Mục tiêu môn học - Mục tiêu kiến thức: Trang bị cho học viên các khái niệm lý thuyết đo lường cổ điển và hiện đại; các khái niệm lý thuyết, những cách tiếp cận đánh giá, các kỹ thuật,
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
Lý thuyết đo lường và đánh giá
(Theories of Measurement and Evaluation)
1 Thông tin về nhóm biên soạn đề cương/giảng viên
- Họ và tên: Nguyễn Phương Nga
- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục
- Thời gian, địa điểm làm việc: Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQG HN
- Địa chỉ liên hệ: 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội
- Điện thoại: 37549245 hoặc 37547625 (máy lẻ 19)
- E - mail: nganp@vnu.edu.vn
- Các hướng nghiên cứu chính: Đo lường đánh giá trong giáo dục, các tác động của các chính sách chủ trương, chương trình, dự án, đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục, các loại hình kiểm tra đánh giá trong giáo dục
2 Thông tin chung về môn học
Tên môn học Lý thuyết đo lường và đánh giá (Theories of Measurement and Evaluation)
- Mã môn học: CEQ 6003
- Số tín chỉ: 3
- Môn học: Bắt buộc
- Yêu cầu đối với môn học
+ môn tiên quyết: CEQ 6001 + Cơ sở vật chất: projector, computer có cài đặt phầm mềm SPSS
- Bộ môn/Khoa phụ trách: Trung tâm ĐBCLĐT & NCPTGD, ĐHQG HN
- Địa chỉ liên hệ: 144 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
3 Mục tiêu môn học
- Mục tiêu kiến thức: Trang bị cho học viên các khái niệm lý thuyết đo lường cổ điển và
hiện đại; các khái niệm lý thuyết, những cách tiếp cận đánh giá, các kỹ thuật, phương pháp thiết lập mốc so sánh trong đánh giá
Trang 2- Mục tiêu kỹ năng: Trang bị cho các học viên các kỹ năng thiết kế các mô hình và quy
trình đánh giá, các kỹ thuật sử dụng trong đánh giá và sử dụng chương trình vi tính để
hỗ trợ đánh giá
4 Tóm tắt nội dung môn học
Đây là môn học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng về Lý thuyết đo lường bao gồm khái niệm đo lường, vai trò của đo lường; lý thuyết đo lường cổ điển, các kiểu thang đo đặc trưng, trắc nghiệm, các kiểu trắc nghiệm, các phép đo không phải
là trắc nghiệm, các đặc tính đo lường của công cụ đo (độ tin cậy, độ giá trị…) Lý thuyết đo lường hiện đại Thực hành đánh giá các đặc tính đo lường của công cụ trên các phần mềm chuyên dụng (ví dụ: SPSS, QUEST …) Lý thuyết đánh giá: đại cương về đánh giá: khái niệm, bản chất; các cách tiếp cận đánh giá,xây dựng quy trình đánh gi, các kỹ thuật thường được sử dụng trong đánh giá
5 Nội dung chi tiết môn học
5.1 Nội dung môn học
Phần 1: Nội dung cốt lõi – Những đặc trưng cơ bản của lý thuyết đo lường đánh giá cổ điển và đo lường đánh giá hiện đại; Phương pháp và kỹ thuật tiếp cận để đo lường
và đánh giá với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính
Phần 2: Nội dung liên quan gần - Những kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng để phân tích trong khoa học xã hội
Phần 3: Nội dung liên quan xa - Những kiến thức về thống kê phân tích trong khoa học xã hội
5.2 Nội dung chi tiết môn học
Phần 1 Đại cương về lý thuyết đánh giá:
- Khái niệm chung về lý thuyết đánh giá;
- Khái niệm về kiểm tra-đánh giá (assessment)
