1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn thạc sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG dạy học môn TIẾNG ANH ở các TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG HUYỆN BA vì, THÀNH PHỐ hà nội

26 629 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 282,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ---˜˜˜---KHUẤT THANH QUANG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-˜˜˜ -KHUẤT THANH QUANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN HỮU HOAN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN HỮU HOAN

Phản biện 1: ………

Phản biện 2: ………

Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họptại: Vào hồi ……giờ……ngày … tháng … năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phòng Tư liệu Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong mọi chính sách phát triển của mỗi quốc gia, chính sách về giáo dụcđào tạo được coi là chính sách hàng đầu bởi vì con người vừa là mục tiêu vừa làđộng lực của sự phát triển, là nguồn lực của mọi nguồn lực Đầu tư cho con người,gia tăng các giá trị cho con người là quyết tâm hàng đầu được các quốc gia luônluôn chú trọng

Việt Nam đang cùng nhân loại bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tếtri thức trên phạm vi toàn cầu, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và khoa học côngnghệ Xu thế hội nhập quốc tế ngày nay đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chấtlượng cao làm việc được trong một môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa Thực tếđặt ra cho ngành Giáo dục đối với việc dạy và học ngoại ngữ là đào tạo ra nguồnnhân lực lao động có chất lượng cao, có khả năng sử dụng được ngoại ngữ như mộtcông cụ giao tiếp trong công việc hàng ngày

Trước những biến đổi và xu thế phát triển hiện nay, không chỉ có Việt Nam

mà rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình,phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nước Trong bối cảnh đó, nền giáodục Việt Nam cũng có nhiều đổi mới Bên cạnh các môn học tự nhiên và xã hội,tiếng Anh là phương tiện để người học có thể tiếp cận nhanh chóng nhất tới các nềnvăn hoá và tri thức của thế giới Mặc dù môn tiếng Anh có đặc điểm riêng nhưngcũng giống như các môn học khác cần được đổi mới nội dung chương trình để phùhợp hơn, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội Từ khi đổi mới chương trình THPT, việcdạy và học môn Tiếng Anh cũng có những thay đổi theo, có ảnh hưởng đến cáchoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của GV và việc học tập của HS Do vậy, việcquản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh ở THPT cần những sự thay đổi thích ứng

Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

đã thông qua Quyết định số 1400 về phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” Từ đó cho thấy, để Việt Nam có

thể đi tắt, đón đầu, vươn tới tầm cao về khoa học công nghệ trong thời kỳ bùng nổthông tin hiện nay và tiến nhanh trên con đường CNH-HĐH, con đường hiệu quảnhất là đầu tư, phát triển giáo dục và lực lượng lao động phải biết ngoại ngữ

Trang 4

Trong những năm, qua hoạt động quản lý HĐDH ở các trường THPT Huyện

Ba Vì vẫn theo cách làm truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước.Cách quản lý HĐDH của nhà trường nói chung và môn học tiếng Anh nói riêngphần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay Vì

vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” với

mong muốn xây dựng được các biện pháp khả thi và hiệu quả trên cơ sở lý luậnkhoa học và thực tiễn nhằm quản lý tốt HĐDH môn ngoại ngữ, góp phần nâng caochất lượng đào tạo của nhà trường

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học, quản lý hoạt động dạy học môntiếng Anh ở trường THPT và đánh giá thực trạng các hoạt động này trong địabàn huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Ba Vì thành phố HàNội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này trong các nhàtrường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THPT Huyện Ba Vì,thành phố Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPThuyện Ba Vì những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định song vẫncòn có nhiều hạn chế Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động dạy họcmột cách hợp lí, khả thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ởcác trường THPT huyện Ba Vì đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

5.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh các trường THPT huyện Ba Vì

Trang 5

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

5.4 Tổ chức khảo nghiệm khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THPThuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ở 4 trường THPT thuộc huyện Ba Vì: Trường THPTQuảng Oai; Trường THPT Ba Vì; Trường THPT Ngô Quyền - Ba Vì; TrườngTHPT Bất Bạt

Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu của ba trườnggiai đoạn từ năm 2011 đến 2014

6.3 Giới hạn khách thể điều tra

Đề tài tiến hành khảo sát trên các đối tượng cụ thể sau: CBQL: 16 (Hiệutrưởng, phó Hiệu phó, Tổ trưởng tổ chuyên môn và Tổ trưởng tổ bộ môn tiếngAnh), GV dạy tiếng Anh: 26, HS: 40

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát

7.3 Phương pháp toán học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo vàcác phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở

trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường

trung học phổ thông huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các

trường THPT huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý, chức năng của quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

QL là một dạng hoạt động đa cấp, đa dạng và hơn nữa lại được tiếp cận từnhiều góc độ khác nhau nên có nhiều cách hiểu khác nhau về QL Mặc dù có nhữngcách tiếp cận và hiểu khác nhau nhưng về bản chất, quản lý là sự tác động có mụcđích của người QL (chủ thể QL) đến người bị QL(khách thể QL) nhằm thực hiệnmục tiêu chung

1.2.1.2 Các chức năng quản lý

Toàn bộ quá trình QL được thực hiện thông qua các chức năng QL đó là: lập

kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá Các chức năng

QL có mối quan hệ mật thiết với nhau và diễn ra có tính chu kỳ trong khoảng thờigian, không gian xác định

1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

1.2.2.1 Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luậtcủa chủ thể QL đến tập thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường làm cho quá trình này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định,nhằm điều hành phối hợp các lực lượng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ công tác giáo dụcthế hệ trẻ, theo yêu cầu phát triển xã hội

1.2.2.2 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủthể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theonguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục, mà trọng tâm của nó là đưa hoạtđộng dạy và học tiến lên trạng thái mới

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học

1.2.3.1 Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy: Là truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm

lĩnh tri thức của HS, giúp HS nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ

Trang 7

Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theochương trình quy định

Hoạt động học: Học là quá trình trong đó dưới sự định hướng của người dạy,

người học tự giác, tích cực, độc lập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm từ môi trường xungquanh bằng các thao tác trí tuệ và chân tay nhằm hình thành cấu trúc tâm lý mới đểbiến đổi nhân cách của mình theo hướng ngày càng hoàn thiện

1.3 Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

Bản chất của việc học nói chung và học ngoại ngữ nói riêng được hiểu là sựbiến đổi năng lực vốn có của người học với các đặc điểm sau:

- Học ngoại ngữ không chỉ dừng lại ở sự hiểu kiến thức mà còn phải sử dụng

nó làm công cụ nghiên cứu các chuyên môn khác và làm phương tiện giao tiếp

- Hoạt động học ngoại ngữ chỉ làm thay đổi chủ thể chứ không tác động vàokhách thể như các môn học khác Chính vì vậy, đòi hỏi phải có sự đam mê(passion) ở người học mới có thể học tốt được

1.3.1 Vị trí, vai trò của môn tiếng Anh ở trường THPT

Tiếng Anh với tư cách là một môn ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản, bắtbuộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu củahọc vấn phổ thông Tiếng Anh còn là phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin,công cụ giao tiếp để tiếp thu những tri thức tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa đadạng, phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế

1.3.2 Hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

Với nét đặc trưng riêng, dạy và học tiếng Anh không giống với các môn họckhác Trong quá trình dạy và học, HS phải luôn tham gia với tư thế chủ động hơn.Các kỹ năng nghe - nói - trả lời câu hỏi luôn đòi hỏi người học phải có khả năng tưduy nhanh và đặc biệt người học phải phản xạ kịp thời, mạnh dạn để khả năng giao

Trang 8

tiếp trong giờ học tốt Nhằm đạt được yêu cầu đó, GV đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, kiểm tra đánh giá, khích lệ HS vàgiúp các em từng bước lĩnh hội kiến thức của môn tiếng Anh.

