1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay

104 2,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 868 KB

Nội dung

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, Hiệu trưởng các trường THCS cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh các nhà trường nói chung.

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Danh mục các ký hiệu viết tắt trong luận văn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng, biểu đồ, hình vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát 5

5 Giả thuyết khoa học của đề tài 5

6 Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

9 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống 7

1.2 Một số khái niệm công cụ 12

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 12

1.2.2 Quản lý nhà trường 15

1.2.3 Giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống 17

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh Trung học cơ sở 21

1.3.1 Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở 21

1.3.2 Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở hiện nay 22

1.3.3 Mục tiêu, nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh THCS 24

Trang 3

1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống 27

1.3.5 Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống 27

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 32

1.4.1 Lập kế hoạch 32

1.4.2 Tổ chức thực hiện 33

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS 34

1.4.4 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục KNS 35

1.4.5 Quản lý cơ sở vật chất 36

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống 37

1.5.1 Ảnh hưởng hoàn cảnh kinh tế xã hội đối với giáo dục kỹ năng sống 37

1.5.2 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở 37

1.5.3 Ảnh hưởng của gia đình 39

1.5.4 Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên 40

1.5.5 Nhận thức của giáo viên, học sinh và xã hội 41

Kết luận chương 1 41

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 42

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc 42

2.1.1 Vị trí địa lý 42

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 43

2.1.3 Khái quát tình hình phát triển giáo dục huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc 44

2.2 Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương 45

2.2.1 Nhiệm vụ điều tra thực trạng 45

2.2.2 Hình thức, đối tượng điều tra 46

2.2.3 Nội dung điều tra 46

2.3 Thực trạng triển khai quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS ở huyện Tam Dương 53

Trang 4

2.3.1 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học 53

2.3.2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động giáo dục 54

2.3.3 Thực trạng quản lý đội ngũ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 55

2.4 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trường THCS ở huyện Tam Dương 57

2.4.1 Những thuận lợi 57

2.4.2 Những khó khăn 57

2.4.3 Nguyên nhân 57

Kết luận chương 2 58

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 60

3.1 Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp 60

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục 60

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương 61

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông cấp THCS 61

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 62

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cấp THCS ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc 62

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia, phối hợp trong công tác giáo dục KNS 62

3.2.2 Kế hoạch hóa hoạt động quản lý giáo dục KNS 64

3.2.3 Xây dựng cơ chế tổ chức, điều hành và phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục KNS 68

3.2.4 Tăng cường quản lý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS 72

3.2.5 Quản lý tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình hoạt động giáo dục KNS 75

Trang 5

3.2.6 Đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong hoạt động giáo dục

KNS cho học sinh 77

3.3 Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 79

3.3.1 Đối tượng khảo sát 79

3.3.2.Cách thức tiến hành khảo sát 79

3.3.3 Mục đích khảo sát 79

3.3.4 Các biện pháp được khảo sát 80

3.3.5 Nội dung khảo sát 80

3.3.6 Kết quả khảo sát 80

Kết luận chương 3 82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 6

trong các hoạt động dạy học 54 Bảng 2.6 Kết quả quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động

giáo dục 55 Bảng 2.7 Kết quả đánh giá công tác quản lý đội ngũ tham gia giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh 56 Bảng 3.1 Đối tượng khảo sát 79 Bảng 3.2 Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất 80

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi (%) 81 Hình 1.1 Mô tả cấu trúc giá trị sống 18

Trang 7

mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó” Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng là “quốc sách hàng đầu”(Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII) Bên cạnh việc truyền thụ tri thức khoahọc thì công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và hình thành cho họcsinh những giá trị sống, kỹ năng sống và làm việc để có thể vững tin bước vàocuộc sống cần được chú trọng, cải tiến và đẩy mạnh hơn bao giờ hết trong giaiđoạn hiện nay, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn diện, hài hòađáp ứng yêu cầu mới của xã hội.

Hơn nữa trong lịch sử của nhân loại, của dân tộc chưa bao giờ conngười phải sống trong hoàn cảnh tự nhiên có nhiều sự biến đổi như bây giờ.Con người đã tác động vào thiên nhiên, phá vỡ cân bằng của thiên nhiên,làm “thiên nhiên nổi giận” buộc phải trang bị cho con người kỹ năng đốiphó với sự biến đổi của thiên nhiên, tham gia giữ gìn bảo vệ môi trường tựnhiên, con người cũng chưa bao giờ phải sống trong hoàn cảnh xã hội vàquan hệ xã hội phức tạp, giao thoa những cái tốt, xấu, giữa tiêu cực và tíchcực, giữa thiện và ác, giữa vật chất và tinh thần, giữa truyền thống và hiện

Trang 8

đại như bây giờ, buộc con người phải lựa chọn khó khăn, phức tạp nhưhiện nay Nếu không được trang bị sự nhận thức, hiểu biết về giá trị sống,

có kỹ năng lựa chọn, ứng phó với những tình huống phức tạp đang diễn rahàng ngày thì rất khó thích ứng để phát triển, nhất là đối với học sinhTHCS nói riêng, thế hệ trẻ nói chung vì các em còn thiếu rất nhiều vốnsống, thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học một cách chu đáo là trang

bị hành trang cho các em sống chủ động, thích ứng, sáng tạo, khẳng định đượcvai trò chủ thể trong mọi tình huống của cuộc sống và hoạt động xã hội

1.2 Thực trạng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh chưa xác định chuẩn xác những giá trị sống chủ yếu cốt lõi, vì vậy họ có những biểu hiện thái độ, hành vi lệch chuẩn so với yêu cầu của xã hội

Học sinh THCS đang ở tuổi dậy thì, tuổi nổi loạn: bồng bột, hiếu kỳ,thích bắt chước, thích làm người lớn, muốn bạn bè cùng trang lứa thán phụcnên muốn chơi chội Những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinhTHCS hành động chưa có suy nghĩ thận trọng, chín chắn, chưa có kinhnghiệm sống vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng

Thực tế một bộ phận không nhỏ thanh niên học sinh hiện nay có thóiích kỷ, chỉ biết hưởng thụ việc chăm lo từ người khác mà không thấy đượcvai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ phải thương yêu, kính trọng giúp đỡ gia đình,ông bà, cha mẹ

Trong nhà trường phổ thông nói chung và trong các trường THCS ởhuyện Tam Dương nói riêng, nhiều học sinh chưa biết quan tâm giúp đỡ đếnnhững người thân yêu của mình, thờ ơ trong việc xây dựng tập thể Đặc biệt

có những học sinh sống buông thả, có những biểu hiện hành vi đạo đức xa rờilối sống, thuần phong mỹ tục đẹp của dân tộc, không chịu học tập, rèn luyện,không có lý tưởng, hoài bão, ước mơ để rồi không tìm được cho mình mộthướng đi đúng đắn

Trang 9

1.3 Xuất phát từ thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống ở học sinh Trung học cơ sở hiện nay chưa hiệu quả

Có thể nói việc giáo dục giá trị sống thông qua tích hợp giáo dục

kỹ năng ở một số môn học theo yêu cầu của Bộ GD – ĐT nhưng hiệu quảrất thấp vì:

- Thầy chưa có hiểu biết, chưa có phương pháp dạy học giáo dục tíchhợp kỹ năng sống vào các môn học, chưa nhận thức thật đầy đủ việc giáo dục

kỹ năng sống

- Học sinh cũng chưa nhận thức được đầy đủ việc rèn luyện kỹ năng sống

- Nội dung, chương trình, phương pháp, điều kiện giáo dục kỹ năngsống còn khô cứng Hệ thống kỹ năng chưa xác định được những kỹ năng chủyếu và điển hình

Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống và thực trạng phối hợp các lựclượng trong và ngoài nhà trường chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả

1.4 Xuất phát từ xu thế phát triển giáo dục

Thế giới bước sang thiên niên kỷ mới với nhiều thành tựu phát triển củanền kinh tế tri thức, của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin họcvới xu thế hòa bình và hợp tác quốc tế Bên cạnh đó loài người đang phải đốimặt với nhiều thách thức đó là xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố quốc tế;

sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo; hạn hán lụt lội thiên tai biến đổi khíhậu những thách thức ấy đòi hỏi chúng ta phải có thái độ ứng xử tích cực,đòi hỏi một xu thế phát triển giáo dục, lấy tâm lực làm chủ đạo

Phát triển tâm lực là phát triển các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chínhtrị lối sống phát triển các tố chất tâm lý là phát triển tâm hồn hướng tới cuộcsống tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, sống hòa nhập với cộng đồng và gầngũi với thiên nhiên, tự điều chỉnh cuộc sống cá nhân hướng tới cuộc sống cóvăn hóa và hạnh phúc Khai thác phát triển tâm lực là tạo ra nội lực của sựphát triển nhân cách bền vững

Có thể nói những quy luật của sự phát triển giáo dục giúp chúng ta

Trang 10

có phương pháp luận giải quyết các vấn đề của thực tiễn một cách khoa học

và hợp lý

1.5 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việt Nam

Đứng trước những yêu cầu của thời đại việc xác định những giá trịsống như một đòi hỏi tất yếu Chính vì vậy Đảng ta đã xác định xây dựng mộtnền giáo dục Việt Nam tiên tiến mang đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đảng đã khẳng định: Yếu

tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển Nghị quyết

TW II Khóa VIII đã chỉ rõ: “ Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minhphải có con người phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe thẩm mỹ

và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộihình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đápứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh phong trào “ Xây dựng trường họcthân thiện học sinh tích cực” Trong đó quan tâm đến giáo dục rèn kỹ năngsống cho học sinh nhưng chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục giátrị sống cho học sinh Vì vậy, chưa giáo dục đầy đủ phẩm chất nhân cách, mớichỉ chú ý giáo dục kỹ năng sống, tức là giáo dục hành vi, rèn luyện bên ngoài.Chính vì vậy học sinh chưa hiểu bản chất của các kỹ năng sống cần thực hiện

Ví dụ nếu học sinh hiểu giá trị con người phải có lòng nhân ái thì sẽ không cóhiện tượng bạo lực trong học đường; học sinh hiểu được ý nghĩa của trungthực thì sẽ không có hiện tượng quay cóp

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngsống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnhphúc, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Trang 11

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Xác định cơ sở lý luận về GD kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo

dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh THCS;

3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh các trường THCS huyện Tam Dương tỉnh VĩnhPhúc hiện nay

4 Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ

sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

5 Giả thuyết khoa học của đề tài

Thực tế hiện nay học sinh Trung học cơ sở có những biểu hiện hành vikhông phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội có lẽ vì chúng ta chưa quan tâmđúng mức trong việc trang bị cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng sống

cơ bản và chưa có một cách thức quản lý phù hợp Nếu tiến hành đầy đủ vàđồng bộ các biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường gia đình và xã hộithì sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong bốicảnh hiện nay

6 Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài

Không gian: Ở Tam Dương có 14 trường THCS nhưng đề tài chỉ khảosát ở 3 trường làm đại diện

Thời gian nghiên cứu: thời gian hồi cứu tư liệu thực trạng từ năm 2010đến nay

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu tài liệu về những lý luận cơ bản của quá trình giáo dục kỹnăng sống cho học sinh

Trang 12

- Nghiên cứu văn kiện,sách báo,tạp chí nhằm hệ thống hóa những vấn

đề lý luận liên quan đến đề tài

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Quan sát thực tế

- Tổ chức tọa đàm, hội thảo theo chuyên đề

- Xin ý kiến chuyên gia

7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp toán thống kê

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh của các trường Trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh VĩnhPhúc trong giai đoạn hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc tronggiai đoạn hiện nay

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CỦA

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không cóđức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũngkhó” Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức,kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cáchlàm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con ngườihoàn thiện Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài– đức cho học sinh

Xã hội hiện đại có những thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội

và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây conngười chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu hoặc cónhững vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn vàđầy thách thức như trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theocảm tính và không tránh khỏi rủi ro Nói cách khác, để đến bến bờ thành công

và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặpnhững rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại Chính vìvậy, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đáp ứngnhững thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính

là nâng cao chất lượng cuộc sống con người

Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiếtcủa kỹ năng sống đối với mỗi người Con người sống trong xã hội hiện đạimuốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua consông chứa đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức như AIDS, mang thai ngoài

Trang 14

ý muốn, nghiện rượu, ma túy, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Khi đónhững kỹ năng sống như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho conngười chuyển tải những điều đã biết, làm thay đổi được hành vi, nhờ đó màsang bờ bên kia của lối sống lành mạnh.

Tiến hành giáo dục kỹ năng sống là tiếp cận giáo dục quốc tế, đó làgiáo dục con người về môi sinh, giáo dục con người vì hòa bình nhân loại,giáo dục con người vì cuộc sống chung, vì ngôi nhà chung là thế giới

Chương trình giáo dục các giá trị sống được triển khai từ một dự ánquốc tế bắt đầu từ năm 1995 do trường Đại học Brahmakumarit thực hiện để

kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên hợp quốc(LHQ), nhằm kêu gọi sự chia

sẻ cho một thế giới tốt đẹp hơn, dự án này tập trung vào 12 giá trị sống mangtính phổ quát, chủ đề được lấy trong lời mở đầu của hiến chương LHQ, khẳngđịnh lòng tin vào quyền cơ bản của con người, về phẩm chất, nhân cách giá trịcủa mỗi người: sáng kiến giáo dục (LVEP: LivingValues-EdducationProgram) ra đời và được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới

Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự hợp tác của các nhà giáodục trên thế giới, với sự hỗ trợ của UNESCO và tài trợ của Uỷ ban quốc tế vàUNICEF, Tây Ban Nha đã cho ra đời cuốn sách “Những giá trị sống: Mộtchương trình giáo dục” Chương trình này đưa ra những hoạt động giá trị khácnhau dựa trên kinh nghiệm và những phương pháp thực hành đối với các giáoviên và các huấn luyện viên, đối với những trẻ em và những thanh niên muốntìm hiểu và phát triển 12 giá trị xã hội và cá nhân cơ bản, đó là: Hợp tác, tự

do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu, hoà bình, tôn trọng, tráchnhiệm, giản dị, khoan dung và đoàn kết

Bước vào thế kỷ XXI, khủng hoảng về giá trị đã diễn ra trên toàn cầu

và tại mỗi quốc gia Tổ chức UNESCO đã có khuyến cáo về vấn đề này vàcác quốc gia đều đã có những quan tâm nhất định UNESCO đã nêu: “Đánhgiá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năngsống và tác động của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân”

Trang 15

Trên thế giới nhiều ngành khoa học trong đó có Tâm lý học, Giáo dụchọc đã chú ý nghiên cứu việc giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ Thực tiễngiáo dục cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI cho thấy chỉ thông qua con đườnggiáo dục, giá trị mới có thể tạo nên cơ sở bền vững cho việc giải quyết khủnghoảng trong phát triển nhân cách của học sinh.

Tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới Dakar, tháng 5/2000 trường học thânthiện với người học được phản ánh trong quan điểm toàn diện về chất lượngđược nêu trong Khuôn khổ Hành động Dakar UNESCO và UNICEF đã nhậnthấy mô hình “trường học thân thiện” với các yếu tố của nó là một giải phápnâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giáo dục Vì vậy mô hình này đãđược phổ biến, áp dụng ở 40 quốc gia trên thế giới Trong mô hình trường họcthân thiện, tiêu chí giáo dục kỹ năng sống (KNS) vừa như là một biểu hiệncủa chất lượng giáo dục, vừa để giúp HS sống an toàn Kế hoạch hành độngDakar về giáo dục cho mọi người mỗi quốc gia cũng nhấn mạnh; cần đảm bảocho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp và kỹ năngsống của người học là một tiêu chí của chất lượng giáo dục Cho nên, trongmục tiêu 6 của chương trình đã coi kỹ năng sống là một khía cạnh của chấtlượng giáo dục Đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chíđánh giá kỹ năng sống của người học Như vậy tiến hành giáo dục KNS đểnâng cao chất lượng giáo dục

Ở Việt Nam Vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ

đã thu hút nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó Khoa họcgiáo dục có vai trò, trọng trách lớn cả về nghiên cứu lý luận lẫn triển khaithực tiễn giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên phù hợpvới thực tiễn giáo dục nước nhà

Theo bài “Kỹ năng sống” ngày 25/11/2009 báo Giáo dục và thời đại cóghi: theo kết quả một cuộc điều tra đối tượng học sinh THCS: có trên 95%các em chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đàotạo, tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết rất cần tập huấn kiến thức kỹ

Trang 16

năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lýcác tình huống thường gặp trong đời sống.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinhđang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội Sự thiếu hụttrong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn:

“Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết

để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng nhưcác biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em” Tức là các em thiếu

kỹ năng sống

Trong khoảng mười năm trở lại đây, các đề tài nghiên cứu, hội thảo,báo chí lại dấy lên “phong trào” nghiên cứu giá trị sống Khi đề cập giá trịsống là muốn nói đến những giá trị thiết thực cho cuộc sống của từng cá nhâncon người đang sống, hoạt động, gắn liền với kỹ năng sống, giúp người tasống và làm việc hiệu quả hơn cho cá nhân và xã hội

Với nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, ĐinhThị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên đã cho ra đời cuốn sách “giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông”.Cuốn sách được viết lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống (GTS) và KNS,trong đó giáo dục GTS luôn là nền tảng, KNS là công cụ và phương tiện đểtiếp nhận và thể hiện giá trị sống Đây là những tiền đề đưa công tác giáo dụcgiá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông vào các nhàtrường mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội dân chủ, công bằng, văn minh

Một trong những người có những nghiên cứu mang tính hệ thống về kỹnăng sống và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình Tácgiả và cộng sự đã triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về

kỹ năng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục và giáo

Trang 17

dục KNS ở nhà trường phổ thông, đồng thời tìm hiểu thực trạng giáo dụcKNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chínhquy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam Trên cơ sở đó xác định thách thức

và định hướng trong tương lai để đẩy mạnh giáo dục KNS trên cơ sở thực tiễn

ở Việt Nam và đối chiếu với mục tiêu 3 và mục tiêu 6 của Chương trình hànhđộng Dakar (Trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện chiến lược và chương trìnhgiáo dục với UNESCO tại Hà Nội)

Với nhiều năm nghiên cứu và bằng tâm huyết của người làm công tácgiáo dục, tác giả, PGS.TS Hà Nhật Thăng đã cho xuất bản cuốn sách: “Giáodục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn” năm 1997 và đã tái bản nhiều lần.Trong đó, trang bị cho học sinh, sinh viên nắm vững hệ thống giá trị cốt lõi,

đó là cơ sở cơ bản của nhân cách, rèn luyện để thế hệ trẻ có những hành vitương ứng với hệ thống giá trị đạo đức nhân văn cốt lõi, phù hợp với yêu cầucủa xã hội, của thời đại Những kết quả nghiên cứu trên đã được ứng dụngvào việc xây dựng chương trình và thể hiện trong sách giáo khoa ở tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông của môn Giáo dục công dân, triển khai

từ năm 2000 trên phạm vi cả nước

Gần đây, Hội khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội đã tổ chức Hội thảokhoa học “Nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho học sinh tiểu học Hà Nộitrong giai đoạn hiện nay”, chương trình mang mã số 01X – 12/03-2011-2, với

sự tham gia của nhiều nhà khoa học như: GS.VS Phạm Minh Hạc, PGS.TSĐặng Quốc Bảo, PGS.TS Mạc Văn Trang, PGS.TS Hà Nhật Thăng Đây lànhững tiền đề mang lại hiệu quả tích cực cho học sinh các trường trong việchọc tập, tìm hiểu giá trị sống, kỹ năng sống

Hiện nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước nghiên cứu đề tàigiáo dục giá trị sống và kỹ năng sống, nhưng chủ yếu các đề tài phân tích làm

rõ thực trạng trước tính cấp bách của vấn đề giáo dục giá trị sống, hoặc kỹnăng sống, chưa giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lý luận một cách hệ thống vềbiện pháp quản lý, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục giá trị

Trang 18

sống, kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh ở trường trung học cơ

sở (THCS) cụ thể nói riêng Một số đề tài đã nghiên cứu tương đối đầy đủ cácnhiệm vụ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, và đề xuất giải pháp quản

lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhưng ít có đề tài nghiên cứu quản lýhoạt động giáo dục kỹ năng sống trong một nhà trường THCS cụ thể

Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn đây là sự kế thừa cần thiết

các nghiên cứu đi trước, cùng góp phần thêm công sức và sự vận dụng hệthống lý luận quản lý giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện cho học sinh cấp THCS trong trường THCS Vân Hội cũng như các

trường THCS khác trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Quản lý và Quản lý giáo dục

- Cách tiếp cận theo thực tiễn: Trên cơ sở phân tích sự quản lý bằngcách nghiên cứu kinh nghiệm thông thường qua các trường hợp cụ thể Từviệc nghiên cứu những trường hợp thành công hoặc thất bại, sai lầm ở cáctrường hợp cá biệt của những người quản lý cũng như những dự định của họ

để giải quyết những vấn đề đặc trưng, để từ đó giúp họ hiểu được phải làmnhư thế nào để quản lý có hiệu quả trong những hoàn cảnh tương tự

- Cách tiếp cận theo lý thuyết hệ thống: Cách tiếp cận này cho phép xemxét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm những yếu tố

và mối liên hệ tương tác giữa các nhân tố để đạt được mục tiêu đã xác định

Trang 19

- Cách tiếp cận theo thuyết hành vi: Dựa trên những ý tưởng cho rằngquản lý là làm cho công việc hoàn thành thông qua con người Do vậy việcnghiên cứu nên tập trung vào mối quan hệ giữa người với người Đây làtrường hợp phải tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý, vào niềmtin khi con người làm việc cùng nhau để hoàn thành các mục tiêu thì “conngười nên hiểu con người” Với học thuyết này giúp con người quản lý ứng

xử một cách có hiệu quả hơn với những người dưới quyền

Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng:

Định nghĩa quản lý một cách kinh điển nhất là: tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người

bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích của tổ chức [11; 9]

Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu ta

có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng có chủ định của chủ thể quản

lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu đã định và làmcho nó vận hành tiến lên một trạng thái mới về chất [11; 9]

Mỗi hệ quản lý bao gồm hai bộ phận gắn bó khăng khít với nhau:

Bộ phận quản lý (giữ vai trò chủ thể quản lý) có chức năng điều khiển

hệ quản lý, làm cho nó vận hành với mục tiêu đã đặt ra

Bộ phận bị quản lý (đối tượng quản lý - giữ vai trò khách thể quản lý)gồm những người thừa hành trực tiếp sản xuất và bản thân quá trình sản xuất

Trong quản lý chủ thể quản lý và đối tượng quản lý lại có mối quan hệhữu cơ, tác động qua lại với nhau nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Khimục tiêu của tổ chức thay đổi sẽ tác động đến đối tượng quản lý thông quachủ thể quản lý

Quản lý có 4 chức năng cơ bản:

- Chức năng lập kế hoạch hóa: Soạn thảo thông qua những quy định vềchủ trương quản lí quan trọng trên cơ sở những yêu cầu cơ bản kết hợp với

Trang 20

thực tiễn để đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho phù hợp và có tínhkhả thi cao.

- Chức năng tổ chức: Thực hiện các quyết định, chủ trương, bằng cáchxây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng quản lí, tạo dựng mạng lưới tổ chức,tuyển chọn, sắp xếp, bồi dưỡng cán bộ làm cho mục tiêu trở nên có ý nghĩa,tăng tính hiệu quả về mặt tổ chức

- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, vận động, điều chỉnh và phối hợp với cáclực lượng tích cực, chủ động theo sự phân công như kế hoạch đã định

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Chức năng liên quan đến mọi cấp quản

lý để đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống Nó thực hiện việc xem xét tìnhhình thực hiện công việc đối chiếu với yêu cầu để có đánh giá đúng đắn

Các chức năng quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất với một trình

tự nhất định, trong đó từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa cómối quan hệ phụ thuộc với chức năng khác Quá trình ra quyết định quản lý làquá trình thực hiện các chức năng quản lý theo một trình tự nhất định Việc bỏqua hoặc coi nhẹ bất cứ một chức năng nào đều có tác động xấu đến quá trình

và hiệu quả của quản lý

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổinhững mục đích của mình Giống như khái niệm “quản lý” đã trình bày ởtrên, khái niệm “quản lý giáo dục ” cũng có nhiều quan niệm khác nhau

Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dụckhông giới hạn ở thế hệ trẻ mà còn cho mọi người; tuy nhiên, trọng tâm vẫn làgiáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệthống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

Quản lí giáo dục cũng được hiểu là tác động có hệ thống, có kế hoạch,

có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục

Trang 21

đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức vàvận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lýgiáo dục, sự phát triển tâm lý, thể lực của trẻ em.

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì cho rằng: “quản lý giáo dục thực chất làtác động đến nhà trường làm cho tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáodục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt đượcnhững tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt nam, bằngcách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới ” [26]

Như vậy, quản lý giáo dục có thể tổng hợp các biện pháp tổ chức, kếhoạch hóa nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệthống giáo dục Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, quản lý giáo dụccũng chịu sự chi phối của quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội.Trong quản lý giáo dục các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý

sự nghiệp, chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không táchbiệt, tạo thành hoạt động quản lý thống nhất

Tóm lại, quản lý giáo dục là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm,phương pháp chung nhất của khoa học quản lý vào lĩnh vực giáo dục Quản lýgiáo dục là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lýtrong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt mục tiêu xác định

1.2.2 Quản lý nhà trường.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đườnglối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [18]

Quản lý nhà trường khác hẳn với các quản lý xã hội khác Quá trìnhquản lý được quy định với bản chất lao động sư phạm của người giáo viên,bản chất quá trình dạy học và giáo dục trong đó mọi thành viên trong nhàtrường vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng quản lý Và sản phẩm đượctạo ra của quá trình này là nhân cách học sinh (HS)

Trang 22

Có nhiều cấp quản lý trường học: cấp cao nhất là Bộ GD - ĐT, nơiquản lý nhà trường bằng các biện pháp vĩ mô Có hai cấp trung gian quản lýtrường học là Sở GD - ĐT ở tỉnh, thành phố và các Phòng Giáo dục ở cácquận, huyện Cấp quản lý quan trọng trực tiếp của hoạt động giáo dục là cơquan quản lý trong các nhà trường.

Mục tiêu quản lý của nhà trường được cụ thể hóa trong nhiệm vụnăm học, tập trung vào việc phát triển toàn diện nhân cách của HS Đểthực hiện được mục tiêu này thì người hiệu trưởng phải tiến hành các hoạtđộng quản lý

Công tác quản lý trong nhà trường bao gồm quản lý các hoạt độngdiễn ra trong nhà trường và sự tác động qua lại giữa nhà trường với cáchoạt động ngoài xã hội Quản lý nhà trường như là quản lý một hệ thốngbao gồm các thành tố:

Thành tố tinh thần; mục đích giáo dục, nội dung giao dục, các kếhoạch, biện pháp giáo dục

Thành tố con người; cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh

Thành tố vật chất; Cơ sở vật chất, tài chính, các trang thiết bị, phươngtiện phục vụ giảng dạy và học tập

Trọng tâm quản lý nhà trường phổ thông là quản lý các hoạt động giáodục diễn ra trong nhà trường và các quan hệ giữa nhà trường với xã hội trênnhững nội dung sau đây;

- Quản lý hoạt động dạy học

- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

- Quản lý hoạt động lao động và hướng nghiệp

- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

- Quản lý hoạt động xã hội của nhà trường, hoạt động của đoàn thể

- Quản lý tài chính và quản lý sử dụng cơ sở vật chất

Tóm lại, quản lý nhà trường là việc người hiệu trưởng xây dựng mục

Trang 23

tiêu, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá các kết quả đạtđược so với yêu cầu chuẩn mực đề ra trong chương trình giáo dục và nhiệm

vụ năm học về chất lượng phát triển toàn diện nhân cách HS

1.2.3 Giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống

1.2.3.1 Giá trị sống (hay giá trị cuộc sống)

Giá trị sống là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có

ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người Giá trị sống trở thành động lực đểngười ta nỗ lực phấn đấu để có được nó GTS mang tính cá nhân, không phảiGTS của mọi người đều giống nhau Có người cho rằng “ Tiền bạc là trênhết”, có người cho rằng tình yêu thương mới là quý giá nhất trên đời Cóngười coi trọng lòng trung thực, lòng tự trọng hay sự bình yên…

