XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

80 2.3K 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ --------&---------- NGUYỄN TIẾN DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN). KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý Người hướng dẫn khoa học TH.S: NGUYỄN ANH DŨNG Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 1 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 HÀ NỘI – 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Vật lý trường Đại hoc Sư phạm Hà nội 2; các thầy, cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TH.S Nguyễn Anh Dũng người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội,tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Tiến Dũng Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 2 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT (cơ bản). Được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm khắc của thầy giáo GV Nguyễn Anh Dũng. Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của tôi và không trùng với bất kì kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Tiến Dũng Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 3 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 MỤC LỤC Trang PHẦN I : Mở ĐẦU .1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Mục đích của đề tài. . 1 3. Đối tượng nghiên cứu ……………………………… .………………………2 4. Giả thuyết khoa học …………………………………… .……………… .…2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Bố cục của khóa luận 2 PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH. GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG…….3 1.Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học ………………… 3 2.Mục tiêu dạy học……………………………… .………………………… .9 3.Phương pháp và kỹ thuật TNKQNLC………………………… .… .………11 4. Cách trình bày và cách chấm điểm một bai TNKQNLC…………………….15 5. Phân tích câu hỏi ………………………………… .………………… .… 17 6. Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm……………………………………… …22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……………………… .…………………………….25 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG: “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT (NÂNG CAO)………………….……….…………………26 Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 4 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 1. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (nâng cao)……………………… ………….…………………………….… 26 2. Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học…………… …27 3. Các sai lầm phổ biến của học sinh………………………………………… .30 4. Xây dựng hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Các đinh luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT (nâng cao)…… .31 5 Bảng trọng số……………………………………………………………… 43 6. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn. Đáp án và hướng dẫn……………………… .…………….43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………… .….73 KẾT LUẬN………………………… .…….……………………….74 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… .76 Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 5 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trên thế giới hiện nay đang sử dụng khá đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm nhất định, nhưng tất nhiên không có phương pháp nào là hoàn mĩ cho mọi mục tiêu giáo dục. Trong ba năm trở lại đây, loại trắc nghiệm khách quannhiều ưu thế phù hợp với ngành giáo dục nước ta như: Có thể dùng khảo sát kiến thức trên diện rộng một cách nhanh chóng khách quan, nó cho phép sử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh ở trường phổ thông. Vậy có thể nói kiểm tra, đánh giá là một khâu có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá tốt sẽ phảm ánh đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò, đồng thời giúp nhà quản lý giáo dục hoạch định được chiến lược trong quá trình quản lí và điều hành. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ đó, qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiên cứu nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Trong khuôn khổ giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT (cơ bản)”. 2. Mục đích của đề tài Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 6 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQNLC) của chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp 10 THPT góp phần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp 10 THPT (cơ bản) thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC. 4. Giả thuyết khoa học Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theo phương pháp TNKQNLC phù hợp với mục tiêu dạy học nội dung chương “Các định luật bảo toàn” thì có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kiến thức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lý. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá - Nghiên cứu lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQNLC - Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý 10 THPT nói chung và chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng; trên cơ sở đó xác định được mức độ của mục tiêu nhận thức với từng đơn vị kiến thức mà học sinh cần đạt được. - Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC cho chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (cơ bản). 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học - Các phương pháp hỗ trợ điều tra 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo khoá luận tốt nghiệp gồm 2 chương: Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 7 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. Chương 2. Soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học 1.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá - Định nghĩa của Jean Marie De Ketele Đánh giá có nghĩa là : + Thu nhập thông tin đủ thích hợp có giá trị và đáng tin cậy. + Xem xét mức độ phù hợp giữa tập thông tin này với một tập hợp các tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu, hay đã điều chỉnh trong quá trình thu nhập thông tin. + Nhận ra một quyết định. - Định nghĩa của Ralph Tyler Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình thu nhập và sử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh cho họ học tập ngày càng tiến bộ hơn. 1.2. Các thành tố đánh giá: Bốn thành tố cơ bản chính yếu của đánh giá: Mục đích - xác định - giải thích - sử dụng Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 8 Mục đích Tại sao ta thực hiện đánh giá này ? Xác định Ta cần sử dụng những thủ thuật gì để thu nhập tin? Giải thích Ta sẽ giải thích những kết quả như thế nào ? Ta sẽ sử dụng những tiêu chuẩn và tiêu chí nào ? Sử dụng Ta sẽ sử dụng những kết quả đánh giá như thế nào ? Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 * Mục đích - Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giáo viên cần liên tục đánh giá học sinh của mình so với mục tiêu học tập và điều chỉnh giảng dạy của mình dụa trên cơ sở của các thông tin thu được. - Không những cho học sinh biết họ đã nắm được, làm được những gì mà còn tác động thúc đẩy học tập (động viên, khích lệ học sinh). - Cung cấp thông tin phản hồi dễ sử dụng cho học sinh. - Theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập. Truyền đạt cho học sinh những kì vọng, mong muốn của giáo viên và điều gì là quan trọng nhất… * Xác định thông tin Xác định thông tin là một quy trình giúp phân biệt những phẩm chất, đặc tính, hoặc hành vi: - Có thể sử dụng nhiều thủ thuật để xác định một đặc tính đã phân định hoặc một mục đích học tập: Bài kiểm tra, xếp loại, quan sát, phỏng vấn( tìm hiểu). - Có nhiều loại bài kiểm tra khác nhau: Khác nhau về hình thức: Trắc nghiệm, viết tiểu luận, khác nhau về người ra bài kiểm tra: Giáo viên, một cơ quan trong trường, cơ quan ngoài trường,nhà xuất bản,…; khác nhau về các hình thức làm bài: Viết hoặc nói… - Việc xác định phương pháp thông tin tuỳ thuộc vào mục đích và mục tiêu học tập. * Xử lý, giải thích (đánh giá) - Đánh giá chất lượng: mức độ tốt xấu của hành vi hoặc việc làm. - Giải thích những thu nhập được trong bước xác định thông tin. Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 9 Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 - Phán quyết về kết quả học tập của học sinh. - Yếu tố quyết định để đánh giá một hoạt động chính là bản chất những tiêu chuẩn hành động mà ta sử dụng. Tiêu chuẩn hành động được áp dụng để xác định một hành động là “tốt” hay “xấu”. - Tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá. Tiêu chí là những hành động hoặc khía cạnh cụ thể được chứng minh sẽ đạt tới chuẩn mực. Đó là tiêu chí chấm điểm, hướng dẫn chấm, giải thích, chỉ dẫn. * Sử dụng Kết quả kiểm tra và những thông tin khác gắn chặt với những quyết định của giáo viên về điều chỉnh dạy học, quyết định về đánh giá, đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh. 1.3. Mục đích của kiểm tra đánh giá - Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm ba mục đích chính: + Kiểm tra kiến thức kỹ năng để đánh giá mức độ xuất phát của người học có liên quan đến việc xác định nội dung phương pháp dạy học môt môn học, một học phần sắp bắt đầu. + Kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân kiểm tra, đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy. + kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. - Mục đích đánh giá trong đề tài này: + Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra. + Xác định xem khi kết thúc một học phần của dạy học, mục tiêu của dạy học đã đạt được đến mưc độ nào so với mục tiêu mong muốn. + Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học sinh giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý. 1.4. Một số khái niệm liên quan Liên quan đến khái niệm đánh giá phải kể đến một số thuật ngữ thường gặp sau: Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng K32C_Khoa Vật Lý 10 [...]... điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn - Cách chấm bài và xử lí điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đã soạn - Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm * Tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất Sinh. .. 4 Xây dựng hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Các đinh luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT (nâng cao) Ở đây chúng tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “ Các đinh luật bảo toàn”, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng Các mồi được xây được trên sự phân tích những sai lầm của học sinh. .. chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá nói chung cũng như cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Trong đó các vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là: Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá Vì mục đích, chức năng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm * Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại... tiêu dạy học Vì để viết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và các câu trắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này * Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánh giá; Ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá; Trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ... biệt với các loại trắc nghiệm gọi là Trắc nghiệm khách quan Thật ra, việc dùng danh từ khách quan này để phân biệt với hai loại kiểm tra đánh giá nói trên cũng không đúng hẳn vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủ quantrắc nghiệm khách quan không phải hoàn toàn khách quan Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tương đồng, song quan trọng cả hai... Đại học sư phạm Hà Nội 2 - Phản ánh trung thực kết quả học tập của học sinh so với yêu cầu quy định - Tổ chức thi và chấm thi phải nghiêm minh - Lựa chọn hình thức thi cho phù hợp 1.6.3 Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống: - Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học sau mỗi phần kiến thức - Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống 1.6.4 Đảm bảo tính phát triển - Hệ thống câu hỏi. .. soạn thảo TNKQNLC - Câu hỏi thuộc dạng này gồm hai phần: Phần gốc và Phần lựa chọn + Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gômg một số câu( thường là 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và học sinh kém + Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra... mỗi học sinh có đủ thời gian làm mọi câu hỏi - Sự phân tích câu hỏi giúp chúng ta biết được khuyết điểm của câu hỏi hoặc thiếu sót trong công việc giảng dạy - Thông thường tính chất có thể phân biệt được học sinh giỏi và kém của một câu hỏi không phải là tính chất cần thiết Vậy quá trình phân tích câu hỏi chỉ còn tìm ra loại câu hỏi soạn quá kém 6 Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm 6.1 Độ khó bài trắc. .. Để kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh về khối lượngchất lượng kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được, kỹ năng vận dụng môn học, kết quả phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thái độ, tình cảm…Bên cạnh đó còn đánh giá cả về số lượng, nội dung và hình thức của câu hỏi dùng để kiểm tra đánh giá 1.6.2 Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá: Sinh viên: Nguyễn Tiến Dũng 11 K32C_Khoa... phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém Nếu bài trắc nghiệm là bài kiểm tra, nhằm kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh đều đạt điểm tối đa Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, thì các câu trác nghiệm được soạn . học sư phạm Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN). KHÓA

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:06

Hình ảnh liên quan

1.8. Các hình thức kiểm tra cơ bản. - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

1.8..

Các hình thức kiểm tra cơ bản Xem tại trang 13 của tài liệu.
+ Lập bảng có dạng như sau: Câu  - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

p.

bảng có dạng như sau: Câu Xem tại trang 25 của tài liệu.
5. Bảng trọng số: - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT

5..

Bảng trọng số: Xem tại trang 48 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan