Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
844,98 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÝ VĂN KHÁNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản nước Mặn, Lợ Mã số: 62 62 70 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN Cần Thơ, 2012 Công trình được hoàn thành tại: - Huyện ngọc Hiển và huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau. - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Nguyễn Thanh Phương PGs. Ts. Trần Thị Thanh Hiền Phản biện 1: PGs.Ts. Nguyễn Tường Anh Phản biện 2: Ts. Bùi Minh Tâm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại: Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. vào hồi: ….… giờ ….… ngày ……. tháng ……. năm 2012. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ. - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn (hay nuôi trồng thủy sản ven biển). Đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng ven biển là rất cần thiết cho phát triển bền vững, nhiều đối tượng cá bản địa nước mặn, lợ đã được đưa vào nuôi. Tuy nhiên, phát triển nuôi các đối tượng cá mặn, lợ hiện còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là sản xuất con giống nhân tạo một trong những cơ sở quan trọng cho sự phát triển loài nuôi. Cá nâu (Scatophagus argus) là loài phân bố tự nhiên ở vùng ven biển và được đánh giá là loài rất có triển vọng phát triển nuôi, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Song, nghề nuôi cá nâu chưa được phát triển do thiếu nguồn giống, đặc biệt là giống được sản xuất nhân tạo để cung cấp được số lượng lớn cho nhu cầu nuôi. Vì thế việc nghiên cứu đặc điểm sinh họ c sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) là rất cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản cá nâu và qua đó phát triển qui trình sinh sản nhân tạo để từng bước tiến tới phát triển nghề sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá nâu; góp phần đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản ven biển; thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở ĐBSCL nói riêng và cả nước ta nói chung. - Mục tiêu cụ thể: tìm ra một số đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản quan trọng; loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản thích hợp để kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo; sự phát triển của cá nâu mới nở và biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá nâu giai đoạn cá bột lên cá giống. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản quan trọng của cá nâu. - Nghiên cứu sử dụng các loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản khác nhau để kích thích cá nâu sinh sản nhân tạo và kỹ thuật ấp trứng cá nâu. - Nghiên cứu sự phát triển của ống tiêu hóa và sự lựa chọn thức ăn của cá nâu bột. 2 - Nghiên cứu ương cá nâu bột lên cá hương bằng các loại thức ăn và cá hương lên cá giống ở các độ mặn khác nhau. 4. Ý nghĩa của luận án Luận án góp phần bổ sung kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản của cá nâu; Luận án thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo cá nâu và ương cá nâu bột lên giống. Những kết luận về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống và ương cá nâu sẽ là nguồn cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng để hoàn thiện và phát triển nghề sản xuất giống và ương cá nâu từ đó chủ động cung cấp con giống thúc đẩy nghề nuôi cá nâu phát triển, đa đạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ven biển. Luận án còn cho thấy là hoàn toàn có thể khép kín vòng đời cá nâu trong điều kiện nhân tạo. 5. Điểm mới của luận án - Xác định được mùa vụ sinh sản chính của cá nâu; sức sinh sản thực tế; đường kính trứng và sự phát triển phôi của cá nâu . - Đánh giá được mối tương quan giữa các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, …) và phosphate protein huyết tương (vitellogenin) với các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá nâu. - Xác định được kích cỡ noãn hoàng, kích cỡ miệng cá chiều dài cá bột và thời gian cá sử dụng hết noãn hoàng. Xác định được thức ăn ban đầu và sự phát triển của ống tiêu hóa cá nâu bột. - Đặc biệt, luận án đã cho cá nâu sinh sản nhân tạo thành công và tìm ra được thức ăn ương cá nâu mới nở lên cá nâu 30 ngày tuổi và độ mặn thích ương cá nâu 1 tháng tuổi lên 2 tháng tuổi. Từ những kết quả trên, luận án kết luận rằng bước đầu có thể sản xuất giống và ương cá nâu để chủ động cung cấp con giống thúc đẩy nghề nuôi cá nâu phát triển, đa dạng hóa đối tượng và mô hình nuôi thủy sản. Luận án còn cho thấy là hoàn toàn có thể khép kín vòng đời cá nâu trong điều kiện nhân tạo. 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 163 trang; trong đó mở đầu 5 trang, chương tổng quan 30 trang, chương phương pháp nghiên cứu 20 trang, chương kết quả nghiên cứu và thảo luận 57 trang, chương kết luận và đề xuất 3 trang, danh mục các công trình nghiên cứu 2 trang, tài liệu tham khảo 15 trang và phụ lục 31 trang. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Nội dung chương này tập trung vào tìm hiểu và phân tích các điểm quan trọng như: - Đặc điểm sinh học cá nâu - Đặc điểm sinh lý - Các loại kích dục tố và chất kích thích sinh sản - Một số nghiên cứu sản xuất giống và ương nuôi cá nước lợ mặn - Sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá - Một số loại thức ăn sử dụng trong ương cá bột - Một số nghiên cứu sử dụng thức ăn ương cá và độ mặn. Từ tổng quan tài liệu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về sinh học sinh sản cá nâu, đặc biệt là sản xuất giống cá nâu trong điều kiện nhân tạo và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hoàn thiện, khép kín vòng đời cá nâu trong điều kiện nhân tạo. Tất cả các nghiên cứu trên là cơ sở để định hướng việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu. 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện từ 09/2006 đến 12/2010 tại các đầm nước lợ thuộc huyện Năm Căn, huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau; và trại thực nghiệm và các phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu của đề tài 2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu Mẫu cá nâu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản thu hàng tháng, (30 cá thể/tháng) trong thời gian 12 tháng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng cá, giới tính, khối lượng tuyến sinh dục, hệ số thành thục, tỷ lệ giới tính, giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục và đường kính trứng. Mẫu cá nâu phân tích quan hệ giữa giai đoạn phát triển tuyến sinh dục và hệ số thành thục với độ béo Fulton và độ béo Clark được thu đủ các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Các chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng cá, chiều dài chuẩn, khối lượng cá không nội tạng, độ béo Clark, độ béo Fulton, giới tính, khối lượng tuyến sinh dục, hệ số thành thục và giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Cá nâu bố mẹ ngoài tự nhiên thành thục được tiêm chất kích thích sinh sản để kích thích cá rụng trứng và sinh sản nhân tạo. Các chỉ tiêu Kích thích sinh sản nhân CÁ NÂU tự nhiên Đặc điểm sinh học sinh sản Đặc điểm sinh lý sinh sản Loại và liều kích dục tố Cá nâu bột Ấp trứng ở các độ mặn Sự lựa chọn thức ăn Ương bằng các loại thức Sự phát triển ống tiêu hóa Cá nâu 1 tháng tuổi Ương ở các độ mặn Cá nâu 2 tháng tuổi 5 theo dõi gồm sứ c sinh sản thực tế và đường kính trứng; quan sát quá trình phát triển phôi, kích thước noãn hoàng, kích cỡ miệng và chiều dài cá bột. 2.2.2 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu Mẫu cá nâu nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản thu đủ 6 giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Các chỉ tiêu theo dõi gồm khối lượng cá, giới tính, khối lượng tuyến sinh dục, hệ số thành thục, giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Máu cá được thu từ động mạch lưng bằng kim tiêm để xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, số lượng huyết sắc tố (hemoglobin), tỷ lệ huyết sắc tố (hematocrit), thể tích hồng cầu µm 3 (MCV), khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (MHC), nồng độ của huyết sắc tố trong hồng cầu (MHCH), hàm lượng protein và hàm lượng phosphate protein huyết tương (Vitellogenin). Mẫu cơ, gan cá được thu để xác định hàm lượng protein. 