Giá trị sống chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần không đề cập đếngiá trị tiền bạc, giàu sang, sức khoẻ ) và chủ yếu hướng vào các bình diện:

- Những giá trị phẩm chất nhân cách, đạo đức bản thân (khoan dung,khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, hạnh phúc)

- Những giá trị quan hệ liên nhân cách, quan hệ với nhóm, với cộngđồng (tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm)

- Đồng thời cũng quan tâm đến một số giá trị chung (hoà bình, tự do )

Có thể hình dung các giá trị sống được cấu trúc thành ba vòng tròn: bêntrong cùng (vòng 1) là những giá trị phát triển phẩm chất cá nhân; vòng trònthứ hai là những giá trị phát triển quan hệ liên nhân cách; vòng tròn ngoàicùng là những giá trị nhân loại rộng lớn Tất nhiên hiểu một cách tương đối vìtất cả các giá trị sống đều hoà trộn vào nhau, tương tác lẫn nhau, giao thoa,chế ước lẫn nhau, tồn tại trong từng con người cụ thể với tư cách là chủ thểbiểu hiện các giá trị sống Giá trị sống là “linh hồn” bên trong, kỹ năng sống

là biểu hiện giá trị sống ra hành vi bên ngoài Cho nên giáo dục giá trị sống và

kỹ năng sống không thể tách rời nhau.[28]

Trang 24

Hình 1.1 Mô tả cấu trúc giá trị sống

Như vậy, có thể hiểu giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệthống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con người vớicon người Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trongquan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hộithừa nhận Giá trị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, vàđịnh hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợpvới chuẩn mực của xã hội [25]

Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩycon người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy hammuốn hướng đến chân, thiện, mỹ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhânvới cộng đồng, với tự nhiên

1.2.3.2 Kỹ năng sống

“Kỹ năng” là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó

Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vàomọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động

Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cựccho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thức thách của cuộc sống hàngngày

Hiện nay có khá nhiều khái niệm về kỹ năng sống (KNS), tuỳ từng gócnhìn khác nhau người ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn:

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kỹ năng thiếtthực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh Đó là những

kỹ năng mang tính tâm lí xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng trongnhững tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người

Trang 25

khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộcsống hàng ngày.

- Theo PGS TS Nguyễn Thanh Bình – Viện NCSP – Trường ĐHSP HàNội: kỹ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thểứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống mộtcách tích cực và giao tiếp có hiệu quả

- Theo UNICEF, giáo dục dựa trên kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổitrong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiếnthức, thái độ, hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức(phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởngvào giá trị nào) thành hành động (làm gì, và làm như thế nào)

- Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc(UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng vàtham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kỹ năng cơ bản như kỹ năngđọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trướcđám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duyhiệu quả… Kỹ năng sống gắn với trụ cột của giáo dục đó l :à

* Học để biết(learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: Tư duyphê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thứcđược hậu quả…

* Học để làm(learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làmnhiệm vụ như: Kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…

* Học để cùng chung sống(learn to live together) gồm các kỹ năng xãhội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm,thể hiện sự cảm thông

* Học làm người(learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phóvới căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

Như vậy KNS chính là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hộicần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả Nói

Trang 26

một cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năngứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cựctrước các tình huống của cuộc sống [25].

1.2.3.3 Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản,giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quýgiá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động

cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hộimột cách tích cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn

Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không

bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại

Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyệnnăng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường được nâng lên

KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi thời đại, mà lànhững năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống Bởi vậy,KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mangtính xã hội – toàn cầu Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổihọc sinh THCS thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kỹ năng và thái độ

mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục Tổng hợp kết quả giáodục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp(NGLL), học sinh hình thành được một số kỹ năng sống phù hợp như: Kỹnăng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng raquyết định, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu,… Những kỹ năng nàybao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệmôi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo,uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh…

Có hai cách tiếp cận trong giáo dục kỹ năng sống:

Trang 27

- Các hoạt động tập trung vào kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhậnthức, kỹ năng giao tiếp ứng xử Theo cách này, bằng hoạt động với chủ đề

kỹ năng cụ thể, người học sẽ hiểu về kỹ năng sống đó và vận dụng để giảiquyết các tình huống

- Mỗi kỹ năng gắn với một vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và cần vậndụng những kỹ năng khác nhau để giải quyết

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục học sinh Trung học cơ sở

1.3.1 Vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở

Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để thử tháchcon người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang

có Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và pháttriển Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình pháttriển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS, đặcbiệt là học sinh THCS Học sinh THCS đang ở tuổi dậy thì, tuổi nổi loạn:bồng bột, hiếu kỳ, thích bắt chước, thích làm người lớn Những đặc điểm tâmsinh lý của lứa tuổi học sinh THCS hành động chưa có suy nghĩ thận trọng,chín chắn, chưa có kinh nghiệm sống vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho các

em là rất quan trọng và vô cùng cần thiết

Các kỹ năng sống trọng yếu là các kỹ năng cá nhân hay xã hội giúp họcsinh truyền đạt những điều họ biết (kiến thức), những gì họ suy nghĩ hay cảmnhận (thái độ) và những gì họ tin (giá trị) trở thành khả năng thực tiễn vềnhững gì cần làm và làm như thế nào

Học sinh phải đối mặt với rất nhiều thử thách Bằng việc nâng cao nhậnthức và đưa các thành tố trọng yếu của KNS vào cuộc sống của các em, sẽgiúp các em nâng cao năng lực để có được sự lựa chọn lành mạnh hơn, cóđược sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thayđổi tích cực trong cuộc sống của các em Chính vì vậy trước khi hình thànhKNS nào đó, các em cần cảm nhận rõ ràng về các giá trị sống KNS và sự lựa

Trang 28

chọn của mình đối với các giá trị, kỹ năng đó.

