sống ở đâu?, Tiếp sức hay trò chơi “ Thử tài học sinh” với các trò: Tìm phương hướng mặt
trời, Nhà du hành vũ trụ, Hát nối, Đối đáp giúp học sinh củng cố nắm chắcnhững gì mình vừa học
Sau 10 bài học các em đi đến với tiết ôn tập toàn chủ đề là lúc các em nhớ lạinhững gì đã được học, trong tiết học này chúng ta nên tổ chức các trò chơi tái hiện lạinội dung các kiến thức đã học mà không thấy nhàm chán với các trò: Giải câu đố, Tổchức triểm lãm, Hái hoa dân chủ, Chọn quà tặng, Ô chữ kì diệu, Chỉ tên những kẻgiấu tên, Con vật bí mật
Trang 16Bảng 1:
* Phân loại trò chơi theo tính chất bài học:
1 Khởi động
- Alibaba, nhanh tay lẹ mắt, con công haymúa, con thỏ ăn cỏ uống nước vào hang,chanh chua cua kẹp, chim bay- cò bay
2 Dạy bài mới - Ghép 2 đối tượng, xếp hình, nối nhanh vào
hình, ai biết nhiều hơn, kể nhanh kể đúng, gọihình đáp tiếng, hoa nào đẹp,
3
Củng cố kiến thức - Ghép 2 đối tượng, xếp hình, nối nhanh vào
hình, ai biết nhiều hơn, kể nhanh kể đúng, gọihình đáp tiếng, nhìn nhanh nhìn đúng, tiếpsức, thử tài học sinh,đố bạn con gì?, giải câu
Theo nội dung bài học trò chơi áp dụng với 2 dạng bài: Bài về thế giới động thực vật ở các bài này các em sẽ được tìm hiểu trực tiếp về các loài cây,
loài vật xung quanh các em, chúng tôi đã hệ thống các dạng trò chơi cho kiểubài này gồm: Điền đúng thông tin, Nối nhanh vào hình, Triển lãm, Câu đố vềcác loài vật và loài cây, Gọi hình-đáp tiếng, Kể nhanh kể đúng Dạng bài thứ hai
mà chúng tôi thiết kế các bài về thiên thể với các cách xác định phương hướng, thế
giới vũ trụ, hệ thống trò chơi gồm: Tìm phương hướng bằng mặt trời, Ai thôngminh hơn, Du hành vũ trụ
Bảng 2:
Trang 17* Phân loại trò chơi theo nội dung bài học:
2 Các thiên thể Nhà du hành vũ trụ, Tiếp sức, Ai nhanh hơn,
Tìm phương hướng bằng mặt trời
Tuỳ vào từng dạng bài dạy và dựa trên hệ thống trò chơi xây dựng cácgiáo viên có thể sử dụng các trò chơi vào các bài dạy một cách có hiệu quảnhất
2.1.4 Quy trình lựa chọn và thực hiện trò chơi:
Để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trò chơi hoàn chỉnh đáp ứng nội dung
các bài học trong chủ đề Tự nhiên, chúng tôi đã tiến hành theo các bước: Đầu
tiên sau khi chọn phân tích phần Tự nhiên trong chương trình Tự nhiên và Xã
hội lớp 2: chúng tôi nghiên cứu đặc điểm nội dung cấu trúc chương trình và
tìm hiểu các trò chơi trong các sách tham khảo Thứ hai dựa vào các tiêu chí
phân loại trò chơi chúng tôi đã tập hợp phân tích những ưu cũng như nhược
điểm của các trò chơi đó Thứ ba đối tượng phục vụ trò chơi là học sinh việc
tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất
của trường học rất quan trọng Thứ tư, chúng tôi nắm bắt các ưu điểm của các
trò chơi vốn có tìm cách khắc phục hạn chế vốn có của nó, sưu tầm mở rộng
hệ thống trò chơi Từ những trò chơi sưu tầm được kết hợp với trò chơi sáng
tác được chúng tôi bước sang bước thứ năm tìm ra các đặc điểm chung của
chúng và nhóm lại tạo thành hệ thống Từ những hệ thống trò chơi kết hợpsoạn giáo án ứng dụng các trò chơi vào thực tiễn giảng dạy tại các lớp ởtrường phổ thông khảo sát tính thực dụng của đề tài
Trang 18Để lựa chọn và thực hiện một trò chơi chúng ta cần thực hiện theo 4 bước.Sau khi nắm bắt, phân tích yêu cầu của từng bài, tiết học chúng ta đi vào bước 1:Lựa chọn trò chơi: dựa vào hệ thống trò chơi được xây dựng cần lựa chọn trò chơi
phù hợp Đi vào bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi: để tiết dạy thành công việc
