Tác giả luận án PHẠM THỊ NGA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC LUẬN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ
KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
PHẠM THỊ NGA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.
Tác giả
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tác giả đãnhận được sự hướng dẫn giúp đỡ, động viên của quý Thầy, Cô và bạn bè đồngnghiệp, gia đình
Với lòng kính trọng tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giámhiệu cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, viên chức …… đã động viên, giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo Tiến sĩ
và hoàn thành luận án
Đặc biệt, với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến … , người thầy, người hướng dẫn khoa học đã thường xuyên chỉ bảo, tậntình hướng dẫn giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã hướng dẫn giúp đỡ tôi vàcác đồng nghiệp đã cộng tác hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt các anh traitôi, bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận án
Chắc chắn trong luận án sẽ còn nhiều thiếu sót, tác giả kính mong nhậnđược sự chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ của quý Thầy, Cô để hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBQL : Cán bộ quản lí
CBGVNV : Cán bộ giáo viên nhân viên
CNTT : Công nghệ thông tin
CNHHĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
CNH- HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GDCD : Giáo dục công dân
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GĐ- NT- XH : Gia đình nhà trường xã hội
GTS&KNS : Giá trị sống và kĩ năng sống
HĐGD : Hoạt động giáo dục
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TNTPHCM : Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Trang 6MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục viết tắt iii
Mục lục iv
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 10
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về GT, GTS và giáo dục GTS 10
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS 15
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục GTS&KNS 17
1.1.4 Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS 18
1.1.5 Một vài nhận định 21
1.2 Các khái niệm cơ bản 25
1.2.1 Giá trị, giá trị sống, kĩ năng sống 25
1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục 31
1.2.3 Hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục GTS&KNS, quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS 33
1.2.4 Học sinh THCS 35
1.3 Các quan điểm về quản lí hoạt động GTS&KNS và mối quan hệ giữa hai khái niệm này 36
1.3.1 Các quan điểm về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS 36
1.3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa GTS và KNS 38
1.4 Những thành tố của hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS 40
1.4.1 Mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục GTS, KNS 40
Trang 71.4.2 Các hình thức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh THCS
42
1.4.3 Các phương pháp giáo dục GTS& KNS cho học sinh THCS 46
1.4.4 Các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS 50
1.5 Yêu cầu quản lí hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS 1.5.1 Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS 50
1.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh trung học cơ sở 52
1.5.3 Chỉ đạo, điều phối các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh trung học cơ sở 53
1.5.4 Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh trung học cơ sở 55
1.5.5 Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS 55
1.6 Bối cảnh đổi mới giáo dục và tác động của nó tới quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS 56
1.6.1 Bối cảnh trong nước 56
1.6.2 Bối cảnh thế giới 59
Kết luận chương 1 59
Chương 2: CỞ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (3 tỉnh vùng Đồng bằng sống Hồng) 61
2.1 Khái quát vùng Đồng bằng sông Hồng và 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam 61
2.1.1 Thực trạng phát triển giáo dục THCS và kết quả giáo dục học sinh THCS ở ba tỉnh vùng đồng Đồng bằng sông Hồng 62
2.1.2 Kết quả giáo dục của học sinh THCS ở ba tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam) vùng Đồng bằng sông Hồng 64
Trang 82.2 Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS tại 3 tỉnh Ninh Bình,
Nam Định, Hà Nam vùng đồng bằng sông Hồng 66
2.2.1 Mục đích nghiên cứu khảo sát 66
2.2.2 Phương pháp/Kỹ thuật, phạm vi và đối tượng khảo sát 66
2.2.3 Nội dung khảo sát 70
2.2.4 Kết quả khảo sát 72
2.3 Đánh giá chung 99
2.3.1 Điểm mạnh 99
2.3.2 Điểm yếu 99
2.3.3 Nguyên nhân 100
2.4 Kinh nghiệm một số nước về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh 101
2.4.1 Kinh nghiệm Singapore 101
2.4.2 Kinh nghiệm quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS ở một số nước .109
2.4.3 Những bài học kinh nghiệm 113
Kết luận chương 2 114
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 116
3.1 Định hướng phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW 29 116
3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 121
3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 121
3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ 122
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảm tính hiệu quả và khả thi 122
3.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính văn hóa 122
3.3 Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS 122
Trang 93.3.1 Biện pháp 1 Xác định các KNS phù hợp với học sinh THCS tương ứng với các GTS theo tinh thần Chương Trình giáo dục phổ thông tổng
thể 122
3.3.2 Biện pháp 2 Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục GTS&KNS sống phù hợp với các trường THCS 131
3.3.3 Biện pháp 3 Tổ chức các nguồn lực thực hiện tốt kế hoạch năm học cũng như kế hoạch giáo dục GTS& KNS 133
3.3.4 Biện pháp 4 Đổi mới hình thức chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh 139
3.3.5 Biện pháp 5 Cải tiến hoạt động KTĐG kết quả giáo dục GTS&KNS cho học sinh, vừa tạo động lực để học sinh phấn đấu, vừa giúp nhà quản lí có thông tin phản hồi để điều chỉnh các biện pháp quản lí 140
3.3.6 Biện pháp 6 Xây dựng các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh 141
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 146
3.5 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 147
3.5.1.Mục đích khảo nghiệm 148
3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm 148
3.5.3 Phương pháp khảo nghiệm 148
3.5.4 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS THCS 149
3.6 Thử nghiệm biện pháp 153
3.6.1.Tên biện pháp thử nghiệm 153
3.6.2 Các bước tiến hành 153
3.6.3 Một số kết quả sau khi áp dụng biện pháp 164
Kết luận chương 3 165
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 166
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
Trang 10PHỤ LỤC 180
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả đánh giá, xếp loại học sinh THCS 65
Bảng 2.2: Tổng kết số mẫu phản hồi trong quá trình khảo sát 69
Bảng 2.3 Đánh giá mức độ nhận thức về 12 giá trị sống cho HSTHCS 72
Bảng 2.4 Kết quả đánh giá nhận thức về giáo dục kĩ năng sống của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh 73
Bảng 2.5 Kết quả đánh giá nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh THCS 75
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá hình thức giáo dục GTS, KNS của học sinh 80
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá phương pháp giáo dục GTS & KNS cho 82
học sinh THCS 82
Bảng 2.8 Kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động 84
giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS 84
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá thực trạng kế hoạch hóa 85
