- Trong quá trình thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng, không chỉ dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp để phân tích bởi số liệu này thường được các
3.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
3.2.1.1 Khuyến khích các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các DNNVV cùng hợp tác kinh doanh:
Ở Việt Nam hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập ngày càng nhiều, nếu không có sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng thì sẽ rất khó phát triển. Vì vậy, Chính phủ cần phải có nhiều biện pháp để khuyến khích các ngân hàng thương mại cấp tín dụng hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp này.
Do các ngân hàng thường sợ gặp nhiều rủi ro khi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay nên việc đưa ra một số biện pháp của nhà nước như hỗ trợ lãi suất khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn, bão lãnh cho các doanh nghiệp vay….
GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG
Đối với việc góp vốn hợp tác kinh doanh với các DNNVV, các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò tư vấn cho doanh nghiệp, đồng thời theo dõi được việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Các DNNVV khi được ngân hàng góp vốn cũng sẽ gặp thuận lợi là dễ dàng được ngân hàng xét cho vay. Để khuyến khích việc này thì nhà nước có thể miễn giảm thuế thu nhập từ khoản vốn góp vào doanh nghiệp.
3.2.1.2 Cho phép các DNNVV khấu hao nhanh tài sản cố định:
Về mặt lý thuyết, tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài là không thay đổi khi áp dụng các phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau. Tuy nhiên trong thời gian ngắn, nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh tài sản cố định thì mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thấp và do đó có thể tăng cường tích tụ vốn. Vì vậy để hỗ trợ các DNNVV phát triển, nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp khấu hao nhanh tài sản cố định để một mặt, các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn, mặt khác thu hồi nhanh vốn cố định sẽ giúp các DNNVV có điều kiện đầu tư chiuề sâu, đổi mới máy móc thiết bị hiện đại.
3.2.1.3 Hỗ trợ thông tin, thị trường, xuất khẩu và đào tạo nguồn nhân lực: Các DNNVV rất cần những sự hỗ trợ của Nhà nước về các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng máy tính. Những thông tin mà doanh nghiệp cần là : thông tin về cơ chế, về chính sách, về thị trường và giá cả…Nhà nước có thể hỗ trợ thông qua việc cung cấp các ấn phẩm cung cấp thông tin miễn phí.
Về thị trường tiêu thụ hàng hóa, Nhà nước có thể giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Đối với thị trường nước ngoài, Nhà nước khuyến khích các DNNVV đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Vấn đề nhân lực, các DNNVV cũng cần sự giúp đỡ của Nhà nước trong việc trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn lao động có trình độ, đặc biệt là tư vấn, đào tạo cán bộ có trình độ quản lý tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới: thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2.1.4 Hoàn thiện, ổn định môi trường pháp lý trong kinh doanh ngân hàng: Ngân hàng Việt Nam bước vào thời kỳ mới, đòi hỏi cạnh tranh cao. Chính vì thế Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Nhà nước xây dựng các văn bản hướng dẫn luật và ban hành văn bản pháp quy, thực hiện chính sách kinh doanh tiền tệ, tín dụng ngân hàng một cách đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn luật cần đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Nội dung phải mang tính thuyết phục cao, bảo đảm đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, phù hợp với các Luật, Pháp chế, Quy chế liên quan khác mà Quốc Hội và Chính phủ đã thông qua hoặc đã ban hành.
3.2.1.5 Chấn chỉnh hoạt động của các DNNVV ngoài quốc doanh:
Phần lớn các DNNVV là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong những năm gần đây những doanh nghiệp này đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, tuy nhiên trong xu thế mới của nền kinh tế họ cũng đang gặp nhiều khó khăn. Do vạy để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV ngoài quốc doanh, thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG
- Cần rà soát lại vốn thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vốn tự có phù hợp với quy mô, tránh trường hợp cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho phép doanh nghiệp hoạt động trong quá nhiều ngành nghề trong khi vốn tự có quá ít. Cần khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần nhằm có nhiều cơ hội trong việc huy động vốn để phục vụ mục đích kinh doanh.
- Vấn đề nhân lực của các doanh nghiệp cũng cần được quan tâm đúng mức. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay thì những người quản lý có trình độ chuyên môn cao chiếm tỷ lệ không nhiều. Khi có sự thay đổi công nghệ mới vào sản xuất thì những người này không thể tiếp thu được và doanh nghiệp lại tốn chi phí tuyển dụng người mới. Để tránh tình trạng này các doanh nghiệp cần sự giúp đỡ của Nhà nước để mở ra những khóa học ngắn hạn nhằm giúp họ có thể tiếp thu được những công nghệ mới phục vụ cho ngành nghề đang hoạt động.
3.2.2 Đối với DNNVV:
Các DNNVV đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Nhà nước và ngân hàng, thì về phần mình các doanh nghiệp cũng cần tạo ra một khả năng tín chấp khi tiếp cận các tổ chức tín dụng, cụ thể cần phải làm:
Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Để từ đó có thể tiếp nhận được các nguồn tài trợ cần thiết để mở rộng hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tay nghề, kiến thức quản trị…Để từ đó doanh nghiệp ngày càng nâng cao khả năng tín chấp của mình đối với các tổ chức tín dụng.
Tranh thủ sự tư vấn hoặc sự hỗ trợ từ các chuyên gia để có thể xây dựng những phương án kinh doanh hiệu quả. Các ngân hàng thường hay từ chối các khoản vay vốn của các doanh nghiẹp cũng do nguyên nhân này, vì thế việc tiếp thu những thông tin cần thiết, cũng như học hỏi nhiều điều từ các chuyên gia có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có được một phương án kinh doanh có tính toán kỹ lưỡng và từ đó có thể thu hút được sự quan tâm của ngân hàng. Ngoài ra, khi tiếp cận với các nhân viên tín dụng, cần tránh những sơ suất có thể làm cho đề nghị vay vốn bị bác bỏ như thiếu sự chuẩn bị chu đáo, thiếu thông tin, cách diễn đạt mơ hồ gây ra sự thiếu tin tưởng.