Thực tế, HĐDH ngoại ngữ nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng đềuphải quan tâm đến 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết HĐDH tiếng Anh là mộtquá trình liên tục, giúp người học từng bước làm chủ được 4 kỹ năng của ngôn ngữ

mà họ học

1.3.3 Chương trình môn tiếng Anh ở trường THPT

Chương trình quan tâm đều đến cả 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết Quachương trình này, HS có thể luyện được cả 4 kỹ năng Tuy nhiên, với chương trìnhnày đòi hỏi HS cần phải phát huy tính tự giác, ý thức học tập cao, GV phải linhhoạt áp dụng, kết hợp các phương pháp giảng dạy để các em có thể tiếp thu và vậndụng được kiến thức đã học trong các tình huống cuộc sống thực tại, giúp các em

có hứng thú trong học tập, từ đó có thể tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tựgiác vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế để giúp các em biến kiếnthức đã học thành kiến thức của mình

1.3.4 Chủ thể quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THPT

1.3.4.1 Hiệu trưởng

+ Vai trò, chức năng của Hiệu trưởng trường THPT

Khoản 1 điều 54 Luật Giáo dục có ghi: “Hiệu trưởng là người chịu tráchnhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

bổ nhiệm, công nhận”

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trước cơ quan quản lý giáo dục cấp trên là

Sở giáo dục và Đào tạo cùng với Chủ tịch UBND tỉnh về quản lý toàn bộ hoạt độngcủa nhà trường, thay mặt nhà trường quan hệ với bên ngoài

+ Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT

Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại Điều 19 - Điều lệtrường trung học

1.3.4.2 Tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở Điều 16 củaĐiều lệ trường trung học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐTngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụtrọng tâm:

Trang 9

- Quản lý giảng dạy của giáo viên

- Quản lý học tập của học sinh

1.3.4.3 Giáo viên

Giáo viên có những nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại Điều 31 - Điều lệtrường trung học

1.4 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT

1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học môn tiếng Anh

1.4.2 Quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh

1.4.3 Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh

1.4.4 Quản lý CSVC, thiết bị và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh

1.4.5 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh ở trường THPT

1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh các trường THPT

1.5.1 Yếu tố chủ quan

- Những phẩm chất và năng lực quản lý của Hiệu trưởng

- Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý

1.5.2 Yếu tố khách quan

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục

- Chương trình dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

- Điều kiện về đội ngũ GV và HS THPT

- Quy mô lớp học

- Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên, tổ chức trong nhà trường

- Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối

- Ngoài ra, các điều kiện kinh tế văn hoá – xã hội ở địa phương

Tiểu kết chương 1

Từ cách hiểu về các khái niệm quản lý có liên quan và khái niệm về dạy vàhọc ngoại ngữ có thể xem quản lý HĐDH ngoại ngữ trong nhà trường THPT làcông việc của một bộ phận liên kết giữa các thành viên dưới sự chỉ đạo chung củangười hiệu trưởng để thực hiện các công việc như: đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch,xác định các điều kiện, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạtđộng này trong mối quan hệ với các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác

Trang 10

trong nhà trường để phát triển toàn diện nhân cách của HS, nâng cao chất lượnghọc tập cho các em.

Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiệncác biện pháp quản lý HĐDH môn tiếng Anh trong các trường THPT Nếu các cán

bộ quản lý biết phát huy những yếu tố thuận lợi và khắc phục những khó khăntrong việc thực hiện các biện pháp quản lý trên cơ sở đề xuất được các biện phápquản lý HĐDH môn tiếng Anh phù hợp với tình hình thực tế địa phương thì việcquản lý HĐDH môn tiếng Anh sẽ mang lại hiệu quả cao

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Vài nét khái quát về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.1.1 Vị trí địa lí, dân cư

Huyện Ba Vì nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội có diện tích 424 km2, đượcchia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng với hai consông lớn sông Hồng và sông Đà bao bọc Dân số trên 265 ngàn người gồm ba dântộc Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống Ba Vì có 30 xã và 1 thị trấn trong đó có 7

xã miền núi, 1 xã giữa sông Đất đai được chia làm hai nhóm đó là nhóm đồngbằng có 12,892 ha chiếm 41,1% diện tích đất đai và nhóm đồi núi có 18,478 hachiếm 58,9 % diện tích đất đai của huyện

2.1.2 Về kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, với những điềukiện thuận lợi cùng với những khó khăn, thách thức đan xen Tình hình kinh tế xãhội của huyện tiếp tục được phát triển và hoàn thành vượt mức kế hoạch 13/17 chỉtiêu trên tất cả các mặt Tổng giá trị sản xuất đạt 17,670 tỷ đồng đạt 100% kế hoạchtăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, giá trị tăng thêm đạt 8,630 tỷ đồng đạt 101%

kế hoạch, tăng trưởng kinh tế đạt 12,1%, cơ cấu kinh tế theo giá trị tăng thêm đạt

và vượt kế hoạch đề ra, nhóm ngành du lịch – dịch vụ chiếm 52%, nông – lâmnghiệp chỉ còn 33%, công nghiệp xây dựng chiếm 15% thu nhập bình quân đầungười đạt 31 triệu đồng/năm

Trang 11

2.1.3 Về tình hình giáo dục THPT

2.1.3.1 Mạng lưới các trường THPT

Huyện Ba Vì thành phố Hà Nội có 9 trường THPT bao gồm; Trường THPTQuảng Oai, Trường THPT Ngô Quyền - Ba Vì, Trường THPT Bất Bạt, TrườngTHPT Ba Vì, Trường THPT Minh Quang, Trường PTDT Nội Trú, Trung tâmGDTX, Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Trần Phú – Ba Vì

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả chỉ lấy số liệu của 4 trường THPT đólà: Trường THPT Quảng Oai, Trường THPT Ba Vì, Trường THPT Ngô Quyền - Ba

Vì, Trường THPT Bất Bạt

2.1.3.2 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

* Về đội ngũ cán bộ quản lý

Kết quả thống kê cho thấy 100% đội ngũ CBQL ở các trường đều đạt chuẩn

về trình độ chuyên môn và trình độ quản lý giáo dục Hiện nay mỗi trường đều có

04 đồng chí cán bộ quản lý và tổng số cán bộ quản lý của 04 trường là 16 đồng chígồm 11 nam và 05 nữ, 16/16 đồng chí cán bộ quản lý đều đạt trình độ đào tạochuẩn và trên chuẩn, bình quân tuổi đời còn trẻ, tuổi nghề cũng khá cao, thâm niênquản lý hơn 1 nhiệm kỳ Đây là điều kiện giúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường có hiệu quả

* Về đội ngũ giáo viên

Số lượng giáo viên của các trường đáp ứng đủ so với định mức quy định(2,25 giáo viên/lớp) Số lượng giáo viên phải dạy vượt số tiết quy định là khôngđáng kể Các trường đều đi vào ổn định tổ chức 100% giáo viên đã đạt chuẩn vềtrình độ đào tạo, trong đó số giáo viên đạt trên chuẩn có tỷ lệ khá cao, đây là nhữngyếu tố thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục trong gia đoạn hiện nay

* Về đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên chưa đủ so với yêu cầu của các nhà trường Đây là nhữngkhó khăn cho việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa

2.1.3.2 Học sinh

Các số liệu thống kê cho thấy chất lượng giáo dục toàn diện của các nhàtrường trong những năm qua đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh có học lực từtrung bình trở lên đạt >97%, các trường luôn giữ gìn được kỷ cương và nề nếptrong giảng dạy và học tập, tuy nhiên vẫn còn một số những hạn chế làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới chất lượng phát triển toàn diện của các nhà trường, đó là chất lượng

Trang 12

mũi nhọn chưa cao, tỉ lệ HS giỏi thấp, bên cạnh đó kết quả môn Tiếng Anh so vớikết quả mặt bằng chung còn khá chênh lệch.

2.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện

Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.2.1 Đánh giá của CBQL, GV và HS THPT về Chương trình tiếng Anh

Về độ khó của chương trình: Đa số những người được điều tra cho rằngchương trình tiếng Anh khó (chiếm 80,5%) Không có ai trong số những ngườiđược điều tra cho rằng chương trình tiếng Anh dễ (0,0%)

Về mức độ khó của các nội dung kiến thức (Ngữ pháp, Phát âm đọc từ, Đặtcâu, Từ vựng) trong chương trình tiếng Anh hiện nay, được đánh giá khó nhất đốivới HS và GV là Đặt câu (40,9%) Tiếp đến là Ngữ pháp (27,3%) Còn việc học từvựng chỉ có 10,6%

Về độ khó của kỹ năng học tiếng Anh: Toàn bộ GV và HS được điều tra chorằng kỹ năng nghe khó nhất (47%) Tiếp đến là kỹ năng Nói với 28,8%, kỹ năngĐọc được khẳng định ít khó nhất (9,1%)

2.2.2 Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh

+ Về đánh giá nội dung chương trình tiếng Anh

GV và HS có sự đánh giá về mức độ thích hợp của nội dung, chương trìnhtrong giáo dục THPT hiện nay 57,6% GV và HS đánh giá hợp lý, 31,8% ý kiếnbình thường, 10,6% ý kiến cho rằng không hợp lý Việc xây dựng chương trìnhtiếng Anh hiện nay được các chuyên gia, các nhà giáo nghiên cứu Chương trìnhtiếng Anh được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của HS trong thời kỳhội nhập cũng như đòi hỏi của xã hội Sở dĩ vẫn còn có tới 10,6% ý kiến khẳngđịnh chương trình không hợp lý một phần do nhận thức của HS, có rất nhiều HScảm thấy chưa thích nghi với chương trình này mà cho rằng chương trình tiếngAnh khó

+ Về đánh giá phương pháp dạy học

Bảng 2.12 cho thấy có 56,1% số ý kiến cho rằng các phương pháp dạy họccủa GV tiếng Anh dễ hiểu nhưng vẫn có 7,6% ý kiến đánh giá các phương pháp của

GV khó hiểu, đặc biệt có 3,0% ý kiến lại cho rằng các phương pháp GV sử dụngkhông hiểu

So sánh giữa đánh giá của GV và HS về mức độ hiệu quả của việc sử dụngcác phương pháp dạy học tiếng Anh cũng chỉ có 61,5% GV tự tin cho rằng các

Trang 13

phương pháp giảng dạy của mình giúp HS dễ hiểu bài bên cạnh đó cũng chỉ có52,5% HS đánh giá ở mức độ này Trong khi không có GV nào cho rằng cácphương pháp dạy học của mình sử dụng làm cho HS khó hiểu hoặc không hiểu bàithì lại có 12,5% HS cảm thấy khó hiểu và 5,0% HS không hiểu bài đối với cácphương pháp dạy học của GV.

+ Về tổ chức hoạt động học tập tiếng Anh: Kết quả thể hiện ở Bảng 2.13 chỉ

có 10,6% ý kiến GV và HS khẳng định các phong trào học tập tiếng Anh được tổchức rất sôi nổi, 40,9% ý kiến nhận xét các phong trào học tập ở mức sôi nổi nhưng

có tới 18,2% ý kiến cho rằng các phong trào diễn ra không sôi nổi Điều này chothấy các phong trào học tập tiếng Anh ở các trường THPT huyện Ba Vì, TP Hà Nộichưa thu hút được nhiều GV và HS tham gia

+ Về thái độ của HS đối với môn tiếng Anh: Kết quả thu được ở bảng 2.14

Tiếng Anh, môn học khó đối với đa số HS, nên khi được hỏi về thái độ của HS đốivới môn tiếng Anh cả GV và HS đều trả lời ở cả 4 mức độ được hỏi, về thái độ rấtthích chỉ có 15,1%, mức độ Thích 39,9%, mức độ Bình thường 32,8%, mức độKhông thích 15,2%

+ Về tổ chức dạy học tiếng Anh: Kết quả thu được ở bảng 2.15 với điểm

trung bình khá thấp điểm trung bình từ 2,14 đến 2,50 Xếp thứ nhất là “GV sử dụngnhiều phương pháp dạy học mới” với X = 2,50, “GV sử dụng nhiều phương tiện

dạy học hiện đại” có X = 2,21 với xếp thứ 4.

+ Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh: Kết quả học tập môn

tiếng Anh của HS bảng 2.16 cho thấy không có ý kiến nào cho rằng các bài kiểmtra đánh giá là dễ Mức độ vừa sức có số ý kiến lớn nhất 47,0%, đặc biệt có 13,6%

số ý kiến cho rằng đề thi rất khó

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Để đánh giá thực trạng quản lý HĐDH môn tiếng Anh của CBQL các trườngTHPT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra 16 CBQL,26GV, 40 HS với 05 nội dung sau: (i) Quản lý thực hiện mục tiêu và nội dung dạyhọc môn tiếng Anh; (ii) Quản lý thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn tiếngAnh; (iii) Quản lý đào tạo, bồi dưỡng GV tiếng Anh; (iv) Quản lý CSVC, thiết bị và

đồ dùng dạy học môn tiếng Anh; (v) Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học môn tiếngAnh ở trường THPT

Ngày đăng: 29/01/2016, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w