Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, Ban an toàn giao thông Quốc gia, các cấp, các ngành trong việc thực hiện các giải pháp cấp bách lâu dài về đảm bảo
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM THÀNH
PHỐ TAM KỲ
Trang 22 Đặt vấn đề:
Ở nước ta hiện nay an toàn giao thông (ATGT) là một trong những vấn đề lớn được xã hội quan tâm Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, số người tử vong tăng theo từng ngày, từng giờ đã lên đến mức báo động Vì vậy, năm 2012 vừa qua xác định là
“Năm an toàn giao thông” Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, Ban an toàn giao thông Quốc gia, các cấp, các ngành trong việc thực hiện các giải pháp cấp bách lâu dài về đảm bảo trật
tự an toàn giao thông Công tác tuyên truyền, cổ động phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông sâu rộng trong tầng lớp nhân dân đã được các cấp, các ngành chú trọng
Tuy nhiên, từ nhận thức đến ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông vẫn còn một khoảng cách khá xa nên tai nạn giao thông vẫn còn là vấn nạn, là hồi chuông cảnh báo cho mọi người
Theo thống kê của ban an toàn giao thông Quốc gia vào năm 2012 cả nước xảy ra 36,423 vụ tai nạn giao thông làm chết 9,880 người, bị thương 38,498 người Trong đó, đường bộ xảy ra 35.820 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.540 người, bị thương 38.170 người Tuy số vụ tai nạn giao thông, số người chết, số người bị thương có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn còn đó nỗi lo cho mọi người khi tham gia giao thông
Để giải quyết vấn đề về tai nạn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của chính phủ, các cấp, các ngành, cơ quan thông tấn báo chí mà là trách nhiệm của mọi người công dân
Được chứng kiến, được biết, nhiều tai nạn giao thông xảy ra, chúng
ta dễ dàng nhận thấy ngoài những nguyên nhân chất lượng đường sá kém, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán thì nguyên nhân chính vẫn là do con người khi tham gia giao thông uống nhiều rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, chở vượt quá số người quy định, lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không tuân thủ đèn tín hiệu giao thông, lấn đường, không đội mũ bảo hiểm Tất cả những sai phạm trên đều bắt nguồn từ việc thiếu ý thức, không tuân thủ luật lệ giao thông, không nghĩ đến sự an toàn cho mình và cho người khác
Với con số phản ánh về số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị thương là yêu cầu đặt ra cao hơn nữa đối với nhà trường trong công tác giáo dục Đã đến lúc chúng ta đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu, sáng tạo, chủ động và tích cực hơn để việc giáo dục an toàn giao thông không chỉ là hình thành ý thức cho học sinh mà qua các em, nhà trường chuyển những thông điệp về thực hiện an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã hội
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và tình cấp thiết của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói
Trang 3riêng, trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam, ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Tam Kỳ đã chỉ đạo các trường trên địa bàn Thành phố thực hiện giảng dạy nghiêm túc chương trình Giáo dục an toàn giao thông, phát động hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012”, đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, tổ chức hội thi, giao lưu tìm hiểu về an toàn giao thông với các nội dung phong phú như: “ Chúng em với pháp luật”, “ Chúng em với an toàn giao thông” Đặc biệt trong năm học 2012-2013, ngành đã phát động và tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về an toàn giao thông”, với nội dung phong phú, thiết thực, hiệu quả,
đã thực sự có tác động đến CBGVNV , học sinh trong toàn ngành và có sức lan tỏa trong mọi tầng lớp nhân dân Ngay từ đầu năm học Ngành đã chỉ đạo tổ chức hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” (Ngày 19/11/2012)
Là cán bộ quản lý, tôi nhận thức được rằng để việc giáo dục an toàn giao thông đối với học sinh tiểu học đạt kết quả nhằm hình thành thế hệ tương lai có ý thức khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thì việc giáo dục văn hóa giao thông để học sinh nhận thức và hình thành ý thức, biết vận dụng thực hành là vấn đề quan trọng Bởi thế,
tôi đầu tư nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp chỉ đạo và thực hiện
việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị Hồng Gấm thành phốTam Kỳ” với mong muốn giáo dục ý thức - hình
thành kỹ năng cho học sinh khi tham gia giao thông và chuyển tải thông điệp về an toàn giao thông đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội
3 Cơ sở lý luận:
