Năm 2005, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 8,4%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 9 năm gần đây. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,2%; dịch vụ tăng 8,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 32,2 tỷ USD, tăng 21,6%; thu hút vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá và chiếm 39% GDP; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 5,8 tỷ USD, tăng 45,2%.
SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 52
Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu đầu tư đang có hướng chuyển dịch, đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch đang được lãnh đạo thành phố quan tâm nhiều hơn. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành như sau:
- Khu vực thương mại tăng 20,9%, công nghệ tăng 13,6%.
- Khu vực kinh tế trong nước tăng 9,9%.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,8%.
- Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tăng 24,3%, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tăng 14,7%.
- Thu ngân sách tăng 14,2%.
Trong năm, hoạt động ngân hàng có những thuận lợi khó khăn sau:
Thuận lợi:
Tronglĩnh vực ngân hàng, chính phủ, các Bộ, Ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng SGTT đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, nhằm cho hoạt động ngân hàng được thông thoáng, cũng như củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tạo tiền đề cho hoạt động ngân hàng lành mạnh hoá để chuẩn bị cho quá trình hội nhập.
Ngân hàng SGTT đã tăng vốn điều lệ lên 1.250 tỷ, đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đào tạo con người để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.
Khó khăn:
-Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất, đến nay đã tăng tới 4,25%, đây là một trong những tiền đề để các ngân hàng thương mại trong nước liên tục tăng lãi suất theo. Trong đó, lãi suất tiền gởi tăng cao hơn lãi suất tiền vay ảnh hưởng tới tài chính các ngân hàng.
-Dịch cúm gia cầm tái phát, ảnh hưởng không nhỏ đến các hộ chăn nuôi gia cầm.
SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 53
-Giá dầu thế giới liên tục tăng, chính phủ đã điều chỉnh giá dầu trong nước tăng theo đã tác động đến chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng. Tỷ giá USD biến động phức tạp, đôla Mỹ tăng giá so với đồng EURO và một số đồng tiền khác, do vậy công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
-Lạm phát tăng cao (8,4%), với tỷ lệ này người dân gởi tiền VND vào ngân hàng sẽ không có lợi nhiều, thậm chí còn bị lỗ. Mặc khác, giá vàng liên tục tăng, chính vì vậy một bộ phận lớn người dân không muốn gởi tiền đồng vào ngân hàng mà đi mua vàng và tài sản để đầu cơ, tích trữ.
-Thị trường bất động sản trong nước đóng băng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản, khả năng trả nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
-Nhiều ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới hoạt động, dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Để giữ khách hàng, các ngân hàng thương mại có xu hướng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đẩy lãi suất huy động vốn lên cao hơn, nới lỏng các điều kiện cho vay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của chi nhánh.
-Nghị định chống rửa tiền ra đời đã tác động lớn đến tâm lý người gởi tiền, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cư.
b. Kết quả hoạt động tài chính của chi nhánh 2004-2005:
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, đã là doanh nghiệp thì phải lấy lợi nhuận làm mục tiêu để hoạt động. Tuy nhiên đứng về góc độ xã hội thì thông qua hoạt động ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát
SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 54
triển. Kết quả tài chính của ngân hàng được tập hợp từ kinh doanh tín dụng và hoạt động kinh doanh khác. Nhưng lợi nhuận của ngân hàng thương mại chủ yếu là do kết quả hoạt động tín dụng mang lại.
Đối với chi nhánh, mặc dù dân cư trên địa bàn đa số là người Hoa chiếm tỷ lệ khá đông, hoạt động chủ yếu của họ là sản xuất, kinh doanh do vậy tiền nhàn rỗi trong dân cư là không nhiều. Trong khi đó, trên địa bàn hoạt động có trên 30 các tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có ngân hàng Ngoại Thương, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Á Châu... đều đã hoạt động lâu năm trên địa bàn, có khách hàng truyền thống và dịch vụ ngân hàng hiện đại được áp dụng nhưng nhờ sự chỉ chỉ đạo kịp thời, sâu sắc của ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng mệt mỏi của toàn thể công nhân viên toàn chi nhánh nên trong năm qua tình hình tài chính của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan:
BẢNG 7:Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2005/2004 Chênh lệch % 1-Tổng doanh thu 83.598 120.864 37.266 44.58% 2- Tổng chi phí 63.803 90.259 26.456 41.47% 3-Lợi nhuận trước thuế 19.795 30.605 10.810 54.61% 4-Lợi nhuận sau thuế 14.252 22.036 7.784 54.61%
( Tình hình tài chính 2005 NH SGTT _ nguồn: báo cáo tài chính NH SGT 2005) Thu nhập của chi nhánh bao gồm các khoản cho vay lãi tiền gởi, thu về hoạt động kinh doanh khác, thu dịch vụ thanh toán phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý... các khoản chi phí bao gồm: chi phí trả lãi tiền gởi, tiền vay, lãi tiền gởi tiết kiệm, chi nộp thuế, chi lương thưởng, chi khấu hao TSCĐ và các khoản chi phục vụ cho quá trình kinh doanh như chi phí quảng cáo, công tác phí, phí giao tế, thưởng cho
SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 55
các cá nhân ngoài ngành đã giúp cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao. Nhìn chung tình hình tài chính năm 2005 của chi nhánh diễn biến tốt. Doanh thu tăng trưởng nhanh, cụ thể năm 2005 tăng 44.58% so với năm 2004 làm cho lợi nhuận năm 2005 cũng tăng lên 54.61%.
SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 56
Chương3: