1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lí HOẠT ĐỘNG GIÁO dục GIÁ TRỊ SỐNG và kĩ NĂNG SỐNG CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục

28 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 619 KB

Nội dung

“[71] - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc kém, - Kĩ năng ứng xử kém văn hóa: nói tục, chửi bậy, nói xấu giáo viên, phụ huynh,bạn bè trên mạng, facebook, blog… - Thiếu hiểu biết và kĩ năng phòng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ NGA

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG

VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC

MÃ SỐ : 62 14 01 14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2015

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS ĐẶNG QUỐC BẢO

PGS.TS NGUYỄN CÔNG GIÁP

Phản biện ………

Phản biện ……….

Luận án được bảo vệ trước hội đồng cấp cơ sở chấm luận án tiến sĩ họp tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà nội, vào hồi…….giờ ngày… tháng……năm 2015

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam.

- Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQG Hà Nội.

- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục ĐHQG Hà Nội.

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước nào xây dựng và giúp cho thế hệ trẻ có được

hệ giá trị sống & kĩ năng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được bản sắc củadân tộc mình thì đất nước đó sẽ phát triển

Ở Việt Nam, từ xưa, các nhà giáo dục cũng coi trọng việc giáo dục đạo đức thông quaviệc dạy “làm người” của đạo thánh hiền Cho đến ngày nay, giáo dục GTS & KNS vẫnđang là nội dung được toàn xã hội, các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà quản lí giáo dục, giáoviên, phụ huynh và học sinh quan tâm Nhất là trong bối cảnh “Đổi mới căn bản, toàn diệnnền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhậpquốc tế” thì vấn đề càng có tính thời sự sâu sắc

Kế thừa và phát huy các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nghị quyết Hội nghị Trungương 8 khóa XI đã nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triểnnguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựngnền văn hoá con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoahọc công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.[19,58]

Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh còn thiếu rất nhiều hoặc chưa hoàn thiệnGTS&KNS căn bản như: Giao tiếp, ứng xử, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,bệnh tật, phòng tránh các tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, các biểu hiện thiếu GTS&KNS

và ứng xử kém văn hóa đang ngày càng gia tăng ở học sinh:

- Bạo lực học đường:

- Quan hệ tình dục, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ở mức báo động “[71]

- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc kém,

- Kĩ năng ứng xử kém văn hóa: nói tục, chửi bậy, nói xấu giáo viên, phụ huynh,bạn bè trên mạng, facebook, blog…

- Thiếu hiểu biết và kĩ năng phòng chống các tệ nạn xã hội

- Ý thức bảo vệ môi trường yếu: Vứt rác nơi công cộng, chưa có ý thức tiết kiệmđiện nước…

- Ở các trường THCS chưa có chương trình, tài liệu cụ thể quy định dạy GTS&KNSthực hành).[21]

Vì những lí do trên, tác giả chọn vấn đề “ Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và

kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ cở trong bối cảnh đổi mới giáo dục”

để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Luận án nghiên cứu, tổng kết cơ sở lí luận vê hoạt động giáo dục và quản lí hoạtđộng giáo dục GTS&KNS, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động này và đề xuấtnhững biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS nhằm gópphần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển con người Việt Nam

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

Trang 4

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

4 Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS trong bối cảnh hiệnnay có những đặc điểm gì? Cần có những biện pháp quản lí nào để nâng cao hiệu quả hoạtđộng giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục?

5 Giả thuyết khoa học

Giáo dục GTS&KNS luôn là vấn đề quan trọng trong nền giáo dục của mọi quốc gia Để hoạtđộng giáo dục GTS &KNS cho học sinh THCS có kết quả thì khâu đột phá là quản lí nhằm tác độngđồng bộ tới cả ba chủ thể NT- GĐ- XH, trong đó nhà trường là hạt nhân trung tâm Nếu đề xuất đượccác biện pháp bao quát hết các chức năng quản lí tác động tới toàn bộ các hoạt động của mọi thànhviên trong trường hướng tới việc giáo dục GTS&KNS cho học sinh, đồng thời liên kết được ba chủ thểNT-GĐ-XH như các thành tố của một hệ thống thì hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinhTHCS sẽ đạt kết quả mong muốn