Bảng 2.10 Kết quả đánh giá mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch 89
Bảng 2.11 Kết quả đánh giá mức độ chỉ đạo, điều phối thực hiện 91
Bảng 2.12 Kết quả đánh giá thực trạng phối hợp tổ chức hoạt động 94
giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS của các lực lượng xã hội 94
Bảng 2.13 Kết quả đánh giá mức độ công tác kiểm tra đánh giá 95
trong quản lí 95
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá thực trạng cung ứng điều kiện cơ sở vật chất 97
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Sự phát triển về số lượng trường trong 4 năm 62Biểu đồ 2.2 Sự phát triển về số lượng học sinh trong 4 năm 63Biểu đồ 2.3 So sánh nhận thức của cán bộ giáo viên và phụ huynh hiểu khái niệm giá trị sống và kĩ năng sống 74Biểu đồ 2.4 Mức độ các hình thức giáo dục trong và ngoài nhà trường về hoạtđộng giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS 80Biểu đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 150 Biểu đồ 3.2 Mối tương quan của các biện pháp 155
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chương trình khung giáo dục bậc phổ thông ở Singapoe 104
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giáo dục giá trị sống & kĩ năng sống là bộ phận quan trọng trong quátrình giáo dục phát triển nhân cách con người Nhân cách chính là “tư cách và
phẩm chất con người”[129,710] Nhân cách được thể hiện trong cách ứng xử,
nói năng, là sự kết tinh của văn hóa thông qua hệ giá trị, chuẩn mực, thế giớiquan và nhân sinh quan, trong tình cảm, niềm tin… và được biểu hiện tronghành vi, cách ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội Phát triển nhâncách con người chính là tạo ra nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội cho cácquốc gia
Trong xu thế hội nhập, đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ cóđược hệ giá trị sống & kĩ năng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại mà vẫngiữ được bản sắc của dân tộc mình thì đất nước đó sẽ phát triển
Trên thế giới, các nước như Mỹ, Anh, Na Uy, Nhật Bản vấn đề giáodục GTS&KNS rất được chú trọng và đặt lên hàng đầu trong hệ thống giáodục quốc dân
Ở Việt Nam, từ xưa, các nhà giáo dục cũng coi trọng việc giáo dục đạođức thông qua việc dạy “làm người” của đạo thánh hiền Cho đến ngày nay,giáo dục GTS & KNS vẫn đang là nội dung được toàn xã hội, các nhà nghiêncứu giáo dục, nhà quản lí giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quantâm Trong bối cảnh “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” thì vấn
đề càng có tính thời sự sâu sắc
Kế thừa và phát huy các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết Hộinghị Trung ương 8 khóa XI đã nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nângcao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá con người Việt Nam Pháttriển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách
Trang 14hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”[20,58] Nghịquyết đã nhấn mạnh mục tiêu cụ thể của đổi mới căn bản toàn diện giáo dụcphổ thông là: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghềnghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáodục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [20,15] Điều này đặt racho giáo dục nói chung, bậc THCS nói riêng việc đổi mới quan niệm về quátrình giáo dục trong nhà trường Học sinh đến trường không chỉ học để có trithức, mà cần học cách rèn luyện những phẩm chất đạo đức, lối sống lànhmạnh, có sức khỏe, có kĩ năng nghề nghiệp, đủ để học cao hơn hoặc đi vàocuộc sống của một công dân trưởng thành
Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ của CNTT toàncầu, để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại và củacuộc sống, học sinh cần được củng cố các GTS và những KNS cơ bản để bảo
vệ mình, phát triển hài hòa trở thành công dân hữu ích cho xã hội
Nhiều tác giả đã chứng minh rằng, con người không thể hình thànhnhững kĩ năng sống hữu ích, nếu chưa có những GTS cốt lõi điều khiển KNS
ấy “Kĩ năng sống” được triển khai trên nền tảng “quan điểm sống” hướngvào chân - thiện - mĩ, tạo nên phạm trù “giá trị sống” Giá trị sống là cơ sở đểmỗi con người tu dưỡng, hành động, sống có ích cho bản thân, cho gia đình
và cộng đồng Đây là một nét mới của triết lí giáo dục trong thời kỳ đất nướcphát triển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnhCNH-HĐH, hội nhập quốc tế [43,112]
Hiện nay trong các nhà trường giáo dục GTS&KNS đang được lồngghép vào chương trình học phổ thông từ bậc tiểu học cho đến trung học phổthông, chủ đạo là môn GDCD Các nhà trường đang triển khai rất sôi nổi hoạt
Trang 15gắn với việc dạy các quan điểm sống, GTS.
Ở trường THCS, học sinh có độ tuổi từ 11-16, đang có những pháttriển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách đang rất cần đượctrang bị những GTS & KNS cốt lõi
Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn có một số học sinh thiếu GTS hoặcchưa hoàn thiện KNS căn bản như: Giao tiếp, ứng xử, bảo vệ môi trường,phòng chống thiên tai, bệnh tật, phòng tránh các tệ nạn xã hội, giáo dục giớitính…Một số biểu hiện thiếu GTS&KNS và ứng xử kém văn hóa đang ngàycàng tăng cụ thể :
- Bạo lực học đường: việc học sinh cả nam và nữ đánh nhau, thậm chíđánh giáo viên …
- Quan hệ tình dục, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ở mức báo động
“Mỗi năm nước ta có khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ca nạo phá thai Nếu tỉ lệ nạophá thai ở tuổi vị thành niên chiếm 5- 7% tổng số ca nạo phá thai trong nhữngnăm trước, thì đến nay tỉ lệ đó đã tăng lên 18- 20%” [65]
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc kém, và đang gia tăng do nhiều lý do: bịgiáo viên la mắng, bị nghi trộm cắp, bị khủng hoảng tâm lý Kĩ năng tham giagiao thông yếu: đi hàng ba, hàng tư trên đường, lạng lách, đánh võng, nẹt pô,
Trang 16Bản thân cán bộ, GV từ trước tới hiện tại chưa được đào tạo chính thức về nộidung và phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục GTS&KNS cho HS THCS.
Bộ GD&ĐT trong thông tư 31/2011 ngày 08/08/2011 về chương trình bồi dưỡnggiáo viên THCS có module về Kĩ năng sống với số tiết 5 tiết quá ít để bồi dưỡnggiáo viên THCS (2 tiết lí thuyết, 3 tiết thực hành).[19]
Xét thấy nội dung giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNShết sức cần thiết đối với HS nói chung và đặc biệt đối với học sinh THCStrong bối cảnh mới Trong khi Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hiệp quốcUNESCO đã triển khai nội dung này ở nhiều nước trên thế giới, thì ở ViệtNam vấn đề này còn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc
Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “ Quản lý hoạt động giáo dục
giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ cở trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, tổng kết cơ sở lí luận về hoạt động giáo dục vàquản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS, khảo sát, đánh giá thực trạng quản líhoạt động này và đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho học sinh THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, phát triển con người Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh và phẩm chất tốtđẹp của dân tộc, của thời đại, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trongcông cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục GTS&KNS cho họcsinh THCS
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho họcsinh THCS vùng đồng bằng sông Hồng
Trang 174 Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục GTS& KNS cho HS THCStrong bối cảnh đổi mới giáo dục đã và đang đặt ra cho nhà quản lý nhữngvấn đề gì, và cần có biện pháp quản lý nào để giải quyết thành công cácvấn đề đó?
