skkn một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí

22 1.2K 1
skkn một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí Trường THCS Chu Văn An, nơi tôi đang công tác là một trường có tiếng của thủ đô Hà Nội. Nơi đây có truyền thống dạy và học tốt từ lâu nên phụ huynh HS rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con học tại trường. Chính vì vậy trường không chỉ có HS của Quận Tây Hồ mà còn đón nhận HS từ khắp các Quận trong thành phố về học. Phụ huynh học sinh của trường đa phần có trình độ và rất quan tâm, sát sao đến việc học của con em mình.Trường được đầu tư cơ sở vật chất toàn diện với các phòng học bộ môn và máy móc hiện đại để phục vụ các môn học.HS có ý thức học và các em rất nhanh trong việc tiếp thu kiến thức. Trước tình hình như vậy tôi thấy không thể không đổi mới phương pháp dạy học. Bởi thế tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận của đề tài. - Một trong những xu hướng dạy học hiện nay là cố gắng biến những nội dung trừu tượng thành những dấu hiệu trực quan nhằm giúp học sinh dễ hình dung hơn kiến thức cơ bản của bài học, giảm tải quá trình lĩnh hội kiến thức. Vì vậy việc dùng các dấu hiệu trực quan vừa mang tính cụ thể, vừa là cách để học sinh thị phạm, biến kiến thức khó hiểu, khó nhớ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn. Nội dung bài học không chỉ được các em nghe qua lời giảng của giáo viên mà còn được tận mắt nhìn, tận tay làm. - Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng: trong dạy học mỗi giác quan của con người có khả năng tri giác một khối lượng thông tin hoàn toàn khác nhau, trong một thời gian như nhau. Khả năng dẫn thông tin bằng thị giác là 3 triệu BIS/giây, bằng thính giác là 30-50 nghìn BIS/giây. Như vậy có thể thấy thông qua các hình thức dạy học trực quan, các em sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin kiến thức, nhất là với môn Địa lí, các em sẽ thấy rõ sự tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, mà như người xưa thường nói"trăm nghe không bằng một thấy" khi các em được tự mình tham gia góp phần làm nổi bật các mối quan hệ địa lí ấy. Đây là điều quan trọng trong giảm tải sức nặng của môn học. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nhiều mặt nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà học sinh. Phải đổi mới thế nào? Bắt đầu từ đâu? Theo hình thức nào?…còn phụ thuộc vào từng môn học, từng trường, từng lớp, từng trình độ học sinh. Mỗi phương pháp khác nhau, đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Vì vậy người giáo viên không nên máy móc bài nào cũng đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Điều này tưởng như dễ nhưng lại rất khó nhất là trong xu hướng đổi mới dạy học hiện nay. Vì vậy người giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp để có hiệu quả cao trong môn học của mình và dễ hiểu với học sinh. Trong hoạt động dạy học, nhằm đổi mới phương pháp , phát huy tính tích cực chủ động của học sinh như :xây dựng tình huống có vấn đề, sử dụng các dạng bài tập, tổ chức hoạt động nhóm… đã được sử dụng ở một vài bộ môn nhưng phạm vi còn rất hạn chế. Ngay cả đối với môn địa lí thì hình thức này cũng mới xuất hiện bằng những yêu cầu của giáo viên trong giờ học hoặc ngoại khoá nên chưa phát huy được khả năng truyền dẫn nắm bắt thông tin của môn học. II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN SKKN Từ xưa đến nay, môn địa lí vốn luôn được coi là "môn đất đá , khô khan", coi là "môn phụ". Nhưng trên thực tế, môn địa lí lại rất gần gũi, gắn bó với con người bởi nó là những hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lí trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước được tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh ? Điều này khiến tôi trăn trở, suy nghĩ rất nhiều để viết đề tài này qua quá trình dạy học ở trường THCS Chu Văn An nhằm giúp học sinh yêu thích học tập môn địa lí hơn. III. MỤC ĐÍCH CỦA SKKN Là một giáo viên đứng trước những yêu cầu đổi mới của giáo dục, bằng cố gắng và kinh nghiệm học hỏi từ bạn bè, bản thân, tôi muốn đưa ra một số phương pháp đổi mới trong dạy học trong môn địa lí. Biến môn địa lí trở thành một "niềm vui" với trẻ nhỏ, giúp các em yêu thích môn học hơn. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, KẾ HOẠCH ĐÃ NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí 2. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu - Nghiên cứu trong việc giảng dạy môn địa lí ở trường THCS Chu Văn An - Nghiên cứu trong hai năm : Năm 1 khối lớp 6, 7. Năm 2 khối lớp 7. PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SKKN CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Cơ sở khoa học của vấn đề “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí " ở trường phổ thông. *Vị trí, vai trò của việc “Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí” Học địa lí không phải là học một cách máy móc thầy nói trò nghe, cũng không phải học từng phần riêng biệt độc lập. Mỗi bài, mỗi phần đều có sự gắn kết, đều có mối quan hệ qua lại tác động đến nhau. Trong chương trình địa lí ở trường THCS học sinh được tìm hiểu về tự nhiên, về các hoạt động kinh tế xã hội của con người dựa trên đặc điểm tự nhiên sẵn có.Vì vậy việc dạy học địa lí không thể theo kiểu truyền thống thầy đưa ra câu hỏi , học sinh trả lời máy móc như sách mà không có sự mở rộng, không được minh hoạ kiến thức bằng tranh ảnh,lại không phát huy khả năng vận động của học sinh.Vì thế việc đưa ra một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí là một cách hữu hiệu để học sinh được vận động, được phát huy vốn hiểu biết của mình,qua đó có thể tự mình kiểm tra kiến thức của bản thân đồng thời thấy rõ mối quan hệ biện chứng của các thành phần địa lí.không những thế qua việc đưa ra các hình thức học đổi mới,các em được rèn khả năng tư duy nhanh, lập luận suy diễn logic, từ đó hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Đây là một kỹ năng địa lí cần thiết mà bất kỳ một giáo viên địa lí nào cũng mong đạt đến. Trên thực tế,việc học thông qua các hình thức đổi mới: tổ chức các hoạt động nhóm, xây dựng các tình huống có vấn đề…. được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, môn học,…Đây là một hình thức giảm tải, tạo không khí vui vẻ khiến người học cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, thích thú. Hơn nữa trong những năm gần đây, việc thay đổi SGK với khối lượng kiến thức phong phú hơn , nặng hơn, hay hơn thì phương pháp dạy học cũng đang thay đổi theo hướng vừa học , vừa chơi là điều cần thiết. II. Mục đích nghiên cứu “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí” 1. Mục tiêu đối với giáo dục bộ môn. Mỗi khái niệm địa lí chỉ hình thành và tồn tại lâu bền trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày trong mối quan hệ nội tại của khái niệm này với các khái niệm khác.Đó là mối quan hệ địa lí.Vì thế việc hình thành cho học sinh kỹ năng phát hiện, xác lập mối quan hệ địa lí trong dạy học là việc làm quan trọng, vì bản chất của học địa lí phải gắn liền với không gian, bản đồ và các sự vật hiện tượng địa lí. Ngoài cung cấp kiến thức người giáo viên phải rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết: đọc bản đồ, xác định phương hướng, đo đạc tính toán….Những kỹ năng này sẽ được các em nắm bắt dễ dàng hơn nếu các em được tham gia vào những phương pháp học tập đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để giờ học thêm bổ ích . Trước yêu cầu của môn học nói chung và môn địa lý nói riêng, tôi thấy hình thức đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh sẽ giúp cho các em được tự mình khám phá, được thấy các mối quan hệ địa lí một cách rất tường minh, các kiến thức cơ bản sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, lúc đó các em không còn tâm lý ngại học nữa. Ngoài ra đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để học địa lí còn rèn cho các em thói quen quan sát, suy luận tư duy logic, rèn khả năng nhanh nhạy của đôi tay, trí óc. Việc ghi chép sẽ đơn giản, dễ hiểu, tránh được cách học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc, tạo tâm lý thoải mái khi học tập, kích thích được lòng ham học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh. 2. Mục tiêu đối với cá nhân. Trước thực tế môn dạy và yêu cầu chung của bộ môn, là một giáo viên với tuổi đời còn rất trẻ, tôi tự nhận thấy không có một môn học nào là khô khan nếu người giáo viên biết tự tìm tòi , nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cùng với lòng yêu nghề và yêu trẻ. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và thực hành áp dụng vào các lớp mình dạy từ 2005 đến nay nhằm mục đích tìm ra một hình thức giúp học sinh học bài , hiểu bài dễ dàng hơn. CHƯƠNG II : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I. Thực trạng của việc dạy học địa lí ở trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội 1. Đặc điểm của trường Trường THCS Chu Văn An, nơi tôi đang công tác là một trường có tiếng của thủ đô Hà Nội. Nơi đây có truyền thống dạy và học tốt từ lâu nên phụ huynh HS rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con học tại trường. Chính vì vậy trường không chỉ có HS của Quận Tây Hồ mà còn đón nhận HS từ khắp các Quận trong thành phố về học. Phụ huynh học sinh của trường đa phần có trình độ và rất quan tâm, sát sao đến việc học của con em mình.Trường được đầu tư cơ sở vật chất toàn diện với các phòng học bộ môn và máy móc hiện đại để phục vụ các môn học.HS có ý thức học và các em rất nhanh trong việc tiếp thu kiến thức. Trước tình hình như vậy tôi thấy không thể không đổi mới phương pháp dạy học. Bởi thế tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. 2. Tình hình giảng dạy môn địa lí. Với tâm lý phân biệt môn chính môn phụ vốn đã hình thành trong đầu óc của phụ huynh, học sinh và ngay cả một số giáo viên từ xưa đến nay. Nhiều người vẫn cho học địa lí là học thuộc lòng những gì cô dạy: nhớ số liệu,địa danh,…như vậy là đủ.Còn kĩ năng và tư duy dành cho các môn toán,lý,hóa Vì thế học sinh có thái độ coi thường học địa lí khiến giờ học địa lí trở nên nhàm chán. II . Áp dụng một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí ở trường THCS Chu Văn An. 1. Phạm vi áp dụng. Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy địa lí tại trường THCS Chu Văn AN tôi thấy rằng ngoài các hình thức dạy học truyền thống nếu ta biết đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học thì hiệu quả bài dạy cao hơn. Các mối quan hệ địa lí rất đa dạng và phong phú: tự nhiên-tự nhiên,tự nhiên-xã hội,kinh tế xã hội-tự nhiên cùng vơí việc tạo không khí chủ động học sinh nắm bài nhanh hơn, dễ dàng phân biệt được các mối quan hệ để phán đoán nhận định đúng về các sự vật, hiện tượng địa lí. 2. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để thể hiện các mối quan hệ địa lí . Trong dạy học địa lí các mối quan hệ địa lí luôn thể hiện sự phụ thuộc, trao đổi một hoặc nhiều chiều của các sự vật hiện tượng địa lí. Trong đó nổi bật là mối quan hệ nhân quả và các mối quan hệ khác.Các mối quan hệ này nhiều khi rất phức tạp hoặc rất đơn giản.Vì vậy khi tổ chức cho học sinh học cần thông qua những biện pháp đổi mới tạo tính tích cực chủ động, dù nhiều hay ít thời gian mà vẫn thể hiện rõ các mối quan hệ địa lí ấy, đồng thời phải biến những mối quan hệ địa lí ấy trở nên đơn giản để học sinh dễ tiếp thu. Đối với mỗi bài dạy người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài đó cần cung cấp cho học sinh những kiến thức gì? Rèn kỹ năng địa lí gì? Dựa trên mục tiêu đó giáo viên sẽ chọn lựa hình thức , biện pháp phù hợp với nội dung bài học. Hơn nữa tạo tính tích cực ,chủ động trong học tập là một biện pháp giúp học sinh học tập một cách thoải mái, thư giãn từ đó thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Vì thế áp dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học địa lí là cách để các em vừa có điều kiện thư giãn, giải trí vừa tăng thêm vốn hiểu biết phong phú về thế giới xung quanh ( tự nhiên và xã hội ). Các hình thức đổi mới phong phú không chỉ giúp các em nắm bài tốt, nhớ bài lâu đồng thời tạo cho các em hưng phấn trong học tập. Đối với học địa lí thì sử dụng các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong giờ học địa lí là một thế mạnh thu hút sự chú ý rất lớn với học sinh. Các em sẽ được tự mình sắp xếp thể hiện các mối quan hệ địa lí một cách dễ dàng hơn theo cách hiểu của mình, được thể hiện khả năng tư duy trước mọi người, được sử dụng đôi tay nhanh nhẹn và khéo léo của mình trong quá trình học. Đó cũng là một cách để học sinh tham gia vào bài giảng nhiều hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong học tập, tạo không khí sôi nổi vui vẻ. Hơn nữa để tham gia được vào những phương pháp đổi mới địa lí ấy, đòi hỏi các em phải chăm học, tập trung nghe giảng trên lớp, luôn quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh, chăm đọc sách báo. Nhờ vậy khả năng tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, từ đó sẽ có nhiều cách học thông minh được trò tìm ra và thể hiện, học hỏi lẫn nhau. Do đó học địa lí sẽ nhàn hơn, dễ hiểu, dễ nhớ, khiến các em yêu thích môn học. 3. “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí ”. A. Xây dựng tình huống có vấn đề - Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ kiến thức để giải quyết. - Khi xây dựng tình huống có vấn đề, GV cần lựa chọn: + Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết.GV đánh giá kết quả làm việc của HS + Nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết. GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc. + GV cung cấp thông tin , tạo tình huống. HS phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết. GV và HS cùng đánh giá. + GV đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự đưa ra phương pháp, lập kế hoạch giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề. VD: Địa lí 7 : Bài 27 Thiên Nhiên Châu Phi GV: ? Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại là khu vực có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới? - HS: Nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi khô và nóng vào bậc nhất thế giới: Do vị trí Châu Phi nằm ở các vĩ độ thấp, do Châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa dạng hình khối, do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô nóng… HS thảo luận , trao đổi, quan sát , phân tích bản đồ Tự nhiên Châu Phi để trả lời. HS rút ra kết luận + GV chốt lại toàn bộ phần trả lời của Hs: Sự phối hợp , tác động của các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng vào bậc nhất thế giới. VD: Địa lí 6: Bài 7 Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của nó. GV: ? Tại sao hằng ngày chúng ta thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây?hoặc tại sao các cụ ta thường nói: mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây? -HS dựa vào vốn hiểu biết nêu ra các giả thuyết và trả lời: GV:Chốt lại toàn bộ kiến thức chuẩn cho HS :đây chỉ là chuyển động giả chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. VD khi ta đi xe lửa ,xe chạy nhanh ta không có cảm giác là xe chạy mà lại thấy là xe đứng còn cây cối, núi, rừng bên ngoài chạy lùi lại phía sau. Ta ở trên trái đất cũng giống như ở trên xe lửa, Trái đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy mặt trời chuyển động ngược lại, mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. B. Tổ chức hoạt động nhóm. - Hiện nay hoạt động nhóm có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp học sinh phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học. Thực tế ở các nước phát triển ta thấy hoạt động nhóm tổ chức tốt thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong giờ học, học tập có chất lượng, rèn được kĩ năng nói , viết cho HS . Khi cho học sinh hoạt động theo nhóm, tùy theo bài mà GV có thể phân ra các nhóm nhỏ, lớn để thu hút HS giải quyết vấn đề có hiệu quả. - Các bước tiến hành: + B1: Hình thành các nhóm làm việc: tổ chức nhóm, chỉ định chỗ làm việc của các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. [...]... kiến thức cần nắm trong bài.Đặc biệt có thể sử dụng đạt hiệu quả cao trong các bài thực hành địa lí III Kết quả thu được khi áp dụng một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí “ Sau khi sử dụng hình thức này tôi đã đạt được những kết quả sau: * Đối với học sinh: Các lớp dạy học không sử dụng các biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của HS: Tỷ lệ bài... chơi đơn giản nhằm phục vụ cho học tập đạt hiệu quả Qua đó giúp học sinh tự mình khái quát lại toàn bộ những kiến thức cần nắm vững sau bài học b) Sử dụng “ Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh ” trong hệ thống kiến thức bài học Đối với đa số bài giáo viên có đều có thể sử dụng các biện pháp đổi mới nhằm tạo sự liên kết giữa vốn hiểu biết của bản thân gắn kết với kiến... là phải lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học nào đó dể đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức hơn Sau 5 năm nghiên cứu và 2 năm áp dụng hình thức tổ chức đổi mới trong dạy học địa lí tôi đã thu được một vài kết quả tuy chưa được nhiều nhưng bước đầu đã có tính tích cực nhất định trong dạy học địa lí Tuy nhiên do năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn... lệ học sinh giỏi rất ít vì vậy việc học địa lí trở nên nhàm chán, ít cuốn hút các em hơn Các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là hình thức cụ thể hoá thông tin, nó giúp các em nhìn thấy rõ các mối quan hệ địa lí, nhất là những mối quan hệ nhân quả hay các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều mà nếu giải thích bằng lời thì rất khó diễn đạt Hơn nữa các khái niệm địa lí. .. + So với cách dạy trước đây thì kết quả học tập nâng cao rõ rệt Tỉ lệ học sinh khá, giỏi nhiều hơn, lớp học sôi nổi hơn, các em đã biết đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu vấn đề sâu hơn, rõ hơn *Đối với giáo viên: Với nhiều cách áp dụng hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tôi có thể sử dụng nó vào nhiều bước trong hoạt động dạy học như: Kiểm tra bài, củng cố kiến thức,... nhiều hình thức khác nhau: a) Sử dụng “ Một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ địa lí qua kiểm tra và củng cố: Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong kiểm tra và củng cố bài, tuỳ theo từng bài học để lựa chọn Bằng cách nêu các câu hỏi tình huống có vấn đề,sử dụng các dạng bài tập có sẵn trong SGK, SBT, hoặc GV tự nghĩ ra, bằng cách sử dụng bảng... và phong phú nên không phải khi nào học sinh cũng được quan sát trực tiếp Vì thế sau khi áp dụng dạy học bằng các hình thức này tôi thấy tỷ lệ bài kiểm kiểm tra trên trung bình đạt 100%, trong đó tỷ lệ khá giỏi đạt 65 ¸ 70% + Ý thức học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt, học sinh chăm học, chịu khó nghe giảng hơn trước đây + Khả năng quan sát sự vật hiện tượng của học sinh tốt hơn Các em đã chịu khó quan... cảng của đồng bằng sông Hồng? Tên thành phố lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng có 5 chữ? *Lưu ý: Với mỗi hình thức trò chơi, ngoài đáp án,giáo viên có thể đánh giá cho điểm dưới nhiều hình thức khác nhau tạo không khí sôi nổi trong học tập 4 Hình thức áp dụng Tổ chức học tập qua các biện pháp đổi mới có thể áp dụng trong việc giảng dạy địa lí dưới nhiều hình thức khác nhau: a) Sử dụng “ Một vài biện pháp. .. phát hiện kiến thức mới v.v Thông qua các hình thức này, các bài dạy của tôi đã thú vị hơn trước, sôi nổi hơn trước và lòng yêu nghề ham học hỏi nhiều hơn, tránh được lối dạy học đọc, chép góp phần tạo thêm sự phong phú và đa dạng hoá các hình thức dạy học trên lớp Vì vậy việc dạy học trở nên thoải mái nhẹ nhàng, chất lượng dạy học nâng cao IV Kết luận Mỗi một môn học trong nhà trường là một mảng của. .. cầu: Một bạn đã gắn sai tên các tỉnh của Đông Nam Bộ như sau Hãy sửa lại cho đúng, thời gian 5 phút C2 Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài ***Ví dụ minh hoạ Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả của nó Yêu cầu: Thi theo tổ, thời gian 5 phút Câu hỏi: Trái đất quay từ Tây sang Đông, tại sao ta thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao trên bầu trời chuyển động . tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí " ở trường phổ thông. *Vị trí, vai trò của việc Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí Học địa lí không. học sinh có thái độ coi thường học địa lí khiến giờ học địa lí trở nên nhàm chán. II . Áp dụng một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí. hiện, học hỏi lẫn nhau. Do đó học địa lí sẽ nhàn hơn, dễ hiểu, dễ nhớ, khiến các em yêu thích môn học. 3. Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí ”. A.

Ngày đăng: 06/10/2014, 13:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  •                                                            

  • PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

    • I.  LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

      • 1. Cơ sở lý luận của đề tài.

      • 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài.

      • II.  SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN SKKN

      •  III.  MỤC ĐÍCH CỦA SKKN

      • IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU, KẾ HOẠCH ĐÃ NGHIÊN CỨU.

      • PHẦN 2: NỘI DUNG CỦA SKKN

        • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

          • I. Cơ sở khoa học của vấn đề “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí " ở trường phổ thông.

          • II.  Mục đích nghiên cứu “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí”

            • 1. Mục tiêu đối với giáo dục bộ môn.

            • 2. Mục tiêu đối với cá nhân.

            • CHƯƠNG II : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

              • I. Thực trạng của việc dạy học địa lí ở trường THCS Chu Văn An- Tây Hồ- Hà Nội

                • 1.  Đặc điểm của trường

                • 2. Tình hình giảng dạy môn địa lí.

                • II . Áp dụng một số biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học địa lí  ở trường THCS Chu Văn An.

                  • 1.  Phạm vi áp dụng.

                  • 2.  Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để thể hiện các mối quan hệ địa lí .

                  • 3.  “Một vài biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lí ”.

                    • A. Xây dựng tình huống có vấn đề

                    • B. Tổ chức hoạt động nhóm.

                    • C. Tổ chức trò chơi.

                    • 4. Hình thức áp dụng.

                    • III. Kết quả thu được khi áp dụng “một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ  học địa lí “        

                    • IV.  Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan