1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Quan hệ pháp luật dân sự

37 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 278,15 KB

Nội dung

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khác nhau. Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhà nước...

Trang 1

CHƯƠNG II QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

A KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

I QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1 Quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.Trong hệ thống pháp luật, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội khácnhau Quan hệ pháp luật dân sự là một dạng quan hệ pháp luật, vì vậy, nó mang đầy đủđặc tính của quan hệ pháp luật về bản chất xã hội, bản chất pháp lí, tính cưỡng chế nhànước

Do tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội nên các bên tham giavào các quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lí tương ứng Các quyền, nghĩa vụpháp lí này được Nhà nước bảo đảm thực hiện Sự tác động của các quy phạm pháp luậtvào các quan hệ xã hội không làm mất đi tính xã hội của các quan hệ đó mà làm cho cácquan hệ này mang một hình thức mới "quan hệ pháp luật" Hậu quả của nó là các quyền

và nghĩa vụ của các bên được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp cưỡngchế của Nhà nước

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí - ý chí của Nhà nước thôngqua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiệnkinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định Ngoài ra,các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó Ý chí củacác chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau trong từngquan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt) Có thể chỉ thểhiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủthể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua cácquy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trongBLDS

2 Đặc điểm các quan hệ pháp luật dân sự

Ngoài các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự còn mangnhững đặc điểm riêng Những đặc điểm riêng này xuất phát từ bản chất của các quan hệ

xã hội mà nó điều chỉnh và những đặc điểm của phương pháp điều chỉnh

- Chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự đa dạng bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộgia đình, tổ hợp tác Tuy nhiên khi tham gia vào quan hệ dân sự, các chủ thể độc lập vớinhau về tổ chức và tài sản Xuất phát từ các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh là nhữngquan hệ tài sản và quan hệ nhân thân - những quan hệ phát sinh trong đời sống thườngnhật của các cá nhân cũng như trong các tập thể, trong tiêu dùng cũng như hoạt động sảnxuất, kinh doanh Cho nên, cá nhân và tổ chức đều là chủ thể của quan hệ pháp luật dânsự:

Trang 2

Trong giao lưu dân sự, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước với tư cách làchủ thể đặc biệt tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể này độc lập với nhau về tổchức và tài sản, được quyền tự định đoạt khi tham gia vào các quan hệ nhưng buộc phảithực hiện các nghĩa vụ khi đã tham gia vào các quan hệ đó.

- Địa vị pháp lí của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng, không bị phụ thuộc vào cácyếu tố xã hội khác Mặc dù trong quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các bên tham gia là cácchủ thể đối lập nhau trong việc phân định quyền và nghĩa vụ: Một bên mang quyền, mộtbên gánh chịu nghĩa vụ và thông thường, trong quan hệ dân sự, các bên đều có quyền vànghĩa vụ đối nhau Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi sự bình đẳng mà nó chỉ hạn chế

sự bình đẳng so với trước khi tham gia vào quan hệ dân sự Khi thực hiện các quyền vànghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, các bên không được áp đặt ý chí củamình để buộc bên kia thực hiện nghĩa vụ mà tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức thựchiện các quyền và nghĩa vụ sao cho có lợi nhất cho các bên

- Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự.Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ và được điều chỉnh bằng các quy phạmpháp luật đã tạo điều kiện cho các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lí để thoả mãncác nhu cầu vật chất cũng như tinh thần Sự đền bù tương đương là đặc trưng của quan hệtài sản mang tính chất hàng hóa - tiền tệ do luật dân sự điều chỉnh Bởi vậy, bồi thườngtoàn bộ thiệt hại là đặc trưng của trách nhiệm dân sự Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệtài sản, do vậy, yếu tố tài sản là cơ sở, là tiền đề phát sinh quan hệ dân sự, cho nên bảođảm bằng tài sản là đặc trưng để buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của họ và bên

có quyền có thể thông qua các biện pháp bảo đảm này để thoả mãn các quyền tài sản củamình

- Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do pháp luật quy định mà có thể tự cácbên quy định về các biện pháp cưỡng chế cụ thể về hình thức áp dụng các biện phápcưỡng chế đó Nhưng đặc tính tài sản là đặc trưng cho các biện pháp cưỡng chế trong luậtdân sự

II THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự là các yếu tố cấu thành nên quan hệ đó.Quan hệ pháp luật dân sự được cấu thành bởi các thành tố sau: Chủ thể, khách thể, nộidung

1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những "người" tham gia vào các quan hệ đó.Phạm vi "người" tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: Cá nhân, (công dânViệt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

và trong nhiều trường hợp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với

tư cách là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự

Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, các chủ thể phải có đủ tư cáchchủ thể Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân, như công dân có quyền để lại disản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ đượctham gia vào loại quan hệ nhất định, như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sửdụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu (thực hiện quyền

Trang 3

của chủ sở hữu) đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai Trong phần lớn các quan

hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia là công dân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình,

tổ hợp tác như các quan hệ về quyền sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại Trong quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể quyền luôn luôn được xác định, chủ thể nghĩa

vụ có thể là một "người" cụ thể, cũng có thể là tất cả những người còn lại

2 Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khách thể của quan hệ pháp luật là một phạm trù pháp lí, là bộ phận cấu thành củaquan hệ pháp luật Đó là những cái mà các chủ thể của quan hệ pháp luật hướng tới, tácđộng vào Nói cách khác, là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà pháp luật bảo vệcho các chủ thể trong quan hệ pháp luật Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự có thể là

bộ phận của thế giới vật chất, cũng có thể là những giá trị tinh thần Khách thể của quan

hệ pháp luật dân sự được chia thành năm nhóm sau:

Có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này không được coi là vật nhưng ở dạng

khác lại được coi là vật, ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước sông, nước biển nếu

được đóng vào chai, bình thì có thể được coi là vật với tư cách là khách thể của quan hệpháp luật dân sự Khái niệm vật ở đây có thể được mở rộng do sự phát triển của khoa họccông nghệ, như chất thải nếu được dùng lại

Tiền là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi với các loại hàng hoá khác Tiền do Nhànước ban hành, giá trị của tiền được xác định bằng mệnh giá ghi trên đồng tiền đó Nhữngđồng tiền có giá trị lưu hành mới được coi là tiền

Giấy tờ có giá là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức phát hành theotrình tự nhất định Có nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau với những quy chế pháp lí khácnhau như: Công trái, trái phiếu, kì phiếu, cổ phiếu, séc… Giấy tờ có giá là hàng hoá trongmột thị trường đặc biệt - thị trường chứng khoán

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền có thể chuyển giao trong lưu thông dân

sự, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, đó là: Quyền đòi nợ, yêu cầu bồi thường thiệt hại,quyền đối với tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp…

Cần phân biệt vật với hàng hóa Khái niệm hàng hóa được đề cập trong chính trị - kinh

tế học được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra để trao đổi, nó có giá trị và giá trị sửdụng Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hànghóa đó Đất đai, tài nguyên thiên nhiên được coi là vật nhưng không phải là hàng hóa.Mọi hàng hóa đều là vật nhưng không phải mọi vật là hàng hóa

Vật và tài sản cũng không đồng nghĩa với nhau Tài sản có thể là một vật, có thể là tậphợp các vật - khối tài sản Tài sản còn gồm cả các quyền và nghĩa vụ tài sản như quyềnđòi nợ, nghĩa vụ trả nợ

Trang 4

Có những hành vi mà kết quả của nó được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể Trongtrường hợp này, muốn xem xét hành vi có thực hiện đúng hay không phải căn cứ vào kếtquả của việc thực hiện hành vi đó và như vậy hành vi này được vật chất hóa Vì vậy, cóquan điểm cho rằng kết quả của hành vi là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự Điềunày không thể giải thích được trong các quan hệ dân sự mà hành vi không được vật chấthóa như tư vấn pháp luật với hành vi tư vấn Trong các trường hợp như vậy, căn cứ đánhgiá chỉ có thể là hành vi của người phải thực hiện hành vi mà thôi Trong trường hợphành vi được thể hiện bằng không hành động thì bản thân "sự không hành động" đó cũng

đủ cấu thành khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Hiện nay, trong khoa học pháp lí chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm dịch vụnhưng thuật ngữ "dịch vụ" đã được sử dụng thực tế trong khoa học pháp lí và khoa họckinh tế Có thể nói rằng dịch vụ là một hoặc nhiều công việc mà kết quả của nó có thể vậtchất hoá nhưng nó không tạo ra vật mới mà nó được thể hiện bằng công việc đã thực hiệnxong như sửa chữa tài sản… hoặc không được vật chất hóa, như dịch vụ tư vấn pháp lí, gửigiữ, vận tải Dịch vụ không trực tiếp tạo ra vật chất nhưng tạo tiền đề cho quá trình sảnxuất ra của cải vật chất, tinh thần cho các chủ thể và xã hội Tỉ lệ giá trị dịch vụ trong thunhập quốc dân ngày càng tăng theo đà tăng trưởng của nền kinh tế

c Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo

Con người không chỉ tạo ra của cải vật chất để thoả mãn các nhu cầu của mình màcòn tạo ra các giá trị tinh thần, các sản phẩm trí tuệ để phục vụ nhu cầu tinh thần cũngnhư phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất Khoa học, kĩ thuật và công nghệ là thành tốcủa lực lượng sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và là động lực quantrọng của sản xuất xã hội Lao động sáng tạo là lao động đặc biệt và kết quả của quá trìnhsáng tạo này là những "sản phẩm trí tuệ", là khách thể trong các quan hệ về quyền tác giả,quyền sở hữu công nghiệp Sản phẩm trí tuệ được thể hiện dưới dạng:

- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Đây là những hình thức biểu hiện kếtquả của quá trình sáng tạo và chúng được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như viết,nói hay bằng các phương tiện kĩ thuật

- Các đối tượng của sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dángcông nghiệp Những đối tượng này chỉ được bảo vệ khi được cơ quan nhà nước có thẩmquyền công nhận chúng là đối tượng của sở hữu công nghiệp

d Các giá trị nhân thân

Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân thân của công dân, tổ chức.Bảo vệ quyền nhân thân là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong BLDS Cácquyền nhân thân của cá nhân được Nhà nước bảo hộ ngày càng mở rộng do sự pháttriển của xã hội Quyền nhân thân như là một bộ phận cấu thành của quyền con người

Trang 5

như danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên gọi, quốc tịch, hình ảnh, bí mật đời tư (từ Điều

24 đến Điều 51 BLDS năm 2005) Về nguyên tắc chung, các quyền nhân thân luôn gắnvới chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

đ Quyền sử dụng đất

Đây là một loại tài sản đặc biệt của Nhà nước Trong khi pháp luật quy định: "Đất đai

thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí" thì quyền sử dụng đất của cá nhân,

hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, để lại thừa kế và Nhà nước công nhậncác quyền của người sử dụng đất Quyền sử dụng đất được pháp luật quy định là một quyềndân sự và có thể được chuyển giao trong lưu thông dân sự, kinh tế Pháp luật đất đai quyđịnh người sử dụng đất có quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, chothuê lại, góp vốn, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất Vì vậy, quyền sử dụng đất là đốitượng trong các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và là di sản trong việc thừa kế quyền

