Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
142 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 90 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÔN GIÁO Hà Nội - 2013 Công trình đợc hoàn thành tại: Trờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Xuân Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hồng Dơng Phản biện 2: PGS.TS Hoàng Minh Đô Luận văn đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Trờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm th viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm th viện Trờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo. Bên cạnh những tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, các tín ngưỡng dân gian… còn xuất hiện nhiều loại hình tôn giáo mới, các “đạo lạ”. Những năm gần đây, hoạt động của các tín đồ, tổ chức tôn giáo diễn ra hết sức phong phú, đa dạng và phức tạp. Điều này tạo nên những khó khăn nhất định trong công tác quản lý tôn giáo cũng như giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại các địa phương. Trong âm mưu diễn biến hòa bình chống phá Nhà nước Việt Nam, các thế lực thù địch luôn coi tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, có thể tạo “ngòi nổ” gây mất ổn định chính trị và xã hội. Bên cạnh các hoạt động xuyên tạc chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, các thế lực thù địch tăng cường vu cáo Việt Nam đang đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền; ráo riết kích động, chỉ đạo các phần tử cực đoan phản động chống đối Nhà nước nhằm gây ra tình hình phức tạp về an ninh, trật tự, dẫn tới những xung đột về chính trị ở các vùng tôn giáo, tạo cớ quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để can thiệp, gây sức ép về chính trị, kinh tế - xã hội đối với nước ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nơi đâu có tôn giáo thì ở đó có sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước. Không quản lý nhà nước về tôn giáo sẽ dẫn đến các tôn giáo hoạt động vô chính phủ, chèn ép, công kích lẫn nhau, xã hội sẽ không phát triển lành mạnh vì sự lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc, trật tự xã hội, an ninh quốc gia,… Do đó, quản lý 1 nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là yêu cầu khách quan của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực tôn giáo, quan điểm về tự do tôn giáo từ khi lập quốc cho tới nay vẫn luôn nhất quán và ngày càng được cụ thể hóa rõ ràng hơn. Trên thực tế, tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước luôn có những tác động đến tình hình tôn giáo trong nước. Vì thế những quan điểm của Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo cũng cần phải đổi mới và tăng cường hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Thêm vào đó, công cuộc cải cách hành chính đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động tôn giáo, trình tự thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và bộ máy quản lý các hoạt động trong công tác quản lý tôn giáo là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tôn giáo sẽ là tư liệu hữu ích góp phần hoàn thiện các quy định, điều luật liên quan tới hoạt động tôn giáo. Chính vì tính thời sự của tình hình tôn giáo ở Việt Nam và vai trò quan trọng không thể thiếu của hoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo nên học viên đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tôn giáo và vấn đề công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là đề tài được các nhà khoa học hết sức quan tâm nghiên cứu. Điển hình như các công trình và các tác giả như: Bùi Đức Luận với công trình Quản lý hoạt động tôn giáo cơ sở lý luận và thực tiễn 2 (2005), NXB Tôn giáo, HN; Ban Tôn giáo Chính phủ với Tôn giáo với Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo (2008), NXB Tôn giáo, HN; Hoàng Quốc Bảo với Quản lý xã hội về tôn giáo (2010), NXB Chính trị - Hành chính, HN,… Tuy nhiên, cho tới nay, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước đã có nhiều thay đổi, thực tiễn hoạt động của các tôn giáo vô cùng phức tạp và không còn thuần túy như trước. Vì vậy, để có đường lối, chính sách quản lý hoạt động tôn giáo đúng đắn và cập nhật phù hợp với tình hình thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận để từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn quản lý tôn giáo nói riêng và quản lý xã hội nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay. Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động quản lý tôn thời kỳ đổi mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về tôn giáo. Đồng thời, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu,… 5. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng rõ cơ sở lý luận cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. 3 - Khái quát diện mạo tôn giáo và tình hình quản lý các hoạt động tôn giáo của Đảng, Nhà nước thông qua các công cụ là hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý các cấp về tôn giáo. - Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách tôn giáo phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương 5 tiết. 4 NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. Lý luận về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo 1.1.1. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp). 1.1.2. Quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình mà tôn giáo và các hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật đạt được những mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước nước đối với các hoạt động tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. 1.1.2.2. Phương pháp quản lý các hoạt động tôn giáo 5 Phương pháp quản lý là cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm mục đích thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện các mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo đã đề cập trên đây, có thể kể tới một số phương pháp căn bản sau: phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp hành chính, phương pháp tổ chức, phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế. 1.1.2.3. Nội dung của hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo Néi dung qu¶n lý nhµ níc ®èi víi ho¹t ®éng t«n gi¸o gåm nhiÒu lÜnh vùc cô thÓ nh sau: Về công nhận các pháp nhân tôn giáo; Về quá trình xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự; Về chương trình hoạt động thường xuyên và đột xuất; Về quá trình đào tạo chức sắc; Về quá trình sản xuất, lưu thông đồ dùng việc đạo; Về một số việc thuộc hành chính đạo; Về các hoạt động từ thiện – xã hội; Xử lý các khiếu tố, khiếu nại liên quan đến tôn giáo và vi phạm chính sách tôn giáo; Xét duyệt các hoạt động quốc tế và đối ngoại tôn giáo; Đấu tranh chống lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo; 1.1.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo - Nhà nước tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. - Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữ gìn độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. 6 - Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những cơ sở thờ tự hợp pháp, kinh bổn và các đồ thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. - Đoàn kết gắn bó đồng bào tôn giáo và không tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. - Những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy. - Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, ép buộc công dân theo đạo hoặc bỏ đạo, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân,… Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại đến nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân… đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại bỏ. 1.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Việt Nam là quốc gia có đời sống tôn giáo đa dạng, phong phú Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng với sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới, tôn giáo nội sinh, tín ngưỡng bản địa và các hình thức tôn giáo mới. Cho tới nay ở Việt Nam đã có 37 7 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận của các 13 tôn giáo khác nhau. Các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Việt. Theo ước tính, năm 2012 ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng trên 20 triệu tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số 1.2.2. Các tôn giáo ở Việt Nam ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Sự đồng hành cùng dân tộc của các tôn giáo được thể hiện trong nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực trong đó có hai nội dung nổi bật: Một là, giáo hội các tôn giáo xác quyết đường hướng hành động gắn bó với dân tộc, vì mục tiêu chung của quốc gia nhằm xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Hai là, văn hóa tôn giáo ngày càng hội nhập mạnh mẽ với văn hóa dân tộc, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. 1.2.3. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được củng cố, phát triển Được sự tạo điều kiện của Nhà nước, các tổ chức tôn giáo ngày càng hoàn thiện được thể hiện rõ nét trên hai phương diện: bộ máy hành chính đạo và tổ chức nhân sự. Ở Việt Nam, đội ngũ chức sắc, nhà tu hành, chức việc là không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc chăn dắt phần hồn của các tín đồ mà còn là lực lượng quan trọng liên kết giữa giáo hội với nhà nước và là đầu mối trong quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Đồng thời do vị trí ảnh hưởng của chức sắc, nhà tu hành đối với tín đồ và xã hội nên 8 [...]... Đảng và Nhà nước ta quan tâm và hàng đầu Những đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam như đã nói trên là bức tranh toàn cảnh về tôn giáo ở Việt Nam Đó chính là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương chính sách đối với tôn giáo 10 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng quản lý hoạt. .. 18 pháp, nghệ thuật quản lý; Phải đảm bảo sự mềm dẻo trong vận động và tính pháp chế trong chính sách có liên quan đến tôn giáo 2.3.2.2 Có chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vững chắc ở vùng tôn giáo tập trung, qua đó góp phần tạo cơ sở cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 2.3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo Hiện nay ở nước ta mới chỉ có Pháp. .. Nhà nước quan tâm và cải thiện rõ rệt,… Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam hiện nay còn gặp không ít những khó khăn, hạn 22 chế xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau Tổ chức cơ quan chức năng làm công tác tôn giáo và hệ thống văn bản pháp quy về quản lý hoạt động tôn giáo còn hết sức lỏng lẻo Pháp luật về tôn giáo thiếu đồng... phương pháp quản lý nhà nước với tôn giáo Trong quá trình quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, việc áp dụng linh hoạt các phương pháp quản lý khác nhau là điều hết sức cần thiết Các phương pháp quản lý nhà nước đối với tôn giáo cần phải dựa trên pháp luật, trên chính sách; đồng thời cần phải hết sức mềm dẻo Đặc biệt cần chú ý đến yếu tố hợp lòng người, có tình, có lý (tâm lý tôn giáo) .Mỗi... và quản lý các hoạt động tôn giáo tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta hiện nay 1.2.5 Các tôn giáo ở Việt Nam có mối liên hệ quốc tế rộng rãi Trong quá trình phát triển, hầu hết các tôn giáo và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có mối quan hệ quốc tế rộng rãi Một mặt, hoạt động quan hệ quốc tế của các tôn giáo là loại hình hoạt động đối ngoại... chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo * Về nhiệm vụ, quyền hạn: Được quy định rõ trong các văn bản pháp quy, trong đó Ban Tôn giáo cấp tỉnh, phòng tôn giáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quy định theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Nội vụ 2.2 Thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo 2.2.1 Thành tựu đạt được trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo thời gian... hoạt động tôn giáo hiện nay ở nước ta 2.1.1 Mục tiêu của công tác quản lý tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 2.1.2 Nhà nước quản lý các hoạt động tôn giáo thông qua hệ thống pháp luật Giai đoạn từ 1945 đến 1954 Thành công của Cách mạng tháng Tám đã đưa lịch sử dân tộc Việt Nam sang một trang sử mới, trang sử của độc lập dân tộc Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, vấn đề tôn giáo đã được Đảng và. .. yêu cầu trên, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế còn tồn tại hiện nay Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo là hoạt động quản lý xã hội không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nước có sự đa dạng, phức tạp về tôn giáo, tín ngưỡng... nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo là một trong những công tác có tính cấp bách hàng đầu trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đưa hoạt động tôn giáo đi vào ổn định, phù hợp với quy định của pháp luật, loại bỏ những âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, góp phần ổn định đời sống chính trị, văn hóa, xã hội Từ... các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như trong Nghị định 69/HĐBT (1991) về các hoạt động tôn giáo, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004), Nghị định 92/2012/NĐCP,… đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức tôn giáo tuân thủ Hoạt động của các tôn giáo được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện đã dần đi vào ổn định theo đúng quy định của pháp luật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân . HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 90 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÔN GIÁO Hà. CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng quản lý hoạt động tôn giáo hiện nay ở nước ta 2.1.1. Mục tiêu của công tác quản lý tôn giáo trong giai đoạn hiện nay 2.1.2. Nhà nước quản. tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay. Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động quản lý tôn thời kỳ đổi mới. 4. Cơ sở