Trong đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định khi mà tiềm năng trí tuệ làđộng lực chính của sự tăng tốc phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của một quốc gia
Trang 1I Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài
Trong đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định khi mà tiềm năng trí tuệ làđộng lực chính của sự tăng tốc phát triển thì giáo dục được coi là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của một quốc gia trong cạnh tranh quốc tế và sự thành đạt củamỗi người trong cuộc sống của mình; đại hội khẳng định đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dânchủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, pháttriển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt
Tuy nhiên trong đánh giá tại đại hội cũng chỉ ra đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu;một bộ phận chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâmhuyết,… Chính vì vậy Đảng, Chính phủ ta đánh giá vai trò của giáo dục rất quantrọng và đặc biệt quan tâm đến Ngành giáo dục
Thực tế trong mấy năm qua Ngành giáo dục đã, đang thực hiện đổi mớitoàn diện trong đó có đổi mới công tác quản lý ở tất các các cấp từ trung ươngđến địa phương Tôi thiết nghĩ đổi mới không phải là chỉ ở người đứng đầu cơquan, mà sự đổi mới đó phải được mọi thành viên trong đơn vị thực hiện mộtcách tự giác trong mọi việc làm, mọi thời điểm Đổi mới không phải đòi hỏi mộtcái gì đó lớn lao ghê gớm, mà đổi mới từ những những việc làm bình thườnghàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ở tất cả mọi người Đổi mới công tác quản lýcũng có nghĩa là tất cả những người lãnh đạo trong đơn vị biết khai thác cái mớicủa mọi thành viên trong đơn vị, biết khích lệ mọi người tìm ra cái mới, vậndụng cái mới đó một cách có hiệu quả Người lãnh đạo biết quản lý cái mới hay
nói một cách khác là biết “quản lý sự đổi mới” Có như vậy thì mới thực sự đổi
mới và có hiệu quả
Trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên (GV) của toàn quốc nóichung và của huyện Krông Ana nói riêng đã được đào tạo bài bản, nhiều giáoviên đã có trình độ trên chuẩn, có kỹ năng sư phạm tốt dẫn đến chất lượng giáodục có nhiều chuyển biến tích cực Chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà
Trang 2duy trì, đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học một cách bền vững trong nhà trường nói riêng thì cần phải có sự chung taycủa tất cả các cấp, các ban ngành trong giáo dục nói chung và đặc biệt là từ cáccấp cơ sở Để đạt được mục tiêu giáo dục ngắn hạn và dài hạn, thì khâu quantrọng nhất vẫn là chất lượng giáo dục phát triển bền vững Đó luôn là những câuhỏi thu hút sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, GV các trường nóichung và của cán bộ quản lý, GV trong trường Nguyễn Viết Xuân nói riêng.Làm thế nào để nọi người đều phát huy tối đa nội lực bản thân, làm việc hếtcông suất cho hiệu quả lao động là tốt nhất; điều đó không phải là dễ Là mộtphó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng caochất lượng dạy- học một cách có chiều sâu đáp ứng với xu thế ngày càng đổi
-mới hiện nay ? Vậy tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Thực hiện đề tài này giúp cho:
- Giáo viên có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ chuyên môn của mình;nâng cao năng lực ý thức trách nhiệm trong công việc
- Nâng cao chất lượng giáo dục
- Nghiên cứu tìm ra biện pháp chỉ đạo thúc đẩy tinh thần làm việc của độingũ GV làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng đại trà, giàm thiểu HS lưuban
- Bồi dưỡng GV cốt cán, đầu tư trong việc bồi dưỡng HS năng khiếu xâydựng điển hình trong đơn vị
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Các giải pháp, biện pháp quản lý, chỉ đạo GV trong đơn vị trường tiểuhọc Nguyễn Viết Xuân
- Tâm lý giáo viên; tâm lý học sinh; thiết bị dạy học
- Chất lượng học sinh
Trang 34 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Một số giải pháp chỉ đạo GV trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao ởtrường tiểu học Nguyễn Viết Xuân; năm học 2013-2014; 2014-2015
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, thống kê,
II Phần nội dung
1 Cơ sở lý luận
Trong giáo dục vị trí, vai trò của người thầy rất quan trọng Muốn nângcao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV Điều này phụthuộc rất lớn vào phương pháp quản lí của người lãnh đạo Một người lãnh đạo
có tâm sáng, tầm cao, cách làm đúng, phải làm thay đổi được chất lượng độingũ, từ đó thúc đẩy chất lượng các mặt giáo dục Trong nhà trường chất lượng
HS là một trong yếu tố quyết định để đánh giá đội ngũ GV, bởi lẽ lao động sưphạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người GV phải có kiến thức sâu, rộng và toàndiện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm
Giáo dục là lĩnh vực mang tính chất học thuật Do đó yêu cầu ngườiquản lý phải có tầm nhìn vừa rộng, sâu, xa trên cơ sở khoa học (cơ sở lý luận vàthực tiễn) để đưa ra những quyết sách thích hợp, phải biết khơi nguồn cảm hứng
để GV phát huy tối đa năng suất lao động Phải nắm bắt nhanh những thành tựumới của giáo dục khoa học quản lý giáo dục Nếu không am hiểu về giáo dụcthì đó là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong công tác quản lý và tự làm mất
Trang 4Đối với GV, họ mong muốn được cấp trên đáp ứng các yêu cầu vànguyện vọng cơ bản về vật chất cũng như tinh thần, tình cảm Họ mong muốnđược lãnh đạo quan tâm, nhận xét đánh giá đúng khả năng, trình độ, ý thức và sự
cố gắng của mình; được cấp trên cư xử tế nhị, tôn trọng Họ mong muốn đượcsống và làm việc trong bầu không khí vui vẻ, quan tâm và đoàn kết, giúp đỡ lẫnnhau; mong muốn cấp trên vừa là người có tài, có đức để lãnh đạo đơn vị đạt kếtquả tốt nhất
Đối với HS các em mong muốn thầy cô của mình là người vừa có trình độchuyên môn cao, có đạo đức tốt, là người yêu thương, quan tâm tới tất cả mọingười Các em mong muốn được sống và học tập trong tập thể đoàn kết và yêuthương nhau, mong muốn thầy cô luôn tạo điều kiện thuận lợi để tất cả các emđều được phát huy khả năng sáng tạo của mình Các em mong muốn thầy cônhận xét, đánh giá đúng khả năng và trình độ của mình trong thực tế học tập vàtrong mọi hoạt động giáo dục khác
Tóm lại: GV, HS họ đều có những nhu cầu, nguyện vọng cơ bản, mongmuốn chính đáng cần được thỏa mãn(cả vật chất lẫn tinh thần) Khi họ đượcthỏa mãn sẽ đem lại những tâm trạng và thái độ tích cực và ngược lại khi khôngđược thỏa mãn những nhu cầu của bản thân sẽ nảy sinh ở họ những tâm trạng
và thái độ tiêu cực Bởi vậy, ban giám hiệu nhà trường phải thấu hiểu tâm lý củađối tượng quản lý quan tâm và có kế hoạch bồi dưỡng nhằm thúc đẩy động cơlàm việc tích cực, sáng tạo, chủ động của GV và HS
Như vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GVtrở thành việc làm thường xuyên của ban giám hiệu Song có một đội ngũ GVvững vàng về chuyên môn cũng chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục nóichung Bởi vì khi sinh ra một người một cá tính, mỗi người một vẻ khác nhau,đương nhiên không ai giống ai Chính vì vậy mặc dù có chung một nơi đào tạo
đi chăng nữa thì sản phẩm ắt sẽ hoàn toàn khác nhau Vấn đề là ban giám hiệunắm bắt được khả năng nhận thức, vận dụng kỹ năng sư phạm của từng GV đểrồi khai thác triệt để nội lực bản thân đó chính là vấn đề tôi trăn trở muốn chia sẻtrong đề tài này
2.Thực trạng
Trang 5Nhà trường được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Phòng GD&ĐT thường xuyên
tổ chức các chuyên đề nhằm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên
Đội ngũ GV có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, có tính tự giác, có tinhthần trách nhiệm Về cơ bản họ đã chấp hành nghiêm các chỉ thị, Nghị quyết,chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định củangành Đa số giáo viên trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình và yêu nghề;một số giáo viên có năng lực chuyên môn tương đối vững vàng Giáo viên nhà ởgần trường
Học sinh đại đa số là người Kinh
Bên cạnh những thuận lợi trên trường còn gặp một số khó khăn:
+ Các biện pháp chỉ đạo theo lối mòn, chưa có sự đột phá, sáng tạo
+ Giáo viên nhiều năm liền đều dạy một khối lớp nên bị mai một kiếnthức Trình độ chuyên môn cũng như khả năng nhận thức của giáo viên khôngđồng đều
+ Tỷ lệ học sinh lưu ban còn cao, chất lượng mũi nhọn thấp
+ Thiết bị và đồ dùng dạy học còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượngdạy- học
2 2.Thành công- hạn chế:
- Ban giám hiệu có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉ đạo, quản lý chấtlượng giáo dục
- Đội ngũ GV ý thức được việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
là nhiệm vụ của mỗi cá nhân nên đa số GV có ý thức tự học tự rèn tốt, chấtlượng giáo dục, kết quả các cuộc thi các cấp tăng dần
- Tỷ lệ HS đạt 5 điểm còn cao (Điểm 5 là điểm cho thấy HS hoàn thànhcác yêu cầu về kiến thức, kỹ năng chưa an toàn)
2.3 Mặt mạnh- mặt yếu
Trang 6Một số GV trẻ có trình độ đại học, được đào tạo chính quy nên việc cậpnhật các vấn đề về chuyên môn, xã hội nhạy bén; GV năng động, hoạt bát vàtiên phong trong mọi hoạt động.
Gắn kết các thành viên trong đơn vị thành một khối đoàn kết cùng phấnđấu cho mục tiêu chung của tập thể để đạt được kết quả giáo dục tương đối tốt
Một số GV bằng lòng với những gì đã làm được, chưa có sự đầu tư chấtlượng đại trà, chất lượng mũi nhọn không cao Một số GV chưa mạnh dạn đổimới phương pháp dạy- học; có suy nghĩ yên phận thủ thường
Học sinh có tham gia các phong trào nhưng kết quả rất thấp
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sựquan tâm phối hợp của địa phương và sự chỉ đạo linh hoạt của Ban giám hiệunhà trường Tập thể sư phạm đoàn kết Cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều cơhội bồi dưỡng trau dồi thêm năng lực quản lý cũng như năng lực chuyên môn,nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Đặc biệt sau khi Thông tư30/2014 được áp dụng thì hiệu quả trong giáo dục được nâng lên: Việc nhận xétđánh giá HS rất đa dạng phong phú; đặc biệt việc nhận xét HS bằng lời khiến
GV phải suy nghĩ trăn trở tìm những câu từ nhận xét, đánh giá HS sao cho gầngũi, dễ hiểu, cụ thể nhất nhưng không làm tổn thương HS, không có sự so sánhgiữa các HS với nhau lại khích lệ thế mạnh của HS để các em phát triển thếmạnh, khắc phục được nhược điểm Như vậy càng tăng thêm tình cảm thầy trò,gắn kết giữa các HS với nhau (HS nhận xét đánh giá HS); việc đánh giá HS trởnên khách quan, đảm bảo tính chân thực cao Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một
số hạn chế sau:
- Về giáo viên
+ Do tuổi cao nên khả năng vận dụng phương pháp mới; ứng dụng côngnghệ thông tin hạn chế
+ Có GV chưa thật sự tâm huyết với nghề vì điều kiện gia đình khó khăn
về kinh tế; nặng về hủ tục sinh con một bề (Năm học 2013- 2014 có tới 3 GV
Trang 7sinh con thứ 3); Còn nặng về việc chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần chogia đình
+ Khả năng nhận thức của GV không đồng đều; Ý thức trách nhiệm, tựgiác của một số GV chưa cao, chưa chịu khó rèn luyện và học hỏi kinh nghiệm,làm việc chưa hết khả năng,…Những GV này tự mặc cảm mình kém cỏi nênkhông phấn đấu, họ tự nghĩ nếu có cố gắng thì cũng vẫn thua các bạn đồngnghiệp và cũng chẳng bao giờ được ai khen…và cứ như vậy họ càng ngày càngchán nản, xa đà xuống dốc
- Đa số phụ huynh HS của trường đều làm nông nghiệp nên thu nhập thấp,kinh tế gia đình tạm ổn vả lại thời gian cũng không rảnh nên ít có điều kiện chocon cái được đi giao lưu học hỏi ở ngoài xã hội Chính vì thế mà đại đa các emđều nhút nhát, kĩ năng giao tiếp chậm, điều này có ảnh hưởng một phần chấtlượng giáo dục
2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Phân tích biện pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với giáo viên
Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường là người có bản lĩnh, giàu kinh nghiệmtrong lĩnh vực quản lý giáo dục; đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo tập thể hội đồng
sư phạm đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học Trong hai năm qua nhàtrường đều đạt danh hiệu tập thể lao động Tiên tiến Tuy nhiên trong công tácchỉ đạo vẫn còn một lỗ hổng nhỏ mà ban giám hiệu làm chưa làm triệt để dẫnđến hiệu quả công tác quản lý chưa cao đó là: Công tác kiểm tra lại chưa kỹ; Đôikhi trong giải quyết công việc còn nặng về tình cảm Động viên GV có thànhtích cao trong hoạt động giáo dục bằng vật chất còn chậm, hạn chế
-Trình độ chuyên môn, nhận thức của giáo viên
Trường có đủ về số lượng GV và GV bộ môn, 100% GV có trình độ đạtchuẩn, trong đó GV trên chuẩn đạt 85% Đội ngũ GV có năng lực chuyên môntương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạt động kháccủa nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấphành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hầu hết
Trang 8các đồng chí GV đều nắm rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học, gương mẫu, nhiệttình trong các hoạt động giảng dạy.
Trường có 10/22 GV đã tham gia dự thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấphuyện Bên cạnh đó có 20% GV mới ra trường tuổi nghề còn ít, tuổi đời còn trẻchưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác; một bộ phận GV có tuổi đờicao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tác nhưng chưaphát huy hết nội lực bản thân, chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay
Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn là:
Thứ nhất, một vài GV trong trường, kinh tế gia đình còn khó khăn, chồnglàm nông nghiệp hoặc làm nghề tự do lại phải nuôi nhiều con ăn học (con riêngcủa chồng, con riêng của vợ và con chung)…
Thứ hai, đa số GV nữ, đang trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ, sinhcon một bề nên phải chịu hủ tục lạc hậu có con trai, con gái mới là gia đình cóphúc GV sinh con một bề đã phải sinh con thứ 3 (3 GV)
Thứ ba, có GV nhiều năm liền chỉ dạy có một khối lớp đó chính là mộttrong nguyên nhân dẫn đến sự mai một kiến thức toàn cấp; có GV từ lúc ratrường cho đến khi về nghỉ hưu cũng chỉ dạy một khối lớp Vì vậy họ thụ độngtrong quá trình phê và tự phê; khi dự giờ đồng nghiệp những giáo viên nàythường không có ý kiến về chuyên môn (vì tôi không bao giờ dạy lớp đó…).Như vậy càng cực kỳ khó khăn cho việc phân công chuyên môn
-Thực trạng về thiết bị phục vụ cho giảng dạy của trường TH Nguyễn Viết Xuân
Trường có hai điểm trường, tuy nhiên số HS tại điểm lẻ lại nhiều hơntrong điểm chính, mà số HS được học Tin học chỉ có điểm chính (phòng máyđặt tại điểm chính) Trường có 2 máy tính xách tay; Một dành cho kế toán; mộtdành cho chuyên môn Máy dành cho hoạt động chuyên môn do cài đặt quánhiều phần mền vả lại sử dụng đã lâu năm nên thường xuyên bị lỗi, hiện khôngcòn sử dụng được Mỗi lần chuyên môn đi tập huấn hay thực hiện các chuyên đềtại trường đều phải đi mượn máy của GV Mặt khác thiết bị dùng để nghe phụ
Trang 9vụ cho môn Tiếng Anh cũng không rõ âm thanh nên đã ảnh hưởng đến chấtlượng dạy- học.
- Chất lượng đại trà thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban cao
Do phương pháp dạy học của giáo viên
Do một phần gia đình quan tâm chưa đúng mức đến con em Vì một số
em do bố mẹ đi làm ăn xa nên đã gửi con cho ông bà nuôi nên ông bà có tâm lýchiều cháu thái quá
Các em ít có điều kiện được đi giao lưu nên rất nhút nhát, không dám thểhiện mình
3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Các biện pháp giúp Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch bồi dưỡngnăng lực GV đạt hiệu quả; GV nhận thức được tầm quan trọng của việc bồidưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tự sáng tạo; nângcao chất lược giáo dục của đơn vị và tạo uy tín trong nhân dân
Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát với thực tế đểđạt hiệu quả quản lý cao
Giúp HS định hướng đúng mục đích học tập, tạo động cơ học tập bêntrong
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Chất lượng giáo dục trong nhà trường có được là kết quả hội tụ của rất nhiều các yếu tố nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
Trang 10- Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu( Phần cứng là lãnh đạo, chỉ đạo theo văn bản chỉ đạo của cấp trên; Phần mềm: chỉ đạo thông qua các kỹ năng của cuộc sống như: sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ,…
- Chất lượng đội ngũ giáo viên (Năng lực, phẩm chất đạo đức nhà giáo,
kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, phương pháp giảng dạy)
- Tác động đến ý thức học tập của học sinh.
* 1 Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu
Việc làm này đòi hỏi Ban giám hiệu luôn đi đầu trong mọi hoạt động đểlàm gương cho đội ngũ GV Xác định đây là việc khó nhưng không thể khônglàm, mà coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của hiệu trưởng, phó hiệutrưởng cùng với sự cộng tác của các thành viên, tổ khối trưởng
- Thành lập một số tổ tư vấn hỗ trợ các hoạt động giáo dục:
Trong nhà trường ngoài các tổ chuyên môn theo quy định, tôi đã thammưu với hiệu trưởng thành lập thêm các tổ tư vấn các hoạt động giáo dục trong
đó chuyên môn là nòng cốt và trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các tổ hoạt động cóhiệu quả Nhiệm vụ của tổ là tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tất cả GV cónhững vấn đề liên quan đến chuyên môn của tổ
Ví dụ: Tổ toán gồm những thành viên có kinh nghiệm lâu năm tronggiảng dạy và kinh nghiệm ôn thi HS năng khiếu môn toán đạt giải cao như cô LêThị Hồng Gấm, Cô Lê Thị Oanh,…Và tôi trực tiếp làm tổ trưởng Tổ có nhiệm
vụ tư vấn, giải đáp những thắc mắc về phương pháp giảng dạy các dạng, bàitoán khó hoặc những khúc mắc trong khi dạy môn toán (Kể cả những bài toántrên mạng) Tổ tiếng Việt có trách nhiệm tư vấn những vấn đề liên quan đếnphương pháp giảng dạy môn tiếng Việt hoặc những nội dung về khái niệm, hướng giải quyết giữa các phân môn trong tiếng Việt; Tổ này cũng quy tụ những
GV có kinh nghiệm trong giảng dạy và có năng lực sở trường như thầy NguyễnDuy Kỳ Diệu làm tổ trưởng và hai cô: Bùi Thị Luyến và Phạm Thị Việt Hoài(GV tốt nghiệp Đại học ngữ văn) là tổ phó Các tổ tư vấn công nghệ thông tin,
Tổ thể dục thể thao,…cũng có nhiệm vụ riêng và hoạt động tương tự như các tổtoán và tổ tiếng Việt Tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động cho tổ, chia khu vực cho
Trang 11từng thành viên(vì trường có 2 điểm trường) tiếp nhận thông tin và xử lý thôngtin, phản hồi Sau mỗi tuần, tháng đều có những ý kiến trao đổi với chuyên mônthông qua hệ thống hộp thư điện tử của trường.
vi phạm quy chế chuyên môn; nghiêm khắc xử lý hợp tình, hợp lý Ví dụ, nếuthấy một GV đi muộn giờ thì tôi nhắc nhở luôn, nếu GV làm được việc tốt thìtuyên dương kịp thời Nếu GV chậm giờ quá 10 phút, trước tiên là tôi sắpxếp tìm GV khác đứng lớp trong thời gian GV đó chưa đến lớphoặc tự mình đứng lớp thay Sau đó sắp xếp thời gian hợp lý (giờ
ra chơi hay cuối buổi) tôi ân cần hỏi han lý do và tư vấn,khuyên họ chân tình chứ không phải lập biên bản trước…Tôiphải tìm hiểu rõ các nguyên nhân để khuyên răn hoặc ngănchặn nhẹ nhàng bằng nhân tâm của chính mình chứ không nên
áp đặt một chiều Những việc tương tự như vậy xẩy ra đều được giải quyếttheo cách này chứ không có sự thiên vị một ai
Trong những việc làm thường xuyên của tôi là luôn luôn giao tiếp trựctiếp hoặc gián tiếp với đội ngũ GV và HS Trong quá trình đó tôi đã rút ra chomình một số kinh nghiệm trong giao tiếp, chỉ đạo:
+ Luôn giữ lời hứa: Nói là làm; làm thì làm đến nơi Nếu vô tình hoặc
cố ý quên hay bỏ qua điều mình đã nói (hứa) thì khiến cấp dướimất đi lòng tin và rõ ràng, giá trị của người lãnh đạo sẽ giảm đirất lớn