Từ năm 2007 Chính phủ đã ban hành nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông” Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp cấp bách:
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật
tự an toàn giao thông
- Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toan giao thông thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải
- Chú trọng về kết cấu hạ tầng giao thông
- Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thật của phương tiện giao thông vận tải
- Đề ra các giải pháp đối vơi người điều khiển phương tiện
- Giảm thiểu tai nạn giao thông Trước tình hình về tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, Trong những năm sau đó các Chỉ thị, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ đã được ban hành Nhiều giải pháp để giảm tai nạn giao thông Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 34/2010 NĐ-CP ngày 02/4/2010 về quy
Trang 4định ban hành xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhằm hạn chế tai nạn giao thông Nhìn chung, Chính phủ, các bộ
và ban An toàn giao thông đã có nhiều giải pháp tích cực để chỉ đạo việc thực hiện an toàn giao thông Tuy nhiên, người tham gia giao thông vẫn còn đứng ngoài cuộc
Theo thống kê của Ban an toàn giao thông trong vòng 12 năm qua,
số vụ tai nạn giao thông tăng lên gấp 4 lần theo điều tra theo chấn thương liên trường (vmis) trong năm 2001 có 4100 trẻ em chết do tai nạn giao thông, tương đương 11 em chết /1 ngày Tỉ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỉ lệ trể em gái
Bà Isabelle Bardem, trưởng phòng phòng chống tai nạn giao thông
thương tích trẻ em của UNICEF nói: “Tai nạn giao thông có ảnh hưởng
nặng nề đối với trẻ em Việt Nam, không chỉ rất nhiều trẻ em trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật nặng nề, còn có biết bao trẻ
em khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng hoặc tàn tật”
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, ở cấp Quốc gia UNIEF cùng với
bộ y tế, Ủy Ban dân số gia đình trẻ em và Ban an toàn giao thông Quốc gia
đã triển khai các hoạt động nhằm làm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn giao thông với nhiều hoạt động được triển khai như:
-Đặt biển báo hiệu giảm tốc độ, đèn tín hiệu, vạch kể đường dành cho người đi bộ
- Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học giúp học sinh có kỹ năng khi tham gia giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp hay xe máy
- Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người (Trong nhà trường- cơ quan - địa phương)
Để việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh đạt mục tiêu đề ra góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tiếp tục thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông, năm 2013, theo định hướng của Chính phủ với chủ đề
“Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông” Trên cơ sở chỉ đạo của các cấp và ngành giáo dục đào tạo Thành phố Tam Kỳ, tôi tiến hành đi sâu nghiên
cứu và tổ chức thực hiện “Các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Th Lê Thị Hồng Gấm
TP Tam Kỳ” với những bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện tình hình địa
phương và của trường
4 Cơ sở thực tiễn:
Việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học nhằm trang bị cho các em hệ thống những quy tắc, quy định dành cho người khi tham gia giao thông góp phần hình thành văn hóa giao thông, giúp các em có hành
vi, lối cư xử đúng nguyên tắc trên cơ sở nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông
Trang 5Hiện nay, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông tại trường như thế nào là hiệu quả phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương là vấn đề đặt ra đối với những người làm công tác giáo dục như chúng tôi
Trường TH Lê Thị Hồng Gấm toạ lạc trên đường Thanh Hoá thuộc phường Hòa Hương Thành phố Tam Kỳ Địa điểm trường đóng cách 2 ngã
tư, ngã tư thứ nhất là Phan Châu Trinh - Thanh Hóa, là nơi giao nhau của tuyến đường Quốc lộ 1A và Thanh Hóa lưu lượng giao thông trên đường đông đúc, phức tạp Ngã tư thứ hai Ngô Thì nhậm- Thanh Hoá là nơi giao nhau của con đường đến chợ Hoà Hương và đường đi biển Tam Thanh Cả ngày trên đường tấp nập người và xe qua lại Hơn nữa trục đường Thanh Hóa lại là điểm đặt của hai trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ và trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm những lúc tan trường có hơn cả ngàn học sinh tham gia giao thông Số phụ huynh có con em học tại trường khoảng 30% gia đình sống bằng nghề nông, lao động phổ thông như: Làm thợ mộc, thợ