- Định nghĩa về đánh giá (evaluation)
- Vai trò của đánh giá
- Mục tiêu của đánh giá
- Nghiên cứu và đánh giá
Quá trình phát triển đánh giá
Phần 2 Lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại:
1 Các thang đo lường - đánh giá
- Thang định dang (nominal scale)
Trang 3- Thang định thứ bậc (ordinal scale)
- Thang định khoảng (interval scale)
- Thang tỷ lệ (ratio scale)
2 Các phép đo các tham số định tâm
- Tính hội tụ (Mode)
- Trung vị (Median)
- Trung bình cộng (mean)
- Độ phân tán (biến thiên, phương sai,độ lệch chuẩn)
- Phân bố chuẩn
3 Khác biệt giữa lý thuyết cổ điển và hiện đại
Phần 3 Các kiểu đánh giá đặc trưng:
- Lập kế hoạch đánh giá
- Đánh giá thực trạng/bối cảnh
- Đánh giá kết quả đầu vào
- Đánh giá quá trình
Đánh giá đầu ra (sản phẩm)
Phần 4 Đặc tính đặc trưng của các công cụ đo lường:
- Độ tin cậy
Độ giá trị
6 Học liệu
6.1 Giáo trình môn học: phối hợp sử dụng các phần trong hai tài liệu sau:
Griffin, P (2000) Program Development and Evaluation Asessment Research Centre, the
University of Melbour
6.2 Danh mục tài liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên
6.2.1 Danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc
- Mintzes J J & Wandersee J H & Novak J D (2000) Assessing Science Understanding Academic Press
6.2.2 Danh mục tài liệu tham khảo thêm
- Thorndike, R M (1997) Measurement and Evaluation in psychology and Education Ed
6th Prentice-Hall
7 Nội dung môn học, hình tổ chức và dạy học
Nội dung Hình thức tổ chức dạy và Tổng
Trang 4học Lên lớp Thực
hành học Tự
Phần 1 Đại cương về lý thuyết đánh giá:
- Khái niệm chung về lý thuyết đánh giá;
- Khái niệm về kiểm tra-đánh giá (assessment)
- Định nghĩa về đánh giá (evaluation)
- Vai trò của đánh giá
- Mục tiêu của đánh giá
- Nghiên cứu và đánh giá
- Quá trình phát triển đánh giá
Phần 2 Lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại:
1 Các thang đo lường - đánh giá
- Thang định dang (nominal scale)
- Thang định thứ bậc (ordinal scale)
- Thang định khoảng (interval scale)
- Thang tỷ lệ (ratio scale)
2 Các phép đo các tham số định tâm
- Tính hội tụ (Mode)
- Trung vị (Median)
- Trung bình cộng (mean)
- Độ phân tán (biến thiên, phương sai,độ lệch
chuẩn)
- Phân bố chuẩn
3 Khác biệt giữa lý thuyết cổ điển và hiện đại
Phần 3 Các kiểu đánh giá đặc trưng:
- Lập kế hoạch đánh giá
- Đánh giá thực trạng/bối cảnh
- Đánh giá kết quả đầu vào
- Đánh giá quá trình
- Đánh giá đầu ra (sản phẩm)
Phần 4 Đặc tính đặc trưng của các công cụ đo
lường:
- Độ tin cậy
- Độ giá trị
Trang 5Tổng 36 0 9 45
8 Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
8.1 Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 10%
- Đi học đầy đủ, chuẩn bị tốt phần tự học
- Tham gia thảo luận và trình bày các vấn đề tại lớp
8.2 Kiểm tra - đánh giá định kỳ
- Kiểm tra giữa kỳ
+ Hình thức: Bài kiểm tra giữa kỳ tại lớp
+ Điểm và tỷ trọng: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 30 %
- Thi hết môn
+ Hình thức: Tiểu luận (Bài tập lớn)
+ Điểm và tỷ trọng: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 60 %
Phê duyệt của Trung tâm Người biên soạn
(Ký và ghi rõ họ tên)