xây dựng giáo án với đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung các hoạt động tiến hành
cụ thể, chuẩn bị các phương tiện phục vụ trò chơi, thang đánh giá trò chơi là rấtquan trọng Đến phần mà mọi học sinh hứng thú nhất đó là bước 3: Tổ chức trò
chơi: chúng ta cần nêu rõ tên gọi, qui luật chơi, các yêu cầu về tổ chức kỉ luật,
cách phân thắng thua như thế nào cho học sinh chơi và theo dõi
Cuộc chơi nào rồi cũng đến lúc kết thúc đó là bước 4 của quá trình tổchức trò chơi Các thành phần tham gia trò chơi đưa ra kết qủa làm được sauthời gian chơi, giáo viên đưa ra đánh giá chung về kết quả trò chơi, tuyêndương khen thưởng đội thắng đưa ra hình phạt với đội thua
2.1.5 Hệ thống trò chơi thiết kế trong chủ đề Tự nhiên:
Dựa vào các tiêu chí và cơ sở phân loại trò chơi kết hợp nghiên cứu hệthống bài học ngoài hai trò chơi trong sách thiết kế, chúng tôi đã xây dựngbảng hệ thống trò chơi tương ứng với bài áp dụng:
Bảng 3
* Hệ thống trò chơi, tên bài áp dụng
1 Ghép 2 đối tượng Bài 28, bài 29 7-9 phút
2 Xếp hình Bài 32 8- 10 phút
3 Nối nhanh vào hình Bài 32 8- 10 phút
4 Hoa nào đẹp Bài 28, bài 29 8- 10 phút
5 Tổ chức triển lãm tranh Bài 25, 26, 27, 28, 29, 30 8- 10 phút
6 Ong tìm nhụy Bài 28,29 8- 10 phút
Trang 1915 Thi kể tên Bài 27, 30 6- 8 phút
16 Tìm kẻ dấu tên Bài 34 10- 12 phút
26 Nói theo những gì tôi nói
đừng làm những gì tôi làm
Tất cả các bài: ở phần khởi động 1- 3 phút
27 Phe nào thắng Bài 27, 34 8- 10 phút
Trang 20tên, Tìm kẻ giấu tên, Giải câu đố?, Ô chữ kì diệu,Con vật bí mật, Ai nhanh hơn và đúng hơn, Hái hoadân chủ, Chọn quà tặng
3 Thử tài
học sinh
- Tổ chức triển lãm tranh, Nhà vũ trụ tài ba, Tìmphương hướng bằng mặt trời, Nhà du hành vũ trụ,Đối đáp, Hát nối, Hát mà nghe
4 Nhanh tay
lẹ mắt
- Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang; Nói theonhững gì tôi nói đừng làm những gì tôi làm, Conong, Con công hay múa, Chim bay- cò bay, Cábơi- cá lượn- bùm chíu,
Trong hệ thống đó, những trò chơi mà chúng tôi tổng hợp được từ tàiliệu: Triển lãm tranh, Hoa nào đẹp?, Đố bạn con gì?, Con công hay múa, Tìmphương hướng bằng mặt trời Ngoài ra, qua quá trình thực nghiệm sư phạmcác thầy cô giáo cũng đưa ra một số trò chơi như: Nhà du hành vũ trụ tài ba,Hội thi tranh Phần hệ thống trò chơi chủ yếu do chúng tôi dựa trên đặc điểmtâm lí của học sinh, công tác chuẩn bị của giáo viên, cơ sở vật chất củatrường, thay đổi về cách thức tiến hành đã xây dựng nên một số trò chơi vớitên gọi, hình thức tổ chức, công tác chuẩn bị khác như trò chơi: Hát nối, Hát
mà nghe, Hái hoa dân chủ, Tìm kẻ giấu tên, Chọn quà tặng, Làm theo những
gì tôi nói đừng làm theo những gì tôi làm, Giải câu đố, Tìm phương hướng,Ong tìm nhụy, Tìm nhà
2.2 THỰC NGHỆM SƯ PHẠM
2.2.1 Mục đích, yêu cầu thực nghiệm:
- Tiến hành thực nghiệm sử dụng trò chơi học tập ở các bài thuộc chủ
đề Tự nhiên cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Lợi nhằm đánh giá,kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống trò chơi đã xây dựng được Qua đó,khẳng định hơn nữa vai trò của trò chơi trong dạy học, tạo hứng thú học tập,nâng cao hiệu quả giờ dạy
Trang 21- Yêu cầu: Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng trò chơi trong dạy họcmột số bài trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhên và Xã hội tại lớp 2 phải đảmbảo tính khách quan, chân thực.