6 Những luận điểm bảo vệ

1 Để quản lí hoạt động rèn luyện các KNS cơ bản cho học sinh cần xuất phát từ nhữngGTS nhất định vì GTS & KNS là hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng, phụ thuộc và quiđịnh lẫn nhau KNS được hình thành và phát triển trên cơ sở các GTS, và ngược lại các KNS gópphần củng cố các GTS

2.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì cấp quản lí nhà trường có vai trò cực kìquan trọng Nhà trường phải là nhân tố phát năng trong mối quan hệ NT-GĐ-XH Phải tìm đượccác biện pháp tích hợp mọi hoạt động trong trường vơi nhiệm vụ giáo dục GTS&KNS cho họcsinh làm cơ sở cho việc lôi cuốn các lực lượng khác trong một hệ thống thì hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho học sinh THCS mới đạt được những kết quả mong đợi

3 Quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS chỉ có thể đạt được kết quả khi có sự phối hợpcủa NT- GD - XH, sự phối hợp của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường như những thành

2 Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục GTS&KNS và QL hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho học sinhTHCS trong bối cảnh hiện nay

3 Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinhTHCS trongbối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

4 Thử nghiệm biện pháp quản lí 4 để đánh giá tính khả thi

7.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 5

- Về nội dung: Nghiên cứu công tác QL hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

trong bối cảnh đổi mới giáo dục

- Về không gian: Luận án chọn địa bàn khảo sát ở ba tỉnh thuộc Đồng bằng sông

Hồng là Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định Trong đó địa bàn tỉnh Ninh Bình làm trường hợpnghiên cứu sâu và thực nghiệm biện pháp quản lí

- Về thời gian: Từ 2012 đến nay

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp luận

- Phương pháp luận về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh

- Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn cũng như đề xuấtcác biện pháp quản lí

- Tiếp cận phức hợp trong nghiên cứu lí luận cũng như đề xuất các biện pháp quản lí

- Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu thực trạng cũng như trong đề xuất các biệnpháp quản lí

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp hồi cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá hệ thống

lý luận về GD và quản lí hoạt động GD GTS&KNS cho học sinh THCS

8.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra (bằng bảng hỏi)

- Phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập và đánh giá thông tin về thực trạng

- Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục

GTS&KNS cho học sinh THCS trong mối quan hệ biện chứng giữa hai khái niệm này

- Phân tích và làm sáng tỏ vai trò quan trọng của quản lí nhà trường Nhà trườngphải là nhân tố phát năng trong mối quan hệ NT-GĐ-XH Hoạt động giáo dục GTS& KNSchỉ có thể thành công nếu có tác động đồng bộ của ba chủ thể: NT - GĐ - XH

Về thực tiễn:

- Từ kết quả khảo sát về quản lý hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS ở các trường

THCS tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam luận án đã có những đánh giá chung làm rõđược những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và thuận lợi về thực trạng quản lí hoạt độnggiáo dục GTS&KNS cho HS THCS

- Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

Trang 6

- Kết quả của luận án khi áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phần đổi mới quản lý hoạt

động giáo dục GTS&KNS cho học sinh của Hiệu trưởng ở các trường THCS trong bốicảnh giáo dục hiện nay

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, các công trình khoa học liên quan đếnluận án, tài liệu tham khảo luận án được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của QL hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh

THCS

Chương 2: Thực trạng QL hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS ở

Việt Nam qua khảo sát trường hợp (case study) các trường THCS tỉnh Ninh Bình và một

số tỉnh lân cận

Chương 3: Các biện pháp QL hoạt động giáo dục GTS& KNS cho HS THCS trong

bối cảnh giáo dục hiện nay

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ

NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục GTS&KNS và quản lí hoạt động giáo dục GTS & KNS

1.1.1 Trên thế giới

- Khổng Tử là nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại chorằng ai làm được “Cung, khoan, tín, mẫn, huệ” người đó có đức nhân” Con người cầnhướng tới cả năm đức: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, còn gọi là Ngũ thường, tức là Năm đạođức cơ bản của con người