nề, buôn bán nhỏ lẻ đời sống còn khó khăn, ít có thông tin và hiểu biết về luật giao thông Học sinh là con em của những gia đình này phần lớn đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường, khoảng 70% học sinh được ba mẹ chở đến trường bằng xe máy Với tình hình về đường sá, lưu lượng người tham gia giao thông hằng ngày trên đường, hoàn cảnh sống của phụ huynh, số học sinh tham gia giao thông hằng ngày đến trường như vậy thì công tác giáo dục trật tự an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết mà nhà trường phải đầu tư
5 Nội dung nghiêm cứu:
Tiếp tục thực hiện việc giảng dạy an toàn giao thông theo chỉ đạo của ngành, tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, qua chương trình chính khóa, qua việc lồng ghép tích hợp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm làm cho đội ngũ CB-VG-NV và học sinh nhận thức sâu sắc hơn về trật tự an toàn giao thông và chuyển tải thông điệp về trật tự an toàn giao thông đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội, tôi thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông tại trường bằng các biện pháp như sau:
5.1 biện pháp 1: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch
Mục đích: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị Hồng Gấm” giúp chúng tôi xác định mục tiêu, yêu cầu nội dung và định hướng, quy trình thực hiện cho đội ngũ
Để công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh đạt kết quả tôi lập kế hoạch thực hiện như sau:
Quản lý và chỉ đạo trực tiếp việc thực hiện giảng dạy chương trình
an toàn giao thông và lồng ghép việc vào giáo dục an toàn giao thông vào các môn học
Trang 6Chỉ đạo Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp với Ban kỷ luật trật tự theo dõi nắm bắt tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông trong giáo viên, học sinh Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lập kế hoạch tham mưu Hiệu trưởng tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoại khóa và đầu tư xây dựng mô hình an toàn giao thông thực hiện theo Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012
Vào đầu năm học 2012 - 2013 thực hiện công văn 454/CV-PGD-ĐT ngày 17/9/2013 của phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Tam Kỳ về việc đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch tập trung và các công tác trọng tâm:
1/ Tiếp tục triển khai thực hiện “Năm an toàn giao thông Quốc gia 2012” theo chỉ đạo
2/ Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về luật đường bộ trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
3/ Chỉ đạo giảng dạy nghiêm túc chương trình chính khóa và lồng ghép giáo dục an toàn giao thông nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức cho học sinh
4/ Đưa nội dung về giáo dục an toàn giao thông ngay trong ngày
“Toàn dân đưa trẻ đến trường”
5/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các Hội thi tìm hiểu về an toàn giao thông, phát động học sinh tham gia cuộc thi “Giao thông thông minh”
6/ Thành lập ban trật tự kỷ luật để hướng dẫn học sinh khi tan trường tránh ùn tắc giao thông
7/ Tổ chức ký cam kết trong tháng an toàn giao thông
8/ Tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông năm
2012 (19/11/2012) vào tiết chào cờ thứ 2 ngày 12/11/2012 và đọc diễn văn tưởng niệm các nạn nhân của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia và dành
1 phút tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông Với cách lập kế hoạch như trên giúp tôi thực hiện công tác giáo dục an toàn an toàn giao thông trong năm học có chiều sâu và đạt hiệu quả
Như vậy lập kế hoạch là chức năng không thể thiếu được trong quá trình tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà trường - Chính biện pháp lập kế hoạch giúp tôi triển khai thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông đi đứng hướng, đạt mục tiêu đề ra
5.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo dạy có chất lượng chương trình Giáo dục an toàn giao thông và lồng ghép việc giáo dục an toàn giao thông với các môn học khác
Mục đích: Giúp học sinh nắm những quy tắc, nguyên tắc để phòng tránh tai nạn và chuyển tải thông điệp về thực hiện ATGT đến mọi người khi tham gia giao thông
Nghiên cứu chương trình giáo dục an toàn giao thông ở lớp 1 lớp 4 mỗi lớp có 6 bài, lớp 5 có 5 bài được phân bổ như sau:
Trang 7Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 1:
Bài 1: An toàn và nguy hiểm
Bài 2: Tìm hiểu đường phố
Bài 3: Đèn tín hiệu giao thông
Bài 4: Đi bộ an toàn trên đường
Bài 5: Đi bộ và qua đường an toàn
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe
máy
Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 2:
Bài 1: An toàn và nguy hiểm khi đi
trên đường phố
Bài 2: Tìm hiểu đường phố
Bài 3: Hiệu lệnh của Cảnh sát giao
thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn Bài 5: Phương tiện giao thông
đường bộ
Bài 6: Ngồi an toàn trên xe đạp, xe
máy
Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 3:
