Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS

130 1.1K 4
Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học việt nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày 1112007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu lộ trình thực hiện các cam kết GATS, trong đó giáo dục là 1 trong 12 ngành dịch vụ điều chỉnh bởi GATS mà Việt Nam có cam kết. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đối với giáo dục đại học. Theo đó, ta mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường giáo dục đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế. Sự hiện diện thương mại của các cơ sở giáo dục nước ngoài về nguyên tắc là không hạn chế đối với các cơ sở liên kết kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, và cũng không hạn chế đối với các cơ sở 100% vốn nước ngoài kể từ sau ngày 112009. Trên thực tế, các quốc gia phát triển và có nền giáo dục đại học hùng mạnh như Mỹ, Anh, Úc, Đức, Nhật, Canada, New Zealand và các quốc gia mới phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia hay mới nổi như Trung Quốc đã tích cực gia nhập thị trường xuất nhập khẩu giáo dục đại học sôi động này từ gần hai thập kỷ qua. Mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng từ việc đàm phán mức độ cam kết GATS đối với dịch vụ giáo dục và những chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về của các học giả nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Úc xung quanh chủ đề này, cụ thể là vai trò của xuất khẩu giáo dục đại học với các nước phát triển xuất khẩu giáo dục và những công cụ chính sách các nước đưa ra nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Đối với các nước mới phát triển hoặc đang phát triển, việc “nhập siêu” giáo dục đại học là không thể tránh khỏi ở một giai đoạn phát triển nhất định. Và mỗi nước cũng đã đều có con đường đi của mình trong việc điều tiết và định hướng nhập khẩu giáo dục, nhằm cân đối dần cán cân thanh toán xuất nhập khẩu giáo dục và hướng tới xuất khẩu giáo dục ngày một nhiều hơn. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm xung quanh vấn đề những cơ hội và thách thức đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có rất nhiều diễn đàn trên các trang thông tin điện tử thảo luận về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nào về chính sách quản lý xuất nhập khẩu giáo dục đại học của các quốc gia và bài học cho Việt Nam, vẫn vắng bóng những nghiên cứu đủ sâu để đo lường những tác động của WTOGATS đối với giáo dục đại học Việt Nam một cách định lượng. Nhóm nghiên cứu nhận định rằng đây vẫn sẽ là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, cần có sự nghiên cứu đồng bộ và quy mô để đưa ra được những bằng chứng cụ thể về tác động của WTO và GATS, sẽ có thể là tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó chúng ta mới có được các chính sách cụ thể để điều chỉnh hoạt động ngày càng quan trọng này. Việt Nam có một thị trường giáo dục đại học khá hấp dẫn với các nước xuất khẩu giáo dục, với trung bình 1,1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm. Hệ thống giáo dục đại học trong nước khó đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, nhất là đối với nhóm đối tượng có khả năng chi trả. Số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học nước ngoài cũng đang hướng đến xuất khẩu vào thị trường Việt Nam qua phương thức 3 và 4 trong cam kết GATS. Hàng năm, Việt Nam chi khoảng 800 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học từ các nước Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Canada, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Thái Lan... cho khoảng 50,000 sinh viên Việt Nam du học nước ngoài. Số tiền này lớn hơn cả chi phí của nhà nước đầu tư cho hệ thống giáo dục đại học trong nước cho khoảng 1,1 triệu sinh viên. Việt Nam là quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á có hiện trạng “nhập siêu” về giáo dục đại học. Việt Nam hầu như chưa có chiến lược quốc gia về xuất khẩu giáo dục đại học. Hiện tại, Việt Nam có xuất khẩu giáo dục đại học nhưng rất nhỏ bé, chủ yếu cho sinh viên Lào, và một số rất ít sinh viên quốc tế theo học các ngành lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ. Cán cân xuất khẩu giáo dục đại học của ta chỉ đạt khoảng 1% so với nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam vẫn xem giáo dục đại học không phải là dịch vụ. Hệ thống các định chế pháp lý chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết thực tiễn sinh động của hoạt động xuất nhập khẩu này. Cơ chế quản lý còn quá tập trung, quan liêu, xin cho và thiếu hệ thống giám sát chất lượng một cách hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” GDĐH là một yêu cầu cấp thiết nhằm nghiên cứu tư vấn chính sách cho các cấp quản lý và nhà ra quyết định về các chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” GDĐH theo hướng chất lượng, hiệu quả, công bằng, đảm bảo quyền lợi người học, và các bên cùng có lợi. Với mong muốn đó, tác giả cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS”.