- Quan sát kết hợp đứng lớp, điều tra, thống kê và xử lí số liệu rút ranhận xét, kết luận
2.2.2 Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi đã thực nghiệm 3 bài trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và
2.2.3 Đối tượng thực nghiệm: Khối lớp 2 trường Tiểu học Vĩnh Lợi
Học sinh khối lớp hai trường tiểu học Vĩnh Lợi với 295 học sinh Các emhọc bán trú 2 buổi/ ngày Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp 2/5 Lớphọc với diện tích 45m2 và 44 học sinh trong đó có 23 học sinh nam 98% họcsinh đi học đúng độ tuổi, các em đều là con cán bộ, nhân viên, làm thợ điềukiện sống đảm bảo chỉ có 2 học sinh có hoàn cảnh khó khăn Thuận lợi củalớp: được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ 100% học sinh và giáoviên có đủ SGK và đồ dùng học tập Lớp học đạt kết quả tốt: 89% học sinhđạt loại giỏi, 100% có hạnh kiểm đạt Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khókhăn: một số em tiếp thu bài và làm bài còn chậm, rất hiếu động Đối với cácmôn học như Tự nhiên và xã hội, Đạo đức tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi hạnchế chỉ chiếm khoảng: 25%, còn lại là loại khá
2.2.4 Tiến hành thực nghiệm:
Đối với bài:
- Một số loài cây sống trên cạn
- Loài vật sống ở đâu?
Trang 22- Một số loài vật sống trên cạn
2.2.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Sau khi tiến hành thực nghiệm ba lần đối với ba bài học tại các lớp khối 2,chúng tôi nhận thức rằng: Trong giờ học, học sinh rất hăng say phát biểu bài,nắm bắt bài nhanh, không khí lớp học sôi nổi, thoải mái
Ở bài: Một số loài cây sống trên cạn, chúng tôi được dự giờ tiết dạy của
bạn không tổ chức trò chơi trong giờ học Chúng tôi nhận thấy lớp học rấttrầm, khả năng quản lí của giáo viên còn hạn chế Cũng với các hoạt động nhưvậy nhưng giáo viên không tổ chức cho học sinh có tính thi đua, hiệu quả tiết
học thấp Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trò chơi: “Hội thi triển lãm” ở hoạt
động thứ hai và nhận thấy lớp học sôi nổi, sau tiết học các em nắm bắt thêmđược rất nhiều loài cây sống trên cạn mà trong sách không nói đến 90% giáoviên đồng ý với hình thức tổ chức trò chơi mà chúng tôi đưa ra
Sau giờ học, chúng tôi phát phiếu kiểm tra đối với học sinh thì hầu hếtcác học sinh đều rất thích chơi trò chơi khi học, hiểu bài hơn so với các tiết
học thông thường Tiết học diễn ra trôi chảy, đảm bảo mục tiêu, nội dung đề ra.