- Tác giả V.P.Tugarinov (Liên xô cũ) cho rằng: “Giá trị là những khách thể, nhữnghiện tượng và những thuộc tính của chúng mà tất cả đều cần thiết cho con người (lợiích,hứng thú) của một xã hội hay một giai cấp nào đó cũng như một cá nhân riêng lẻ với tưcách là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ, đồng thời cũng là những tưtưởng và ý định với tư cách là chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng.” [97, 40]

- John Steuart Mill (1806- 1873), một nhà triết học thực chứng, nhà logic học, nhàkinh tế học, nhà chính luận và nhà hoạt động xã hội Anh, trong tác phẩm Bàn về tự do(được xuất bản lần đầu tiên tại Anh vào năm 1859), một trong những giá trị sống cơ bảncủa con người cho rằng “ tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do củangười khác, rằng tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân

- Với sự hợp tác nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới UNESCO đã đưa rachương trình giáo dục giá trị sống với 12 giá trị cốt lõi đó là: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc,Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoandung, Đoàn kết, được tiến hành tại một số nước trên thế giới Ỏ các nước Đông Nam Á trẻ

em cũng được triển khai học tập KNS và là đối tượng nghiên cứu thành công có tính khoahọc, hệ thống và tiêu biểu cho giáo dục nhân cách con người

Trang 7

Về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS chưa được nhiều tác giả quan tâm và chưa có nhiều giải pháp thật hiệu quả.

Theo tổng thuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS như sau [127]:

- Tổ chức nghiên cứu xác định mục tiêu của giáo dục KNS

- Tổ chức nghiên cứu xác định chương trình và hình thức giáo dục KNS

- Tổ chức lồng ghép vào chương trình dạy chữ (chương trình các môn học) ở các mức độ

khác nhau

-Tổ chức dạy các chuyên đề cần thiết cho người học - Trong các công trình nghiên cứu,

các tác giả đưa ra vấn đề cũng như yêu cầu để quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS chohọc sinh đó là:

+ Cần xác định chiến lược toàn diện và lâu dài về giáo dục KNS;

+ Phát triển đội ngũ cốt cán giáo dục KNS (thiết kế chương trình, thực thi, gắn kếtvới các cơ quan, gia đình và xã hội)

+ Cho dù ở các nước và điều kiện khác nhau, thì nhà trường là nơi thích hợp đểtiến hành hoạt động giáo dục KNS

Mặc dù các công trình nghiên cứu đề khẳng định vai trò của giáo dục GTS&KND ,cũng rất dễ nhận thấy rằng có rất ít các công trình nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dụcGTS, KNS cho học sinh ở các lứa tuổi khác nhau nhất là những nghiên cứu đề cập đếnquản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

1.1.2 Ở Việt Nam

Giá trị

1 sống theo truyền thống dân tộc.

Người Việt Nam có truyền thống giáo dục đạo đức phong phú, tiếp thu các giá trị Nhogiáo đồng thời có những giá trị và cách thức giáo dục giá trị mang bản sắc riêng

Giá trị sống cho con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã truyền vào tâm thức của người Việt hai chữ Trung, Hiếu: “Trung với nước – Hiếu với dân” Ba giá trị chung của nhân dân, dân tộc được Bác đề cao và phản ánh trên các văn bản ở nước ta: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như lời

Bác ngày 30/05/1946 trước khi lên đường sang Paris “Nước ta được hoàn toàn độc lập, Dân tađược hoàn toàn tự do, Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [96]

Năm 1996, thuật ngữ “kĩ năng sống” bắt đầu xuất hiện qua một chương trình củaUNICEF “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh HIV/AIDS cho thanh thiếuniên trong và ngoài nhà trường” do các chuyên gia Australia tập huấn

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là:

- Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa hiện đại hóa”,Phạm Minh Hạc đã đề cập đến vấn đề cần phải giáo dục cho con người đó là: “thang giátrị”, “thước đo giá trị”, “định hướng giá trị”, “nhân cách” giúp cho con người phát triển vì sự tiến

bộ của của dân tộc, đất nước và nhân loại [47]

Trang 8

Trong cuốn “Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông”, (2010) tácgiả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã định hướng những giá trị cần trang bị cho học sinh phổ thông

Một số công trình nghiên cứu về hoat động giáo dục GTS&KNS có đề cập tới quản lí hoạt động này.