Bài 1: Giao thông đường bộ
Bài 2: Giao thông đường sắt
Bài 3: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ
Bài 4: Kĩ năng đi bộ và qua đường
an toàn
Bài 5: Con đường an toàn đến
trường
Bài 6: An toàn khi đi ô tô, xe buýt
Chương trình Giáo dục ATGT
lớp 4:
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ
Bài 2: Vạch kẻ đường, cọc tiêu và
rào chắn
Bài 3: Đi xe đạp an toàn
Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn Bài 5: Giao thông đường thủy và
phương tiện giao thông đường thủy
Bài 6: An toàn khi đi trên các
phương tiện giao thông công cộng
Chương trình Giáo dục ATGT lớp 5:
Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
Bài 3: Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao
thông
Bài 4: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
Bài 5: Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông
Thực hiên kế hoạch năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Tam Kỳ, tôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn lập phân phối
Trang 8chương trình mỗi bài dạy thành 5 tiết Trong đó có 2 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành Đối với lớp Một thực hiện dạy lồng ghép “ Pokemon cùng
em học an toàn giao thông”, “Rùa và Thỏ cùng em học an toàn giao thông” Tổ chức thao giảng, chuyên đề, chú trọng đến các tiết thực hành cho học sinh
- Ví dụ: Đi bộ an toàn của lớp 1: Cho học sinh thực hiện theo mô hình của trường, sử dụng đèn tín hiệu
- Cho học sinh thực hiện đi xe đạp an toàn với mô hình tự xây dựng
Ngoài tiết dạy chương trình chính khóa, tôi còn tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các môn Đạo đức, Tự nhiên Xã hội, …
Đối với môn TNXH:
Ví dụ ở lớp 2: Môn tự nhiên xã hội: bài 19: Đường giao thông,
Bài 20:An toàn khi đi các phương tiện giao thông
Ở lớp 3 Bài 33:An toàn khi đi xe đạp
Đối với môn Đạo đức: Trong chương trình có 3 tiết dành cho phần dạy nội dung của địa phương tôi chỉ đạo dạy 2 tiết còn lại 1 tiết giảng dạy về
an toàn giao thông tại địa phương
Với cách chỉ đạo thực hiện như trên học sinh nhận biết được cơ bản các loại đường giao thông, các loại phương tiện giao thông, kỹ năng
đi bộ, đi xe đạp và qua đường an toàn, biết được một số hiêu lệnh của cảnh sát giao thông, các loại biển báo, tác dụng của chúng Qua đó, các
em biết vận dụng vào thực tế khi tham gia giao thông và còn là tuyên truyền viên cho các bậc cha mẹ và mọi người
Bài 2: Tìm hiểu đường phố(Lớp 1) Bài 3: Hiệu lệnh của Cảnh sát Giao thông (Lớp2)
Trang 9Bài 3: Đi xe đạp an toàn (Lớp 4) Bài 3: Biển báo hiệu giao thông
đường bộ.(lớp 3)
Bài 3: Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông (Lớp 5)
5.3 Biện pháp 3: Thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong ngày
Hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”:
Mục đích: Qua việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tôi muốn
chuyển tải thông điệp đến phụ huynh học sinh
Trong ngày Hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường” đối với học sinh
tiểu học là một ngày quan trọng, nhất là các em học sinh lớp 1 Trong
ngày đầu tiên của năm học đa số các em học sinh tiểu học được bố mẹ
đưa đến trường và cùng tham dự Lễ khai giảng Ngoài các nghi thức đón
học sinh lớp 1, các nghi thức của buổi lễ - Trong phần Hội tôi phát động
trong học sinh tiếp tục hưởng ứng “Năm an toàn giao thông 2012” với
các phano tuyên truyền trước cổng
- Cổng trường em an toàn giao thông
- An toàn giao thông nụ cười tuổi thơ
Học sinh từ khối 2 khối 5 chuẩn bị các băng rôn tuyên truyền:
- An toàn giao thông là bạn, tai nạn là thù
Trang 10- Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Không uống rượu, bia khi tham gia giao thông
- Đèn đỏ đứng lại, đèn xanh đi tiếp
- An toàn giao thông là bạn của mọi nhà
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật giao thông
- Không được chở quá số người quy định khi tham gia giao thông
- Lạm dụng rượu, bia hiểm họa an toàn giao thông
- Lái xe bằng cả trái tim
- Đằng sau tay lái là gia đình và người thân
-Một người có ý thức chấp hành luật giao thông đem lại hạnh phúc cho nhiều người
- Đi đến nơi, về đến chốn
- Dừng đèn đỏ - chứng tỏ văn minh
- Chạy chậm một chút, quan sát kỹ hơn
Ngoài ra, trong nội dung tuyên truyền tôi đưa ra các nội dung và tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu và nhận biết biển báo giao thông, các quy định đối với người tham gia giao thông
Với cách tổ chức giáo dục an toàn giao thông như trên ngay từ đầu năm học tôi đã trang bị cho các em học sinh một số quy tắc, quy định biển báo và đặc biệt hơn chúng tôi đã chuyển tải được thông điệp về an toàn giao thông đến với phụ huynh
Tuyên truyền giáo dục trong ngày Hội “ Toàn dân đưa trẻ đến trường”
5.4 Biện pháp 4: Xây dựng mô hình an toàn giao thông