2.2.3 Thí nghiệm kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu 2.2.3.1 Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá nâu trong bể Cá nâu 1 năm tuổi từ sinh sản nhân tạo được nuôi vỗ thành thục ở độ mặn 15‰, trong 3 bể composite có thể tích 2 m 3 . Mật độ 10 con/m 3 . Cho ăn ngày 2 lần/ngày bằng thức ăn viên Grobest có hàm lượng đạm 35%. Cá được nuôi vỗ trong khoảng 4 tháng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm nhiệt độ, pH, đạm tổng số (TAN) và nitrite (N-NO 2 - ); khối lượng cá, khối lượng tuyến sinh dục, các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, hệ số thành thục và tỷ lệ cá thành thục. 2.2.3.2 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại và liều kích dục tố, chất kích thích sinh sản lên sinh sản nhân tạo Cá thành thục trong tự nhiên được kích thích sinh sản nhân tạo (Bảng 2.1). Cá cái được tiêm liều sơ bộ và liều quyết định; cá đực được tiêm 1 liều cùng thời điểm tiêm liều quyết định cá cái. Sau khi tiêm liều quyết định theo dõi hoạt động của cá; khi cá cái rụng trứng, mổ cá đực lấy tinh nghiền nhuyễn; vuốt trứng và trộn trứng với tinh đã nghiền nhuyễn. Trứng được ấp ở độ mặn 30‰. Bảng 2.1: Loại và liều lượng kích dục tố; chất kích thích sinh sả n Liều kích dục tố và chất kích thích sinh sản Ovaprim (ml/kg) 0,5 1,0 1,5 LHRH-a (µg/kg)+Dom (5 mg/kg) 50 100 150 6 HCG (UI/kg) 1.000 1.500 2.000 Các chỉ tiêu theo dõi gồm thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh, thời gian phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình. Hình 2.2: Các bước trong kích thích sinh sản và ấp trứng cá nâu 2.2.3.3 Ảnh hưởng của độ mặn lên tỉ lệ nở của cá Cá nâu thành thục thu ngoài tự nhiên được tiêm Ovaprime với liều 1 mL/kg (loại và liều chất kích thích sinh sản tốt nhất từ kết quả của mục 2.2.3.2). Khi cá cái rụng trứng thì mổ cá đực để lấy tinh nghiền nhuyễn; tiến hành vuốt trứng và trộn trứng với tinh đã nghiền nhuyễn. Trứng sau thụ tinh được ấp với 7 nghiệm thứ c 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰. Bể ấp có thể tích 15 lít/bể và được sục khí liên tục. Mật độ ấp 100 trứng/lít. Các chỉ tiêu theo dõi gồm nhiệt độ, pH và tỷ lệ nở của trứng. 2.2.4 Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa và lựa chọn thức ăn của cá nâu bột 2.2.4.1 Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa Cá bột mới nở được bố trí trong bể xi măng có thể tích 4 m 3 /bể; độ mặn 25‰; mật độ 50 cá bột/lít; và bể được sục khí liên tục. Nguồn thức ăn cho cá bột là các loại thức ăn tự nhiên được thu từ vuông nuôi tôm quảng canh bằng vợt phiêu sinh thực vật; cho ăn 2 lần/ngày. Mẫu cá thu vào các ngày tuổi thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25 và 30 để phân tích mô học xác định đặc điểm phát triển của ống tiêu hóa 2.2.4.2 Nghiên cứu sự lựa chọn thức ăn Cá bột mới nở được bố trí trong bể xi măng có thể tích 4 m 3 /bể; độ mặn 25‰; mật độ 50 cá bột/lít; và bể được sục khí liên tục. Nguồn thức ăn cho cá bột là các loại thức ăn tự nhiên được thu từ vuông nuôi Tiêm kích dục tố cho cá nâu Cá nâu sau khi hiệu ứng thuốc Buồng tinh cá nâu Cắt buồng tinh cá nâu Vuốt trứn g cá nâu Trộn tinh và trứn g cá nâu Bể dưỡn g cá nâu sau khi tiê m Bể ấ p trứn g và ươn g cá nâu 7 tôm quảng canh bằng vợt phiêu sinh thực vật, cho ăn