Khâu thu hồi nợ:

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về ngan hàng thương mại cổ phẩn SG thương tín.doc (Trang 63 - 67)

CBTD phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Đối với những khoản nợ quá hạn: cán bộ tín dụng cần đánh giá lại khách hàng xác định được nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của bên vay tránh trường hợp nắm thông tin không chính xác và lo sợ chi nhánh rút vốn tín dụng dồn dập gây sức ép tài chính và có thể người vay ngưng hoạt động, vốn vay ngân hàng phải tồn đọng, thậm chí mất trắng. Nếu xét thấy không trả nợ được chỉ do những khó khăn tạm thời có thể khắc phục thì ngân hàng có thể áp dụng các hình thức như gia hạn nợ, cho vay thêm để bù đắp phần thiếu hụt khắc phục khó khăn tạm thời.

3.2.2.3. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng:

Nhân tố con người luôn quyết định sự tồn tại và vận mệnh của một quốc gia, một công ty cũng như một xí nghiệp, đặc biệt là ngành ngân hàng luôn đòi hỏi một đội ngũ cán bộ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm. Vì vậy, công tác đào tạo và đào tạo lại nhân viên phải được thường xuyên quan tâm để nâng cao trình độ nghiệp vụ

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 63

của nhân viên thì mới đạt đựơc hiệu quả làm việc cao. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần đưa ra các hình thức bồi dưỡng về pháp luật cho cán bộ tín dụng để tránh những rủi ro trong kinh doanh.

3.3. Kiến nghị:

Nhằm tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, em xin được kiến nghị một số vấn đề như sau:

3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước:

Ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng, tiền tệ, ngoại hối. thực hiện tốt chức năng này cũng chính là tạo điều kiện cho hoạt động của các NHTM trên địa bàn hoạt động hiệu quả và an toàn.

- Cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tổ chức thực hiện tốt các nghị định đó.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với NHTM.

- Hoàn thiện và phát huy vai trò của trung tâm thông tin tín dụng (CIC): hiện nay CIC chỉ đáp ứng được thông tin về dư nợ khách hàng cho các ngân hàng, các thông tin khác vô cùng quan trọng và cần thiết như tình hình tài chính... CIC vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng, nên mở rộng hoạt đông hơn nữa.

3.3.2. Đối với nhà nước:

- Cần phải có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc pháp lệnh kế toán thống kê. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 64

- Nhà nước cần tìm các biện pháp đẩy mạnh thị trường, tăng sức cạnh tranh cho các hàng hoá trong nước, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Có biện pháp kiên quyết đối với hàng hoá nhập lậu hoặc trốn thuế.

- Hoạt động ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với xã hội. Vì vậy đề nghị nhà nước chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí thận trọng trong việc đưa tin, bình luận các sai phạm của ngân hàng, đồng thời báo chí, đài phải hỗ trợ mạnh mẽ công tác thông tin tuyên truyền và chủ trương chính sách giải pháp của Đàng và nàh nước đối với hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN

Mặc dù trong thời gian qua tình hình phát triển kinh tế xã hội của cả nước gặp nhiều khó khăn: tình hình chiến tranh Irag, dịch bệnh Sars, hạn hạn lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi, dịch cúm gia cầm... tác động đế phát triển các hoạt động nông nghiệp,

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 65

chế biến thực phẩm, giá cả hàng hóa nguyên liệu đầu vào tăng cao (sắt thép, nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu) đã làm ảnh hưởng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nền kinh tế đã được một số thành tựu đáng khích lệ, tốc độ phát triển khá cao, ổn định và kiểm soát được lạm phát, đời sống vật chất người dân khá ổn định.

Để đạt được những kết quả đáng khích lệ trên phải kể đến những đóng góp của ngành ngân hàng trong vai trò là “bà đỡ” của nền kinh tế mà trong đó không thể không kể đến hoạt động tín dụng của ngành. Hoạt động tín dụng đã cung ứng lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, đưa quy mô năm 2005 tăng gấp 3,7 lần năm 1985. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình một nước công nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp & dịch vụ tăng ngày càng trong khi lâm nghiệp thuỷ sản giảm xuống. Cụ thể: năm 1990, ngnàh nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38,7%; kế đến là công nghiệp – xây dựng 27,7%, dịch vụ 18,6% ; nhưng đến năm 2005 tỷ trọng này đã thay đổi, dẫn đầu là ngành công nghiệp xây dựng 41,0%, kế đến là dịch vụ 38,1%, nông lâm thủy sản 20,9%.

Chính vì vậy, cần phải đầu tư nhiều hơn trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đặt biệt chú trọng đến hoạt động tín dụng.

SVTH: Đoàn Thị Thu Hải Trang 66

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về ngan hàng thương mại cổ phẩn SG thương tín.doc (Trang 63 - 67)