1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN)

82 2,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN).

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

THPT (CƠ BẢN).

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành

Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn vật lý

Người hướng dẫn khoa học TH.S: NGUYỄN ANH DŨNG

Trang 2

HÀ NỘI – 2010

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm Khoa Vật lý

trường Đại hoc Sư phạm Hà nội 2; các thầy, cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

Đặc biệt em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TH.S Nguyễn Anh Dũng người đã

trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội,tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Tiến Dũng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT (cơ bản) Được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, nghiêm khắc của thầy giáo GV Nguyễn Anh Dũng.

Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của tôi và không trùng với bất kì kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Sinh viên Nguyễn Tiến Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I : Mở ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu ……… ………2

4 Giả thuyết khoa học ……… ……… …2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

7 Bố cục của khóa luận 2

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG…….3

1.Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học ……… 3

2.Mục tiêu dạy học……… ……… 9

3.Phương pháp và kỹ thuật TNKQNLC……… … ………11

4 Cách trình bày và cách chấm điểm một bai TNKQNLC……….15

5 Phân tích câu hỏi ……… ……… … 17

6 Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm……… …22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1……… ……….25

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG: “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT (NÂNG CAO)……….……….………26

Trang 5

1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT

(nâng cao)……… ………….……….… 26

2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học……… …27

3 Các sai lầm phổ biến của học sinh……… 30

4 Xây dựng hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Các đinh luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT (nâng cao)…… 31

5 Bảng trọng số……… 43

6 Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương các định luật bảo toàn Đáp án và hướng dẫn……… ……….43

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……… ….73

KẾT LUẬN……… …….……….74

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 76

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trên thế giới hiện nay đang sử dụng khá đa dạng các hình thức kiểm tra đánhgiá kết quả học tập của học sinh Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm nhấtđịnh, nhưng tất nhiên không có phương pháp nào là hoàn mĩ cho mọi mục tiêugiáo dục Trong ba năm trở lại đây, loại trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu thếphù hợp với ngành giáo dục nước ta như: Có thể dùng khảo sát kiến thức trêndiện rộng một cách nhanh chóng khách quan, nó cho phép sử lý kết quả theonhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học

đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức sử dụng vào việc kiểm tra, đánh giáchất lượng kiến thức của học sinh ở trường phổ thông

Vậy có thể nói kiểm tra, đánh giá là một khâu có vị trí hết sức quan trọngtrong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá tốt sẽ phảm ánh đầy đủ việc dạy củathầy và việc học của trò, đồng thời giúp nhà quản lý giáo dục hoạch định đượcchiến lược trong quá trình quản lí và điều hành

Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ đó, qua thực tiễn giảng dạy bộ môn Vật

lý ở trường THPT chúng tôi lựa chọn đề tài theo hướng: Xây dựng hệ thống câuhỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với mong muốn góp phần nghiêncứu nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Trong khuôn khổ giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ dừng

lại ở việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa

chọn nhằm kiểm tra đánh giá trình độ nắm vững một số kiến thức thuộc chương “Các định luật bảo toàn” của học sinh lớp 10 THPT (cơ bản)”.

2 Mục đích của đề tài

Trang 7

Nghiên cứu xây dựng một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiềulựa chọn (TNKQNLC) của chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp 10 THPT gópphần cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh.

3 Đối tượng nghiên cứu

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chương “Các định luật bảo toàn” ở lớp

10 THPT (cơ bản) thông qua hệ thống câu hỏi TNKQNLC

4 Giả thuyết khoa học

Nếu có một hệ thống câu hỏi được soạn thảo một cách khoa học theophương pháp TNKQNLC phù hợp với mục tiêu dạy học nội dung chương “Cácđịnh luật bảo toàn” thì có thể đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kiếnthức của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lý

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá

- Nghiên cứu lý luận và kỹ thuật xây dựng câu hỏi TNKQNLC

- Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lý 10 THPT nói chung vàchương “Các định luật bảo toàn” nói riêng; trên cơ sở đó xác định được mức độcủa mục tiêu nhận thức với từng đơn vị kiến thức mà học sinh cần đạt được

- Vận dụng cơ sở lý luận xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQNLC chochương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (cơ bản)

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học

- Các phương pháp hỗ trợ điều tra

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo khoá luậntốt nghiệp gồm 2 chương:

Trang 8

Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh ở trường phổ thông.

Chương 2 Soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQNLC chương “Các định luậtbảo toàn” lớp 10 THPT

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1 Cơ sở lí luận về công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học

1.1 Khái niệm về kiểm tra, đánh giá

- Định nghĩa của Jean Marie De Ketele

Đánh giá có nghĩa là :

+ Thu nhập thông tin đủ thích hợp có giá trị và đáng tin cậy

+ Xem xét mức độ phù hợp giữa tập thông tin này với một tập hợp cáctiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu, hay đã điều chỉnh trong quátrình thu nhập thông tin

+ Nhận ra một quyết định

- Định nghĩa của Ralph Tyler

Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình thu nhập và sử lý thông tin vềtrình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động vànguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạmcủa giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh cho họ học tập ngày càngtiến bộ hơn

gì để thu

Giải thích

Ta sẽ giải thích những kết quả như thế nào ?

Ta sẽ sử dụng những tiêu

Sử dụng

Ta sẽ sử dụng những kết quả đánh giá như thế

Trang 9

* Mục đích

- Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giáo viên cần liên tục đánh giá họcsinh của mình so với mục tiêu học tập và điều chỉnh giảng dạy của mình dụatrên cơ sở của các thông tin thu được

- Không những cho học sinh biết họ đã nắm được, làm được những gì màcòn tác động thúc đẩy học tập (động viên, khích lệ học sinh)

- Cung cấp thông tin phản hồi dễ sử dụng cho học sinh

- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập Truyền đạt chohọc sinh những kì vọng, mong muốn của giáo viên và điều gì là quan trọngnhất…

- Có nhiều loại bài kiểm tra khác nhau: Khác nhau về hình thức: Trắcnghiệm, viết tiểu luận, khác nhau về người ra bài kiểm tra: Giáo viên, một cơquan trong trường, cơ quan ngoài trường,nhà xuất bản,…; khác nhau về các hìnhthức làm bài: Viết hoặc nói…

- Việc xác định phương pháp thông tin tuỳ thuộc vào mục đích và mụctiêu học tập

* Xử lý, giải thích (đánh giá)

- Đánh giá chất lượng: mức độ tốt xấu của hành vi hoặc việc làm

- Giải thích những thu nhập được trong bước xác định thông tin

Trang 10

- Phán quyết về kết quả học tập của học sinh.

- Yếu tố quyết định để đánh giá một hoạt động chính là bản chất nhữngtiêu chuẩn hành động mà ta sử dụng Tiêu chuẩn hành động được áp dụng đểxác định một hành động là “tốt” hay “xấu”

- Tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá Tiêu chí lànhững hành động hoặc khía cạnh cụ thể được chứng minh sẽ đạt tới chuẩn mực

Đó là tiêu chí chấm điểm, hướng dẫn chấm, giải thích, chỉ dẫn

* Sử dụng

Kết quả kiểm tra và những thông tin khác gắn chặt với những quyết địnhcủa giáo viên về điều chỉnh dạy học, quyết định về đánh giá, đáp ứng nhu cầucủa học sinh và phụ huynh

1.3 Mục đích của kiểm tra đánh giá

- Trong dạy học kiểm tra đánh giá gồm ba mục đích chính:

+ Kiểm tra kiến thức kỹ năng để đánh giá mức độ xuất phát của người học

có liên quan đến việc xác định nội dung phương pháp dạy học môt môn học,một học phần sắp bắt đầu

+ Kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích dạy học: Bản thân kiểm tra, đánh giánhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức cần dạy

+ kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành tích kết quả học tập hoặc nhằmnghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học

- Mục đích đánh giá trong đề tài này:

+ Xác nhận kết quả nhận biết, hiểu, vận dụng theo mục tiêu đề ra

+ Xác định xem khi kết thúc một học phần của dạy học, mục tiêu của dạyhọc đã đạt được đến mưc độ nào so với mục tiêu mong muốn

+ Tạo điều kiện cho người dạy nắm vững hơn tình hình học sinh giúp giáoviên giảng dạy tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật Lý

1.4 Một số khái niệm liên quan

Liên quan đến khái niệm đánh giá phải kể đến một số thuật ngữ thườnggặp sau:

Trang 11

- Kiểm tra: Là phương tiện và hình thức của đánh giá, kiểm tra là một quátrình hẹp hơn đánh giá hay nói khác đi kiểm tra là một khâu của quá tình đánhgiá.

- Thi: Thi cũng là kiểm tra nhưng có tầm quan trọng đặc biệt, được dungkhi kết thúc một giai đoạn đào tạo, một quá trình đào tạo

- Đo: Đo là so sánh một đại lượng với một đại lượng khác chọn làmchuẩn, làm đơn vị

Trong giáo dục “Đo” được hiểu là so sánh hệ thống các kiến thức, kỹnăng và thái độ của một cá nhân hoặc tập thể người học đã đạt được với một hệthống các kiến thức, kỹ năng và thái độ dùng làm chuẩn

1.5 Chức năng của đánh giá

Chức năng của đánh giá được phân biệt dựa vào mục đích đánh giá Cáctác giả nghiên cứu đánh giá nêu ra các chức năng khác nhau:

- GS.Trần Bá Hoành đề cập ba chức năng của đánh giá trong dạy học:Chức năng sư phạm, chức năng xã hội, chức năng khoa học

- Theo GS.TS.Phạm Hữu Tòng, trong thực tiễn dạy học ở phổ thông thìchủ yếu quan tâm đế chức năng sư phạm, được chia nhỏ thành ba chức năng:Chức năng chuẩn đoán; chức năng chỉ đạo, định hướng hoạt động học; chứcnăng xác định thành tích học tập, hiệu quả dạy học

1.6 Các yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.6.1 Đảm bảo tính toàn diện:

Để kiểm tra đánh giá được kết quả học tập của học sinh về khối lượng vàchất lượng kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được, kỹ năng vận dụng môn học,kết quả phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thái độ, tình cảm…Bên cạnh đó cònđánh giá cả về số lượng, nội dung và hình thức của câu hỏi dùng để kiểm trađánh giá

1.6.2 Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá:

Trang 12

- Phản ánh trung thực kết quả học tập của học sinh so với yêu cầu quyđịnh.

- Tổ chức thi và chấm thi phải nghiêm minh

- Lựa chọn hình thức thi cho phù hợp

1.6.3 Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống:

- Cần kiểm tra, đánh giá học sinh thường xuyên trong mỗi tiết học saumỗi phần kiến thức

- Các câu hỏi kiểm tra cần có tính hệ thống

1.6.4 Đảm bảo tính phát triển

- Hệ thống câu hỏi theo mục tiêu đề ra (Nhận biết, hiểu, vận dụng)

- Trân trọng sự cố gắng của học sinh, đánh giá cao những tiến bộ tronghọc tập của học sinh

- Đảm bảo tính công khai trong đánh giá

1.7 Nguyên tắc chung cần quán triệt trong kiểm tra đánh giá

- Xác định rõ mục đích cần kiểm tra đánh giá

- Xác định rõ nội dung cụ thể của kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánhgiá, các tiêu chí cụ thể với từng mục tiêu dạy học với từng kiến thức, kỹ năng

đó, để làm căn cứ đối chiếu các thông tin cần thu

- Tiến hành kiểm tra, thu lượm thông tin (chấm), xem xét kết quả và kếtquả đánh giá

- Xác định rõ biện pháp thu lượm thông tin (hình thức kiểm tra) phù hợpvới đặc điểm nội dung kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, phù hợp với mục đíchcần kiểm tra

- Xây dựng các câu hỏi, các đề bài kiểm tra, các bài trắc nghiệm cho phépthu lượm các thông tin tương ứng với các tiêu chí đã xác định

Trang 13

1.8 Các hình thức kiểm tra cơ bản.

- Theo GS Đỗ Trần Cát: Các hình thức cơ bản được thể hiện theo sơ đồsau:

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM

(THI VÀ KIỂM TRA)

Sơ đồ của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Trần Cát

Ở đây ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu hình thức trắc nghiệm viết và đượcchia thành hai loại

Luận đề trắc nghiệm khách quan đều là những phương tiện kiểm tra khả

năng học tập và cả hai đều là trắc nghiệm (Test) theo nghĩa Hán “Trắc có nghĩa

là đo lường”, “Nghiệm là suy xét, chứng thực” Các bài kiểm tra thuộc loại luận

đề xưa nay vốn quen thuộc tại các trường học của ta là những bài trắc nghiệm

đôi

Nhiều lựa chọn

Trang 14

nhằm khảo sát khả năng của học sinh về các môn học, và điểm số về các bàikhảo sát ấy là những số đo lương khả năng của chúng.

Thuật ngữ “Luận đề” ở đây không chỉ giới hạn trong các bài luận văn mà

nó bao gồm các hình thức khảo sát thông thường trong lối thi cử: Chẳng hạn nhưnhững câu hỏi lí thuyết, những bài toán, các chuyên gia đo lường gọi chung cáchình thức kiểm tra này là “Trắc nghiệm luận đề” cho thuận tiện để phân biệt vớicác loại trắc nghiệm gọi là “Trắc nghiệm khách quan” Thật ra, việc dùng danh

từ “khách quan” này để phân biệt với hai loại kiểm tra đánh giá nói trên cũngkhông đúng hẳn vì trắc nghiệm luận đề không nhất thiết là trắc nghiệm “chủquan” và trắc nghiệm khách quan không phải hoàn toàn “khách quan”

Giữa luận đề và trắc nghiệm khách quan có một số khác biệt và tươngđồng, song quan trọng cả hai đều là những phương tiện khảo sát thành quả họctập hữu hiệu và đều cần thiết, miễn là ta nắm vững phương pháp soanj thảo vàcông dụng của mỗi loại

Với hình thức luận đề, việc kiểm tra thường bộc lộ nhiều nhược điểm làkhông phản ánh được toàn bôn nội dung chương trình, gây tâm lý học tủ và khichấm bài giáo viên còn nặng tính chủ quan Vì thế, để nâng cao tính khách quantrong kiểm tra đánh giá nhiều tác giả cho rằng nên sử dụng trắc nghiệm kháchquan thì góp phần vào khắc phục những hạn chế của hình thức kiểm tra, tự luận

2 Mục tiêu dạy học

2.1 Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học

- Cung cấp bằng chứng và tiêu chí để đánh giá

- Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định nội dung, phương pháp,phương tiện dạy học

- Có được ý tưởng rõ ràng về cái cần được kiểm tra đánh giá khi kết thúcmỗi môn học, học phần hay quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ thể

- Thông báo cho người học biết những cái mong đợi ở đầu ra của sự học

là gì? Điều này giúp họ tổ chức công việc của mình

Trang 15

- Có được ý tưởng rõ về các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có của giáoviên.

2.2 Cách phát biểu mục tiêu:

- Các câu phát biểu mục tiêu cần:

+ Phải rõ ràng, cụ thể

+ Phải đạt tới được trong khoá học hay đơn vị học tập

+ Phải bao gồm nội dung học tập thiết yếu của môn học

+ Phải quy định rõ kết quả của học tập, nghĩa là các khả năng mà ngườihọc sẽ có được khi họ đạt đến mục tiêu

+ Phải đo lường được

+ Phải chỉ rõ những gì người học có thể làm được vào cuối giai đoạn họctập

2.3 Phân biệt các trình độ của mục tiêu nhận thức

- Đánh giá chú trọng ba lĩnh vực của hoạt động giáo dục là: Lĩnh vực vềnhận thức, lĩnh vực về cảm xúc, thái độ

B.S Bloom đã xây dựng các cấp độ mục tiêu giáo dục, thường được gọi làcách phân loại Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độhành vi từ đơn giản đến phức tạp nhất với sáu mức độ: Nhận biết (knowledge);thông hiểu(comprehension); ứng dụng(application); phân tích(Analyis); tổnghợp(syntheis); đánh giá(Evaluatin)

Với các bài trong sách giáo khoa chuẩn mức độ nắm vững kiến thức chỉgiới hạn ở ba cấp độ đầu tiên

2.3.1 Nhận biết

Khả năng ghi nhớ hoặc nhận ra khái niệm, định nghĩa, định lí, hệ quả…Hoặc sự vật hiện tượng quá trình…dưới những hìmh thức mà học sinh đã học

2.3.2 Thông hiểu: Là hiểu được ý nghĩa của khái niệm, hiện tượng sự vật, giải

thích chứng minh được, là mức độ cao hơn nhận biệt nhưng là mức độ thấp nhấtcủa viếc thấu hiểu sự vật hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan

hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết

Trang 16

2.3.3 Ứng dụng

Khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào một tình huống nào đó: Ápdụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, định luật, công thức…để giải quyếtmột vấn đề trong học tập, trong thực tiễn…

Mức độ ứng dụng đôi khi cần phân biệt:

- Mức độ ứng dụng 1: Giải được bài tập chỉ dựa vào một định luật, mộtnguyên lí, một công thức…

- Mức độ ứng dụng 2: Giải được bài tập chỉ dựa vào hai định luật, hainguyên lí, hai công thức…

- Nhược điểm: Có thể khuyến khích sự đoán mò, khó dùng để thẩm địnhhọc sinh yếu, có độ tin cậy thấp

3.1.2 Trắc nghiệm cặp đôi (xứng hợp)

Trong loại này có hai cột danh sách, những chữ, nhóm chữ hai câu Họcsinh sẽ ghép một chữ, một nhóm chữ hay câu của một cột với một phần tử tươngứng của cột thứ hai Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau.Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghépcác phần tử trong cột câu hỏi

- Ưu điểm: Các câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, ít tốn giấy hơn khi in

- Nhược điểm: Muốn soạn câu hỏi đo các kiến thức cao đòi hỏi nhièucông phu

3.1.3 Trắc nghiệm điền khuyết

Trang 17

Có thể có hai dạng, chúng có thể là những câu hỏi với giải đáp ngắn, haycũng có thể gồm những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ trống mà học sinhphải điền vào một từ hay một nhóm từ ngắn.

- Ưu điểm: Thí sinh có cơ hội trình bày những câu hỏi khác thường, pháthuy óc sáng kiến, luyện trí nhớ

- Nhược điểm: Cách chấm không dễ dàng, thiếu yếu tố khách quan khichấm điểm Đặc biệt nó chỉ kiểm tra khả năng nhớ, không có khả năng kiểm traphát hiện sai lầm của học sinh

- Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng(chưa hoàn thành)

Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách phải đặt ra một vấn đề hay,đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài có thể biểu diễn ra câu hỏi ấymuốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp

- Phần lựa chọn (thường là 4 hay 5 lựa chọn): Gồm có nhiều giải pháp cónhiều lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng, hay đúng nhất,còn những phần còn lại là những “mồi nhử” Điều quan trọng là làm sao chonhững “mồi nhử” ấy đều thấy hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa đọc

kỹ hay chưa hiểu kỹ bài học

Trong đề tài này chúng tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chon vìtheo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn thì không bao quát được sai lầm của học sinh,nhiều lựa chọn hơn có những mồi thiếu căn cứ

Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọ có những ưu khuyết điểm sau:

- Ưu điểm:

+ Độ tin cậy cao

+ Học sinh phải xét đoán và phân biệt kỹ càng khi trả lời câu hỏi

Trang 18

+ Tính chất giá trị tốt hơn.

+ Tính khách quan khi chấm

+ Có thể sử dụng cho mọi loại kiểm tra đánh giá

- Khuyết điểm:

+ Khó soạn câu hỏi

+ Học sinh nào có sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đãđưa ra nên họ có thể sẽ không thoả mãn

+ Chiếm nhiều trang giấy kiểm tra

+ Dễ nhắc nhau khi làm bài

+ Có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giảiquyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi tự luận soạn kỹ

3.2 Tiến trình soạn thoả một bài TNKQNLC

Để soạn thảo một bài TNKQNLC đảm bảo chất lượng cần trải qua 4 giaiđoạn sau:

3.2.1 Mục đích của bài trắc nghiệm.

Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích, nhưng bài trắcnghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để phục vụ cho mộtmục đích chuyên biệt nào đó

Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối kì nhằm xếp hạng cho học sinh thìcác câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện

ra được học sinh giỏi và học sinh kém

Nếu bài trắc nghiệm là bài kiểm tra, nhằm kiểm tra những hiểu biết tốithiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết họcsinh đều đạt điểm tối đa

Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh,chỗ yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học phùhợp, thì các câu trác nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học sinhphạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu học chưa kĩ

Trang 19

Bên cạnh những mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mụcđích tập luyện giúp học sinh hiểu thêm bài học và làm quen với lối thi trắcnghiệm.

* Tóm lại, người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mớisoạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị vì mục đích tri phối nội dung, hình thứcbài trắc nghiệm

3.2.2 Phân tích nội dung môn học :

Tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem rakhảo sát trong các câu trắc nghiệm

- Phân loại hai dạng thông tin này được trình bày trong môn học(haychương):

+ Một là những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh hoạ

+ Hai là những khái niệm quan trọng của môn học, lựa chọn những gì họcsinh cần nhớ

- Lựa chọn một số thông tin ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năngứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong tình huống mới

3.2.3 Thiết lập dàn bài trắc nghiệm.

Sau khi nắm vững mục đích của bài trắc nghiệm và phân tích nội dungmôn học ta lập được một dàn bài cho trắc nghiệm

Lập một bản ma trận hai chiều, một chiều biểu thi nội dung và chiều kiabiểu thi các quá trình tư duy (mục tiêu nhận thức) mà bài trắc nghiệm muốnkhảo sát Số câu hỏi cần được đưa vào trong mỗi loại phải được xác định rõ vàbảng ma trận này phải được chuẩn bị xong trước khi các câu hỏi trắc nghiệmđược viết ra

Một mẫu dàn bài:

Mục tiêu

Nội dung

Nhận biết(số câu)

Hiểu(số câu)

Vận dụng(số câu)

Tổng cộng

Trang 20

Khái niệm từ trường

Véctơ cảm ứng từ

Lực từ

Tổng cộng

3.2.4 Số câu hỏi trong bài

- Phải tiêu biểu cho toàn bộ kiến thức mà ta đòi hỏi ở học sinh phải có.Phụ thuộc vào thời gian dành chop bài trắc nghiệm, nhiều bài trắc nghiệm đượcgiới hạn trong khoảng thời gian một tiết học hoặc kém hơn Ta có thể giả địnhrằng ngay cả những học sinh làm chậm cũng có thể trả lời được một câu trắcnghiệm nhiều lựa chọn trong vòng một phút

3.3 Một số nguyên tắc soạn thảo TNKQNLC

- Câu hỏi thuộc dạng này gồm hai phần: Phần gốc và Phần lựa chọn

+ Phần gốc là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng Phần lựa chọn gômg một

số câu( thường là 4 hoặc 5) câu trả lời hay câu bổ sung để lựa chọn

Viết các câu trắc nghiệm sao cho phân biệt được học sinh giỏi và họcsinh kém

+ Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay câu bổ sung đều phải tạo cơ sởcho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề hay đưa những ý tưởng giúp cho sựlựa chọn dễ dàng

Cũng có khi phần gốc là một câu phủ định, trong trường hợp ấy phải inđậm hoắc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm

- Phần gốc và phần lựa chọn khi kết hợp phải mang ý nghĩa chọn vẹn, tuynhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho:

+ Phần lựa chọn được ngắn gọn

+ Người đọc thấy nội dung cần kiểm tra

+ Đối với phần lựa chọn

+ Trong 4 hay 5 phương án lựa chọn chỉ có một phương án đúng

Trang 21

+ Nên tránh 2 lần phủ định lỉên tiếp.

+ Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô

4.1 Cách trình bày và cách chấm điểm một bài TNKQNLC

Có hai cách thông dụng:

- Cách một: Dùng máy chiếu, thời gian để chiếu mỗi câu hay mỗi phầnlên màn ảnh ấn định đủ cho học sinh bình thường có thể trả lời được

+ Ưu điểm của phương pháp này:

Kiểm soát được thời gian

Tránh được sự thất thoát đề thi

Học sinh phải trả lời nhanh, tránh được phần nào gian lận

- Cách hai: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứngvới số người dự thi Trong cách này có hai kiểu bài để cho học sinh ttrả lời:+ Bài có dành phần trả lời của học sinh ngay trên đề thi thẳng ở phía bên phảihay ở phía bên trái

+ Bài học sinh phải rả lời bằng phiếu riêng theo mẫu:

- Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm:

+ Tránh in sai in không rõ ràng, thiếu sót

Trang 22

Phải nhắc nhở học sinh trước khi làm bài:

Học sinh phải lắng nghe và đọc kĩ càng những lời chỉ dẫn cách làm bàitrắc nghiệm

Học sinh phải biết được về cách tính điểm

Học sinh phải được nhắc nhở rõ ràng họ phải đánh dấu các câu lựa chọnmột cách rõ ràng, sạch sẽ Nếu có tẩy xóa thì cũng phải tẩy xoá thật sạch sẽ

Học sinh cần được khuyến khích trả lời các câu hỏi dù không hoàn toànchắc chắn

Học sinh cần bình tĩnh khi làm bài trắc nghiệm không nên lo ngại quá

4.3 Công việc của giám thi.

- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài

- Xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho tránh được nạn coi cóp

Dùng máy tính chấm bài

4.5 Các loại điểm của bài trắc nghiệm:

- Có hai loại điểm:

+ Điểm thô: Tính bằng điểm số trên bài trắc nghiệm Trong bài trắcnghiệm mỗi câu đúng được tính 1 điểm và câu sai là 0 điểm Như vậy điểm thô

là tổng điểm tất cả câu đúng trong bài trắc nghiệm

Trang 23

Trong đó : x là điểm thô

x: Điểm thô trung bình của nhóm làm bài trắc nghiệm

s: Độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là;

Có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán

Tất cả các điểm Z đều là số lẻ

Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T:

T = 10.Z + 50 (trung bình là 50 , độ lệch chuẩn là 10)

Hoặc V = 4 Z + 10 (trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4)

Điểm 11 bậc( từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay chính là cách biến đổiđiểm 20 trước đây; ở đây chọn điểm trung bình là 5, độ lệch tiêu chuẩn là 2 nên:

- Cách tính trung bình thực tế và trung bình lí thuyết:

+ Trung bình( thực tế): tổng điểm thô toàn bài trắc nghiệm của tất cả mọingười làm bài trong nhóm chia cho tổng số người điểm này tuỳ thuộc vào bàilàm của từng nhóm

i

N

i x x

N

Trang 24

+ Trung bình lí thuyết: là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có vớiđiểm may rủi có thể làm đúng (số câu chia số lựa chọn) Điểm này không thayđổi với một bài trắc nghiệm cố định.

Ví dụ: Một bài có 50 câu hỏi, mỗi câu 4 lựa chọn, ta có:

Điểm may rủi: 54 13,5

5 Phân tích câu hỏi

5.1 Mục đích phân tích câu hỏi

Kết quả bài thi giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của công viếcgiảng dạy và học tập để thay đổi phương pháp nề lối làm việc

Để xem hoc sinh trả lời những câu như thế nào và từ đó sửa lại các câuhỏi để bài trắc nghiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữuhiệu hơn

5.2 Phương pháp phân tích câu hỏi

- Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm thành quảhọc tập của chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi vớiđiểm số chung toàn bài Chúng ta mong có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và

ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng mỗi câu hỏi Khi đến sự phân bố cáccâu trả lời như thế ở các nhóm điểm cao, điểm thấp và điểm trung bình sẽ suyra:

+ Mức độ khó của câu hỏi

+ Mức độ phân biệt nhóm giỏi và nhóm kém của mỗi câu hỏi

+ Mức độ lôi cuốn của các câu mồi

- Sau khi chấm một bài trắc nghiệm chúng ta thức hiện các giai đoạn sau:+ Sắp các bài làm theo tổng số điểm từ cao xuống thấp

Chia tập bài ra 3 chồng:

Chồng 1: 25% hoặc 27% những bài điểm cao

Trang 25

Chồng 2: 50% hoặc 46% bài trung bình.

Chồng 3: 25% hoặc 27% bài điểm thấp

Số giỏitrừ sốkém

Nhómgiỏi

NhómTB

NhómKém

1

ABCD

5.3.1 Phân tích sự phân bố số người chọn các câu trả lời cho mỗi câu hỏi

Phân tích xem câu mồi có hiệu nghiệm không Nếu cột cuối cùng có giátrị âm và trị tuyệt đối càng lớn thì mồi càng hay Nếu cột cuối cùng bằng 0 cầnxem xét câu mồi đó vì không phân biệt được nhóm giỏi và nhóm kém

Trang 26

Câu trả lời đúng bao giờ cũng có giá trị dương cao.

Khi phân tích ta cần hiểu xem có khuyết điểm nào trong chính câu hỏihoặc trong phương pháp giảng dạy không

5.3.2 Độ khó của một câu hỏi

P=

F

E

(0 P 1)Trong đó: E: Số học sinh trả lời đúng

F: tổng số học sinh tham dự

Nếu P = 0 thì câu hỏi quá khó

Nếu P = 1 thì câu hỏi quá dễ

Độ khó vừa phải của một câu hỏi là trung bình cộng của 100% và tỷ lệmay rủi kì vọng

100 (100 \ ) 2

Trong đó: H: là số người trả lời đúng của nhóm điểm cao

L: là số người trả lời đúng nhóm điểm thấp

N: là số lượng người trong mỗi nhóm

Dương Thiệu Tống đã đưa ra một thang đánh giá độ phân biệt dưới đây:

Từ 0,30 đến 0,39 Khá tốt, có thể làm cho tốt hơn

Từ 0,20 đến 0,29 Tạm được, cần hoàn chỉnh

Dưới 0.19 Kém, cần loại bỏ hay sửa lại

5.3.4.Tiêu chuẩn để chọn câu hỏi hay:

- Sau khi phân tích chúng ta có thể tìm ra được câu hỏi hay là những câu

có tính chất sau:

+ Hệ số khó vào khoảng 40 đến 62,5%

Trang 27

+ Hệ số phân biệt dương khá cao.

