NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH CHỢ LỚN

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về ngan hàng thương mại cổ phẩn SG thương tín.doc (Trang 58 - 62)

LỚN

3.1. Tình hình hoạt động và định hướng phát triển:

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng SGTT là một trong những ngân hàng uy tín và có tài chính mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để củng cố vị thế của mình trên thị trường, ngân hàng SGTT đã và đang nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay SGTT đang là ngân hàng dẫn đầu trong khối ngân hàng thương mại về quy mô vốn. Các hoạt động kinh doanh đạt mức tăng trưởng khá tốt và sacombank là một trong những ngân hàng rất thành công trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và chú trọng đến dòng sản phẩm phục vụ khách hàng cá nhân.

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 58

Hệ thống thông tin: đang được đầu tư mới để đủ sức đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý, mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các loại hình dịch vụ khác. Hiện nay ngân hàng đang triển khai hệ thống ngân hàng lõi T24 để đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe của một hệthống ngân hàng hiện đại, đặc biệt trong vấn đề rủi ro.

Nguồn nhân lực: ngân hàng chú trọng đào tạo và bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển. Mạng lưới hoạt động được tiếp tục mở rộng nhằm phát triển thị trường, tiếp cận khách hàng mới và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trong phạm vi cả nước. Sacombank sẽ tiếp tục duy trì tốc độ phát triển tài sản ở mức cao, đồng thời quan tâm đến yếu tố phát triển an toàn – bền vững. Các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới là tăng nhanh năng lực tài chính – đa dạng hóa sản phảm và dịch vụ – mở rộng mạng lưới, phát triển thị phần – đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – hiện địa hóa công nghệ ngân hàng – chuẩn hóa các quy trình, thao tác nghiệp vụ – tiếp cận và từng bước ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế – tập trung đúng mức cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành và tăng cường khả năng kiểm toán nội bộ.

3.2. Giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng:

Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước thì vấn đề về sự canh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài trong những năm tới là vấn đề đang được các nhà quản lý ngân hàng Việt Nam quan tâm lo lắng nhiều nhất.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam còn yếu kém về nhiều mặt: tài chính, năng lực, trình độ quản lý thấp, sản phẩm đơn điệu.... nhất là trong hoạt động tín dụng tuy

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 59

được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập.

Vì vậy, để các ngân hàng Việt Nam đứng vững trong mở cửa hội nhập ngân hàng thì các nhà quản lý phải đề ra những biện pháp đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới.

3.2.1. Giải pháp vĩ mô:

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng:

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, trước hết là những hiệp định đã ký; Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động ngân hàng; Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường...

3.2.1.2. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:

Hoạt động tín dụng và sự phát triển nền kinh tế có mối quan hệ qua lại chặt chẽ lẫn nhau. Hoạt động tín dụng ngân hàng mạnh sẽ giúp cho nền kinh tế có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư phát triển. Do đó một nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện cần thiết cho hoạt động tín dụng ngân hàng vững mạnh.

3.2.1.3. Phát huy mạnh hơn nữa vai trò của hiệp hội ngân hàng:

Hiện nay hiệp hội ngân hàng đã thành lập nhưng hoạt động còn rất mờ nhạt. Các thành viên ít có sự gắn bó với nhau để cùng bảo vệ quyền lợi của mình. Hiệp hội ngân hàng nên tổ chức các hoạt động để liên kết các thành viên lại với nhau nhiều hơn như hội họp để đưa các kiến nghị, thắc mắc với NHNN, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tổ chức, chuyên môn... Hiệp hội cần thực sự trở thành nơi đại diện cho tiếng nói của ngân hàng, là nơi gắn bó các thành viên ngân hàng với nhau.

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 60

3.2.2. Giải pháp vi mô:

3.2.2.1. Tích cực huy động vốn để cho vay:

Nguồn vốn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho vay. Đây là cơ sở quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Nếu mọi thủ tục, hồ sơ thẩm định đã thực hiện xong mà ngân hàng không có vốn thì việc cho vay bị ngưng trệ.Hơn nữa, trong các loại nguồn vốn ngân hàng để cho vay hiệu quả cao nhất là nguồn vốn huy động tại chỗ vì chi phí cho loại này thấp hơn loại khác, đồng thời trong dân cư hiện nay, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi rất lớn. Vì vậy, ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn để cho vay, giảm dần sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng.

- Ngân hàng nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, từ đó đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Bám sát diễn biến lãi suất và tình hình cung, cầu vốn trên thị trường, từ đó đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt tại từng thời điểm cho phù hợp để thu hút nguồn vốn.

- Tăng cường quảng bá sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh bằng nhiều hình thức quảng cáo: phát tờ rơi, phát thanh, truyền hình....

- Có chính sách khuyến mãi hấp dẫn phù hợp với tâm lý người gởi tiền. Ví dụ trong các dịp lễ tết nên đưa ra những chương trình khuyễn mãi vật chất như tiết kiệm dự thưởng, tặng lịch, ...

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng:a. Chuyên môn hoá công việc: a. Chuyên môn hoá công việc:

Hiện nay tại ngân hàng Sacombank không có chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách mọi khâu từ tiếp nhận, thẩm định, kỉem soát việc sử dụng vốn... Điều này khiến cho cán bộ tín dụng không có điều

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 61

kiện phát triển chuyên sâu về một khâu cụ thể đồng thời dễ phát sinh tiêu cực trong hoạt động cho vay. Theo em nên chuyên môn hoá cán bộ tín dụng thành từng lĩnh vực như: phỏng vấn và điều tra trực tiếp khách hàng tại hiện trường, thẩm định hồ sơ vay trên các tài liệu được cung cấp, thu thập thông tin từ các nguồn khác... Sau đó tổng hợp các kết quả thu được để đưa ra quyết định. Điều này giúp cho các đánh giá về khách hàng mang tính khách quan và xác suất chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về ngan hàng thương mại cổ phẩn SG thương tín.doc (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w