Cùng hướng nghiên cứu về giáo dục KNS cho HS THCS, Lục Thị Nga đã cung cấpthêm tài liệu rèn luyện kĩ năng sống cho HS THCS có đề cập tới một biện pháp quản lí hoạt độnggiáo dục KNS thông qua HĐGDNGLL [104] Đây là một gợi ý tốt cho các nhà quản lí làm phongphú thêm các hình thức tổ chức hoạt động này

Tác giả Đặng Cảnh Khanh (2003) [76] mặc dù không nói nhiều về các biện phápquản lí, song tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò của gia đình trong giáo dục KNS cho HS

Còn với công trình khoa học “Nghiên cứu giá trị sống cho HS tiểu học Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay”, các nhà khoa học: Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Mạc VănTrang, Hà Nhật Thăng… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Các nhà quản lí bậc tiểuhọc có thể dùng làm cơ sở cho việc xác định các GTS&KNS phù hợp với lứa tuổi tiểu học

và các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp

Một số đề tài nghiên cứu, luận án của các tác giả ở Việt Nam:

Tác giả Mai Thị Oanh và cộng sự Trong đề tài “Thực trạng giáo dục kĩ năng sống

ở trường THCS”,đề xuất 5 nhóm KNS cần tăng cường giáo dục ở THCS bao gồm: Kĩ năng

tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và kĩ nănglàm chủ bản thân [110] Đây là tư liệu thực tiễn có giá trị cho các nhà quản lí giáo dục vềthực trạng hoạt động giáo dục KNS cho HS THCS

Chương trình “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” mã sốKX- 07- 02 do tác giả Phan Huy Lê làm chủ nhiệm đã nghiên cứu quá trình hình thành pháttriển và biến đổi các giá trị, từ đó các tác giả đề xuất những giải pháp quản lí giải quyết hài hòa mốiquan hệ giữa truyền thống và hiện đại [89]

Tóm lại, các nghiên cứu nói trên đã đặt cơ sở cả về mặt lý luận và thực tiễn choquản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS, là giáo dục năng lực ứng xử tích cực, hợp lícủa mỗi người đối với các hiện tượng tự nhiên, xã hội của học sinh Nhiều công trìnhtrong nước đã tập trung nghiên cứu hoạt động GTS&KNS cho HS nói chung và quản líhoạt động này

Chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về quản lí hoạt động giáo dụcGTS song hành với KNS, đặc biệt dành cho đối tượng HS THCS Do vậy, việc nghiên cứuxác định các nội dung giáo dục GTS&KNS và triển khai quản lí hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho HS THCS là cần thiết

Đây chính là lý do mà đề tài của chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu: “Quản lý

hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.

1.2 Các khái niệm cơ bản của luận án

Trang 9

1.2.1 Giá trị, giá trị sống, kĩ năng sống

1.2.2.1 Giá trị “Giá trị” là “cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào

về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp,tài năng”.“Giá trị cũng là những quan niệm về thực tại,

về cái đẹp, sự thật, điều thiện của một xã hội ”.

Giá trị là mức độ của một sự vật đáp ứng nhu cầu và thoả mãn được khát vọng của con người, là cái được chủ thể đánh giá, thừa nhận trên cơ sở mối quan hệ với sự vật đó Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội, với phí tổn cần thiết để tạo ra cái lợi đó 1.2.1.2 Giá trị sống

- Là những gì mà ta quý trọng, người bình thường ai cũng quý trọng Cái gì ta quý trọng? Là thứ mà ta sẽ soi vào khi ra quyết định/ lựa chọn giữa làm cái việc này hay không làm việc này Giá trị sống là những nguyên tắc ta tuân theo khi ra quyết định 1.2.1.3 Kĩ năng sống

KNS là năng lực thực hiện một hành vi hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề

ra KNS luôn được điều khiển bởi hệ GTS tương ứng.

1.2.2 Hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục GTS&KNS, quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS

1.2.2.1 Hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạchhoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua những cách thức phùhợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

1.2.2.2.Hoạt động giáo dục GTS & KNS,

Hoạt động giáo dục GTS & KNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đếnhọc sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành viứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội

1.2.2.3 Quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS.

Quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS trong nhà trường được hiểu như là một hệthống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm tập hợpmọi nỗ lực của tập thể giáo viên, huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của các lực lượng

xã hội khác vào mọi mặt hoạt động giáo dục GTS& KNS trong nhà trường

1.2.3 Học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh THCS được gọi là lứa tuổi vị thành niên gồm, những em có độ tuổi từ11- 15 Đây là lứa tuổi đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em, đánh dấu cho bướcchuyển từ thơ ấu sang trưởng thành với những thay đổi nhanh chóng về thể chất, trí tuệ, tâm lý

và nhân cách, được gọi bằng các tên “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”

1.3.1 Các quan điểm về giáo dục GTS&KNS

Qua nghiên cứu các tác giả trong và ngoài nước về giáo dục và quản lí hoạt độnggiáo dục GTS&KNS có thể rút ra những quan điểm chính sau :

Trang 10

- Các tác giả đều thống nhất vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáodục và quản lí hoạt động giáo dục GTS$KNS cho thanh thiếu niên nói chung, cho học sinhTHCS nói riêng

- Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò quản lí của Nhà nước, của Bộ GDĐT trongviệc xác lập các GTS&KNS cho từng lứa tuổi, các hình thức, biện pháp giáo dục và quản líhoạt động này

- Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò trung tâm của nhà trường, của GV, CBQLtrường học trong việc tích hợp các hoạt động trong trường với giáo dục GTS&KNS cho HS

- Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của gia đình và xã hội trong việc liên kết vớinhà trường và vai trò của quản lí trong tập hợp các lực lượng này thành một khối thốngnhất trong giáo dục GTS&KNS cho học sinh

Tuy nhiên cũng có những các tiếp cận khác nhau trong hoạt động giáo dục và quản

lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh

Một số tác giả chỉ quan tâm tới việc giáo dục KNS mà ít, hoặc không nhắc tới cácGTS

Tuy nhiên có nhiều tác giả, như Pham Minh Hạc, Nguyễn Thị Mỹ Lôc, Đặng QuốcBảo, Đinh Thị Kim Thoa, … xem hai khái niệm này có mối quan hệ biện chứng với nhau

Trong luận án này NCS chia sẻ quan điểm của các tác giả trên, xem GTS&KNS cómối quan hệ biện chứng với nhau, chi phối, củng cố nhau, và trong quản lí phải quan tâmtới mối quan hệ này thì hoạt động giáo dục GTS&KNS mới đạt kết quả mong muốn

1.3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa GTS và KNS

GTS& KNS có mối quan hệ đan xen mật thiết, không thể tách rời và luôn bổ trợ cho nhau.

Ở những lứa tuổi khác nhau chiều tương tác của hai phạm trù này có thể thay đổi, vàngười quản lí cần xác định rõ để có các biện pháp quản lí phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa

tuổi cũng như trình độ học vấn của từng nhóm đối tượng

1.3.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của đại đoàn kết và khả năng vận dụng trong việc xây dựng một thể thống nhất các chủ thể trong quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

1.3.3.1 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

* Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công

* Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng

1.3.3.2 Lí thuyết về sức mạnh sự liên kết trọng hệ thống của Mary P Follett.

Sức mạnh bắt đầu từ tổ chức Rồi các tổ chức đó lại được tập hợp trong một hệ thống

và sức mạnh được tăng lên Rồi các tổ chức trong các hệ thống lại được hợp nhất trong một cơ thể (organism) thì sức mạnh lại được tăng lên nhiều lần ” [150,187]

1.3.3.3 Từ những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sức mạnh của đại đoàn kết, đến

lí thuyết của Mary P.Follett về sức mạnh của sự liên kết trong hệ thống có thể rút ra những điểm sau:

Trang 11

- Một mục tiêu, một nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu, nếu biết tập hợp các lực lượngtrong một hệ thống được lãnh đạo, tổ chức một cách chặt chẽ thì có thể tạo ra sức mạnh đểhoàn thành nhiệm vụ đó.

- Phải biết tạo ra một nhu cầu nội tại cho chính các lực lượng tham gia để họ nhậnthấy vai trò, trách nhiệm trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung, để họ thấy rằng mộtkhi trở thành thành viên của một tổ chức họ cũng sẽ mạnh lên hơn là tồn tại bên ngoài tổchức

1.4 Những thành tố của hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

1.4.1 Mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục GTS, KNS

1.4.1.1 Mục tiêu hoạt động giáo dục GTS&KNS

Hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS nhằm mục tiêu giúp HS phát triển toàndiện cả về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, phù hợp vởi trình độ học vấn, tâmsinh lí lứa tuổi, đặc điểm vùng miền, để các em có thể phát huy hết tiềm năng của mỗi cánhân, trở thành các công dân hữu ích trong tương lai

1.4.1.2 Nội dung hoạt động giáo dục GTS&KNS.

Hệ giá trị được tổng kết thành 12 giá trị cho HS toàn cầu: Hòa bình, Tôn trọng, Hợp

tác, Trách nhiệm, Trung thực, Giản dị, Khiêm tốn,Khoan dung, Đoàn kết, Yêu thương,Tự

do, Hạnh phúc.

1.4.2 Các hình thức hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh THCS

a Hoạt động giáo dục trong nhà trường

+ Trong các giờ chính khoá.

Giáo dục GTS&KNS được lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục vào chương trìnhgiảng dạy các môn thông qua dạy học trên lớp

+ Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động NGLL với các chủ điểm tương ứng sẽ là cơ hội tốt để các nhà quản lí lồng ghép hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh, gắn học tập với cuộc sống, lí thuyết với

thực hành

b, Hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

+Hoạt động giáo dục trong gia đình

+Hoạt động giáo dục ngoài xã hội

Các lực lượng xã hội có vai trò cực kì quan trọng trong giáo dục GTS& KNS chohọc sinh THCS

1.4.3 Các phương pháp giáo dục GTS& KNS cho học sinh THCS

1.4.3.1 Phương pháp làm gương

1.4.3.2 Phương pháp nêu gương

1.4.3.3 Phương pháp giáo dục bằng trải nghiệm.

1.4.4 Các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS

1.5 Quản lí hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh THCS tiếp cận chức năng quản lí

Trang 12

1.5.1 Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục GTS&KNS là bước đầu tiên, quan trọng nhất củamột qui trình quản lí Kế hoạch hoạt động giáo dục GTS&KNS phải được tích hợp vào kếhoạch chung của nhà trường, và là kế hoạch triển khai kế hoạch phát triển trung hạn củanhà trường

1.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh trung học cơ sở

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch chung trong đó có kế hoạch hoạt động giáo dụcGTS&KNS cho HS quyết định sự thành công của hoạt động này Chức năng tổ chức đượcthực hiện theo 2 hướng:

* Thành lập các đơn vị chịu trách nhiệm chính từng mảng công tác trong từng giaiđoạn

* Điều hành các hoạt động, điều phối các lực lượng, các nguồn lực trong các hoạtđộng trong từng giai đoạn

1.5.3 Chỉ đạo, điều phối các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục GTS & KNS cho học sinh trung học cơ sở

Lãnh đạo có vai trò quyết định trong việc lôi cuốn các tổ chức chính trị - xã hội, xãhội – nghề nghiệp cùng cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục GTS&KNS nói riêng, tronghoạt động của nhà trường nói chung

1.5.4 Giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, điều chỉnh, rút kinh nghiệm sau mỗituần, học kì là việc làm cần được ghi trong kế hoạch và được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp

kế hoạch được thực hiện một cách hiệu quả

1.5.5 Tăng cường cơ sở vật chất- kĩ thuật phục vụ hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một phần không thể thiếu trong quá trìnhgiáo dục GTS&KNS

1.6 Bối cảnh đổi mới giáo dục và tác động của nó tới quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS

1.6.1 Bối cảnh trong nước: Bối cảnh đổi mới giáo dục càng khẳng định vai trò của hoạt

động giáo dục GTS&KNS là hạt nhân cơ bản của mọi hoạt động trong nhà trường

1.6.2 Bối cảnh nhà trường:

Kết luận chương 1

Hoạt động giáo dục GTS&KNS cho HS là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong bốicảnh đổi mới giáo dục hiện nay Trong chương 1 tác giả đã tổng quan các công trìnhnghiên cứu về GTS&KNS cũng như quản lí hoạt động này của các tác giả trong và ngoàinước Các công trình nghiên cứu đó đã đặt nền tảng lí luận cho một vấn đề có ý nghĩa líluận và thực tiễn to lớn, cũng như khẳng định tính thời sự sâu sắc của vấn đề giáo dụcGTS&KNS cho HS nói chung cũng như công tác quản lí hoạt động này Các công trình nói

Trang 13

trên cũng cho thấy vấn đề quản lí giáo dục GTS&KNS cho học sinh THCS còn đang bỏngỏ Trong chương 1 tác giả đã xây dựng được khung lí luận của vấn đề nghiên cứu.Ngoài các khái niệm cốt lõi như, quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, tác giả đi sâuluận giải các khái niệm GTS&KNS và hoạt động giáo dục GTS&KNS, cũng như quản líhoạt động này Trong chương 1 tác giả đã tổng quan các quan điểm khác nhau trongnghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS và thấy rằng cần tổ chức quản lí hoạtđộng giáo dục GTS&KNS trong mối quan hệ biện chứng của 2 khái niệm

CHƯƠNG 2

CỞ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KĨ

NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

(3 tỉnh vùng Đồng bằng sống Hồng) 2.1 Kinh nghiệm quốc tế về hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS cho học sinh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lí hoạt động giáo dục GTS&KNS có thể rút ra những kết luận sau:

+ Ở tầm quốc gia, nhà nước phải có những chính sách, chỉ đạo cụ thể về hệ GTScốt lõi phù hợp nhất với đặc thù của đát nước mình, đồng thời cụ thể hoá những giá trị đócho mỗi bậc học (kinh nghiệm Singapore, Thái lan, Trung Quốc…)

+ Kết hợp rèn luyện KNS với xây dựng và củng cố các GTS cốt lõi của từng bậchọc (tất cả các nước)

+ Xây dựng các mô hình chung cho các hoạt động giáo dục GTS&KNS cho cảnước để các cơ sở giáo dục vận dụng cho trường mình (kinh nghiệm Singapore)

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ở tầm quốc gia, lôi cuốn các tầng lớp nhân dâncùng tham gia, tạo hiệu ứng tích cực trên phạm vi cả nước (kinh nghiệm Singapore)

+ Duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trong các hoạtđộng giáo dục GTS&KNS (Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc.)

+ Trong phạm vi nhà trường, các nhà quản lí phải xác định được các GTS&KNS phù

hợp với đặc điểm học sinh, bối cảnh địa phương và có kế hoạch huy động mọi lực lượng

tham gia hoạt động này (tất cả các nước)

2.2 Đồng bằng sông Hồng và vị trí của 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam trong vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằmquanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh vàthành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, HảiPhòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng

là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du Trong 10 tỉnhthành thì có ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định Hà Nam với vị trí địa lí, địa hình đa dạng, thuậnlợi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nét văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời, có thể coi batỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam mang đấu ấn đặc trưng nhất cho vùng đồng bằng sôngHồng

2.2.1 Thực trạng phát triển giáo dục THCS và kết quả giáo dục học sinh THCS ở ba tỉnh vùng đồng Đồng bằng sông Hồng

Trang 14

2.2.1.1 Tình hình phát triển giáo dục ỏ các trường THCS

Trong những năm qua giáo dục THCS đã có những bước phát triển rất ấn tượng Số

lượng trường lớp ngày một tăng, cụ thể trong bốn năm như sau:

4.84

4.86

4.88

4.9 4.92

Biểu đồ 2.2 Sự phát triển về số lượng học sinh trong 4 năm

(Nguồn Bộ giáo dục và đào tạo)

2.2.1.2 Kết quả giáo dục của học sinh THCS ở ba tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Hà

Ngày đăng: 05/05/2016, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w