ngày 2 lần. Mẫu nước bể ương và mẫu cá được thu vào ngày tuổi thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15, 20, 25 và 30 để phân tích định tính và định lượng thành phần phiêu sinh thực và động vật; tần số xuất hiện của mỗi loại thức ăn trong số mẫu quan sát và từ kết quả đó xác định sự lựa chọn thức ăn của cá. 2.2.5 Ương cá nâu bột lên cá hương (cá 1 tháng tuổi) 2.2.5.1 Ương cá bộ t từ 1 ngày tuổi lên 15 ngày tuổi bằng các loại thức ăn Cá nâu bột 2 ngày tuổi bố trí trong bể có thể tích 15 lít, độ mặn 25‰; và mật độ 50 ấu trùng/lít với 6 nghiệm thức gồm (i) Chlorella sp+Rotifer; (ii) Chlorella sp+Rotifer+TACB; (iii) Chlorella sp+TACB; (iv) Rotifer; (v) Rotifer+TACB; và (vi) TACB (thức ăn chế biến). Cá được cho ăn 4 lần/ngày. Thời gian ương 15 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi gồm nhiệt độ, pH, chiều dài cá, tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, tăng trưởng chiều dài tương đối và tỉ lệ sống. 2.2.5.2 Ương cá bột từ 15 ngày tuổi lên 30 ngày tuổi bằng các loại thức ăn Cá nâu bột 15 ngày tuổi bố trí trong bể có thể tích 10 lít, độ mặn 25‰, mật độ 10 cá thể/lít với 5 nghiệm thức gồm (i) Rotifer; (ii) Artemia; (iii) Thức ăn chế biến (TACB); (iv) Rotifer+TACB và (v) Artemia+TACB. Cá được cho ăn 4 lần/ngày. Thời gian ương là 15 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi là nhiệt độ, pH, chiều dài cá, tăng trưởng chiều dài tuyệt đối, tăng trưởng chiều dài tương đối và tỉ lệ sống. 2.2.6 Thí nghiệm ương cá từ 30-60 ngày tuổi ở các độ mặn Thí nghiệm bố trí với 7 nghiệm thức 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30‰. Bể ương có thể tích 50 lít/bể, mật độ 25 con/bể. Cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp ngày 3 lần. Thời gian ương là 30 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi là nhiệt độ, pH, khối lượng cá, tăng trưởng tuyệt đối, tăng trưởng tương đối, tỉ lệ sống và sự phân đàn. 2.3 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được tính toán và phân tích thống kê (one-way ANOVA với phép thử DUNCAN) bằng các phần mềm Excel của office phiên bản 2003 và SPSS phiên bản 13.0. 8 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản cá nâu 3.1.1. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục được xác định dựa trên tiêu bản mô học và căn cứ vào thang thành thục của Nikolsky (1963). 3.1.1.1. Các giai đoạn phát triển của buồng tinh Hình 3.3: Tổ chức học buồng tinh Hình 3.4: Hình thái của buồng tinh 3.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của buồng trứng Hình 3.1: Tổ chức học buồng trứng Hình 3.2: Hình thái của buồng trứng 3.1.2. Mùa vụ sinh sản và tỷ lệ giới tính của cá nâu trong tự nhiên Hệ số thành thục của cá nâu cái cao vào tháng 4 và tháng 8; hệ số thành thục theo tháng cao nhất là 11,9% và hệ số thành thục cá thể lớn nhất vào tháng 8 là 27,2%. Mùa vụ sinh sản chính của cá nâu vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm. 0 2 4 6 8 10 12 12345678910111 2 Tháng GSI (%) Hình 3.5: Hệ số thành thục cá nâu cái 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 123456789101112 Tháng GSI (%) Hình 3.6: Hệ số thành thục cá nâu đực 0 20 40 60 80 100 123456789101112 Tháng Đực Cái Hình 3.7: Tỷ lệ cá nâu đực và cá nâu cái qua các tháng Hệ số thành thục của cá nâu đực cao ở tháng 5 và tháng 8; hệ số thành thục theo tháng cao nhất là 0,88% vào tháng 5 và hệ số thành thục cá thể lớn nhất vào tháng 1 là 2,29%. Giai đoạn I (40x) Giai đoạn II (40x) Giai đoạn III (20x) Giai đoạn IV (10x) Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III Giai đoạn IV [...]... 4,39±0,69 5,32±0,92 5,69±0,72 Cá nâu 1 ngày tuổi Cá nâu 2 ngày tuổi Cá nâu 3 ngày tuổi Cá nâu 4 ngày tuổi Cá nâu 5 ngày tuổi Cá nâu 10 ngày tuổi Cá nâu 15 ngày tuổi Cá nâu 20 ngày tuổi Cá nâu 25 ngày tuổi Cá nâu 30 ngày tuổi Hình 3.9: Cá nâu bột từ 1 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi (4x) 3.2 Một số đặc điểm sinh lý sinh sản cá nâu 3.2.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của cá nâu cái 2,9964 W = 0,1947H 400 2 Khối... luận 4.1.1 Đặc điểm sinh học và sinh lý sinh sản - Hệ số thành thục của cá cái cao vào tháng 4 và tháng 8 (hệ số thành thục trung bình quần thể theo tháng cao nhất là 9,69 % và cá thể lớn nhất vào là 27,2 % vào tháng 8) Sức sinh sản thực tế trung bình của cá nâu là 2.469.209 trứng/kg Mùa vụ sinh sản chính của cá nâu vào tháng 4 và tháng 8 hằng năm - Độ béo Fulton của cá nâu cái có tuyến sinh dục giai... Ương cá bột từ 1-15 ngày tuổi bằng Chlorella sp + Rotifer + TACB và từ 15-30 ngày tuổi bằng Artemia Ương cá 1-2 tháng tuổi ở độ mặn 5‰ - Nghiên cứu phát triển thức ăn và hoàn chỉnh kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá nâu để tạo ra đàn cá bố mẹ chủ động trong sản xuất giống nhân tao - Nghiên cứu tỷ lệ cá đực:cái trong việc sinh sản nhân tạo cá nâu để nâng cao tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của cá - Tiếp tục nghiên. .. hóa cá nâu trưởng thành Cá nâu 1 ngày tuổi (20x) Cá nâu 3 ngày tuổi (20x) Hình 3.16: Ống tiêu hóa cá nâu bột Tuyến dạ dày Thực quản Màng nhày Tế bào tiết Dạ dày tuyến Dạ dày Dạ dày cơ Ruột Cá nâu 3 ngày tuổi (20x) Cá nâu 20 ngày tuổi (10x) Cá nâu trưởng thành (10x) Hình 3.17: Thực quản, ruột, dạ dày cá nâu Cá nâu 20 ngày tuổi (10x) Hình 3.18: Tuyến dạ dày cá nâu 21 3.4.1.2 Thực quản Thực quản của cá nâu. .. nghiên cứu loại thức ăn và chất lượng thức ăn trong ương cá bột để nâng cao hơn nữa tỷ lệ sống của cá 32 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Bài báo xuất bản từ công trình nghiên cứu 1 Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương (2010) Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của cá nâu (Scatophagus argus) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tạp chí Khoa học, ... Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thanh Phương (2010) Ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) hương lên giống Hội nghị toàn quốc sinh viên nghiên cứu khoa học ngành thủy sản 2010 Cần Thơ, 28/05/2010 10 Lý Văn Khánh, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2010) Nghiên cứu biện pháp kích thích cá nâu (Scatophagus argus) sinh sản nhân... cao nhất (6,71 %) và thấp nhất ở giai đoạn IV và độ béo Clark của cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn I, II và giai đoạn III đạt cao nhất Cá nâu đực có có độ béo Fulton và độ béo Clark đạt cao nhất ở cá có tuyến sinh dục giai đoạn II - Khối lượng gan trung bình của cá nâu cái có tuyến sinh dục giai đoạn III là lớn nhất (4,59 g/con) - Hàm lượng phosphat protein huyết tương của cá cái tăng dần theo... Ngày tuổi thứ 3 đến 15 thì cá nâu bột có khuynh hướng chọn lựa phiêu sinh động vật làm thức ăn và khuynh hướng lựa chọn này giảm từ ngày tuổi thứ 15 đến 30, thay vào đó là cá có sự lựa chọn phiêu sinh thực vật làm thức ăn 4.1.4 Ương cá bột lên cá hương và cá giống - Cá nâu 1-15 ngày tuổi cho cá ăn Chlorella sp+Rotifer+TACB có tỷ lệ sống cao nhất 15,7% và tăng trưởng 3,64 mm - Cá nâu 15 đến 30 ngày tuổi... 0,26 ±0,16 II Độ béo Clark (%) a 6,04 ±0,37 Các giá trị trên cùng một cột mang mẫu tự (a và b) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p . sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản của cá nâu; Luận án thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo cá nâu và ương cá nâu bột lên giống. Những kết luận về sinh học và kỹ thuật sản xuất giống. ương nuôi cá nâu giai đoạn cá bột lên cá giống. 3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và sinh lý sinh sản quan trọng của cá nâu. - Nghiên cứu sử dụng các loại. cả các nghiên cứu trên là cơ sở để định hướng việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống cá nâu. 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm