Đối với chi nhánh ngân hàng Á Châu:

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng Á Châu chi nhánh Ngô Gia Tự.doc (Trang 61 - 67)

- Trong quá trình thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng, không chỉ dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp để phân tích bởi số liệu này thường được các

3.2.3 Đối với chi nhánh ngân hàng Á Châu:

3.2.3.1 Nguyên cứu hoàn thiện quy trình cho vay:

Quy trình tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng. Một số vấn đề mà chi nhánh cần nguyên cứu nhằm hoàn thiện quy trình cho vay như sau:

- Chi nhánh cần sớm nguyên cứu tách bạch quy trình cho vay cá nhân và doanh nghiệp, phân biệt rõ các thủ tục trong các loại hình cho vay khác nhau để chi nhánh dễ thực hiện. Và những nghiên cứu này cần sớm đưa lên trên hội sở để nhanh chóng xử lý.

GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG

- Xây dựng các quy định đầy đủ hơn về công tác thẩm định tín dụng cả trong cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Trong đó cần phải quy định lập lưu chuyển tiền tệ khi thẩm định tài chính hoặc phương án, dự án của khách hàng.

- Trong quy trình cần phải có những quy định cụ thể, riêng biệt với hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các quy định này phải thật sự phù hợp cới đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp. 3.2.3.2 Thành lập hệ thống thông tin thị trường, thông tin về các DNNVV: Để chủ động trong việc tìm thông tin thị trường và thông tin về khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chi nhánh cần phải làm những việc sau:

- Chi nhánh nên thành lập phòng Marketing, chức năng của phòng này là nghiên cứu thị trường tín dụng, thu thập thông tin về khách hàng. Nhiệm vụ của phòng này là tìm ra khách hàng mới đầy tiềm năng, và luôn quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo sự chỉ đạo của hội sở.

- Thu thập thông tin về các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin về uy tín, tư cách cũng như tình hình tài chính mà đòi hỏi cán bộ thu thập phải nắm được nhu cầu về sản phẩm, thị trường sản phẩm của doanh nghiệp đó.

- Việc trao đổi, thu thập thông tin về khách hàng không chỉ diễn ra ở giai đoạn trước khi quyết định cấp tín dụng mà thông tin phải được thu thập thường xuyên trong suốt quá trình cấp tín dụng. Kịp thới chấn chỉnh và thu hồi nợ kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc sẽ cùng với khách hàng nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhằm tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành nhiệm vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Đây là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các doanh nghiệp này hay sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này thường xuyên biến động bất thường, do đó thu thập thông tin trong suốt thời gian cấp tín dụng sẽ giúp chi nhánh biết được tình hình thực tế của doanh nghiệp và có biện pháp xử lí kịp thời.

3.2.3.3 Đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phù hợp với chính sách tín dụng:

Việc đánh giá xếp hạng khách hàng là các doanh nghiệp nói chung hay các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng của ngân hàng. Có thể thực hiện bằng cách chấm điểm doanh nghiệp theo các tiêu chí như: Quy mô vốn của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, kết quả kinh doanh, lịch sử quan hệ với chi nhánh… Ngoài ra chi nhánh cũng nên tham khảo các đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của CIC để việc chấm điểm chính xác hơn.

GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG

Sau khi xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng. Đối với các doanh nghiệp có mức tín nhiệm thấp thì ngân hàng áp dụng cho vay có đảm bảo. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao thì ngân hàng áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, hoặc đảm bảo một phần. Đồng thời, thông qua việc xếp hạng các ngân hàng có thể nhận dạng được đâu là khách hàng tiềm năng, để từ đó phát triển nghiệp vụ bán thêm, bán chéo, dịch vụ khác của ngân hàng.

3.2.3.4 Giải pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu với các khoản tín dụng của DNNVV:

Trên đây là một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời hạn chế rủi ro. Từ đó, giúp ngân hàng tăng quy mô tín dụng, hạn chế được nợ quá hạn, nợ xấu. Nhờ đó lợi nhuận của ngân hàng tăng lên, doanh nghiệp cũng hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên các rủi ro tín dụng cũng chỉ hạn chế phần nào, tức là nợ quá hạn chắc chắn cũng tồn tại và có thể phát sinh nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp xừ lý tốt các rủi ro này nhằm hạn chế hơn nữa các tổn thất. Một kiến nghị thường được áp dụng để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu:

Tổ chức quản lý nợ theo dõi nợ quá hạn một cách thường xuyên, liên tục. Đây là một trong những giải pháp nằm trong nhóm giải pháp xử lý nợ xấu, tức là cách đối phó với những món nợ quá hạn phát sinh đã lâu trong quá khứ. Việc quản lý, theo dõi sẽ biết chính xác tình hình nợ quá hạn của ngân hàng về mọi phương diện. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải thường xuyên làm các báo cáo gửi lên phòng ban như Ban Giám đốc, Phòng kế hoạch… Các báo cáo này phải chỉ rõ tổng số nợ quá hạn và phân loại, xếp loại nợ quá hạn theo các tiêu chí về thời gian. Ngoài ra, để xử lý nợ quá hạn, nợ xấu một cách triệt để hơn, ngân hàng cũng cần phải phân loại chúng theo tiêu chí khác như: theo thành phần doanh nghiệp, theo khả năng hoàn trả.

Việc một chi nhánh mới thành lập, nên thường khó khăn trong hoạt động của buổi đầu mới thành lập. Nên những người có trách nhiệm cần phải kiểm tra gắt gao nợ xấu, nợ quá hạn trong thời gian đầu chi nhánh mới thành lập.

GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG

GVHD: Th.S NGUYỄN QUỐC ANH SVTH : NGŨ VẠN ĐĂNG

Một phần của tài liệu Giới thiệu về ngân hàng Á Châu chi nhánh Ngô Gia Tự.doc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w