Có thể hiểu kỹ năng sống là biểu hiện những giá trị sống trong hoạtđộng và giao tiếp hàng ngày và ngược lại với kỹ năng thể hiện giá trị bằnghành động sẽ cho kết quả tích cực và nó lại củng cố các giá trị

Kỹ năng sống giúp các em học tập, làm việc hiệu quả hơn; giao tiếp,ứng xử với mọi người thân thiện, vui vẻ, hợp tác thành công hơn, biết tự điềuchỉnh bản thân làm việc tốt, tránh việc xấu, sống vị tha, nhân ái

Giá trị sống là cái định hướng, thúc đẩy cá nhân hành động, kỹ năngsống giúp cá nhân hành động hiệu quả, tránh những sai lầm “kỹ thuật”, tạo ra

sự thống nhất, nhất quán giữa nhận thức và hành động, giữa động cơ và hành

vi, giữa nội dung và hình thức

Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản,giúp các em vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng được những cơ hội quýgiá trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội

Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về động

cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn của cá nhân và xã hộimột cách tích cực, trở nên mạnh dạn, cởi mở và tự tin hơn

Học sinh biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, không

bị lôi kéo, vững vàng trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống đương đại

Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh được rèn luyệnnăng lực tư duy, chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàndiện của nhà trường được nâng lên

1.3.2 Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh Trung học cơ sở hiện nay

Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xâydựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cựctrên cơ sở giúp HS có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợpvới thực tế xã hội

Giáo dục KNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối

Trang 29

mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháphiệu quả để giải quyết các vấn đề đó Bởi giáo dục KNS chính là định hướngcho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mốiquan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con ngườivới các mối quan hệ xã hội Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiếnthức – “cái mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tintưởng”… thành những hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cáchnào” là tích cực và mang tính chất xây dựng Tất cả đều nhằm giúp các emthích ứng được với sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ

và vững vàng, tự tin bước tới tương lai Cụ thể là:

- Trong quan hệ với chính mình: Giáo dục KNS giúp HS biết gieonhững kiến thức vào thực tế để gặt hái những hành động cụ thể và biếnhành động thành thói quen, rồi lại gieo những thói quen tích cực để tạo ra

số phận cho mình

- Trong quan hệ với gia đình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọngông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau,động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành…

- Trong quan hệ với xã hội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xửthân thiện với môi trường tự nhiên, với cộng đồng như: có ý thức giữ gìntrật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố; bảo vệ môitrường thiên nhiên… Từ đó, góp phần làm cho môi trường sống trongsạch, lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếuhiểu biết của chính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vimang tính xã hội tích cực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu – quyền lợi– nghĩa vụ trong cộng đồng

Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cáchcho HS nói chung và đối với giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên quantrọng và cấp thiết hơn

1.3.3 Mục tiêu, nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Trang 30

trong giáo dục học sinh THCS

1.3.3.1 Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS làquản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường kể cả hoạt động dạy họcnhằm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh từ thói quen thụ động,

có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mangtính xây dựng, tích cực, có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục vàchất lượng cuộc sống

Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS là hướngtới quản lý các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục giúp học sinh hìnhthành các khả năng tâm lý xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trịtruyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhânloại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹnăng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu (Năng lực tự hoàn thiện,năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợptác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội ), giải quyết tốt các vấn

đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân Nói cáchkhác: Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS,chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thànhnhững hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chấtlượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững

1.3.3.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục KNS trong trường THCS

Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS là một công việc quantrọng và rất khó khăn Để quản lý tốt hoạt động giáo dục KNS trong nhàtrường cần chú ý những nội dung sau:

a/ Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy học là quá trình thống nhất biện chứng giữa giáo viên vàhọc sinh, dưới tác động tổ chức điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác,tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học, nhằm thực hiện tốt các

Trang 31

nhiệm vụ dạy học đặt ra, tổng hợp thành quả các bài học, các môn học, cácmặt giáo dục, học sinh hình thành được nhân cách của bản thân thông quakiến thức, kỹ năng, thái độ với các hiện tượng của đời sống thực tiễn Quản lýhoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học chính là quản lý việcthực hiện các nội dung trong chương trình có liên quan đến việc giáo dụcKNS; Quản lý phương pháp dạy học của giáo viên giúp học sinh không chỉnắm vững, nắm chắc nội dung bài học mà còn nhận thức được các giá trị đạođức và nhân văn cao cả, hình thành các thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp trongcuộc sống; Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khôngchỉ đơn thuần là chú trọng đến việc nắm kiến thức của học sinh mà còn quản

lý việc đánh giá thông qua hành vi, thái độ mà học sinh lĩnh hội được thôngqua bài học Nói cách khác quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạtđộng dạy học trên cả ba phương diện; Kiến thức, thái độ và hành vi

b/ Quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động giáo dục

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là quá trình tác động bền

bỉ, lâu dài bằng nhiều con đường khác nhau Ngoài việc giáo dục kỹ năngsống thông qua hoạt động dạy học, việc giáo dục kỹ năng sống còn đượcthông qua hoạt động giáo dục Nhà trường phải quản lý từ việc lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực thi kế hoạch, đôn đốc, kiểm trađánh giá sát sao; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụtrách Đội, giáo viên phụ trách các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, laođộng hướng nghiệp, giáo viên giảng dạy bộ môn, phối hợp với các lực lượng

xã hội như hội CMHS và hội khuyến học, với chính quyền địa phương trênđịa bàn tuyển sinh nhà trường và nơi học sinh cư trú, Công An xã, Đoàn thanhniên, Trung tâm sức khỏe sinh sản của tỉnh, của huyện nhằm tổ chức cácchương trình giáo dục chuyên đề về KNS

c/ Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện thực hiện hoạt động giáo

Trang 32

dục kỹ năng sống

Cũng như trong dạy học các môn văn hóa, hoạt động giáo dục KNS cần

có CSVC, phương tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả giáo dục mongmuốn Trên thực tế, đại đa số giáo viên nhà trường chưa được đào tạo mộtcách căn bản về giáo dục KNS, phương tiện, tài liệu dành cho hoạt động nàycòn thiếu thốn nhiều Vì vậy, ngoài việc giao trách nhiệm cho giáo viên, nhàtrường cũng thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao kỹnăng và nghiệp vụ tổ chức hoạt động cho giáo viên, động viên khích lệ tinhthần và có chế độ thỏa đáng kịp thời, từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình và ý thứctrách nhiệm trong họ, có như vậy tính hiệu quả của hoạt động mới cao

Nhà trường ngoài việc quản lý tận dụng những CSVC hiện có để pháthuy hiệu quả giáo dục của hoạt động, cần phải tiết kiệm, cân đối nguồn ngânsách được giao hàng năm để mua sắm thêm CSVC, tài liệu cho hoạt động,đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh (CMHS), của các tổchức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, hỗ trợ cho hoạt động

d/ Quản lý về kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục KNS góp phần đánh giáchất lượng giáo dục chung trong nhà trường, qua kiểm tra đánh giá cán bộquản lý (CBQL) nhà trường đánh giá mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên,mức độ hưởng ứng tham gia của học sinh, quá trình thực hiện trong nhàtrường diễn ra có đảm bảo kế hoạch hay không, đó là cơ sở để CBQL nhàtrường xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phươngpháp và hình thức tổ chức hoạt động

Để việc đánh giá đạt mục tiêu đề ra, CBQL cần phải bám sát vào nhữngnội dung đánh giá, các tiêu chí đánh giá, sử dụng các hình thức đánh giá phùhợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học

1.3.4 Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Trang 33

Việc nghiên cứu, xây dựng các hình thức tổ chức phong phú có ý nghĩaquan trọng đến hiệu quả hoạt động giáo dục KNS, nó mang lại sự hấp dẫn củahoạt động, thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình và có kết quả.Ngày càng có nhiều hình thức tổ chức hoạt động giáo dục KNS tiếp thu đượctrên truyền hình và từ chính các cơ sở giáo dục sáng tạo nên Tuy nhiên, đốivới học sinh phổ thông còn gánh nặng học văn hóa, thời gian tham gia hoạtđộng giáo dục KNS bị hạn chế, vì thế mỗi chủ đề cần lựa chọn hình thức tổchức thích hợp với quy mô cấp lớp, cấp trường và thời gian hợp lý Có thểđan xen các hình thức tổ chức cho một chủ đề Chẳng hạn cùng một chủ đề vềgiáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn có thể chơi dưới hình thức háihoa dân chủ, tổ chức thi tìm hiểu, tổ chức hoạt động xem phim tư liệu, tổchức hoạt động từ thiện, hoạt động ngoại khóa…Thời gian tổ chức các hìnhthức hoạt động phải hợp lý Nếu hình thức tổ chức đơn điệu hoặc lặp lại nhàmchán sẽ không gây hứng thú cho học sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạtđộng.

- Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động, điều này cótác dụng tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình, đồngthời với vai trò chủ thể, học sinh sẽ tự thể hiện khả năng của mình trong hoạtđộng và giúp giáo viên thể hiện được những ý tưởng của mình khi tổ chức cáchoạt động giáo dục KNS

- Nhà quản lý cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, vớicác lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tăng hiệu quả các hoạt động

1.3.5 Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để học sinh phát triển toàn diện, không phải chỉ có nhà trường, gia đình

mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường;

gia đình; xã hội Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những nămtrước Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song

do cả hai phía GV và cha mẹ học sinh Chuyện cha mẹ học sinh chỉ gặp gỡ 1

Trang 34

hoặc 2 buổi họp phụ huynh học sinh, thậm chí không trò chuyện với GV chủnhiệm của con mình, không phải hiếm GV đến thăm nhà học sinh lại cànghiếm hơn, chỉ khi nào có học sinh bỏ học Điều này ảnh hưởng không nhỏ tớiviệc giáo dục đạo đức, giáo dục KNS cho học sinh.Trước thực tế ấy, việc đẩymạnh phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạođức, giáo dục KNS cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùngtham gia phối hợp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS gồm có côngđoàn nhà trường, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn, công nhân viên, hộiphụ huynh học sinh, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiếnbinh, Hội phụ nữ, Công an, Y tế,… Mỗi lực lượng này đều có thế mạnh riêng

vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổchức tốt hoạt động giáo dục KNS chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáodục trong mỗi nhà trường Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sựphối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục KNS

để tăng hiệu quả hoạt động giáo dục KNS

Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục đạo đức cho họcsinh nói chung và giáo dục GTS, KNS cho các em nói riêng, nhà trường cầnhuy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quátrình giáo dục như Hội cha mẹ học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền nơihọc sinh cư trú, các cơ quan đoàn thể trên địa bàn như Công an, Y tế… Cónhư vậy nhân cách và lý tưởng sống của các em được giáo dục và rèn luyện ởmọi lúc, mọi nơi, đồng thời giúp các em củng cố bổ sung và nâng cao thêmhiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện các trithức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh, biếtvận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do đời sống thực tiễnđặt ra Chính vì vậy để công tác giáo dục KNS cho học sinh nhà trường đạthiệu quả cao nhà trường cần tạo dựng được sự chung tay ủng hộ và tham giacủa các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường

Trang 35

Để quá trình giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cầnxây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm độngviên và phát huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoàinhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình giáo dục KNS Bêncạnh đó nhà trường cần quản lý chỉ đạo phối hợp tốt các lực lượng sau:

a/ Quản lý giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục KNS cho học sinh

Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, giáoviên chủ nhiệm cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tìnhcảm với các em học sinh, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể,

là cố vấn cho các hoạt động Đoàn, Đội Giáo viên chủ nhiệm cần sáng tạo đểtích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt độngtập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt Giáo viên chủnhiệm phát huy các phương pháp giáo dục truyền thống, chủ động và tíchcực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phương pháp tích cực

Trong nhà trường người giáo viên chủ nhiệm chính là vị thủ lĩnh tinhthần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hếtmình và chơi hết mình Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thànhviên năng động và sáng tạo, chính vì vậy mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai tròthổi lửa để các em tự khẳng định được mình Với vai trò đó giáo viên chủnhiệm sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô

và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, Độivới hội cha mẹ học sinh Như vậy việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạtđộng của giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em họcsinh, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùngvới hành trang tri thức giúp các em vững bước vào tương lai Người giáo viênchủ nhiệm là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động KNS cho học sinh

Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình,nhà quản lý cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm căn cứ kế hoạch tổng thể của

Trang 36

nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp với từng khối lớp, triểnkhai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quảcủa giờ sinh hoạt lớp, đôn đốc, kiểm tra đánh giá thi đua kết quả rèn luyện củahọc sinh bằng các tiêu chí cụ thể.

b/ Quản lý giáo viên bộ môn trong việc tích hợp giáo dục KNS vào môn học

Từ kiến thức lý thuyết của bài giảng đến thực tế cuộc sống là quãngđường khá xa, một giờ học trên lớp chỉ có 45 phút, vì vậy để tích hợp đượcnội dung giáo dục kỹ năng sống vào bài giảng, đòi hỏi người giáo viên giảngdạy bộ môn phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò cùng tích cựclàm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bàihọc một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinhnhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biếtlắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duysáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội… Như vậy vaitrò của giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng trong công tác giáo dục KNScho học sinh, nhưng việc tích hợp giáo dục KNS vào môn học còn là vấn đềmới mẻ đối với nhiều giáo viên nhà trường, vì vậy nhà quản lý ngoài việc lập

kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo,tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên,đồng thời phân cấp quản lý cho đội ngũ tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởngchuyên môn để thống kê việc tích hợp giáo dục KNS vào từng chương, từngbài cụ thể Tổ chức làm điểm, rút kinh nghiệm chung và triển khai đại trà.Theo dõi sát sao việc thực hiện tích hợp vào bài dạy của đội ngũ giáo viên,đánh giá giờ dạy và kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

c/ Quản lý đội ngũ BCH Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tham gia giáo dục KNS

Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường là nơi đoàn kết, tập hợpthanh niên, tham gia các hoạt động tập thể, Đoàn có nhiệm vụ giáo dục chínhtrị tư tưởng, giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, giáo dục luật pháp, lối

Trang 37

sống, nếp sống, giáo dục về khoa học kỹ thuật công nghệ, về dân số, sứckhỏe, môi trường Giáo dục về phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử dân tộc, tự hào với cácthế hệ cha anh đi trước từ đó có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhàtrường và cả cộng đồng.