5 Giả thuyết khoa học
Giáo dục GTS&KNS luôn là vấn đề quan trọng trong nền giáo dục củamọi quốc gia Để hoạt động giáo dục GTS &KNS cho học sinh THCS có kết quảthì khâu đột phá là quản lí nhằm tác động đồng bộ tới cả ba chủ thể NT- GĐ-
XH, trong đó nhà trường là nòng cốt Nếu đề xuất được các biện pháp bao quáthết các chức năng quản lí tác động tới toàn bộ các hoạt động của mọi thành viêntrong trường hướng tới việc giáo dục GTS&KNS cho học sinh, đồng thời liên kếtđược ba chủ thể NT-GĐ-XH như các thành tố của một hệ thống thì hoạt độnggiáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS sẽ đạt kết quả mong muốn
6 Những luận điểm bảo vệ
1.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì quản lí nhà trường cóvai trò cực kì quan trọng trong việc thực hiện mọi hoạt động trong đó có hoạtđộng giáo dục GTS&KNS Nhà trường phải tìm được các biện pháp tích hợpmọi hoạt động trong trường với nhiệm vụ giáo dục GTS&KNS cho học sinhlàm cơ sở cho việc lôi cuốn các lực lượng khác thì hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho học sinh THCS mới đạt được những kết quả mong đợi
2 Quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS chỉ có thể đạt được kết quả khi
có sự phối hợp của NT- GD -XH, sự phối hợp của các lực lượng bên trong và bênngoài nhà trường như những thành tố của một tổ chức thống nhất
7 Nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1 Nhiệm vụ
1 Hệ thống hóa các luận cứ khoa học về giáo dục cũng như QL hoạt động
Trang 18giáo dục GTS&KNS cho HS THCS làm cơ sở lí luận cho việc xác định cácmục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục GTS& KNS và quản lýhoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS THCS trong bối cảnh mới.
2 Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục GTS&KNS và QL hoạt độnggiáo dục GTS&KNS cho học sinhTHCS trong bối cảnh hiện nay
3 Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho họcsinhTHCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
4 Khảo nghiệm và thử nghiệm biện pháp quản lí
7.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu công tác QL hoạt động giáo dục GTS&KNS của
hiệu trưởng cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục
- Về không gian: Luận án chọn địa bàn khảo sát ở ba tỉnh thuộc Đồng bằng
sông Hồng là Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định Trong đó địa bàn tỉnh NinhBình làm trường hợp nghiên cứu sâu và thực nghiệm biện pháp quản lí
- Về thời gian: Từ 2012 đến nay
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận
- Phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong chủ nghĩa nhân văn
Trang 198.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quáthoá hệ thống lý luận về GD và quản lí hoạt động GD GTS&KNS cho học sinhTHCS
8.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra (bằng bảng hỏi) nhằm điều tra về thực trạng
hoạt động và QL hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS: Từkhung lí thuyết thiết kế bảng hỏi cho từng khách thể (CBGV, HS, PH), đảmbảo mỗi khách thể tham gia trả lời một cách độc lập, khách quan
- Phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập và đánh giá thông tin về
thực trạng: Phỏng vấn trực tiếp các cá nhân trong quá trình gặp gỡ điều tra(CBGV, HS, PH) Người phỏng vấn chuẩn bị kĩ nội dung phỏng vấn liên quanđến hoạt động quản lý giáo dục GTS& KNS, câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng.Khách thể có thể trả lời các câu hỏi theo ý kiến riêng của mình với những câuhỏi mở.Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần phải thiết lập đượcmối quan hệ tích cực bằng những biểu hiện tôn trọng lịch sự, đưa ra câu hỏinhiều dạng khác nhau, để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi, cũng như làm sáng
tỏ những thông tin chưa rõ
- Phương pháp quan sát: Lên kế hoạch để chủ động quan sát nhận biết
các biểu hiện về GTS&KNS của học sinh THCS trong hoạt động học tập, vuichơi, giải trí, sinh hoạt cộng đồng những hoạt động giáo dục và QLGDGTS&KNS trong nhà trường nhằm phát hiện những nét đặc thù ở hoạt độngnày
- Phương pháp thử nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu: Tác giảchọn biện pháp tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về mục tiêu, nộidung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục, các hình thức kiểm tra đánhgiá trong giáo dục GTS, KNS cho HS, GVBM, GVCN ở ba trường THCStỉnh Ninh Bình
Trang 208.4 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp thống kê : Sau khi kết thúc điều tra, phân loại, nhập số
liệu trên bảng Exell, thống kê tỷ lệ phần trăm số phiếu hợp lệ và không hợp lệcủa từng đối tượng (CBGV, HS, PH)
- Sử dụng phần mềm xử lắ số liệu SPSS: Để xử lý số liệu chúng tôi đã
sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 13.0 Hai kĩ thuật thống kê được
sử dụng trong giai đoạn này là: Phân tắch độ tin cậy bằng phương pháp tắnh hệ
số Alpha theo Cronbach và phân tắch độ giá trị của các phiếu hỏi
9 Tắnh mới của luận án
Về lý luận:
- Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lắ luận về quản lý hoạt động giáo
dục GTS&KNS cho học sinh THCS trong mối quan hệ biện chứng giữa haikhái niệm này
- Phân tắch và làm sáng tỏ vai trò quyết định của cấp quản lắ nhàtrường trong hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh Nhà trường phải
có biện pháp tắch hợp mọi hoạt động của mình với nhiệm vụ giáo dụcGTS&KNS đồng thời là nhân tố phát năng trong mối quan hệ NT-GĐ-XHtrong việc thực hiện nhiệm vụ này Giáo dục GTS& KNS chỉ có thể thành côngnếu có sự tác động đồng bộ của ba chủ thể: NT - GĐ - XH
Về thực tiễn:
- Từ kết quả khảo sát về quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS ở
các trường THCS tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam luận án đã có nhữngđánh giá chung làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn vàthuận lợi về thực trạng quản lắ hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS THCS
- Đề xuất các biện pháp quản lắ hoạt động giáo dục GTS&KNS cho họcsinh THCS Các biện pháp này có tắnh cấp thiết và khả thi, được kiểm chứng
Trang 21THCS ở tỉnh Ninh Bình.