- Các câu trả kời mồi có tính chất hiệu nghiệm( lôi cuốnđược học sinh ở nhóm kém)

6 Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm.

6.1 Độ khó bài trắc nghiệm

Độ khó = x

c 100% (0Độ khó1)Trong đó : x là Điểm trung bình thực tế

C: điểm tối đa ( số câu của bài)

6.2 Độ lệch tiêu chuẩn

Một trong các số đo lường quan trọng nhất là độ lệch tiêu chuẩn, là số đolường độ phân tán của các điểm số trong một phân số Trong phần nghiên cứuchỉ cần tính điểm trung bình và đọ lệch tiêu chuẩn phân bố đơn và đẳng loại Độlệch chuẩn tính trên mỗi nhóm học sinh làm thực tế nên có thể thay đổi Để tính

nó ta sử dụng công thức:

S = 2

1

d n

Trong đó: n: số người làm

d  x i x Với x i là điểm thô của mẫu thứ i,

x: là điểm trung bình cộng điểm thô của mẫu

Trang 28

Tính d: Lập điểm thô của từng bài, cộng lại chia cho tổng số người đượcđiểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ chođiểm trung bình ta có từng độ lệch d, bình phương từng độ lệch ta có d 2.

Hoặc: S = 2 ( )2

( 1)

n x x n

i

k k

q: là tỉ lệ số trả lời đúng cho một câu hỏi

p: là tỉ lệ số trả lời sai cho một câu hỏi

2

 ; là biến lượng của bài

Độ tin cậy của một bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được là: 0,6 r e 1,0

6.4 Sai số tiêu chuẩn đo lường

Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bàitrắc nghiệm, theo ý nghĩa tuyệt đối, nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như

hệ số tin cậy đã nêu

Trang 29

Công thức:

1

r : là hệ số tin cậy của bài

6.5 Đánh giá một bài trắc nghiệm

Đánh giá một bài là xác định độ giá trị và độ tin cậy của nó Một bàitrắc nghiệm hay phải có độ tin cậy cao, độ khó vừa phải Khi đánh giá giá trị, sựphân tích nội dung thường quan trọng hơn là các số liệu thống kê Khi đánh giá

độ tin cậy thì nên xem xét sai số tiêu chuẩn của phép đo Việc phù hợp về độ tincậy và độ giá trị trong việc đánh giá phải phù hợp với mục tiêu dạy học

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 chúng tôi đã hệ thống lại cơ sở lí luận về kiểm tra đánhgiá nói chung cũng như cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắcnghiệm khách quan nhiều lựa chọn Trong đó các vấn đề chúng tôi đặc biệt quantâm là: Mục đích, chức năng của việc kiểm tra, đánh giá Vì mục đích, chứcnăng của bài trắc nghiệm quyết định nội dung và hình thức của bài trắc nghiệm

* Cách phát biểu mục tiêu dạy học và phân loại mục tiêu dạy học Vì đểviết được một bài trắc nghiệm tốt cần định rõ được mục tiêu dạy học và các câutrắc nghiệm gắn chặt với các mục tiêu này

* Để thấy được ưu điểm và nhược điểm của các hình thức kiểm tra đánhgiá; Ở chương này chúng tôi đã hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánhgiá; Trong đó đặc biệt chú trọng tới cơ sở lí luận và kĩ thuật xây dựng câu hỏitrắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cụ thể là:

- Ưu, nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

- Cách tiến hành soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiềulựa chọn

- Cách chấm bài và xử lí điểm, đánh giá kết quả bài trắc nghiệm đãsoạn

- Các chỉ số thống kê để đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm

* Tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựngcâu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất

Trang 31

lượng kiến thức chương “Từ trương” của học sinh lớp 11 PTTH mà nội dungnghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG: “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ 10 THPT (NÂNG CAO)

1 Đặc điểm cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 THPT (nâng cao)

1.1 Đặc điểm nội dung chương “Các định luật bảo toàn”

Chương “Các định luật bảo toàn” là chương thứ 4 của Vật lý 10 THPT(nâng cao) Nó đề cập đến các vấn đề sau:

1 Động lượng Định luật bảo toàn động lượng

2 Công và công suất

3 Động năng

4 Thế năng

5 Cơ năng Định luật bảo toàn cơ năng

Các khái niệm được đưa ra trong chương trình này như “ xung lượng”, “công”, “ năng lượng” là những khái niệm quan trọng và xuyên suốt chương Vật

lý Việc nắm vững các khái niệm, hiện tượng trong chương này sẽ giúp học sinh

có cơ sở vững chắc để lĩnh hội các kiến thức của chương tiếp theo Đồng thờigiúp các em nắm vững các kiến thức trong chương trình Vật lý 11, 12 và cácứng dụng cơ bản của định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn cơ năngtrong tực tiễn đời sống

Trang 32

1.2 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn”

2 Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học

2.1 Nội dung về kiến thức

Sau khi học xong chương này, học sinh cần nắm được những nội dungkiến thức sau:

2.1.1 Động lượng Định luật bảo toàn động lượng

Xung lượng

của lực

Định luật II Newton

Đàn hồi Định luật bảo toàn

Với vật chuyển động dưới tác dụng của lực hấp dẫn

Với vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi

Trang 33

* Định nghĩa động lượng: Động lượng của một vật chuyển động là đạilượng đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

+ Biểu thức:   mv

+ Đơn vị của động lượng: Kg.m/s

+ Nêu được hệ quả: Nếu lực có cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vậttrong một khoảng thời gian hữu hạn có thể làm cho động lượng của vật biếnthiên