Bảng 5
Đánh giá Số lượng giáo viên Tỉ lệ %
Cung cấp kiến thức mới 1 20%
ĐC
Tỉ lệ 0 0 8,9% 44,5 42,2% 4,4% 100% Qua phát phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên chúng tôi nhận thấy:
Trang 23Việc thiết trò chơi của chúng tôi tương đối hợp lí Các thầy cô đều đồng ývới việc thực hiện trò chơi ở bài đó Ở mỗi lớp chúng tôi tiến hành thực hiệnmột trò chơi với các mục đích khác nhau: có thể là khởi động trước giờ học,truyền đạt kiến thức mới, củng cố kiến thức sau bài học
Sau tiết dạy bài Loài vật sống ở đâu? Chúng tôi phát phiếu thực nghiệm
và thu được một số kết quả: Đối với bài này theo các thầy cô áp dụng:
để thay đổi không khí lớp học hoặc củng cố kiến thức vừa học được Theokhảo sát thực tế, chúng tôi thu được:
Phần lớn 80% giáo viên sử dụng trò chơi “Giải câu đố?” vào cuối tiết
học nhằm củng cố kiến thức cho học sinh Với khoảng 20% thầy cô áp dụng
“Triển lãm tranh” để các nhóm thi đua trưng bày các sản phẩm của nhóm
mình Không có thầy cô nào sử dụng cả hai trò chơi trong một tiết dạy
Bảng 8
* Thời gian thực hiện cho các trò chơi:
Tên trò chơi Hội thi triển lãm Đố bạn con gì?Thời gian 8- 10 phút 4-5 phút
Đối với bài: “Một số loài vật sống trên cạn”, chúng tôi thực nghiệm hai trò chơi: “Hoa nào đẹp” và “Tiếp sức” với hai mục đích khác nhau Tất cả
giáo viên đều đồng ý có thể tổ chức 1 trong 2 trò chơi Kết quả như sau:
Tên trò chơi Số lượng giáo viên Tỉ lệ
Trang 24Tiếp sức 2 40%
Cả hai trò chơi đều tạo hứng thú học tập tích cực cho học sinh Với trò
chơi “ Hoa nào đẹp” thì hình thức tổ chức trò chơi sinh động, học sinh dễ
chơi, giáo viên chuẩn bị đơn giản và dễ quản lí lớp hơn Thời gian tổ chức tròchơi hợp lí là: 8- 10 phút
Đối với trò chơi “Tiếp sức” thì các thầy cô đưa ra một số tên gọi biến thể
của trò chơi như: Triển lãm tranh, Ai nhanh hơn Đây là một hình thức tổchức dạy học rất hay và hiệu quả giờ học tăng lên rất nhiều Kết quả đó là,chúng tôi phát phiếu kiếm tra nhằm khảo sát đối với 2 lớp: lớp 2/5 và lớp 2/4
Ở lớp 2/5, chúng tôi tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn”, lớp 2/4 không có tổ
chức trò chơi trong dạy học Kết quả khảo sát như sau:
ĐC
Tỉ lệ 0 4,4% 15,6% 44,5 33,3% 2,2% 100%Sau ba lần thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy tổ chức trò chơi trong dạyhọc là rất cần thiết Qua trò chơi, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh tốthơn, thời gian học sinh làm bài kiểm tra nhanh hơn, kết quả đạt cao hơn Khi
tổ chức trò chơi, yêu cầu người giáo viên có sự chuẩn bị kĩ phong phú về hìnhảnh, các thông tin cần thiết Từ đó, ngoài những thông tin hay những con vật,cây cối có trong bài học, các em còn được mở rộng thêm vốn hiểu biết Saukhi tham gia các trò chơi, kiến thức của học sinh có được khắc sâu hơn đồngthời giúp các em ghi nhớ lâu hơn Mỗi bài có thể thiết kế từ một đến hai tròchơi và sử dụng trong 2 hoạt động: hoạt động Dạy bài mới, hoặc phần Củng
cố kiến thức cho học sinh sau giờ học
Trang 252.3 Kết quả nghiên cứu:
Với những nhiệm vụ đặt ra ban đầu, sau khi nghiên cứu và hoàn thànhkhoá luận đã giải quyết một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận từng bước vận dụng để giải quyết vấn đề đặt ra
- Thông qua nghiên cứu tài liệu, nội dung chủ đề đưa ra hệ thống trò chơiphục vụ nội dung bài dạy chủ đề Tự nhiênlớp 2
- Dưới sự hướng dẫn nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn, chúng tôi dãtiến hành thực nghiệm đề tài ở trường thực tập, quan sát, thống kê số liệuhoàn thành khóa luận
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.
Trang 263.1 Kết luận:
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ,
nó kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ củahọc sinh Với chủ đề Tự nhiên, chúng tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi dựatrên 4 nguyên tắc kết hợp với 2 cơ sở phân loại trò chơi Từ đó chúng tôi đãxây dựng được 30 trò chơi (với 4 trò chơi chính và 26 biến thể của trò chơi).Khóa luận đã đưa ra mục đích, sự chuẩn bị, cách thức tiến hành 4 hệ thống tròchơi chính, dẫn chứng minh họa một số trò chơi biến thể cùng với cách thức
sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất Chúng tôi cũng đã soạn 6 giáo án
để tiến hành thực nghiệm một số trò chơi và thấy được vai trò của trò chơitrong dạy học hiện nay Chúng tôi đã trực tiếp áp dụng các trò chơi vào cáctiết dạy cụ thể để kiểm tra tính thực dụng của trò chơi Nó đã hợp lí về mụcđích sử dụng, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức Mỗi bài học có rất nhiềutrò chơi và qua thực nghiệm, chúng tôi biết được trò chơi gì hợp lí ở hoạtđộng dạy học nào Bên cạnh những thành công đạt được khoá luận này cònmột số hạn chế nhất định, kính mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiếngiúp chúng tôi có thể khắc phục những hạn chế hoàn thành tốt khoá luận
3.2 Kiến nghị - đề xuất:
Qua thực tế nghiên cứu đề tài, tôi có một số đề xuất:
- Có thêm nhiều thời gian để phân tích nội dung chương trình và xâydựng nhiều trò chơi phong phú, đa dạng mở rộng chủ đề để giáo viên cũngnhư các giáo sinh lựa chọn giảng dạy theo hình thức này ở mọi điều kiện
- Chúng tôi mong muốn có điều kiện thực nghiệm đề tài một cách sâurộng hơn tạo nên hình thức dạy học tối ưu nhất giảm bớt những hạn chế khi
sử dụng các trò chơi trong dạy học
Huế, tháng 4 năm 2011
Trang 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Phương Nga, SGK, SGV Tự nhiên và xã hội 2, NXB Giáo dục.
2 Bùi Văn Duệ, Tâm lý học tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1994.
3 Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức, 150 trò chơi thiếu nhi, NXB Giáo dục.
4 Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển
tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh, NXB Giáo dục.
5 Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, Tự nhiên - Xã hội và Phương pháp
dạy học Tự nhiên – Xã hội, tập 2, NXB Giáo dục
6 Bùi Phương Nga, Trò chơi học tập Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3, NXB Giáo
dục
7 Vũ Xuân Đỉnh, Học mà vui vui mà học, NXB ĐHSP.
8 Sở GD&ĐT TP.Hồ Chí Minh, (1986), Tâm lí trò chơi trẻ em.
9 TS.Vũ Thị Lan(2010), “Xây dựng trò chơi học tập Tiếng việt dựa theo tích
truyện dân gian”, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, 41, tr 12, NXB GDVN.
Trang 28PHỤ LỤC
1 Đối với giáo viên:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Sau tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội bài: Một số loài vật sống trên cạn lớp 2, mong Cô giáo khoanh tròn giúp em vào ý kiến mà cô chọn:
Câu 1: Với nội dung bài học này thì việc tổ chức trò chơi có phù hợp không:
a Có b Không
Câu 2: Theo cô trò chơi “ Hội thi triển lãm” tổ chức ở hoạt động nào:
a Cung cấp kiến thức b Củng cố kiến thức
Câu 3: Hình thức tổ chức trò chơi đó:
a Rất hay b Cần có sự thay đổi
b Phù hợp với tên gọi
Câu 4: Theo cô thời gian tổ chức trò chơi là:
a 3- 5 phút b 5- 7 phút
c 8- 10 phút d 10- 12 phút
Câu 5: Với hình thức chơi như vậy thì em có thể đổi tên trò chơi khác:
a Ai nhanh hơn b.Tôi là nghệ sĩ
c Tiếp sức d Tất cả đều sai
Ý kiến khác của cô giáo:……… …
……… …
Em xin chân thành cảm ơn cô.
Trang 29PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Sau tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội bài: Một số loài vật sống trên cạn lớp 2, mong Cô giáo khoanh tròn giúp em vào ý kiến mà cô chọn:
Câu 1: Với nội dung bài học này thì việc tổ chức trò chơi có phù hợp không:
a Có b Không
Câu 2: Theo cô trò chơi “ Hoa nào đẹp” tổ chức ở hoạt động nào:
a Cung cấp kiến thức b Củng cố kiến thức
Câu 3: Hình thức tổ chức trò chơi đó:
a Rất hay b Cần có sự thay đổi
b Phù hợp với tên gọi
Câu 4: Theo cô thời gian tổ chức trò chơi là:
a 3- 5 phút b 5- 7 phút
c 8- 10 phút d 10- 12 phút
Câu 5: Với hình thức chơi như vậy thì em có thể đổi tên trò chơi khác:
a Tìm nhà b Ong tìm nhụy
c Tiếp sức d Tất cả đều sai
Ý kiến khác của cô giáo:……… ……
……… …………
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 30
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Sau tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội bài: Một số loài vật sống trên cạn lớp 2, mong Cô giáo khoanh tròn giúp em vào ý kiến mà cô chọn:
Câu 1: Với nội dung bài học này thì việc tổ chức trò chơi có phù hợp không:
a Có b Không
Câu 2: Theo cô trò chơi “ Tiếp sức” tổ chức ở hoạt động nào:
a Cung cấp kiến thức b Củng cố kiến thức
Câu 3: Hình thức tổ chức trò chơi đó:
a Rất hay b Cần có sự thay đổi
b Phù hợp với tên gọi
Câu 4: Theo cô thời gian tổ chức trò chơi là:
a 3- 5 phút b 5- 7 phút
c 8- 10 phút d 10- 12 phút
Câu 5: Với hình thức chơi như vậy thì em có thể đổi tên trò chơi khác:
a Ai nhanh hơn b Ong tìm nhụy
c Ai nhanh ai đúng d Tất cả đều sai
Ý kiến khác của cô giáo:………
………
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 31PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Sau tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội bài: Loài vật sống ở đâu? lớp 2, mong Cô giáo khoanh tròn giúp em vào ý kiến mà cô chọn:
Câu 1: Với nội dung bài học này thì việc tổ chức trò chơi có phù hợp không:
a Có b Không
Câu 2: Theo cô trò chơi “ Giải câu đố” tổ chức ở hoạt động nào:
a Cung cấp kiến thức b Củng cố kiến thức
Câu 3: Hình thức tổ chức trò chơi đó:
a Rất hay b Cần có sự thay đổi
b Phù hợp với tên gọi
Câu 4: Theo cô thời gian tổ chức trò chơi là:
a 3- 5 phút b 5- 7 phút
c 8- 10 phút d 10- 12 phút
Câu 5: Với hình thức chơi như vậy thì em có thể đổi tên trò chơi khác:
a Hát mà nghe b.Tôi là nghệ sĩ
c Tiếp sức d Tất cả đều sai
Ý kiến khác của cô giáo:……… ……
……… …
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 32PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Sau tiết dạy môn Tự nhiên- Xã hội bài: Loài vật sống ở đâu? lớp 2, mong Cô giáo khoanh tròn giúp em vào ý kiến mà cô chọn:
Câu 1: Với nội dung bài học này thì việc tổ chức trò chơi có phù hợp không:
a Có b Không
Câu 2: Theo cô trò chơi “ Triển lãm tranh” tổ chức ở hoạt động nào:
a Cung cấp kiến thức b Củng cố kiến thức
Câu 3: Hình thức tổ chức trò chơi đó:
a Rất hay b Cần có sự thay đổi
b Phù hợp với tên gọi
Câu 4: Theo cô thời gian tổ chức trò chơi là:
a 3- 5 phút b 5- 7 phút
c 8- 10 phút d 10- 12 phút
Câu 5: Với hình thức chơi như vậy thì em có thể đổi tên trò chơi khác:
a Hát mà nghe b.Tôi là nghệ sĩ
c Tiếp sức d Tất cả đều sai
Ý kiến khác của cô giáo:……… ………
……… ……
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 332 Đối với học sinh:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Họ và tên học sinh :………
Lớp:………
Khoanh tròn vào các câu em chọn.
1 Theo em môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học :
a Rất quan trọng c Không quan trọng lắm
b Quan trọng d Không quan trọng
2 Mỗi tiết học Tự nhiên và Xã hội thầy cô tổ chức cho các em chơi bao
nhiêu trò chơi?
a Không có b 2 trò chơi
c 1 trò chơi d Hơn 2 trò chơi
3 Các em đã được chơi những trò chơi nào khi học tiết Tự nhiên và Xã hội: Các trò chơi :
………
4 Trong quá trình học các em có được tham gia các trò chơi :
a Thường xuyên c Chưa bao giờ
b Thỉnh thoảng d Luôn luôn
5 Em có thích chơi trò chơi trong giờ học Tự nhiên và Xã hội không :
a Rất thích c Không thích lắm
b Thích d Không thích
6.Trong giờ học Tự nhiên và Xã hội, thầy cô tổ chức trò chơi khi nào :
a Đầu giờ học c Cuối giờ học
b Trong giờ học bài mới d Tiết ôn tập
7 Mỗi tiết dạy Tự nhiên và Xã hội, em thích học ở đâu:
a Trong lớp c Ngoài sân trường