Bên cạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng Đoàn còn tổ chức nhiềuphong trào hành động cách mạng cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu, nguyệnvọng của tuổi trẻ Các phong trào hành động cách mạng của Đoàn là nơi đểtuổi trẻ nhà trường xây dựng cho mình nền tảng giá trị sống vững chắc rènluyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng ra quyếtđịnh, kỹ năng phòng vệ… khơi dậy trong đoàn viên thanh niên tinh thần tìnhnguyện của tuổi trẻ, dám nhận những nhiệm vụ khó khăn, dám đón nhận sự

hy sinh gian khổ từ đó hình thành ý thức trách nhiệm của người thanh niênvới cộng đồng xã hội

Bằng các hoạt động tích cực và các phong trào hành động cách mạngĐoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực sự là nơi để tuổi trẻ nhà trườngrèn luyện, cống hiến và trưởng thành

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục KNS trong hoạt độngcủa Đoàn thanh niên Nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnhhưởng tới việc giáo dục đạo đức, KNS ở đoàn viên thanh niên nhà trường, từ

đó có những biện pháp quản lý để tác động vào những yếu tố tích cực, pháthuy hiệu quả giáo dục, khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.Đồng thời quản lý tốt các giờ sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt Đội, các tiết chào

cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm,các hoạt động phối hợp với CMHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chứctập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường Chỉ đạo Đoàn thanh niên xâydựng các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua về mức độ tham gia hoạt động củachi đoàn Chỉ đạo Đội thiếu niên xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại thiđua về mức độ tham gia hoạt động của các chi đội

Trang 38

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

1.4.1 Lập kế hoạch

- Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạchgiáo dục KNS Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắcchắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện

- Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục KNS của nhà trường: Về nộidung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ

GV về vấn đề giáo dục KNS; các cơ sở vật chất cần thiết (máy vi tính, máychiếu, bảng biểu, kết nối Internet…)

- Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tácgiáo dục KNS cho học sinh Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượngtham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, cơ sởvật chất (CSVC) cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thờigian cần thiết để hoàn thành công việc

- Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện

kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đốivới tập thể, cá nhân học sinh Xác định nguồn kinh phí huy động

- Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quyđịnh, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêmtúc và hiệu quả

Nhiệm vụ lập kế hoạch được thực hiện chủ yếu bởi phó hiệu trưởngnhà trường Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:

- Có sự thống nhất chỉ đạo của chi bộ đảng trường học, thực hiện dưới

sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng

- Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sựđóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường

- Phó hiệu trưởng nghiên cứu tìm hiểu nội dung chương trình sách giáokhoa, chuẩn kiến thức kỹ năng ở các bộ môn, mục đích yêu cầu của nhiệm vụgiáo dục KNS cho học sinh THCS Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng

Trang 39

hoạt động giáo dục KNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học,hợp lí và khả thi.

- Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của cácthành viên hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triểnkhai thực hiện

1.4.2 Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch Phó hiệutrưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để tiếp nhận cácnguồn lực (con người, kinh phí, vật chất ) để bố trí, sắp xếp một cách hợp lí,tạo ra các mối quan hệ trên – dưới; quan hệ đồng đẳng hợp tác cần thiết đểđảm bảo đạt được mục tiêu đã định

Mục đích: Triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn

Huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất nhằm đảmbảo hiệu quả công tác giáo dục KNS

Thống nhất cách thức thực hiện, nhiệm vụ cần thực hiện, các địnhhướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cá nhân tại từng thời điểm khác nhau củanăm học Cụ thể:

Trước hết phó hiệu trưởng nhà trường công khai kế hoạch ”Nâng caochất lượng công tác giáo dục KNS” tới từng cá nhân qua cả ba con đường:Bản tin nội bộ; họp triển khai trực tiếp và gửi email Thời điểm thực hiệnviệc này là ngay trong tuần đầu tiên của năm học Trong cuộc họp triển khaitrực tiếp, BGH cần thông báo công khai chi tiết nhiệm vụ của các đối tượng

có liên quan:

- Phó hiệu trưởng: Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kếhoạch Xây dựng các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết Xây dựng các nộidung, chương trình phù hợp để giáo dục KNS cho học sinh trong trường vàtriển khai các tài liệu đó tới các đồng chí GV

- Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiệncông tác giáo dục KNS cho học sinh Là những người thiết kế các hoạt động

Trang 40

và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến họcsinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em các KNS cần thiết Cácgiáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh,cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch.

- GV bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân: thực hiện tốt nhiệm

vụ chuyên môn của mình, đổi mới cách soạn bài, áp dụng tốt hơn các phươngpháp dạy học tích cực, tiến hành tích hợp các địa chỉ giáo dục KNS trong mônhọc, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để làm tốt công tác giáo dụcKNS cho các em học sinh

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục KNS

Trong chu trình quản lý hoạt động, người quản lý phải vừa thực hiện tổchức thực hiện kế hoạch vừa đảm bảo rằng quá trình đó đi đúng hướng để đạttới mục tiêu đã định, đó là nhiệm vụ của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các GV và của chính ngườilập kế hoạch, đảm bảo rằng công tác giáo dục KNS cho học sinh đang đượcthực hiện đúng kế hoạch đã định, hướng tới các mục tiêu xác định trước

Hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ cụthể của mình Giải thích, tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề mới nảysinh trong quá trình thực hiện kế hoạch

Nhận các thông tin ngược để từng bước đánh giá hiệu quả của kếhoạch, có sự điều chỉnh hợp lí

Thúc đẩy hoạt động của các cá nhân từ đó thúc đẩy hoạt động của nhàtrường trong công tác giáo dục KNS cho học sinh

Yêu cầu và phối hợp với hai tổ chuyên môn để có định hướng cho việctích hợp giáo dục KNS vào các môn học

Đưa vấn đề giáo dục KNS vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờdạy trong các giờ thao giảng

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào vấn đề giáo dục KNS,các hoạt động chuyên đề có tích hợp giáo dục KNS Nhiệm vụ tổ chức các nội

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục. Điều lệ trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường phổ thông
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo . Giáo dục Kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông, tài liệu dành cho giáo viên, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
3. Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
5. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013.6. Trường THCS Vân Hội, Đạo Tú, An Hòa,Kế hoạch năm học 2012-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013".6. Trường THCS Vân Hội, Đạo Tú, An Hòa
7. Đặng Quốc Bảo. Quản lý giáo dục, một số khái niệm và luận đề. Trường cán bộ quản lý, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, một số khái niệm và luận đề. Trường cán bộ quản lý
8. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp . Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
9. Đặng Quốc Bảo. Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển con người, Đại học Giáo dục, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển con người
10. Nguyễn Thanh Bình . Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống , Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội, Nxb ĐHSP, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống
Nhà XB: Nxb ĐHSP
11. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc . Bài giảng lí luận đại cương về quản lí, Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lí luận đại cương về quản lí
4. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Kết quả đánh giá quy trình thực hiện giáo dục KNS thông qua   việc tích hợp vào các bộ môn văn hóa của giáo viên bộ môn - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá quy trình thực hiện giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào các bộ môn văn hóa của giáo viên bộ môn (Trang 50)
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS của  các lực lượng phối hợp - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện giáo dục KNS của các lực lượng phối hợp (Trang 51)
Bảng 2.4. Những khó khăn khi thực hiện giáo dục KNS - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.4. Những khó khăn khi thực hiện giáo dục KNS (Trang 55)
Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động lồng ghép giáo dục  KNS   trong các hoạt động dạy học - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động lồng ghép giáo dục KNS trong các hoạt động dạy học (Trang 56)
Bảng 2.6. Kết quả quản lý hoạt động giáo dục KNS trong  các hoạt động giáo dục - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.6. Kết quả quản lý hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động giáo dục (Trang 57)
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá công tác quản lý  đội ngũ tham gia  giáo dục kỹ  năng sống cho học sinh - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá công tác quản lý đội ngũ tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (Trang 58)
Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.1. Đối tượng khảo sát (Trang 81)
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của   các biện pháp đề xuất - Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w