sử dụng đất

3 Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự

Mọi quan hệ pháp luật đều là mối liên hệ pháp lí giữa các chủ thể tham gia vào cácquan hệ đó được thể hiện dưới dạng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Vì vậy, nộidung của quan hệ pháp luật dân sự là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên thamgia vào các quan hệ đó Quyền của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia tạo thànhmối liên hệ biện chứng, mâu thuẫn và thống nhất trong một quan hệ pháp luật dân sự cụthể Không có quyền của một bên thì cũng không có nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.Trong những quan hệ đơn giản, có thể dễ dàng xác định trong đó một bên chỉ có quyền vàmột bên chỉ có nghĩa vụ (người cho vay và người vay tài sản…) Nhưng thông thường,các quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ phức tạp, trong đó các bên có quyền đồngthời có nghĩa vụ với nhau (trong quan hệ mua bán, cho thuê tài sản…)

a Quyền dân sự

Theo quy định của pháp luật, quyền dân sự là cách xử sự được phép của người cóquyền năng

Quyền dân sự của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể khác nhau thì

có nội dung khác nhau (những xử sự khác nhau phù hợp với nội dung của quan hệ đó).Chủ thể quyền trong các quan hệ dân sự có thể thực hiện những hành vi khác nhau phùhợp với nội dung, mục đích của quyền năng đó như chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khuôn khổ pháp luậtquy định Thông qua hành vi của mình thoả mãn quyền của mình hoặc quyền yêu cầungười khác (người có nghĩa vụ) thực hiện các hành vi nhất định (trả tiền, chuyển giao tàisản, làm hoặc không làm một việc ) Chủ sở hữu có thể thực hiện quyền của mình thôngqua hành vi của người khác (uỷ quyền)

Khi quyền dân sự bị vi phạm, chủ thể quyền có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ màpháp luật cho phép (tự bảo vệ, các biện pháp tác động ) hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước

có thẩm quyền bảo vệ quyền dân sự của mình khi quyền đó bị xâm hại

Trong khoa học pháp lí tồn tại khái niệm quyền chủ quan và quyền khách quan.Quyền khách quan là quyền dân sự được pháp luật quy định cho các chủ thể, là nội dungnăng lực pháp luật của chủ thể (khả năng có thể có của chủ thể) Quyền chủ quan là

Trang 6

quyền dân sự của chủ thể trong một quan hệ dân sự cụ thể đã được xác lập Quyền chủquan phải phù hợp với quyền khách quan mà pháp luật đã quy định.

b Nghĩa vụ dân sự

Là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ Cách xử sự của các chủ thể cũng rấtkhác nhau tùy theo từng quan hệ dân sự cụ thể Trong các quy phạm pháp luật dân sự, cácquy phạm tùy nghi cho phép các chủ thể lựa chọn cách thực hiện khi tham gia vào quan

hệ dân sự phát huy quyền tự định đoạt của mình Các quy phạm mệnh lệnh dưới dạng

"cấm không được làm" hoặc "phải làm" có một ý nghĩa đặc biệt Từ các quy phạm này,phát sinh nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự Những nghĩa vụ dạng này dopháp luật quy định cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ dân sự không chỉ có ý nghĩađối với các bên tham gia mà đó còn là nghĩa vụ của các chủ thể và có ý nghĩa đối với Nhànước, đối với xã hội

Thông thường, trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng vớiquyền của chủ thể khác - những chủ thể xác định Người có nghĩa vụ có thể phải thựchiện những hành vi tích cực dưới dạng hành động (như trả tiền, giao vật trong mua bán;thực hiện công việc trong dịch vụ, gia công ) Trong một số trường hợp, nội dung củaquan hệ pháp luật quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách thức xử sự có lợi nhất

cho họ (Ví dụ: Để bồi thường thiệt hại do hành vi gây thiệt hại gây ra, người có nghĩa vụ

có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay sửa chữa đồ vật bị hư hỏng) Nếu người cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ mộtcách tự nguyện sẽ bị "buộc" phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó Ngoài ra, nếu do khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại thì phải bồithường thiệt hại xảy ra