MỞ ĐẦU Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu lộ trình thực hiện các cam kết GATS, trong đó giáo dục là 1 trong 12 ngành dịch vụ điều chỉnh bởi GATS mà Việt Nam có cam kết. Trên thực tế, khi đưa ra bản chào dịch vụ đa phương, mức cam kết của Việt Nam về dịch vụ giáo dục là khá sâu và rộng đối với giáo dục đại học. Theo đó, ta mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường giáo dục đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế. Sự hiện diện thương mại của các cơ sở giáo dục nước ngoài về nguyên tắc là không hạn chế đối với các cơ sở liên kết kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, và cũng không hạn chế đối với các cơ sở 100% vốn nước ngoài kể từ sau ngày 1/1/2009. Trên thực tế, các quốc gia phát triển và có nền giáo dục đại học hùng mạnh như Mỹ, Anh, Úc, Đức, Nhật, Canada, New Zealand và các quốc gia mới phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia hay mới nổi như Trung Quốc đã tích cực gia nhập thị trường xuất nhập khẩu giáo dục đại học sôi động này từ gần hai thập kỷ qua. Mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng từ việc đàm phán mức độ cam kết GATS đối với dịch vụ giáo dục và những chính sách đối với hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về của các học giả nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và Úc xung quanh chủ đề này, cụ thể là vai trò của xuất khẩu giáo dục đại học với các nước phát triển xuất khẩu giáo dục và những công cụ chính sách các nước đưa ra nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Đối với các nước mới phát triển hoặc đang phát triển, việc “nhập siêu” giáo dục đại học là không thể tránh khỏi ở một giai đoạn phát triển nhất định. Và mỗi nước cũng đã đều có con đường đi của mình trong việc điều tiết và định hướng nhập khẩu giáo dục, nhằm cân đối dần cán cân thanh toán xuất nhập khẩu giáo dục và hướng tới xuất khẩu giáo dục ngày một nhiều hơn. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm xung quanh vấn đề những cơ hội và thách thức đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO, đã có rất nhiều diễn đàn trên các trang thông tin điện tử thảo luận về vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nào về chính sách quản lý xuất - nhập khẩu giáo dục đại học của các quốc gia và bài học cho Việt Nam, vẫn vắng bóng những nghiên cứu đủ sâu để đo lường những tác động của WTO/GATS đối với giáo dục đại học Việt Nam một cách định lượng. Nhóm nghiên cứu nhận định rằng đây vẫn sẽ là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, cần có sự nghiên 1 cứu đồng bộ và quy mô để đưa ra được những bằng chứng cụ thể về tác động của WTO và GATS, sẽ có thể là tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó chúng ta mới có được các chính sách cụ thể để điều chỉnh hoạt động ngày càng quan trọng này. Việt Nam có một thị trường giáo dục đại học khá hấp dẫn với các nước xuất khẩu giáo dục, với trung bình 1,1 triệu học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm. Hệ thống giáo dục đại học trong nước khó đáp ứng được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, nhất là đối với nhóm đối tượng có khả năng chi trả. Số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục đại học nước ngoài cũng đang hướng đến xuất khẩu vào thị trường Việt Nam qua phương thức 3 và 4 trong cam kết GATS. Hàng năm, Việt Nam chi khoảng 800 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học từ các nước Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Canada, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Malaysia, Thái Lan cho khoảng 50,000 sinh viên Việt Nam du học nước ngoài. Số tiền này lớn hơn cả chi phí của nhà nước đầu tư cho hệ thống giáo dục đại học trong nước cho khoảng 1,1 triệu sinh viên. Việt Nam là quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á có hiện trạng “nhập siêu” về giáo dục đại học. Việt Nam hầu như chưa có chiến lược quốc gia về xuất khẩu giáo dục đại học. Hiện tại, Việt Nam có xuất khẩu giáo dục đại học nhưng rất nhỏ bé, chủ yếu cho sinh viên Lào, và một số rất ít sinh viên quốc tế theo học các ngành lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ. Cán cân xuất khẩu giáo dục đại học của ta chỉ đạt khoảng 1% so với nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều chính sách quản lý hoạt động xuất - nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam vẫn xem giáo dục đại học không phải là dịch vụ. Hệ thống các định chế pháp lý chưa đầy đủ và chưa phản ánh hết thực tiễn sinh động của hoạt động xuất - nhập khẩu này. Cơ chế quản lý còn quá tập trung, quan liêu, xin cho và thiếu hệ thống giám sát chất lượng một cách hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu về chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” GDĐH là một yêu cầu cấp thiết nhằm nghiên cứu tư vấn chính sách cho các cấp quản lý và nhà ra quyết định về các chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” GDĐH theo hướng chất lượng, hiệu quả, công bằng, đảm bảo quyền lợi người học, và các bên cùng có lợi. Với mong muốn đó, tác giả cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia và GATS”. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xuất, nhập khẩu giáo dục đai học, về WTO, GATS, những vấn đề xung quanh việc Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết GATS trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo các văn bản pháp quy, các chính sách của Việt Nam liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục đại học. - Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở trong nước và ngoài nước về xuất nhập khẩu giáo dục đại học và lựa chọn chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” giáo dục đại học. - Đề xuất một số kiến nghị về chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” giáo dục đại học. 4. Cách tiếp cận Tiếp cận mang tính hệ thống và toàn diện. - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn kinh nghiệm áp dụng chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” giáo dục đại học trong và ngoài nước. - Tổng hợp, phân tích, so sánh các chính sách quản lý “xuất, nhập khẩu” giáo dục đại học Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Lựa chọn chính sách phù hợp trên cơ sở tình hình thực tiễn của Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá tính khả thi của các đề xuất, đề tài còn sử dụng các công thức toán, các bảng hình để chứng minh trên cơ sở các số liệu, thông tin sơ cấp (khảo sát thực tế) và số liệu, thông tin thứ cấp của các nghiên cứu trong và ngoài nước. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu thực trạng của một số nước điển hình trong xuất, nhập khẩu giáo dục đại học (Mỹ, Úc, Anh, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia), tìm ra những nét tương đồng với điều kiện của Việt Nam, làm cơ sở cho lựa chọn chính sách. Về nghiên cứu thực trạng xuất, nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam, do điều kiện nghiên cứu khách quan, nhóm tác giả tập trung vào vào nghiên cứu hoạt động nhập khẩu giáo dục thông qua phương thức 3, 4 (nói chung) và phương thức 2 (với diện sử dụng ngân sách nhà nước). 7. Nội dung nghiên cứu (i) Nghiên cứu lý luận - Các khái niệm và nội dung liên quan đến WTO, GATS, dịch vụ giáo dục, “xuất, nhập khẩu” dịch vụ giáo dục đai học. 3 - Các văn bản pháp luật, quy định liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu giáo dục đại học của Việt Nam (ii) Nghiên cứu thực trạng - Tình hình xuất nhập khẩu giáo dục của một số nước trên thế giới: Mỹ, Úc, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Malaysia. - Tình hình xuất nhập khẩu giáo dục của Việt Nam: chủ yếu nghiên cứu về nhập khẩu giáo dục theo phương thức hiện diện thể nhân, hiện diện thương mại và tiêu dùng nước ngoài (bằng ngân sách nhà nước). - Chính sách quản lý xuất nhập khẩu giáo dục đại học của một số nước – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (iii) Đề xuất một số kiến nghị về chính sách quản lý xuất nhập khẩu giáo dục đại học. 4 Chương 1 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ XUẤT - NHẬP KHẨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG WTO VÀ GATS 1.1 Giáo dục đại học trong môi trường WTO và GATS 1.1.1 Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO 1.1.1.1. Lịch sử hình thành Tháng 7/1944, khi Đại chiến Thế giới thứ II sắp kết thúc, quân đồng minh sắp giành được thắng lợi hoàn toàn, tại Bretton Woods (Mỹ) 34 nước đã nhóm họp, quyết định lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Lúc này, hai nhà kinh tế học John Maynard (Anh) và Harry Dexter White (Mỹ) cùng đồng thời đưa ra đề nghị nên thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (International Trade Organization - ITO). Ý tưởng của hai nhà kinh tế này là hình thành một thế chân vạc về kinh tế, tài chính và thương mại cho thế giới sau những cuộc khủng hoảng dữ dội đã dẫn đến chủ nghĩa phát xít và chiến tranh khốc liệt. Tài chính và tiền tệ sẽ do IMF chịu trách nhiệm, phát triển kinh tế là phần việc của WB, còn ITO sẽ chịu trách nhiệm xúc tiến đồng bộ các vấn đề có liên quan đến mậu dịch giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước sau chiến tranh. Với tôn chỉ bình đẳng trong trao đổi thương mại quốc tế, ITO đã không được thành lập. Lý do cơ bản là do Mỹ, là quốc gia duy nhất hầu như không chịu ảnh hưởng bới sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, đã vì quyền lợi của mình phản đối thành lập ITO mà thay vào đó chủ trương đưa ra một Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement of Tariff and Trade - GATT) và GATT đã được 23 nước thương lượng và ký ngày 23/10/1947, có hiệu lực từ 01/01/1948. GATT được coi là các quy định tạm thời cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó chủ yếu bao gồm các hiệp định về giảm thuế quan (thuế nhập khẩu) và những hạn chế khác đối với tự do thương mại. Từ khi ra đời GATT đã trải qua 7 vòng đàm phán là: Annecy 1949, Toquay 1951, Geneva 1956, Dilon 1960-1961, Kenedy 1964 – 1967, và Urugoay 1986-1993. Đáng chú ý là khoảng cách giữa các vòng đàm phán ngày càng lớn và thời gian thương lượng của mỗi vòng cũng càng dài ra, cho thấy tính phức tạp và quyết liệt của các chương trình nghị sự ngày vàng tăng lên. Mặc dù GATT được coi là công ước có tính chất lâm thời, nhưng trên thực tế với hơn 45 năm tồn tại, trải qua 8 vòng đàm phan, GATT đã trở thành thoả thuận đa phương then chốt về mậu dịch toàn cầu. GATT đã góp phần vào tự do hoá thương mại, cắt giảm thuế quan, bãi bỏ những hạn chế về thương mại và chống phân biệt đối xử về kinh tế trong buôn bán giữa các nước. GATT đã góp phần đáng kể thúc đẩy 5 thương mại quốc tế phát triển. Nhiều nước đã được hưởng những lợi ích to lớn của GATT, với các mức độ khác nhau, một mặt Mỹ và các nước có nền kinh tế phát triển rất có lợi, mặt khác các nước kém phát triển thì ít được lợi hơn, thậm chí thua thiệt. Đầu những năm 1990, đã có nhiều bất đồng (trong khi nguyên tắc hoạt động của GATT là đồng thuận) trong vòng đàm phán Urugoay. Một số nước phát triển trong đó có Mỹ muốn đưa vào chương trình nghị sự nhiều vấn đề mới như: trao đổi dịch vụ quốc tế, quyền sở hữu quốc tế, đầu tư, lao động, môi trường, … một số nước khác lại đưa ra nhiều vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh (sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ), trong bối cảnh kết thúc thời kỳ “chiến tranh lạnh”, xu thế thế giới chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” và “mở cửa”, hội nhập quốc tế. Do các cơ chế của GATT không đủ sức giải quyết các tranh chấp, sứ mạng của GATT đã buộc phải đưa ra thảo luận và xem xét lại. Do vậy, chỉ mấy tháng sau khi hoàn tất vòng đàm phán Urugoay (15/12/1993), các nước đã cùng nhau họp tại Marrakesh (Ma rốc) vào ngày 15/4/1994 để ký Định ước cuối cùng, Định ước Marrakesh, khẳng định kết quả của vòng đàm phán thứ 8, đồng thời cho ra đời một thiết chế mới tiếp tục GATT và thay thế cho GATT, đó là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO). Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng phê chuẩn WTO. Sự ra đời của WTO đã đánh dấu mốc quan trọng làm thay đổi quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động thương mại quốc tế phổ biến khắp toàn cầu. 1.1.1.2. So sánh WTO và GATT WTO chính thức thay thế GATT từ 01/01/1995. So với GATT, WTO có những điểm khác căn bản như sau: a) GATT chỉ là Hiệp định, còn WTO là một tổ chức quốc tế. Đây là điểm khác cơ bản nhất. Từ đó, WTO có một bộ máy hoạt động lớn với nhiều luật lệ của một tổ chức quốc tế, trong khi GATT hầu như không có. b) GATT chủ yếu là Hiệp định mang tính thoả thuận đa phương, được lựa chọn. Còn hầu hết các Hiệp định của WTO là cam kết đa phương, đòi hỏi sự bắt buộc thực hiện của các thành viên. c) Các quy định của GATT hầu như chỉ áp dụng với buôn bán hàng hoá, còn của WTO thì ngoài đối với thương mại hàng hoá còn bao quát cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư quốc tế và quyền sở hữu trí tuệ. d) Hiệu lực xử lý tranh chấp của WTO so với GATT nhanh hơn, linh động hơn và tính thực thi cũng đảm bảo hơn. e) Nguyên tắc hoạt động của GATT chỉ là “đồng thuận” còn đối với WTO, ngoài nguyên tắc đó ra còn kết hợp với cả nguyên tắc bỏ phiếu, thiểu số phục tùng đa số, mỗi thành viên 01 phiếu. Thoả thuận của WTO quy định 04 trường hợp bỏ phiếu 6 a) Để thông qua bất kỳ một Hiệp định thương mại đa phương nào (tối thiểu ¾ số phiếu tán thành). b) Quyết định của Hội nghị Bộ trưởng cho phép một thành viên nào đó lùi thời gian thi hành một hiệp định đa phương (tối thiểu 3/4 số phiếu tán thành). c) Thông qua các điều khoản bổ sung cho các hiệp định đã có (tối thiểu 2/3 số phiếu tán thành). d) Quyết định kết nạp thành viên mới của Hội nghị cấp Bộ trưởng (tối thiểu 2/3 số phiếu tán thành). 1.1.1.3. Các quy tắc của WTO a) Hiệp định: Để bảo đảm hoạt động thương mại được công bằng, tự do như mục đích đề ra, các nước thành viên WTO thương lượng để thống nhất ban hành các quy tắc và tuân thủ các quy tắc đó. Các quy tắc của WTO, được ghi nhận tại các hiệp định của WTO, là kết quả thương lượng giữa các nước thành viên và đều đã được quốc hội của tất cả các nước thành viên phê chuẩn. Hệ thống quy tắc hiện nay là kết quả của Vòng Đàm phán Urugoay từ 1986 đến 1994, qua đó đã điều chỉnh đáng kể Hiệp ước GATT nguyên thuỷ. Hiệp ước GATT đã trở thành tập quy tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá. Vòng Đàm phán Urugoay đã đặt ra những quy tắc mới điều chỉnh thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp và xem xét chính sách thương mại. Toàn bộ hệ thống quy tắc của WTO hiện nay gồm hơn 60 hiệp định, dài 30.000 trang, chia thành 3 phần cơ bản sau đây: - Phần 1: những hiệp định cơ bản (GATT, GATS, TRIPS). - Phần 2: những hiệp định trong từng lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, dệt may, hàng không, hàng hải, hạ thấp thuế suất hay chống phá giá v.v…. - Phần 3: lịch trình hay danh sách những cam kết của các thành viên về thuế quan hay mở cửa thị trường. Căn cứ vào nội dung các hiệp định, có thể chia thành 5 loại thỏa ước sau đây:  Thỏa ước về hàng hoá Từ 1947 đến 1994, GATT là diễn đàn thương lượng về việc hạ thấp hàng rào quan thuế và các rào cản thương mại khác về hàng hoá. Hiệp định GATT đã đề ra những quy tắc quan trọng nhất cho việc này, nhất là về nguyên tắc không phân biệt đối xử. Từ năm 1995, Hiệp định GATT được điều chỉnh đã trở thành hiệp định khung cho thương mại hàng hoá với những hạng mục điều chỉnh về các lĩnh vực riêng như nông nghiệp hay dệt và những chủ đề riêng như thương mại nhà nước, tiêu chuẩn sản phẩm, trợ cấp hay những biện pháp chống phá giá. 7  Thoả ước về dịch vụ Các nguyên tắc về thương mại trước đây chỉ áp dụng cho thương mại hàng hoá, từ 1995 cũng được áp dụng cho thương mại dịch vụ của các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty viễn thông, công ty du lịch, mạng lưới khách sạn, công ty vận tải làm ăn ở nước ngoài. Những nguyên tắc này được ghi nhận trong bản Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS). Các thành viên WTO cũng đã có những cam kết riêng lẻ trong khuôn khổ Hiệp định nêu rõ những lĩnh vực dịch vụ nào họ đồng ý mở cửa và mức độ mở cửa cho cạnh tranh của nước ngoài.  Thỏa ước về sở hữu trí tuệ Hiệp định về sở hữu trí tuệ của WTO là cơ sở pháp lý cho việc thương mại và đầu tư về suy nghĩ và óc sáng tạo. Hiệp định quy định cách thức bảo vệ quyền tác giả, thương hiệu, tên địa phương xác định xuất xứ của sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp và thông tin mật (như bí mật thương mại).  Thỏa ước về giải quyết tranh chấp Bản Thoả thuận về Giải quyết tranh chấp quy định rõ thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Đây là cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thi hành các quy tắc của WTO và do đó bảo đảm cho thương mại được diễn ra thông suốt, công bằng hơn, tự do hơn. Khi cho rằng quyền lợi đã quy định tại các hiệp định bị xâm phạm, các thành viên có thẩm quyền kiện với WTO. Phán quyết sẽ được ban bố bởi các chuyên gia được đề cử theo thể thức đặc biệt, căn cứ vào việc giải thích các hiệp định và các cam kết riêng lẻ của các thành viên. Thủ tục hiện nay khuyến khích các thành viên giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng. Nếu thương lượng thất bại, họ sẽ áp dụng một thể thức được quy định cẩn trọng, qua nhiều giai đoạn, bao gồm cả việc ban bố phán quyết bởi một uỷ ban chuyên gia và quyền kháng cáo phán quyết về mặt pháp lý.  Thoả ước về giám sát chính sách Tất cả các thành viên đều phải chịu sự giám sát định kỳ. Kết quả giám sát bao gồm một bản báo cáo của thành viên bị giám sát và báo cáo của Đoàn Thư ký của WTO. Cơ chế giám sát được đưa ra với mục đích nâng cao tính minh bạch, tạo ra sự hiểu biết hơn về chính sách thương mại mà các nước đang áp dụng và tác động của nó. Nhiều thành viên xem việc giám sát là một cách đóng góp ý kiến đối với chính sách của họ. b) Phụ lục 8 Có bốn phụ lục của WTO định nghĩa quyền lợi và bổn phận lâu dài của các thành viên. Cụ thể như sau: - Phụ lục 1 có ba phần: o Phụ lục 1A, các Hiệp định Đa phương về Thương mại Hàng hoá, trong đó có Hiệp định GATT 1994 (GATT 1947 được điều chỉnh bằng nhiều thỏa thuận không chính thức và hiệp định bổ sung được đàm phán trong Vòng Đàm phán Uruguay); o Phụ lục 1B có Hiệp định GATS o Phụ lục 1C có Hiệp định TRIPS. - Phụ lục 2 có Thỏa thuận không chính thức về Quy chế và Thủ tục quy định việc Hoà giải Tranh chấp (DSU) - cơ chế hoà giải tranh chấp thông thường của WTO. - Phụ lục 3 có Cơ chế Thẩm định Chính sách Thương mại (TPRM), một công cụ theo dõi chính sách của những nước thành viên. - Phụ lục 4, Hiệp định Thương mại Đa phương, gồm bộ luật của Vòng Đàm phán Tokyo chưa được đa phương hoá trong Vòng Đàm phán Uruguay và do đó chỉ ràng buộc được những nước đã ký vào hiệp định. Ngoài ra, các Phụ lục từ 1 đến 3 thể hiện những hiệp định thương mại đa phương. Điều II của WTO nêu rõ là tất cả các Hiệp định có trong ba phụ lục này là một thành phần của hiệp định WTO ràng buộc mọi thành viên. 1.1.2. Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ - GATS 1.1.2.1. Sự ra đời của GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement for Trade and Services - GATS) là tập hợp đầu tiên và duy nhất những quy định đa biên điều chỉnh thương mại dịch vụ thế giới. GATS được soạn thảo và đàm phán trong vòng Uruguay, trong bối cảnh ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 30 năm qua và đang có thêm nhiều tiềm năng phát triển nhờ cuộc cách mạng thông tin. Trong 30 năm qua, dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới; dịch vụ chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại. Vào đầu và giữa những năm 1980, khi bắt đầu đưa các quy định về dịch vụ vào hệ thống thương mại đa biên, một số nước đã tỏ ra nghi ngại, thậm chí còn phản đối. Họ cho rằng một hiệp định như vậy có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng các chính phủ theo đuổi những mục tiêu chính sách quốc gia và hạn chế khả năng điều tiết của chính phủ. Tuy vậy, hiệp định đã được soạn thảo một cách hết sức mềm dẻo, cả về mặt quy định chung lẫn những cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường. 9 1.1.2.2. Nội dung chính của GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ bao gồm ba phần: văn bản chính của hiệp định nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung; phần phụ lục bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa; những chỉ dẫn đối với trường hợp các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của điều khoản tối huệ quốc. a) Các nghĩa vụ và quy định chung GATS là Hiệp định điều chỉnh thương mại tất cả các loại dịch vụ được trao đổi trên thế giới, như các dịch vụ ngân hàng, viễn thông, du lịch, giáo dục, các dịch vụ chuyên nghiệp Hiệp định cũng định nghĩa 4 phương thức (Modes) trao đổi dịch vụ: - Phương thức 1: Một nước cung ứng dịch vụ cho một nước khác (chẳng hạn các cuộc gọi quốc tế), được gọi tên chính thức là “cung ứng dịch vụ qua biên giới” (Croos Boder). - Phương thức 2: Người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như du lịch), được gọi tên chính thức là “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài” (Consumtion Abroad) - Phương thức 3: Doanh nghiệp nước ngoài lập chi nhánh hoặc công ty con tại một nước nhằm cung ứng dịch vụ tại nước đó (chẳng hạn các giao dịch của ngân hàng nước ngoài tại một nước), được gọi tên chính thức là “hiện diện thương mại” (Commercial Presence) - Phương thức 4: Các cá nhân rời khỏi một nước để sang cung ứng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như hoạt động của người mẫu thời trang hoặc nhà tư vấn), được gọi tên chính thức là “hiện diện thể nhân” (Presence of Natural Persons). b) Đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ghi rõ ưu đãi nào đã được dành cho một nước thì phải được dành cho tất cả các nước khác. Theo MFN thì tất cả các đối tác thương mại được đối xử công bằng, theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong khuôn khổ của GATS, nếu một nước mở cửa một lĩnh vực cho cạnh tranh nước ngoài thì nước đó sẽ phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung ứng dịch vụ của tất cả các nước thành viên WTO. Nguyên tắc này được áp dụng ngay cả khi một nước không đưa ra cam kết cụ thể nào về mở cửa thị trường của mình cho các công ty nước ngoài trong khuôn khổ WTO. Điều khoản tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ, nhưng các nước được phép tạm thời miễn áp dụng điều khoản này đối với một số ngành đặc biệt. Khi GATS có hiệu lực, một số nước đã ký trước đó với các đối tác thương mại những hiệp định ưu đãi về dịch vụ, trong khuôn khổ song phương hoặc giữa một 10 [...]... hợp tác quốc tế về giáo dục đại học Khi người học từ một quốc gia này đi sang quốc gia khác để theo học đại học thì tức là người đó (quốc gia đó) đã nhập khẩu dịch vụ GDĐH từ quốc gia khác đó vào quốc gia mình - Các nhân tố tác động đến nhập khẩu giáo dục đại học: Sự tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ GDĐH phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái Thu nhập của người dân trong. .. cung cấp giáo dục là rất quan trọng 1.3 Chính sách quản lý xuất - nhập khẩu giáo dục đại học 1.3.1 Các khái niệm 1.3.1.1 Khái niệm về chính sách quản lý a) Chính sách Thuật ngữ chính sách hiểu theo nghĩa rộng bao hàm các chủ trương lớn, đường lối hoặc phương hướng chiến lược của một quốc gia, thể hiện quan điểm, thái độ ứng xử trong quá trình xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế Thuật ngữ chính sách. .. Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005 18 Hình 1.1 Hệ thống giáo dục của Việt Nam Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo Trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, giáo dục đại học được coi là một ngành kinh tế cấp 4: Bảng 1.1 GDĐH trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Cấp 1 Cấp 2 P 85 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 8541 8542 85410 85420 851 852 853 854 855 Tên ngành Giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo Giáo dục mầm non Giáo dục. .. viên cao học và sinh viên nước ngoài (nơi mà quy định mức học phí đã được bãi bỏ) Các trường đại học khác của Anh quốc cũng sẽ sớm đi theo cách này 1.2.3 Nhập khẩu giáo dục đại học 1.2.3.1 Khái niệm nhập khẩu giáo dục đại học - Nhập khẩu GDĐH là việc quốc gia này mua dịch vụ GDĐH từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc các trường đại học nước ngoài cung ứng dịch vụ cho người cư trú trong nước... liên kết, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học Khi người nước ngoài đến quốc gia mình theo học đại học thì tức là quốc gia mình đã thực hiện xuất khẩu dịch vụ GDĐH cho người đó (quốc gia đó) - Theo Phần II, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ thuộc Biểu CLX – Việt Nam (thuộc GATS) , dịch vụ giáo dục được xếp thứ 5 trong 12 ngành dịch vụ khác nhau 26 Trong đó, xuất khẩu GDĐH được hiểu là Việt Nam thiết lập... phối thẩm quyền trong quản lý giáo dục đại học được thể hiện qua 5 kiểu Kiểu I (cấu trúc đuôi nặng) điển hình ở Châu Âu lục địa, 8 9 Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở khoa học của quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005 34 quyền quyết định được trao chủ yếu cho bộ môn/giảng viên, sau đó đến chính phủ (Bộ) và thẩm quyền ít... năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại các đơn vị thuộc ngành, lĩnh vực 1.3.1.2 Chính sách quản lý giáo dục đại học Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần có chính sách quản lý và “bao cấp” có hiệu quả hơn đối với giáo dục đại học Cải cách hành chính. .. ngành Tên gọi 19 5 Dịch vụ giáo dục Giáo dục tiểu học Giáo dục trung học Giáo dục đại học Giáo dục người lớn Dịch vụ giáo dục khác A B C D E Nguồn: WTO,1991, Services Sectoral Classification List Như vậy có thể thấy, trong tất cả các hệ thống phân loại, GDĐH luôn được coi là một cấp giáo dục tiếp theo của giáo dục phổ thông Bên cạnh những đặc điểm của dịch vụ, dịch vụ giáo dục còn có một số đặc trưng... thống hoạch định và thực thi trong quản lý o Chính sách là chiến lược dùng để giải quyết hoặc làm cho tốt hơn một vấn đề Chính sách có thể được phân loại theo các tiêu chí sau: o Phân loại chính sách theo cấp ra chính sách o Phân loại theo thời gian ban hành chính sách o Phân loại chính sách theo các lĩnh vực liên quan o Phân loại chính sách theo thời hạn hiệu lực b) Chính sách công Chính sách công là... tạo Giáo dục mầm non Giáo dục tiểu học Giáo dục trung học Đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học Đào tạo cao đẳng Đào tạo đại học và sau đại học Giáo dục khác Nguồn: Quyết định số 10/2007/QĐ-Ttg ngày 23/1/2007 Trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO, GDĐH được coi là một phân ngành dịch vụ, nằm trong ngành dịch vụ giáo dục (là 1 trong 12 ngành dịch vụ) Bảng 1.2 GDĐH trong hệ thống phân loại dịch vụ . ở trong nước và ngoài nước về xuất nhập khẩu giáo dục đại học và lựa chọn chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học. - Đề xuất một số kiến nghị về chính sách quản lý xuất, nhập khẩu . người học, và các bên cùng có lợi. Với mong muốn đó, tác giả cùng nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài Chính sách quản lý xuất, nhập khẩu giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh giáo dục xuyên quốc gia. Việt Nam là quốc gia lớn trong khu vực Đông Nam Á có hiện trạng nhập siêu” về giáo dục đại học. Việt Nam hầu như chưa có chiến lược quốc gia về xuất khẩu giáo dục đại học. Hiện tại, Việt Nam

Ngày đăng: 23/07/2014, 10:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Giáo dục đại học trong môi trường WTO và GATS

  • 1.2. Xuất - nhập khẩu giáo dục đại học

  • 2.1. Xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới

  • 2.2. Cam kết GATS về dịch vụ giáo dục của các nước trên thế giới

  • 2.3. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục đại học của các nước phát triển – Sự đánh đổi giữa chất lượng và doanh thu

  • 2.4. Nhập khẩu có chọn lọc và đẩy mạnh xuất khẩu - Con đường của các nước mới phát triển

  • 3.1 Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

  • 3.2 Chính sách của Việt Nam thể hiện qua các cam kết với GATS về lĩnh vực giáo dục và đào tạo

  • 3.3. Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam qua phương thức hiện diện thể nhân và hiện diện thương mại

  • Với mục đích tăng cường quản lý và đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào việc phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục ở Việt Nam, Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 02/12/1998 (sau đây gọi là Luật Giáo dục 1998) đã tạo ra cơ sở pháp lý căn bản ban đầu cho việc hợp tác đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam. Quy định tại Mục 3 của Luật Giáo dục 1998, Điều 96 về Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam ghi rõ "Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia."

  • 3.3.2 Thực trạng triển khai các chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH thông qua phương thức hiện diện thể nhân và hiện diện thương mại

  • 3.4 Chính sách quản lý nhập khẩu GDĐH Việt Nam theo phương tiêu dùng nước ngoài

  • 3.5. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia thị trường xuất - nhập khẩu giáo dục đại học

  • 4.1. Quan điểm, đường lối chỉ đạo về phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

  • 4.2. Chính sách quản lý xuất - nhập khẩu GDĐH trong giai đoạn 2010 – 2020

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan