1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

25 1,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 187 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HƯNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HƯNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNGCHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Xuân Hải

Phản biện 1:……….

Phản biện 2:………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

\ họp tại ………

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Lí do khách quan

Xuất phát từ xu thế phát triển giáo dục coi trọng không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy

người”; không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn cần trang bị cả kỹ năng và hình thành phẩm chất công dân Xuất phát từ vai trò của kỹ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống trong hoàn cảnh xã hội hiện nay Xuất phát từ mục tiêu giáo dụcViệt Nam đang đổi mới theo quan điểm tăng cường phát triển năng lực toàn diện và phẩm chất người học

1.2 Lí do chủ quan

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định chuẩn xác những giá trị sốngchủ yếu cốt lõi, vì vậy họ có những biểu hiện thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống ở học sinh Trung học cơ sở hiện nay chưa hiệu quả

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài : “ Quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở lí luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtrường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh phúc, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xác định cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Trang 4

3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

5 Giả thuyết khoa học của đề tài

Thực tế hiện nay học sinh Trung học cơ sở có những biểu hiện hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội có lẽ vì chúng ta chưa quan tâm đúng mức trong việc trang bị cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng sống cơ bản và chưa có một cách thức quản lý phù hợp Nếu tiến hành đầy đủ và đồng bộ các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hội thì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong bối cảnh hiện nay

6 Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài

Không gian : Ở Tam Dương có 14 trường THCS nhưng đề tài chỉ khảo sát ở 3 trường làm đại diện

Thời gian nghiên cứu: thời gian hồi cứu tư liệu thực trạng từ năm 2010 đến nay

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu về những lý luận cơ bản của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

-Nghiên cứu văn kiện,sách báo,tạp chí nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

7.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Quan sát thực tế

Trang 5

- Nghiên cứu sản phẩm.

-Tổ chức tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề

- Xin ý kiến chuyên gia

7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp toán thống kê

- Sử dụng phần mềm tin học

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, cácphụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh của các trường Trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường

Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Trang 6

Với nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị KimThoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốn sách “ giáo dục giá trị sống

và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”

Với nhiều năm nghiên cứu và bằng tâm huyết của người làm công tác giáo dục,tác giả, PGS.TS Hà Nhật Thăng đã cho xuất bản cuốn sách: “Giáo dục hệ thống giá trịđạo đức nhân văn” năm 1997 và đã tái bản nhiều lần Trong đó, trang bị cho học sinh,sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi, đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện

để thế hệ trẻ có những hành vi tương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi,phù hợp với yêu cầu của xã hội, của thời đại

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta có thểhiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiến lênmột trạng thái mới về chất

Trang 7

Trong quản lý chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối quan hệ hữu cơ, tácđộng qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Khi mục tiêu của tổ chứcthay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản lý thông qua chủ thể quản lý.

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương phápchung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục Quản lý giáo dục là sự tácđộng có chủ đích của chủ thể quản lý (Bộ máy quản lý giáo dục) đến đối tượng quản lýtrong lĩnh vực giáo dục (Hệ thống giáo dục và nhà trường) nhằm đạt mục tiêu giáo dụcxác định

1.2.1 Quản lý nhà trường.

Trọng tâm quản lý nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáo dục diễn

ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trên những nội dung sauđây;

- Quản lý hoạt động dạy học

- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

- Quản lý hoạt động lao động và hướng nghiệp

- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể

- Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất

Tóm lại, quản lý nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mụctiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá các kết quả đạt được so vớiyêu cầu chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm vụ năm học về chấtlượng phát triển toàn diện nhân cách HS

1.2.3 Giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống

1.2.3.1 Giá trị sống (hay giá trị cuộc sống)

Có thể hình dung các giá trị sống được cấu trúc thành ba vòng tròn: bên trongcùng (vòng 1) là những giá trị phát triển phẩm chất cá nhân; vòng tròn thứ hai là nhữnggiá trị phát triển quan hệ liên nhân cách; vòng tròn ngoài cùng là những giá trị nhân

Trang 8

loại rộng lớn Tất nhiên hiểu một cách tương đối vì tất cả các giá trị sống đều hoà trộnvào nhau, tương tác lẫn nhau, giao thoa, chế ước lẫn nhau, tồn tại trong từng con người

cụ thể với tư cách là chủ thể biểu hiện các giá trị sống Giá trị sống là “linh hồn” bêntrong, kỹ năng sống là biểu hiện giá trị sống ra hành vi bên ngoài Cho nên giáo dục giátrị sống và kỹ năng sống không thể tách rời nhau

Hình 1.1 Mô tả cấu trúc giá trị sống

Như vậy, có thể hiểu giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống cácquan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con người với con người Giá trịsống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hìnhthành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận Giá trị sống là quy tắcsống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân,điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội

1.2.3.2 Kỹ năng sống (KNS)

- Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc(UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham giavào cuộc sống hàng ngày – đó là những kỹ năng cơ bản như kỹ năng đọc, viết, làmtính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm,khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả…

1.2.3.3 Giáo dục kỹ năng sống

Trang 9

Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản, giúp các emvượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quý giá trong cuộc sống,sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội

Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:

- Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhận thức, kỹ nănggiao tiếp ứng xử Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề kỹ năng cụ thể, ngườihọc sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giải quyết các tình huống

- Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và cần vận dụngnhững kỹ năng khác nhau để giải quyết

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh Trung học cơ sở

1.3.1 Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và tráchnhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hội một cách tích cực, trởnên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn

Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không bị lôi kéo vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại

1.3.2 Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở hiện nay

Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyệnnăng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện củanhà trường được nâng lên

1.3.3 Mục tiêu, nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh THCS

1.3.3.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS.

Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS, chuyển từthói quen thụ động thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả đểnâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững

1.3.3.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS trong trường THCS

a/ Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học.

Trang 10

Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học trên cả baphương diện; Kiến thức, thái độ và hành vi khi triển khai hoạt động dạy học đối vớinhững môn học cụ thể.

b/ Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động giáo dục

Mục đích của giáo dục có thể thực hiện bởi 3 con đường; con đường thông quadạy học các môn học; con được thông qua hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng vàcon đường tự giáo dục Nhà trường phải quản lý từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện

kế hoạch, chỉ đạo việc thực thi kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra đánh giá sát sao; chỉ đạophối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tổ chức các chươngtrình giáo dục chuyên đề về KNS

c/ Quản lý về cơ sở vật chất (CSVC) và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Nhà trường ngoài việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có để phát huy hiệu quảgiáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngân sách được giao hàngnăm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ củahội cha mẹ học sinh (CMHS), của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địabàn, hỗ trợ cho hoạt động

d/ Quản lý về kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để việc đánh giá đạt mục tiêu đề ra, CBQL cần phải bám sát vào những nộidung đánh giá, các tiêu chí đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp và tuântheo một quy trình đánh giá khoa học

1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

- Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động, điều này có tác dụngtạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình, đồng thời với vai trò chủthể, học sinh sẽ tự thể hiện khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên thểhiện được những ý tưởng của mình khi tổ chức các hoạt động giáo dục KNS

- Nhà quản lý cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tăng hiệu quả các hoạt động

Trang 11

1.3.5 Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần phải cósự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình, xã hội

Để quá trình giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựngphương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối

đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnhtổng thể trong quá trình giáo dục KNS Bên cạnh đó nhà trường cần quản lý chỉ đạophối hợp tốt các lực lượng sau:

a/ Quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh b/ Quản lý giáo viên bộ môn trong việc tích hợp giáo dục KNS vào môn học.

c/ Quản lý đội ngũ BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tham gia giáo dục KNS.

1.4 Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.4.1 Lập kế hoạch :

Việc lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng tuân thủ quy trình

lập kế hoạch trong quản lí bất kỳ hoạt động giáo dục nào ở nhà trường

1.4.2 Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch Triển khai kế hoạch,đưa kế hoạch vào thực tiễn Huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhấtnhằm đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục KNS

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS.

Chỉ đạo trong hoạt động GD KNS là hướng dẫn, giám sát và tạo động lực lôicuốn lực lượng tham gia vào hoạt động GD KNS

1.4.4 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS.

Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, đối chiếu với chuẩn để kết luận về hiệuquả thực hiện nhiệm vụ

1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất

Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt độnggiáo dục KNS là một nội dung quản lý

Trang 12

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.5.1 Ảnh hưởng hoàn cảnh kinh tế xã hội đối với giáo dục kỹ năng sống 1.5.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở

1.5.3 Ảnh hưởng của gia đình

1.5.4 Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên

1.5.5 Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động GD kỹ năng sống cho HS ở nhà trường là quản lý hoạt động

GD toàn diện cho học sinh, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào,sinh hoạt đoàn thể Để quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần thực hiện tốt cácchức năng quản lí trong hoạt động GD và biến quá trình giáo dục thành quá trình tựgiáo dục

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w