- Kết quả của luận án khi áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần đổi mới
quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh của Hiệu trưởng ở cáctrường THCS trong bối cảnh giáo dục hiện nay
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụlục, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS
cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục GTS & KNS
cho học sinh THCS ( vùng đồng bằng Sông Hồng) trong bối cảnh đổi mới
giáo dục
Chương 3: Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS& KNS cho
HS THCS vùng dồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Trang 22CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về GT, GTS và giáo dục GTS
Từ xa xưa đến nay vấn đề giáo dục GTS&KNS được quan tâm đặc biệt,giáo dục giá trị được xem là một nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của xãhội
+ Các tác giả từ thời cổ đại như Khổng Tử [74] tới các tác giả cận đại nhưJohn Steuart Mill (1806-1873) [67], V.P.Tugarinov [90] TsnunesaburoMakiguchi (1871 – 1945) [47], Kohlberg [75], L.Dramaliv [90], Hồ ChíMinh, M.P Folleett [139] các tác giả đương đại như, Phạm Minh Hạc,[45 ]Nguyễn Thị Mỹ Lộc [89 ]… đã có nhiều cách luận giải khái niệm này…
Khổng Tử là nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng của Trung Quốc cổđại cho rằng ai làm được “Cung, khoan, tín, mẫn, huệ” người đó có đứcnhân” Con người cần hướng tới cả năm đức: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, còngọi là Ngũ thường, tức là Năm đạo đức cơ bản của con người Khổng Tử rất
đề cao đức, “nhân”, ông đã đưa nhân lên thành đức mục cao nhất, coi đó làđích của tự tu dưỡng [74]
V.P.Tugarinov (Liên xô cũ) cho rằng: “Giá trị là những khách thể,những hiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết chocon người (lợi ích, hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũngnhư một cá nhân riêng lẻ với tư cách là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vàlợi ích của họ, đồng thời cũng là những tư tưởng và ý định với tư cách làchuẩn mực, mục đích hay lý tưởng.” [90, 40]
Trang 23logic học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà hoạt động xã hội Anh, trongtác phẩm Bàn về tự do (được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1859),một trong những giá trị sống cơ bản của con người cho rằng “ tự do của mỗingười tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác, rằng tự do xãhội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân” Đối vớiông, mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc của riêng mình “trongchừng mực ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác,hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc” Theo ông,mỗi người là người bảo vệ chính đáng nhất cho sự lành mạnh của người đó,
dù là sự lành mạnh thân thể, tinh thần hay tâm linh J Steuart Mill bảo vệquyền của các cá nhân để họ được sống hạnh phúc theo ý họ, hơn là bắt họsống theo ý những người xung quanh.[67]
Nhà lý luận và cũng là nhà thực hành giáo dục Nhật Bản nửa đầu thế
kỷ 20 Tsnunesaburo Makiguchi (1871 – 1945) xuất phát từ việc kết hợp cácquan niệm truyền thống của triết học Phương Đông đã đề xuất tư tưởng về
“giáo dục sáng tạo giá trị” làm cơ sở cho việc xây dựng mới hoặc ít nhất cũng
là cải cách hệ thống giáo dục đang tồn tại.[44]
Kohlberg là nhà triết học đạo đức, nhà tâm lý học, và là nhà giáo dụchọc người Mỹ Là nhà tâm lý học, nhà giáo dục học ông nghiên cứu quá trìnhphát triển tâm lý của trẻ em và người lớn, tìm cách vận dụng chúng vào thựctiễn Là nhà đạo đức học, ông nghiên cứu quá trình nhận thức đánh giá đạođức của con người Quá trình này được trình bày trong tác phẩm “Triết học về
sự phát triển đạo đức”[75]
L.Dramaliv (Bungari) coi giá trị là “ Một thành tố khách quan của xãhội Nó là một loại hiện tượng xã hội đặc biệt (một vật, một đối tượng, mộtliên hệ, một ý niệm) thỏa mãn được những nhu cầu nhất định của con người
Các tác giả nói trên đều thừa nhận giá trị là một phẩm chất khách quan, một
Trang 24đặc tính, một khả năng thỏa mãn được những nhu cầu đã trở thành rõ rệt trong quá trình qua hệ qua lại có tính chất xã hội giữa người với người trong một giai đoạn lịch sử nhất định Với tính cách là một khách thể xã hội, giá trị không thể tách rời khỏi những nhu cầu, những mong muốn, thái độ, những quan điểm và những hành động của con người với tư cách là một chủ thể của các quan hệ xã hội” [90, 40].
+ Trong xã hội cận đại và đương đại vấn đề giáo dục và quản lí giáodục GTS vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm rộng rãi Các tác giả nhưA.G.Kuznesov, Armin Mahmoudi & Golsa Moshayedi, tổ chức UNICEF,UNESCO, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
Trong công trình “Định hướng giá trị của giới trẻ ngày nay” (1995)A.G.Kuznesov đã phân tích phương hướng phát triển định hướng giá trị củalớp trẻ Nga hiện nay Tác giả đã xác định mức độ tham gia vào xã hội củathanh niên qua sự công nhận các giá trị cơ bản của xã hội nhằm thúc đẩy xãhội phát triển trong thời kì hậu xã hội chủ nghĩa Tuy tác giả không nói nhiều
về các biện pháp quản lí, song đã mở ra một hướng mới cho các nhà quản líhoạt động giáo dục GTS cho thanh niên là sự tham gia của giới trẻ vào cáchoạt động xã hội và sự tác động của hoạt động này tới sự hình thành và củng
cố các GTS sống cơ bản
Với sự hợp tác nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới UNESCO
đã đưa ra chương trình giáo dục giá trị sống với 12 giá trị cốt lõi đó là: Hợptác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôntrọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết, được tiến hành tại một sốnước trên thế giới Ỏ các nước Đông Nam Á trẻ em cũng được triển khai họctập KNS và là đối tượng nghiên cứu thành công có tính khoa học, hệ thống vàtiêu biểu cho giáo dục nhân cách con người
Người Việt Nam có truyền thống giáo dục đạo đức phong phú, tiếp thu
Trang 25các giá trị Nho giáo đồng thời có những giá trị và cách thức giáo dục giá trịmang bản sắc riêng Cũng là nói về chữ “nhân” nhưng cách nói của ngườiViệt thật dễ hiểu dễ nhớ: “Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơithương lấy bí cùng…” Hay khi nói về chữ “nghĩa”: “con người sống vớinhau có tình có nghĩa, có thủy có chung”, giải quyết vấn đề “có tình có lý”.Chữ lễ được đề cao ở mỗi trường học và trong việc giáo dục con em: “Tiênhọc lễ, hậu học văn”, hoặc qua ứng xử trong gia đình: “Kính trên, nhườngdưới”, “Anh em như thể tay chân” Chữ “Trí” thể hiện việc khuyến khích họctập, mở mang tri thức, suy xét: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Đi mộtngày đàng học một sàng khôn”… Trong quan hệ xã hội con người luôn đượcnhắc nhở luôn trung tín, giữ chữ tín, tránh bội tín tuy nhiên cũng không nêncuồng tín: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, “ Nói lời thì giữ lấy lời…”
Ngoài ra, do những đặc trưng của nền văn minh lúa nước, truyền thốngbất khuất chống giặc ngoài xâm nhiều giá trị sống tốt đẹp được người ViệtNam nuôi dưỡng và truyền từ đời ngày sang đời khác: đoàn kết, yêu nước, tựchủ, bất khuất, kiên cường, sáng tạo[47]
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã truyền vào tâm thức của người
Việt hai chữ Trung, Hiếu: “Trung với nước – Hiếu với dân” Ba giá trị chung
của nhân dân, dân tộc được Bác đề cao và phản ánh trên các văn bản ở nước ta:
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như lời Bác ngày 30/05/1946 trước khi lên
đường sang Paris “Nước ta được hoàn toàn độc lập, Dân ta được hoàn toàn tự
do, Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [93]
Đất nước trải qua bao năm chiến tranh, Bác luôn hướng dân tộc tới
giá trị Hòa bình và quyết tâm cùng cả nước giành lấy hòa bình Trong lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Bác viết: “Chúng ta muốnhòa bình, chúng ta phải nhẫn nhịn nhưng chúng ta càng nhẫn nhịn, thựcdân Pháp càng lấn tới và chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa Không!
Trang 26Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất địnhkhông chịu làm nô lệ…”
Với cán bộ nhân viên nhà nước, Bác nhấn mạnh các giá trị “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” Cần: cần cù chăm chỉ; kiệm: tiết kiệm;
liêm: thanh liêm, không tham nhũng, ăn hối lộ, vơ vét của dân; chính: chínhtrực, bảo vệ lẽ phải; lên án cái sai, cái xấu; chí công: công bằng, công tâm; vôtư: không có lòng riêng, thiên vị hay chèn ép người khác
Các GTS Bác dành giáo dục cho thiếu nhi rất mộc mạc, dễ nhớ qua
năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “1 Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; 2 Học tập tốt, lao động tốt; 3 Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt; 4 Giữ gìn vệ sinh thật tốt; 5 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” [93] Những giá trị giáo dục
trong thư gửi thiếu niên nhi đồng của Bác còn nguyên giá trị đến ngày nay.Không những với thiếu nhi Việt Nam mà các công dân trên thế giới, các tổchức, các tập đoàn lớn trên thế giới đều xây dựng những giá trị này
Một trong những giá trị mà Bác đã dày công vun đắp, đã làm nên sứcmạnh của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợikhác là “ đại đoàn kết dân tộc“ Người viết : “Đoàn kết làm ra sức mạnh; đoànkết là sức mạnh, là then chốt của thành công.” “Đoàn kết là điểm mẹ Điểmnày mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” Người đã dạy: “Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” [93]
“ Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoànkết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”
Gần như đồng thời với Hồ Chí Minh, Mary P Follett (1868-1933)cũng luận bàn về sức mạnh của sự liên kết trong hệ thống Một trong nhữngluận điểm cơ bản của Mary P Follett là thuyết về sức mạnh (Power) trong
“Trải nghiệm sáng tạo” (Creative Experiences , 1924) Bà viết: “Sức mạnh
bắt đầu từ tổ chức Rồi các tổ chức đó lại được tập hợp trong một hệ thống
Trang 27và sức mạnh được tăng lên Rồi các tổ chức trong các hệ thống lại được hợp nhất trong một cơ thể (organism) thì sức mạnh lại được tăng lên nhiều lần ” [139,187]
Từ những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của đại đoàn kết, đến lí thuyết của Mary P.Follett về sức mạnh của sự liên kết trong hệ thống có thể rút ra những điểm sau
- Một mục tiêu, một nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu, nếu biết tập hợpcác lực lượng trong một hệ thống được lãnh đạo, tổ chức một cách chặt chẽthì có thể tạo ra sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ đó
- Phải biết tạo ra một nhu cầu nội tại cho chính các lực lượng tham gia
để họ nhận thấy vai trò, trách nhiệm trong tổ chức để hoàn thành mục tiêuchung, để họ thấy rằng một khi trở thành thành viên của một tổ chức họ cũng
sẽ mạnh lên hơn là tồn tại bên ngoài tổ chức
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS
Năm 1996, thuật ngữ “kĩ năng sống” bắt đầu xuất hiện qua một chươngtrình của UNICEF “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng tránhHIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên giaAustralia tập huấn Năm 2003, hội thảo “Chất lượng giáo dục và kĩ năngsống” do UNESCO tổ chức đã làm rõ hơn khái niệm về KNS
Để có cơ sở xây dựng chương trình giáo dục KNS UNESCO đề xướng
12 giá trị sống cốt lõi Đó là: Hoà bình, Tôn trọng, Yêu thương, Khoan dung,Trung thực, Khiêm tốn, Hợp tác, Hạnh phúc, Trách nhiệm, Giản dị, Tự do,Đoàn kết Trên cơ sở các GTS này các nước có thể xây dựng các KNS tươngứng, phù hợp với từng nước
Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục GTS, nội dung củakhái niệm KNS ngày càng được mở rộng Trong giai đoạn này, khái niệmKNS được giới thiệu trong chương trình chi tiết bao gồm những KNS cốt lõi
Trang 28như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng
ra quyết định, kĩ năng kiên định và kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng kiểm soátcảm xúc
Armin Mahmoudi & Golsa Moshayedi, trong nghiên cứu “Kĩ năngsống cho giáo dục trung học cơ sở” công bố trên “Life Science Journal, Vol 9,
No 2, 2012” đã đưa ra các nhóm kĩ năng căn bản và một số giải pháp quản líhoạt động giáo dục kĩ năng sống Theo họ, biện pháp tốt nhất để giáo dụcKNS là tạo ra khả năng về hành vi trải nghiệm tích cực và thích nghi giúp chocác cá nhân có thể giải quyết hiệu quả các yêu cầu và thách thức trong cuộcsống hàng ngày Nói theo cách này, KNS là vô kể; bản chất và định nghĩa vềKNS cũng khác nhau tùy theo văn hóa và hoàn cảnh Tuy nhiên phân tích vềKNS trên thực tế cho thấy có một tập hợp KNS căn bản giúp trẻ em và trẻ vịthành niên phát triển tốt bao gồm 10 kĩ năng sau: 1 Ra quyết định; 2 Giảiquyết vấn đề; 3 Suy nghĩ sáng tạo; 4 Suy nghĩ tích cực: 5 Giao tiếp hiệuquả; 6 Kĩ năng tương tác; 7 Tự nhận thức; 8 Cảm thông; 9 Kiểm soát vớicảm xúc; 10 Đối phó với sự căng thẳng
Tác giả Mai Thị Oanh và cộng sự Trong đề tài “Thực trạng giáo dục kĩnăng sống ở trường THCS”,Đề tài nghiên cứu khoa học Viện Khoa học Giáodục Việt Nam 2009- 2010; Nhóm nghiên cứu thống nhất đề xuất 5 nhóm KNScần tăng cường giáo dục ở THCS bao gồm: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ nănggiao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ năng làm chủbản thân [102] Đây là tư liệu thực tiễn có giá trị cho các nhà quản lí giáo dục
về thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS
Trong công trình nghiên cứu của mình Lục Thị Nga đã cung cấp thêm tàiliệu rèn luyện kĩ năng sống cho HS THCS, đồng thời đề cập tới một biện phápquản lí hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐGDNGLL [99] Đây là một gợi ýtốt cho các nhà quản lí làm phong phú thêm các hình thức tổ chức hoạt động này
Trang 29Nguyễn Thị Huệ (2012) Kĩ năng sống của học sinh THCS, Luận ánTiến sĩ Tâm lý học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tác giả đi sâu nghiên cứu về kĩnăng sống của HS THCS trên cơ sở đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên và yêucầu thực tiễn giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam và đưa ra ba nhóm kĩ năngsống cần thiết dành cho HS: Nhóm hướng vào bản thân; Nhóm hướng vào cácquan hệ; Nhóm hướng vào công việc.[61], đồng thời cũng chỉ ra một vài biệnpháp quản lí hoạt động này, như nhấn mạnh vai trò của nhà trường, cũng như
sự cần thiết phải phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội khác
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục GTS&KNS
“ Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóahiện đại hóa”, (NXB Chính trị quốc gia,) 2001, Phạm Minh Hạc đã đề cậpđến vấn đề cần phải giáo dục cho con người đó là: “thang giá trị”, “thước đogiá trị”, “định hướng giá trị”, “nhân cách” giúp cho con người phát triển vì sựtiến bộ của của dân tộc, đất nước và nhân loại [45]
Trong cuốn “Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông”,(2010) tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã định hướng những giá trị cần trang bịcho học sinh phổ thông Đó là những giá trị cốt lõi để rèn luyện nhân cách cóphẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại được các nhàtrường sử dụng để dạy cho học sinh [91]
Tác giả Nguyễn Thanh Bình Với các nghiên cứu khoa học cấp bộ vàgiáo trình, tài liệu tham khảo và các bài báo khoa học, các đề tài [12,12] đãgóp phần đáng kể vào việc tạo ra những hướng nghiên cứu về kĩ năng sống vàgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở Việt Nam [12],[13]
Nghiên cứu về GTS và giáo dục KNS cho học sinh THCS ở Việt Namnhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh:
“Giáo dục Giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS”, NXB ĐHQG
Hà Nội, năm 2011 đã khái quát những vấn đề GTS và đưa ra các kĩ năng cụ
Trang 30thể cần thiết cho học sinh THCS dựa trên nghiên cứu về tâm sinh lí lứa tuổi.Cuốn sách là tài liệu thiết thực đối với công tác giáo dục GTS&KNS cho cáctrường THCS hiện nay Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các tác giả đã thiết kếcác hoạt động giáo dục GTS&KNS theo chủ đề nhằm nâng cao những phẩmchất nhân cách của HS, phát triển toàn diện cả thể chất và tâm hồn [92]
1.1.4 Các công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS
Về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh nói chung chưa được nhiều tác giả quan tâm và chưa có nhiều giải pháp thật hiệu quả.
Theo tổng thuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS như sau [119]:
- Tổ chức nghiên cứu xác định mục tiêu của giáo dục KNS
Hội thảo Bali khái quát báo cáo tham luận của các quốc gia tham gia hội thảo
về giáo dục KNS cho thanh thiếu niên đã xác định mục tiêu của giáo dụcKNS trong giáo dục của các nước vùng Châu Á - Thái Bình Dương là: Nângcao tiềm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đápứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày, đồng thờitạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống
- Tổ chức nghiên cứu xác định chương trình và hình thức giáo dụcKNS Đây là nội dung được nhiều công trình nghiên cứu quan tâm Cácnghiên cứu này cho thấy: Chương trình, tài liệu giáo dục KNS được thiết kếcho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất đa dạng về hình thức Cụ thể:
- Tổ chức lồng ghép vào chương trình dạy chữ (chương trình các mônhọc) ở các mức độ khác nhau Ví dụ: có nước lồng ghép dạy KNS vào cácchương trình dạy chữ cơ bản nhằm xoá mù chữ Bên cạnh dạy chữ có kết hợpdạy kĩ năng làm nông nghiệp, kĩ năng bảo tồn môi trường, sức khỏe, kĩ năngphòng chống HIV/AIDS;
- Tổ chức dạy các chuyên đề cần thiết cho người học.Ví dụ: tạo thu
Trang 31nhập; môi trường, kĩ năng nghề nghiệp; kĩ năng kinh doanh.
- Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đưa ra vấn đề cũng nhưyêu cầu để quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh đó là:
+ Cần xác định chiến lược toàn diện và lâu dài về giáo dục KNS;
+ Phát triển đội ngũ cốt cán giáo dục KNS (thiết kế chương trình, thựcthi, gắn kết với các cơ quan, gia đình và xã hội)
+ Cho dù ở các nước và điều kiện khác nhau, thì nhà trường là nơithích hợp để tiến hành hoạt động giáo dục KNS vì :
Vai trò của nhà trường là rất quan trọng trong việc xã hội hóa thế hệ trẻ
Tiếp cận với trẻ em và trẻ vị thành niên ở quy mô lớn
Hiệu quả kinh tế (sử dụng cơ sở hạ tầng có sẵn)
Đã có sẵn các giáo viên có kinh nghiệm
Mức độ tin tưởng cao của học sinh, phụ huynh và các thành viêntrong cộng đồng
Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2003) đã tập trung phân tích các giá trị truyềnthống nhưng ở một khía cạnh khác Đó là nhấn mạnh vai trò của gia đìnhtrong việc giáo dục giá trị truyền thống cho thanh thiếu niên Nghiên cứu này
đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình và những chuẩn mực của gia đìnhcùng với các mối quan hệ của nó từ truyền thống đến hiện đại Qua đó tác giảlàm rõ sự biến đổi của gia đình và những chuẩn mực của gia đình dưới tácđộng của sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội [70] Mặc dù không nóinhiều về các biện pháp quản lí, song tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò của giađình trong giáo dục KNS cho HS Đây là một lực lượng quan trọng mà cácnhà quản lí phải huy động trong quản lí hoạt động giáo dục KNS cho họcsinh, nhất là học sinh THCS
Còn với công trình khoa học “Nghiên cứu giá trị sống cho HS tiểu học
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, các nhà khoa học: Phạm Minh Hạc, Đặng
Trang 32Quốc Bảo, Mạc Văn Trang, Hà Nhật Thăng…đã đưa ra những GTS&KNSphù hợp với đặc trưng về tâm lý lứa tuổi, thể chất và nhân cách của HS tiểuhọc Hà Nội Đây chính là tiền đề để các trường học trên cả nước có thể lựachọn vận dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.[111, 15]Đây là tài liệu quan trọng cho các nhà quản lí bậc tiểu học làm cơ sở cho việcxác định các GTS&KNS phù hợp với lứa tuổi tiểu học và các hình thức,phương pháp giáo dục phù hợp.
Nhiều tác giả khác cho rằng: GTS&KNS là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội; khảnăng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống Giáo dục GTS&KNS giúp
HS sống khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và các tệ nạn xã hội, kĩ năng pháttriển bản thân, sống tốt cho bản thân và mọi người, thúc đẩy cá nhân và cộngđồng cùng phát triển.[98] Các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò của nhàquản lí trong việc phối hợp các lực lượng: nhà trường, gia đình, xã hội tronghoạt động giáo dục này
Một số đề tài nghiên cứu, luận án của các tác giả ở Việt Nam:
- Chương trình “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiệnnay” mã số KX- 07- 02 do tác giả Phan Huy Lê làm chủ nhiệm đã nghiên cứuquá trình hình thành phát triển và biến đổi các giá trị truyền thống Việt trongmối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc Trên cơ sở đối chiếu con người ViệtNam hôm nay với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế
xã hội, từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp quản lí giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại [83]
- Chương trình cấp nhà nước do Phạm Minh Hạc chủ nhiệm, KX.05.07
“Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điềukiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế” đã nghiên cứu thực tiễn,
đo đạc các giá trị xã hội và giá trị nhân cách người Việt Nam hiện nay để tìm
Trang 33ra cơ sở lí luận khoa học cho việc xây dựng người Việt Nam theo định hướngXHCN trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế [46]
Trong đó các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò của các nhà quản lí, từ quản
lí cấp vĩ mô tới vai trò của nhà trường và gia đình cũng như xã hội trong việc
giáo dục GTS cho thanh thiếu niên trong bối cảnh mới
Vai trò của hiệu trưởng trong việc giáo dục GTS&KNS và giao tiếp ứng xửtrong quản lí cũng được nhiều tác giả quan tâm Điều đặc biệt là các tác giảkhông chi nhán mạnh vai trò của hiệu trưởng trong giáo dục GTS&KNS chohọc sinh, mà còn lưu ý các nhà quản lí trong việc nêu gương về ứng xử, giaotiếp trong quá trình quản lí Hai tác giả Lục Thị Nga và Nguyễn Thanh Bình
đã thể hiện quan điểm này trong tài liệu “ Hiệu trưởng trường trung học vớivấn đề giáo dục GTS&KNS với giao tiếp ứng xử trong quản lí ( NXB ĐHSP20… )
Một công trình khá thú vị vủa nhóm Dale Canegie ( 2011 ) đề cập tơi việccác nhà quản lí phải tập huấn cho cả cha mẹ học sinh các kĩ năng kết hợp giáodục KNS với các GTS Các kĩ năng sông , như tự nấu ăn, chăm sóc cây cối,tham gia giao thông có trách nhiệm, tập đọc sách… được gắn liền với cácGTS, như yêu thương, tôn trọng sự riêng tư, chia sẻ, lắng nghe khiêm tốn Đây là những kinh nghiệm tốt để các nhà quản lí có thể vận dụng trongcông việc của mình.( )
1.1.5 Một vài nhận định
Có thể nói nghiên cứu về giáo dục GTS, KNS và quản lí hoạt động giáodục GTS&KNS ở Vệt Nam cũng như trên thế giới đã được rất nhiều các nhà
khoa học, nhà QLGD quan tâm nghiên cứu khai thác ở nhiều góc độ Có thể
tóm lược nội dung nghiên cứu về quản lí được thực hiện theo các hướng
chính sau:
- Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
Trang 34GTS&KNS cho thanh thiếu niên trong bối cảnh mới.
- Xác định những vấn đề lí luận cốt lõi về GTS& KNS cho tuổi vị thànhniên và HS các bậc học nói riêng
- Xác lập quan điểm, phương pháp luận cũng như những định hướngtiếp cận trong việc nghiên cứu kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống cho thế hệtrẻ cũng như quản lí hoạt động này
- Xác định nội dung các GTS&KNS cần thiết để giáo dục học sinhphổ thông
- Xác định các biện pháp tiến hành hoạt động giáo dục GTS&KNScho học sinh các cấp học, bậc học
- Xác định vai trò của quản lí các cấp trong phối hợp các lực lượng triểnkhai hoạt động này
Những kết quả nghiên cứu trên đã bước đầu được hiện thực hoátrong quản lí hệ thống giáo dục Việt Nam
- Từ góc độ quản lí nhà nước, ngành giáo dục đã triển khai chương
trình đưa giáo dục KNS vào hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy.Nội dung giáo dục GTS&KNS của nhà trường phổ thông được định hướngbởi mục tiêu giáo dục Theo đó, các nội dung giáo dục KNS cụ thể đã đượctriển khai ở các cấp bậc học:
Bậc mầm non: Chương trình cải cách của giáo dục mầm non (1994)
đã chú ý đến giáo dục trẻ hành vi, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng
xử, chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo đổi mới đãchú trọng các nội dung như: Phát triển thể chất, nhận thức, phát triển ngônngữ, tình cảm, nghệ thuật và thẩm mỹ của trẻ Trong tất cả các nội dung đềuchứa đựng nội dung giáo dục KNS
Bậc tiểu học: Giáo dục KNS ở bậc tiểu học tập trung vào các kĩ năngchính, cơ bản như đọc, viết, tính toán, nghe, nói; coi trọng đúng mức các KNS
Trang 35trong cộng đồng, thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong xã hộihiện đại; hình thành các kĩ năng tư duy sáng tạo, phê phán, giải quyết vấn đề,
ra quyết định, trí tưởng tượng
Bậc THCS: Giáo dục THCS chú trọng giáo dục các KNS cơ bản chohọc sinh như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, nănglực tự học suốt đời; định hướng để HS học để biết, học để làm, học để chungsống và học để tự khẳng định
Bậc THPT: Ở các bậc học trên, việc giáo dục GTS&KNS được thựchiện chủ yếu thông qua chương trình các môn học và các hoạt động giáo dụccủa nhà trường cùng với một số chương trình dự án do nước ngoài tài trợ, nhưchương trình ngoại khóa theo dự án VIE 01/10 do UNFPA tài trợ [13]
Từ góc độ quản lí nhà trường hoạt động giáo dục GTS&KNS đang
được triển khai theo các phong trào, như “ Trường học thân thiện, học sinhtích cực” “Dạy học tích hợp” … và bước đầu thu được những kết quả tíchcực
Quá trình đưa hoạt động giáo dục GTS&KNS vào chương trình giáodục học đường, đặc biệt là chương trình THCS được thực hiện dựa trên nhữngkết quả đã được các nhà khoa học, nhà quản lý nghiên cứu công bố rộng rãi lànguồn tài liệu quý báu cho GV, HS, CMHS Đồng thời cũng tạo điều kiện đểcác hướng nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục GTS, KNS cho HS ngàycàng phát triển đa dạng hơn Nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho học sinh ở các trường THCS trong bối cảnh giáo dục hiệnnay cũng nằm trong xu hướng này
Tóm lại, các nghiên cứu nói trên đã đặt cơ sở cả về mặt lý luận và thựctiễn cho quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS, là giáo dục năng lựcứng xử tích cực, hợp lí của mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hộicủa học sinh Ở lứa tuổi THCS, HS đang có những phát triển và thay đổi
Trang 36nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý và nhân cách Các em còn thiếu rấtnhiều hoặc chưa hoàn thiện KNS căn bản: giao tiếp, ứng xử, bảo vệ môitrường, phòng chống thiên tai bệnh tật, phòng tránh các tệ nạn xã hội, giáodục giới tính… Các em cần được trang bị KNS phù hợp để phát triển toàndiện và thích ứng với cuộc sống xã hội và môi trường, lớn lên trở thành người
có ích cho xã hội
Nhiều công trình trong nước đã tập trung nghiên cứu hoạt độngGTS&KNS cho HS nói chung và quản lí hoạt động này Các công trình nàygiải quyết vấn đề GTS&KNS chủ yếu từ góc độ Tâm lí học hoặc Giáo dục họccho HS nói chung, chú trọng nhiều tới mặt lí luận, và có một vài gợi ý vềquản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS Chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu chuyên sâu về quản lí hoạt động giáo dục GTS song hành vớiKNS, đặc biệt dành cho đối tượng HS THCS Giáo dục GTS&KNS cho HSTHCS mặc dù đã được định hướng bởi mục tiêu, nội dung chương trình giáodục nhưng khi chưa có văn bản chính thống quy định cho hoạt động giáo dụcnày, thì việc triển khai quản lý thực tiễn trong nhà trường còn rất nhiều hạnchế Hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS mới chỉ được thực hiện như mộtnội dung gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” và một vài phong trào khác, chưa mang tính hệ thống Do vậy, việcnghiên cứu xác định các nội dung giáo dục GTS&KNS và triển khai quản líhoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS THCS là cần thiết
Có thể nói, trong các công trình nghiên cứu của các tác giả, và các
tổ chức trên thế giới và ở Việt Nam dễ dàng nhận ra rằng những vấn đề về
hệ giá trị nói chung, GTS nói riêng đã được đề cập đến từ lâu và từ nhiều góc độ khác nhau Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của GTS& KNS và giáo dục GTS cho con người, làm cơ sở cho việc xây dựng một xã hội bền vững Trong quá trình giáo dục GTS& KNS, các tác giả đều nhấn mạnh tới
Trang 37vai trò của giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng trong sự kết hợp với gia đình và xã hội.
Cũng rất dễ nhận thấy rằng có rất ít các công trình nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh ở các lứa tuổi khác nhau nhất là những nghiên cứu đề cập đến quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS Mặc dù vậy, các tác giả cũng khẳng định những tiền đề cơ bản cho quản lí hoạt động này Đó là: phải xác định các GTS&KNS phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục; vai trò quyết định của nhà trường trong hoạt động giáo dục GTS&KNS; vai trò của gia đình và xã hội trong sự phối hợp với nhà trường trong quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS.
Để làm việc này, cần nghiên cứu các nhân tố cấu thành nên hoạt độnggiáo dục GTS&KNS, khai thác nội lực của chính các hoạt động giáo dục trongnhà trường THCS, các nguồn lực khác của gia đình và toàn xã hội, nhằm thựchiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNS cho HS và quản lý tốt hoạt động ởbậc học này Đây chính là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên
cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS trong
bối cảnh đổi mới giáo dục”.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Giá trị, giá trị sống, kĩ năng sống
1.2.2.1 Giá trị , giá trị sống
Theo từ điển Bách khoa (1979): ”Giá trị là tính ý nghĩa tích cực hay
tiêu cực của các khách thể xung quanh đối với con người, giai cấp, nhóm xãhội nói chung; tính ý nghĩa ấy không phải được xác định bởi chính các thuộctính của khách thể, mà được xác định bởi sự thâm nhập của các khách thể vàophạm vi đời sống của con người, hứng thú và các nhu cầu, các quan hệ xã hội; tiêuchí và phương thức đánh giá tính ý nghĩa đó được biểu đạt trong các nguyên tắc
Trang 38và chuẩn mực đạo đức, lý tưởng, tâm thế, mục đích” [47]
Dưới góc độ Xã hội học, giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyênnhân, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống giátrị nhất định của một xã hội, như công bằng, bình đẳng bác ái Khái niệm giátrị thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, được biểu hiện trong cácquan hệ xã hội và trong các quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạođức của xã hội.[ 90]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Giá trị là tính có ý nghĩa tích cực, đángquý, có ích của các đối tượng với các chủ thể” [47]
Nhìn chung theo quan điểm của các nhà khoa học hay dưới góc độ củacác ngành khoa học khác nhau, cũng như trong một số từ điển đã giải thích,khái niệm giá trị có chung một số đặc điểm sau:
“Giá trị” là “cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp,tài năng”.“Giá trị cũng là những quan niệm về thực tại, về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội ”.
Giá trị là mức độ của một sự vật đáp ứng nhu cầu và thoả mãn được khát vọng của con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó.
Giá trị được hiểu từ hai góc độ: Vật chất và tinh thần Giá trị vật chất là giá trị được đo được bằng tiền bạc dưới góc độ kinh tế, còn giá trị tinh thần tạo cho con người niềm tin, hứng thú, động lực và sức mạnh trong cuộc sống.
Mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố của nhận thức và tình cảm, điều khiển hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật mang giá trị và cả trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác trong cuộc sống
Giá trị là một phạm trù lịch sử vì giá trị thay đổi theo thời gian, theo
sự biến động của xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
Trang 39khoa học - công nghệ, vào đặc trưng văn hóa, lịch sử … của từng cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử của cộng đồng đó
Từ những điều phân tích trên có thể khái quát về giá trị sống như sau:
- GTS là những gì mà ta quý trọng, người bình thường ai cũng quýtrọng là thứ mà ta sẽ soi vào khi ra quyết định/ lựa chọn giữa làm việc nàyhay không làm việc này
- GTS là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rất cầnthiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúccảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày
- GTS trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.Tháng 8 năm 2006, 20 nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành mộthội thảo với sự ủy quyền của UNESCO tại NewYork đã thảo luận và đi đếnquyết định đưa ra 12 giá trị sống mà chúng ta cần hình thành cho trẻ đó là:
4 Trách nhiệm
Trách nhiệm là việc bạn góp phần mình vào công việc chung, thực hiệnnhiệm vụ bởi lòng trung thực
Trang 405 Trung thực
Trung thực là nói sự thật Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói vàhành động đem lại sự hòa thuận
6 Giản dị
Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là chấp nhận hiện tại
và không làm mọi thứ trở lên phức tạp
7 Khiêm tốn
Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản và
có hiệu quả Khiêm tốn gắn liền với tự trọng, nhận biết khả năng, ưu thế củamình nhưng không khoác lác, khoe khoang
8 Khoan dung
Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau Khoan dung là nhìnnhận cá tính và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ,bất hòa