+ Từ định luật II Niutơn F ma  

suy ra được định lý biến thiên độnglượng: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đóbằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó

2.1.2 Công và công suất

- Phát biểu được định nghĩa công của một lực: Công A do lực F khôngđổi thực hiện là một đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực và hình chiếu của độdời điểm đặt trên phương của lực:

cos

Trong đó:  là góc hợp bởi phương của lực F và hướng của độ dời s

- Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa của công suất:

+ Định nghĩa: Công suất là đại lượng có giá trị bằng thương số giữa công

A và thời gian t cần để thực hiện công ấy

+ Ý nghĩa: Dùng khái niệm công suất để biểu thị tốc độ thực hiện côngcủa một vật

2.1.3 Động năng

Trang 34

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng: Độngnăng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng

mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định bằng biểu thức:

2 d

1W

- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường

+ Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữatrái đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trọng trường

Biểu thức: wt mg m s / 2

+ Đơn vị đo: Jun (J)

- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi: 2

dh

1w

2kx

- Viết được công thức liên hệ giữa công của trọng lực và sự biến thiênthế năng A MN W W M  W N

2.1.5 Cơ năng Định luật bảo toàn cơ năng

+ Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật

Trang 35

+ Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của vật dưới tác dụng củalực đàn hồi lò xo:

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng củamột lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tínhbằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là một đại lượng bảo toàn

Hệ thức: W=Wd W 1 2 1 2

2mv 2kx

2.2 Các kỹ năng cơ bản học sinh cần rèn luyện

- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạmphần mềm giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực

- Nêu ví dụ về những vật có khả năng sinh công

- Áp dụng được các công thức tính thế năng hấp dẫn và tính thế năng đànhồi tương ứng với việc chọn gốc thế năng

- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài toán chuyểnđộng của một vật

- Kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học như: cộng véctơ, tính giá trịlượng giác của góc

- Kỹ năng phán đoán suy luận

3 Các sai lầm phổ biến của học sinh

Đây là một phần kiến thức tương đối khó, đòi hỏi khả năng tư duy vàtổng hợp cao, nên học sinh gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội kiến thức này

* Động lượng Định luật bảo toàn động lượng

- Thường nhớ sai công thức động lượng từ véctơ sang độ lớn

- Lúng túng khi xác định chiều động lượng của vật

Trang 36

- Hiểu chưa đầy đủ về va chạm mềm

- Chưa nắm rõ nguyên tắc chuyển động bằng phản lực nên không phânbiệt được chuyển động bằng phản lực với chuyển động dưới tác dụng của ngoạilực tuân theo định luật III Niutơn

- Không hiểu được động lượng cũng có tính tương đối

* Công và công suất

- Gặp khó khăn khi xác đinh giá trị lượng giác của góc hợp giữa phươngcủa lực tác dụng và phương chuyển động

- Hiểu không đầy đủ về công cản

- Hiểu không đầy đủ về công suất

* Động năng

Hiểu không rõ động năng có tính tương đối

Gặp khó khăn khi áp dụng công thức định lý biến thiên động năng

* Thế năng

Thường không để ý tới việc chọn mốc thế năng khi giải bài tập

* Cơ năng Định luật bảo toàn cơ năng

Gặp khó khăn khi xác định cơ năng do những sai lầm khi tính động năng

Ở đây chúng tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắcnghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “ Các đinh luật bảo toàn”, mỗi câuhỏi có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng Các mồi được xây đượctrên sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học xong chương này

Trang 37

Hệ thống các câu hỏi này có thể để dùng làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiếthoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức của họcsinh sau khi học xong chương “ Các định luật bảo toàn”.

Tùy mục đích kiểm tra và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng

và câu hỏi cụ thể nào Thậm chí có thể dùng hệ thống câu hỏi như là các bài tậpgiao cho học sinh, giúp họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân

Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vàophạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến ba trình độ nắm vững trithức: nhận biết, hiểu, vận dụng

* Mục tiêu của từng đơn vị kiến thức trong chương “các định luật bảo toàn”:

Do trình độ nhận thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu không chophép nên tôi chỉ nghiên cứu những mục tiêu cơ bản phù hợp với yêu cầu cần đạtđược khi dạy và học chương các định luật bảo toàn trong chương trình Vật lý

10 Các bài nghiên cứu được chia làm ba đơn vị kiến thức với mục tiêu như sau:

Bài 23: Động lượng Định luật bảo toàn động lượng

được định nghĩa là xung

lượng của lực F trong

khoảng thời gian tấy

2 Phát biểu định nghĩa

động lượng: Động lượng của

một vật khối lượng m đang

1 Nhận biết tính chất: Một lực

có độ lớn đáng kể tác dụng lênmột vật trong khoảng thời gianngắn có thể gây ra biến đổi đáng

kể trạng thái chuyển động củavật

2 Xác định tính chất của xung lượng: Xung lượng của lực là

một đại lượng véctơ có cùngphương và cùng chiều với

1 Áp dụng

cách viết thứhai của đinhluật IINewton đểgiải các bàitập có liênquan

2 Áp dụng

Trang 38

động lượng của vật biến thiên.

3 Phát biểu độ biến thiên

động lượng: Độ biến thiên

động lượng của một vật trong

khoảng thời gian tnào đó

bằng xung lượng của tổng các

cô lập: Một hệ nhiều vật được

gọi à hệ cô lập khi không có

ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc

các ngoại lực cân bằng nhau

- Hệ quả: Trong một hệ cô

lập chỉ có các nội lực này đối

nhau từng đôi một

5 Phát biểu định luật bảo toàn

phương và chiều của lực tácdụng

3 Xác định tính chất của động lượng: Động lượng là một véctơ

cùng hướng với vận tốc của vật

4 Nhận biết được công thức của

định luật bảo toàn động lượngtrong các trường hợp khác nhau:

1 1 2 2 1 1 2 2

Chứng minh công thức tính

động lượng: Một lực F khôngđổi tác dụng lên một vật khốilượng m đang chuyển động vớivận tốc v1 Trong khoảng thờigian tác dụng tvận tốc của vậtbiến đổi thành v2nghĩa là vật đã

công thứctính độnglượng và độbiến thiênđộng lượng

để tình toángiá trị độnglượng hoặccác giá trịkhác trongmọi trườnghợp theo yêucầu bài toán

3 Liên hệ

các tính chấtcủa hệ côlập để xácđinh hệ côlập và hệkhông colập

4 Vận dụng

định luậtbảo toànđộng lượng

để giải cácbài toán về

Trang 39

động lượng: Động lượng của

một hệ cô lập là một đại lượng

bảo toàn:  12

= hằng số

- Định luật bảo toàn động

lượng được áp dụng khi hệ vật

là hệ cô lập, giá trị của các đại

lượng là xét đối với với hệ

quy chiếu quán tính

6 Nhận đạng được va chạm

mềm: Một vật đang chuyển

động tương tác với một vật

khác đang đứng yên, sau

tương tác hai vật nhập lại

va chạm vàbài toánchuyển độngbằng phảnlực

5 Giải thích

được nguyêntắc chuyểnđộng bằngphản lực

Bài 24: công và công suất

Mục tiêu cần đạt được

1 Phát biểu được định nghĩa

công của một lực trong trường

Trang 40

hợp tổng quát: khi lực F không

đổi tác dụng lên một vật và điểm

đặt của lực đó chuyển dời một

đoạn s theo hướng hợp với hướng

của lực góc  thì công thực hiện

bởi lực đó được tính theo công

thức: A Fs cosx

- Đơn vị: Jun(J) với 1J 1 N m

-Ngoài ra công A còn có các đơn vị

khác là: kJ

2 Nhận biết ý nghĩa của công

âm: Khi góc  giữa hướng của lực

3 Thuộc lòng sự phụ thuộc của

không sinh công

- Khi  1800thì công A là công

cản có giá trị lớn nhất

- Khi  0 thì vật thực hiện công

tổng quát cho phép xácđịnh công của lực tác dụngtrong trường hợp phươngcủa lực và đường đi khôngtrùng nhau

2 Phân biệt được công

thức tính công trong cáctrường hợp:

- Trường hợp khi lực cùngphương với đường đi thìcông được tính A F s

- Trường hợp lực tác dụnglên vật là trọng lực thì công

được tính A mgh với h là

độ cao mà vật di chuyển

- Trường hợp lực tác dụnglên vật là lực đàn hồi thìcông được tính A Fdh.l

với llà độ dãn hoặc néncủa vật

3 Tóm tắt lại các đặc điểm cần nhớ trong công thức tính công:

- Lực trong các công thứctrên có độ lớn không đổitheo thời gian

- Giá của công phụ thuộcvào độ lớn của lực F, góc

công thứctính công

và côngthức tínhcông suất

để giải cácbài tậptrong sáchgiáo khoa

và các bàitập tươngtự

2 Xácđịnh tínhchất côngtrong cáctrườnghợp

toán côngsuất củamột máythực hiện

Ngày đăng: 14/04/2013, 13:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh: “Sách giáo khoa Vật lý 10”. NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Vật lý 10”
Nhà XB: NXBGD
2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Bùi Quang Hân: “Sách bài tập vật lý 11”.NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách bài tập vật lý 11
Nhà XB: NXBGD
3.Lương Duyên Bình. 2006. Sách giáo viên vật lý 10. NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo viên vật lý 10
Nhà XB: NXB GD
4. An Văn Chiêu, Nguyễn Trọng Di, Nguyễn Văn Đồng: “Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông”, tập 1. NXBGD – 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp giảngdạy vật lý ở trường phổ thông”
Nhà XB: NXBGD – 1979
5. Trần Thuý Hằng và Đào Thị Thu Thuỷ. 2006. Thiết kế bài giảng vật lý 10 (tập hai). Hà Nội: NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng vật lý 10 (tậphai
Nhà XB: NXB Hà Nội
6. Nguyễn Phụng Hoàng. Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá thành quả học tập. NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giáthành quả học tập
Nhà XB: NXB GD
7. Nguyễn Thế Khôi. 2006. Vật Lý 10 Nâng Cao. NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật Lý 10 Nâng Cao
Nhà XB: NXB GD
8. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Hoàng Kim, Vũ Thị Thanh Mai: “Phương pháp giải toán vật lý 11”.NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảitoán vật lý 11
Nhà XB: NXBGD
9. Nguyễn Đình Noãn, Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước:“Các dạng bào tập trắc nghiệm vật lý 11”.NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dạng bào tập trắc nghiệm vật lý 11
Nhà XB: NXBĐHSP
10. Hoàng Đức Nhuận và PGS PTS Lê Đức Phúc.1995. Cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận của việckiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông
11. Nguyễn Xuân Nùng (Biên dịch) và GS.TS. Lâm Quang Thiệp (Hiệu đính và giới thiệu). Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. 1995. Hà Nội: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vụ Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục
12. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế: “Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông”. NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương phápdạy học vật lý ở trường phổ thông
Nhà XB: NXBĐHSP
13. Dương Thiệu Tống. 1995. Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập. TP HCM: ĐHTH THPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm đo lường thành quả học tập
14. Lý Minh Tiên. 1998. Chương trình phân tích bài Test – câu Test. TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phân tích bài Test – câu Test
15. Trần Văn Thạnh. 2005. Bài kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. ĐHAG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm kháchquan nhiều lựa chọn
16. Phạm Viết Vượng. 1995. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.8. Các hình thức kiểm tra cơ bản. - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN)
1.8. Các hình thức kiểm tra cơ bản (Trang 13)
+ Lập bảng có dạng như sau: Câu - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN)
p bảng có dạng như sau: Câu (Trang 25)
1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN)
1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Các định luật bảo toàn” (Trang 32)
5. Bảng trọng số: - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN NHẰM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” CỦA HỌC SINH LỚP 10 THPT (CƠ BẢN)
5. Bảng trọng số: (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w