1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn thạc sĩ QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG tại TRUNG tâm bồi DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH HP

26 884 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 390 KB

Nội dung

Là cán bộ công tác tại Trung tâm BDCT quận, từ thực tiễn địa phương và qua quá trình học tập, nghiên cứu tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG

TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Loan

Phản biện 1: PGS.TS Đặng Quốc Bảo

Phản biện 2: TS Đỗ Thị Thu Hằng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi 8 giờ, ngày 12 tháng 01 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phòng tư liệu trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

Ngày 16 tháng 01 năm 2008 Quận ủy Dương Kinh ra quyết định số 33- QĐ/QU về việcthành lập Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh Qua 8 năm hoạt động, Trung tâm BDCT quận

đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nhận thức chính trị cho cán

bộ đảng viên và nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội ở địa phương Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Trung tâm BDCT quậncũng còn một số hạn chế, bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ được giao trong thời kỳ phát triểnmới

Là cán bộ công tác tại Trung tâm BDCT quận, từ thực tiễn địa phương và qua quá

trình học tập, nghiên cứu tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm

Bồi dưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu

luận văn thạc sỹ của mình

2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu là:

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại Trung tâmBDCT Quận Dương Kinh như thế nào?

- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động bồidưỡng cán bộ, đảng viên góp phần vào sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viêncủa Thành phố Hải Phòng?

Trang 4

3 Giả thuyết nghiên cứu

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng có thể góp phần nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đóng góp tích cực vào việc thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quận, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức

chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phốHải Phòng

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng cho học viên tại Trung tâmBDCT Quận Dương Kinh từ khi thành lập năm 2008 đến nay

7 Nhiệm vụ nghiên cứu

7.1 Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT cấp huyện,

quận, thị xã

7.2 Khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm

BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua

7.3 Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm

BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thicủa các biện pháp đề xuất

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.3 Phương pháp toán thống kê

Trang 5

9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9.1 Ý nghĩa lý luận

Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những luận điểm nghiên cứu có ý nghĩa lýluận về công tác giáo dục lý luận chính trị và quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâmBDCT cấp quận, huyện hiện nay

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận

Dương Kinh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương để góp phần vào sựnghiệp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên của Thành phố Hải Phòng

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâmbồi dưỡng chính trị cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡng chínhtrị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡngchính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM

BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

(quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trên tinh thần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quý báu từ những côngtrình, bài viết liên quan tới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đã được nghiên cứu Tôi

đã tìm hiểu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng là khâu quan trọng góp phần hoàn thành nhiệm vụ

có ý nghĩa chính trị lớn lao đã được Đảng và Nhà nước giao cho các Trung tâm BDCT cấphuyện Trong quá trình hình thành và phát triển, nhìn chung các Trung tâm BDCT đã khôngngừng đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơnvị mình Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của các tácgiả đề cập đến đổi mới hoạt động bồi dưỡng LLCT ở các góc độ khác nhau Nhìn chung

Trang 6

các tác giả đã đề cập đến công tác bồi dưỡng LLCT ở cơ sở, giải pháp đổi mới hoạt động củaTrung tâm BDCT cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế của một số địa phương Trong khi

đó đối với Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng vẫn chưa có tác giảnào đầu tư nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng một cách cơ bản và hệthống dưới góc độ lý luận về quản lý và quản lý giáo dục

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý

1.2.1.1 Khái niệm quản lý

1.2.1.2 Chức năng cơ bản của quản lý

a Chức năng kế hoạch hóa

1.2.3.2 Hoạt động bồi dưỡng

1.2.3.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng

1.2.3.4 Khái niệm LLCT, khái niệm bồi dưỡng LLCT, Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT

a Lý luận chính trị

b Bồi dưỡng LLCT

c Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT

1.3 Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

1.3.1.1 Sự ra đời của trung tâm bồi dưỡng chính trị

1.3.1.2 Vị trí, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện

Trung tâm BDCT cấp huyện có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chínhtrị- hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ,chính sách pháp luật của nhà nước; kiếnthức,kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận tổ

Trang 7

quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viêntrong hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào tạo bồidưỡng của trường chính trị Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.3.2 Chương trình bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Hiện nay, các Trung tâm BDCT đang thực hiện các chương trình bồi dưỡng LLCT

do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành như: Chương trình sơ cấp lý luận chính trị - hànhchính; chương trình bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho các đối tượng phát triển Đảng;chương trình bồi dưỡng đảng viên mới; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho Bí thư chi bộ

và cấp ủy viên của chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo ở

cơ sở; bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoànthể nhân dân; thông tin về tình hình thời sự, chính sách…cho đội ngũ báo cáo viên, tuyêntruyền viên ở cở sở; thực hiện các nội dung, chương trình bồi dưỡng khác theo yêu cầu củacấp ủy cấp huyện

1.4 Đặc điểm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng tại TBDCT cấp huyện

Các chương trình bồi dưỡng cụ thể cho từng đối tượng được triển khai thực hiệntheo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo cấp tỉnh chỉ đạo trựctiếp, cấp ủy huyện theo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương Tài liệuchương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và phát hành…Đốitượng tham gia học tập, nghiên cứu ở trung tâm đa dạng, chủ yếu là những cán bộ, đảngviên có thực tiễn công tác, có kinh nghiệm sống, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ýthức cao trong tiếp thu lý luận; nhưng hầu hết là những người có trình độ văn hóa và lýluận ở mức độ nhất định, chưa có phương pháp nghiên cứu, có thói quen nghe, ghi và tiếpthu một cách thụ động, ít hỏi hoặc nêu vấn đề đi sâu và mở rộng kiến thức Đội ngũ giảngviên giảng dạy tại các trung tâm hầu hết là giảng viên kiêm chức

1.5 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT cấp huyện.

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện bao gồm:

- Quản lý xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT

-Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT

- Quản lý đội ngũ giảng viên

- Quản lý học viên

- Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Trang 8

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồidưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), trong đónêu được một số khái niệm của đề tài; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâmBDCT cấp huyện cũng như nội hàm của quản lý hoạt động bồi dưỡng của Trung tâm BDCTcấp huyện, đó là cơ sở mở ra hướng tiếp cận nghiên cứu cho các phần sau của luận văn

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và công tác phát triển tổ chức cơ sở đảng Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quận Dương Kinh

2.1.1.2 Tổ chức cơ sở đảng của Quận Dương Kinh

2.1.2 Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh hiện nay

Quận Dương Kinh mới thành lập, hạ tầng cơ sở thấp kém, điểm xuất phát về kinh tế

và các tiêu chí về đô thị còn thấp; quản lý xã hội, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực chưatiến kịp với mô hình quản lý mới Trình độ năng lực tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ,

kể cả đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, giải quyết công việc chủ yếu còn bằng kinhnghiệm, lòng nhiệt tình, thiếu cơ sở lý luận, thiếu kiến thức khoa học Thực tế đó đòi hỏimỗi một cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luậnchính trị, chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn

2.1.3 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh

Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh được thành lập từ ngày 16 tháng 01 năm 2008theo Quyết định số 33-QĐ/QU của Ban Thường vụ Quận ủy Đơn vị mới được thành lậpnên trụ sở làm việc của Trung tâm chưa có Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâmgồm 4 cán bộ gồm: Giám đốc, Phó giám đốc,cán bộ hành chính Giảng viên kiêm chức của

Trang 9

Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận Dương Kinh là 10 cán bộ lãnh đạo các phòng, ban đượcBan thường vụ Quận ủy Dương Kinh quyết định công nhận và ra quy chế hoạt động rõ ràng.Bên cạnh đó, Trung tâm còn có 40 giảng viên thỉnh giảng thuộc các ban, ngành thành phố vàTrường chính trị Tô Hiệu Hải Phòng tham gia giảng dạy Hiện tại, Trung tâm còn thiếu mộtgiảng viên chuyên trách Qua gần 8 năm hoạt động, đến nay Trung tâm BDCT Quận DươngKinh đã ổn định về đội ngũ và bộ máy tổ chức được củng cố một bước quan trọng Hằngnăm,Trung tâm đã mở được hàng chục lớp bồi dưỡng cho các đối tượng theo quy định Độingũ cán bộ công nhân viên ổn định, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

và phương pháp sư phạm

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT chỉ ra được ưu, nhược điểm

trong công tác này và từ đó có cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý 2.2.2 Đối tượng,

phạm vi và thời gian khảo sát

Công việc khảo sát được tiến hành trong thời gian từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 5năm 2015 với các đối tượng sau: 50 cán bộ quản lý và giảng viên tham gia giảng dạy tạiTrung tâm BDCT Quận Dương Kinh và 150 học viên học tập tại Trung tâm BDCT QuậnDương Kinh

2.2.3 Nội dung nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâmBDCT Quận Dương Kinh.Xác định những yếu kém và nguyên nhân của những yếu kém đótrong công tác này

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát khi dự giờ của giảng viên,xem giáo án của giảng viên,phương pháp hồi cứu tư liệu

2.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT

2.3.1.1 Thực trạng quản lý xác định mục tiêu bồi dưỡng

Kết quả lấy ý kiến 150 học viên của Trung tâm BDCT về mục tiêu tham gia lớpbồi dưỡng LLCT như sau:

Trang 10

Bảng 2.1 Kết quả thăm dò ý kiến của 150 học viên về việc xác định mục tiêu tham gia lớp bồi dưỡng

lựa chọn

Tỉ lệ %

1 Đổi mới tư duy 15 10

2 Nâng cao nhận thức của người học và cấp ủy 30 20

3 Nâng cao bằng cấp 0 0

4 Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của

cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ đảng viên

cá nhân, kinh nghiệm nghề nghiệp, nhu cầu và điều kiện học tập để xác định mục tiêu bồidưỡng phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng Tuy nhiên, còn 50% ý kiến nhận định côngviệc này còn làm qua loa, chiếu lệ Trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triểncán bộ, đảng viên, các đơn vị cơ sở chưa phân tích, thống kê để xác định được cán bộ, đảngviên cần đào tạo, bồi dưỡng gì và vào thời gian nào?

2.3.1.2 Thực trạng quản lý nội dung chương trình và phát triển các chương trình

Trong những năm qua, Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh đã xây dựng đổi mớiđược một số chương trình bồi dưỡng Tuy nhiên, việc quản lý các nội dung bồi dưỡngLLCT tại Trung tâm vẫn còn một số tồn tại Qua khảo sát ý kiến của 150 học viên tại Trungtâm BDCT quận Dương Kinh về nội dung chương trình học tập có gì cần điều chỉnh, chúngtôi nhận được kết quả thể hiện ở bảng 2.2

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát ý kiến 150 học viên về nội dung chương trình bồi dưỡng

Trang 11

Về nội dung các chương trình bồi dưỡng, hầu hết các ý được hỏi cho rằng nội dung

có những chỗ trùng lặp Các ý kiến đều đề xuất nên giảm nội dung hiện có và bổ sung cậpnhật nội dung mới, mang ý nghĩa thực tiễn đối với học viên, tăng thời gian thảo luận và thamquan, học tập thực tế

2.3.2 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT

2.3.2.1 Thực trạng quản lý phương pháp bồi dưỡng

* Khảo sát về việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng

Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 150 học viên về các PP bồi dưỡng đã được sửdụng và kết quả thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3 Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các PP bồi dưỡng)

Thường xuyên: TX; Đôi khi: ĐK; Không bao giờ: KBG

TX (%)

ĐK (%)

KBG (%)

1 Giảng viên hướng dẫn học viên nắm chắc kiến thức 80 20 0

2 Giảng viên hướng dẫn thảo luận những nội dung cơ

bản có liên hệ với thực tế công việc của học viên

40 50 10

3 Tăng thời lượng cho học viên tham gia nghiên cứu

thực tế

20 30 50

4 Tổ chức cho học viên thuyết trình trước lớp, dạy học

nêu vấn đề, viết bài thu hoạch

30 50 20

5 Giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình 80 20 0

6 Giảng viên sử dụng thiết bị, phương tiện hiện đại

trong dạy học mang lại hiệu quả thiết thực

20 60 20Qua kết quả ở bảng 2.3 chúng ta nhận thấy, PP dạy học tích cực như: Giảng viênhướng dẫn thảo luận những nội dung cơ bản có liên hệ với thực tế công việc của học viên,

Trang 12

tăng thời lượng cho học viên tham gia nghiên cứu thực tế, tổ chức cho học viên thuyết trìnhtrước lớp, dạy học nêu vấn đề, viết bài thu hoạch chưa được sử dụng nhiều Việc ứng dụngcông nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế

* Khảo sát về việc quản lý các phương pháp bồi dưỡng

Công tác quản lý PP bồi dưỡng có những bất cập và điều này được thể hiện bảng 2.4

Bảng 2.4 Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ sử dụng

các biện pháp quản lý PP bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các biện pháp quản lý PP bồi dưỡng)

STT Biện pháp quản lý phương pháp

bồi dưỡng

Mức độ sử dụng

Thường xuyên (%)

Đôi khi (%)

Không bao giờ (%)

1 Ban giám đốc Trung tâm hướng dẫn các

giảng viên thực hiện quy trình bồi dưỡng:

Giảm thời lượng lý thuyết; tăng thời lượng

thảo luận theo nhóm, tham quan thực tế

2 Ban giám đốc Trung tâm chỉ đạo giảng

viên đổi mới phương pháp bồi dưỡng theo

hướng tăng cường giúp học viên vận dụng

kiến thức đã học vào thực tiễn

3 Ban giám đốc Trung tâm tham mưu xây

dựng cơ chế, chính sách khuyến khích

giảng viên học tập bồi dưỡng (tạo điều

kiện về thời gian, kinh phí, chế độ sử dụng

sau học tập)

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số biện pháp quản lý quan trọng có tác dụng thúc đẩyviệc bồi dưỡng lại chưa được sử dụng thường xuyên Ví dụ: Giảm thời lượng lý thuyết; tăngthời lượng thảo luận theo nhóm, tham quan thực tế; giúp học viên vận dụng kiến thức đãhọc vào thực tiễn

2.3.2.2 Thực trạng quản lý hình thức bồi dưỡng

* Căn cứ vào thời gian bồi dưỡng thì trong những năm vừa qua Trung tâm đã áp dụng cáchình thức bồi dưỡng chủ yếu sau: Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn; ĐTBD tại chức; Bồi dưỡngtrực tiếp

*Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng, Trung tâm tổ chức hoạt động bồi dưỡng LLCT theo 2 hình thức: Bồi dưỡng theo chuyên đề; Bồi dưỡng theo chức danh, nhiệm vụ

Ngày đăng: 02/02/2016, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w