III PHÂN LOẠI QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Các quan hệ pháp luật dân sự rất phong phú, đa dạng về chủ thể, khách thể, nội dung,cách thức phát sinh Việc phân loại các quan hệ pháp luật dân sự không chỉ có ý nghĩa

về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa cả về mặt thực tế để hiểu đúng quan hệ giữa các bên và

áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra Có nhiều cách phânloại khác nhau, mỗi cách phân loại đều được dựa vào những căn cứ cụ thể và có ý nghĩathực tiễn nhất định

- Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

Căn cứ vào nhóm quan hệ mà pháp luật dân sự điều chỉnh, quan hệ pháp luật dân sựđược phân thành quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

+ Quan hệ tài sản luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc chuyển dịch tài sản từ chủthể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay thừa kế tài sản ).+ Quan hệ nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể và về nguyên tắckhông thể dịch chuyển cho chủ thể khác (quyền đứng tên tác giả các tác phẩm văn học,khoa học, tác phẩm nghệ thuật, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín )

Việc phân định các quan hệ pháp luật dân sự theo nhóm quan hệ mà luật dân sự điều

chỉnh có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Ví dụ: Nếu vi phạm các nghĩa vụ về tài sản sẽ áp dụng

các chế tài mang tính chất tài sản, ngược lại, nếu vi phạm các quan hệ về nhân thân sẽ áp

Trang 7

dụng các biện pháp khác nhằm hồi phục lại tình trạng ban đầu (công nhận quyền tác giả,công khai xin lỗi, cải chính ).

- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, tương đối

Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ, quan hệ pháp luậtdân sự được phân chia thành quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân

sự tương đối

+ Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối nếu trong quan hệ đó, chủ thể quyền được xácđịnh, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ Nghĩa vụ của họ được thể hiệndưới dạng không hành động (không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyềnlợi của chủ thể có quyền) Quan hệ tuyệt đối có thể là quyền sở hữu, quyền tác giả đối vớitài sản trí tuệ Trong những quan hệ này, chủ sở hữu, tác giả là người có quyền, nhữngchủ thể khác là chủ thể nghĩa vụ Họ có nghĩa vụ tôn trọng chủ sở hữu thực hiện quyền sởhữu của mình, không xâm phạm đến quyền tác giả Các loại quyền tuyệt đối thường đượcpháp luật ghi nhận mà không được tạo bởi sự thoả thuận của các bên

Việc xác định này có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền cho người có quyền Bất cứhành vi nào xâm phạm đến các quyền năng của chủ thể quyền đều coi là vi phạm quyềnbảo vệ tuyệt đối

+ Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là những quan hệ pháp luật trong đó ứng vớichủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định (trong cácquan hệ nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại )

- Quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thoả mãn yêu cầu của mình, vào sự tác độngcủa chủ thể, vào hành vi thực hiện, quan hệ dân sự được phân chia thành quan hệ vậtquyền và quan hệ trái quyền

+ Quan hệ vật quyền liên quan đến một vật nhất định Chủ thể quyền có thể thoả mãnyêu cầu của mình thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào hành vi củangười khác (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng tài sản )

+ Quan hệ trái quyền là những quan hệ dân sự trong đó chủ thể có quyền thực hiệnquyền để thoả mãn yêu cầu của mình thông qua hành vi của chủ thể có nghĩa vụ, phụthuộc vào ý chí của người khác Người có quyền có thể "yêu cầu" người có nghĩa vụthực hiện những hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ trong trường hợp người cónghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước

có thẩm quyền buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ

IV CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁPLUẬT DÂN SỰ

Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi,hay chấm dứt do những sự kiện nhất định - những sự kiện pháp lí

1 Sự kiện pháp lí

Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinhcác hậu quả pháp lí (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân

Trang 8

sự) Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lí, ví dụ:

Một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ đồng thời làm phát sinh quan hệthừa kế Có thể nhiều sự kiện pháp lí làm phát sinh một hậu quả pháp lí, như một ngườichết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc Nếucái chết đó do một hành vi phạm tội sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại Cónhiều trường hợp phải có nhiều sự kiện pháp lí mới làm phát sinh quan hệ pháp luật dân

sự Đa số quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh từ nhiều sự kiện pháp lí Tập hợp các

sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí được gọi là thành phần các sự kiện pháp lí

2 Phân loại sự kiện pháp lí

Có nhiều cách phân chia sự kiện pháp lí, dựa vào hậu quả pháp lí và các giai đoạnbiến động của quan hệ pháp luật dân sự có thể phân chia sự kiện pháp lí thành các sự kiệnlàm phát sinh, các sự kiện làm thay đổi, các sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân

sự Nhưng thông thường các sự kiện pháp lí được phận loại theo nguồn gốc phát sinh

a Hành vi pháp lí

Là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lí (phátsinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự) Hành vi pháp lí được coi là căn cứphổ biến nhất được luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả pháp lí Đó là phương tiện

để thực hiện ý chí của các chủ thể tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ phápluật dân sự nói riêng Các hành vi pháp lí được phân chia thành hành vi hợp pháp và hành

vi bất hợp pháp

- Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phùhợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh,thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự (như sự giao kết hợp đồng mua bán tài sảnlàm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên mua bán)

- Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật,các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội Khi có hành vi bất hợp pháp sẽ bị

áp dụng các chế tài của pháp luật làm phát sinh hậu quả pháp lí (không thực hiện hợpđồng, gây thiệt hại cho người khác)

- Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lí cũngthuộc hành vi pháp lí (quyết định cấp đất, phán quyết của toà án về bồi thường thiệt hại)

b Sự biến pháp lí

Sự biến pháp lí là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con ngườinói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng Sự biến pháp lí chỉ có ýnghĩa khi pháp luật quy định trước những hậu quả pháp lí

- Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụthuộc vào ý muốn của con người (động đất, núi lửa, lũ lụt, sét )

- Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưngkhông phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lí đối vớihọ

c Thời hạn

Là sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân

Trang 9

sự Thời gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thờigian trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người Đến một thời điểm nhất định nào

đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lí (thời hiệu hưởngquyền, miễn trừ nghĩa vụ, thời hiệu khởi kiện)

B CÁ NHÂN - CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

I NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

1 Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là "tổng hòa các mối quan hệ xãhội" Cá nhân - con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng vàNhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người Trongcác quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thểnguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thôngqua hành vi của con người Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sựnói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự Đây lànăng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi

"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và

có nghĩa vụ dân sự" (khoản 1 Điều 14 BLDS năm 2005) Năng lực pháp luật dân sự của

cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; làthành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luậtdân sự, là một mặt của năng lực chủ thể

2 Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi nhận trong các văn bảnpháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vàohình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định

Mặc dù được ghi nhận như là một bộ phận không thể thiếu được của cá nhân, như làmột thực thể trong các quan hệ xã hội, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không phải

do tạo hóa ban cho như những nhà chính trị, triết học tư sản thường suy diễn và kết luận,

mà do nhà nước ghi nhận và quy định cho công dân của nhà nước đó Bởi vậy, năng lựcpháp luật dân sự của công dân mang bản chất giai cấp Đã có thời kì một nhóm ngườisinh ra không phải là chủ thể của các quan hệ xã hội mà là khách thể của các quan hệ đó,

là công cụ biết nói (một bộ phận trong xã hội chiếm hữu nô lệ - nô lệ) Vì vậy, ở nhữnghình thái kinh tế - xã hội khác nhau, năng lực pháp luật dân sự cũng được quy định khácnhau

Trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhưng ở những nước khác nhau thì năng lựcpháp luật dân sự của công dân cũng khác nhau, thậm chí khái niệm về quyền dân sự cũngkhác nhau (năng lực pháp luật dân sự của công dân Cộng hòa Pháp khác với năng lựcpháp luật dân sự của công dân vương quốc Anh )

Trong cùng một nước, cùng một hình thái kinh tế - xã hội, vào những thời điểm lịch

sử khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau.Điều này phụ thuộc vào đường lối, chính sách của giai cấp thống trị trong xã hội đó mànội dung phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị tồn tại trong xã hội vào thời điểm lịch

Trang 10

sử đó Ví dụ: Trước năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai; từ năm 1980 đến 1992,

cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai; từ năm 1992, cá nhân có quyền chuyểndịch quyền sử dụng đất và các quyền năng đó được mở rộng sau khi có Luật đất đai năm

2003 và BLDS năm 2005

- Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 14 BLDS quy định:

"Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau" Năng lực pháp luật dân sự

của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôngiáo, dân tộc ) Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánhchịu nghĩa vụ như nhau

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quancủa cá nhân mà chỉ là tiền đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể Tuy nhiên, chủthể không có khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được

Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật dân sự của công dân không thể bình đẳng với lí

do năng lực pháp luật bao gồm cả quyền và nghĩa vụ Cho nên, công dân chỉ bình đẳng vềkhả năng hưởng quyền mà không bình đẳng về việc gánh chịu nghĩa vụ (như ngườikhông có năng lực hành vi không phải bồi thường thiệt hại ) Nhìn về hình thức có thểthấy được cơ sở của ý kiến trên nhưng như trên đã trình bày, năng lực pháp luật dân sựchỉ là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ Những người không có năng lực hành vi dân

sự không phải thực hiện nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ về mặt pháp lí vẫn là của họ và ngườikhác phải thực hiện các nghĩa vụ thay họ (cha, mẹ, người giám hộ) Mặt khác, theo lí luậncủa quan điểm này và với logic thông thường thì ngay cả các quyền cũng không bình

đẳng Ví dụ: Người không có năng lực hành vi không có cả quyền tạo lập nghĩa vụ thông

qua hợp đồng, không có quyền làm đại diện

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhânnhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính

họ và của cá nhân khác Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân

của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác Điều 16 BLDS quy định: "Năng

lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định" Như vậy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quy

định của pháp luật Có hai dạng bị hạn chế sau:

+ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được phép thực

hiện các giao dịch dân sự cụ thể Ví dụ: Người nước ngoài không có quyền sở hữu về nhà

ở nên không được phép mua bán nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều

125 Luật nhà ở

+ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ví dụ: Toà án ra quyết

định cấm cư trú đối với một người nào đó đã hạn chế năng lực pháp luật cụ thể của người

đó trong khoảng thời gian xác định

Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân sự mà chỉ làtạm đình chỉ khả năng này - khả năng biến quyền khách quan thành quyền chủ quan củachủ thể riêng biệt Việc hạn chế này chỉ đối với một số quyền cụ thể mà không phải lànăng lực pháp luật dân sự nói chung Việc hạn chế năng lực pháp luật dân sự không đồngnghĩa với việc tước bỏ một quyền dân sự cụ thể (kê biên tài sản, tịch thu tài sản )

Trang 11

- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự

Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách quan mà phápluật quy định cho các chủ thể Để biến những "khả năng" này thành các quyền dân sự cụthể cần phải có những điều kiện khách quan cũng như chủ quan Những điều kiện kháchquan là những điều kiện kinh tế, xã hội, những chính sách của Đảng và Nhà nước thựchiện trong từng giai đoạn cụ thể Thiếu những điều kiện kinh tế, pháp lí này, các quyền đóvẫn chỉ tồn tại dưới dạng "khả năng" mà không thể thành những quyền dân sự cụ thểđược Nhà nước ta đang thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, định hướng xã hội chủ nghĩa tạo những điều kiện thuận lợi để phát huy mọi tiềmnăng của các thành phần kinh tế nhằm đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu của nhândân Đây là những cơ sở chính trị, kinh tế, pháp lí quan trọng nhằm phát huy hiệu quả củanền kinh tế thị trường đồng thời hạn chế những mặt trái của nó Nhà nước tạo mọi điềukiện để bảo đảm năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện, biến những "khảnăng" đó trở thành thực tế Tạo ra hành lang pháp lí thông thoáng, mềm dẻo là tạo điềukiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền năng dân sự cụthể

3 Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự Tổng hợp cácquyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luậtdân sự của cá nhân Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vàođiều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định Những quyềndân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng quantrọng nhất là Hiến pháp năm 1992 và được cụ thể hóa trong BLDS năm 2005

Điều 15 BLDS quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cáchvắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần củaBLDS Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản Cácquyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định tại mục 2 - Chương III - Phần thứnhất của BLDS và quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định ở Phần thứ sáu củaBLDS Đặc điểm quan trọng nhất trong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS làxác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó(quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín ) và các quyền nhân thân lần đầu tiên đượcghi nhận (các quyền đối với họ tên, thay đổi họ tên - Điều 26, 27; quyền xác định dân tộc

- Điều 28; quyền khai sinh, khai tử - Điều 29, 30; quyền với hình ảnh - Điều 31; quyềnbảo đảm về an toàn về tính mạng, sức khỏe - Điều 32; quyền hiến xác, hiến bộ phân cơthể, nhận bộ phận cơ thể - Điều 33,34,35; quyền xác định lại giới tính - Điều 36; quyềnđược bảo vệ danh dự, uy tín - Điều 37; quyền bí mật đời tư - Điều 38…) Ngoài ra, bảo

vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS(Điều 9 BLDS)

- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế Cụ thể hóa các quyđịnh của Hiến pháp năm 1992, BLDS quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạnchế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản

Trang 12

xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác Cá nhân chỉ bịhạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sởhữu tư nhân.

Công dân có quyền hưởng di sản thừa kế, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theoquy định của pháp luật

- Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quan

hệ đó

Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơnphương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh cácquyền và nghĩa vụ dân sự Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân

sự "tự do, tự nguyện cam kết" (Điều 4 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần

thứ ba của BLDS Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứkhác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy quyền )

4 Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi

người đó chết" (khoản 3 - Điều 14 BLDS) Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng

lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bịảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản

Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: "Người sinh ra và còn sống sau thời

điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết" vẫn được

hưởng di sản thừa kế của người chết để lại Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa

kế nếu còn sống sau khi sinh ra

5 Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết

Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân cũng

như những chủ thể có liên quan khác "Năng lực pháp luật dân sự của công dân chấm

dứt khi người đó chết", cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm chấm dứt tư cách chủ

thể của cá nhân nhưng cái chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy địnhcủa pháp luật thì phải "khai tử" (Điều 30 BLDS)

Trong thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau (những rủi ro, chiến tranh,tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không thể xác định được cánhân đó còn sống hay đã chết Trong những trường hợp như vậy, để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên quan, pháp luật quy địnhnhững điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân dướihai hình thức: Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết

a Tuyên bố mất tích

* Điều kiện:

Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tintức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích (Điều 78 BLDS)

Căn cứ vào quy định này, toà án có thể tuyên bố một người mất tích khi có các điều

Trang 13

kiện sau:

- Biệt tích đã hai năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó còn sống hay

đã chết Pháp luật không quy định rõ phạm vi không gian cũng như chủ thể về việc nhậnbiết các tin tức này nhưng căn cứ vào Điều 74 BLDS có thể xác định:

+ Về không gian, tại nơi cư trú cuối cùng của người đó, nơi cư trú của cá nhân đượcxác định tại mục 3 - Chương III - Phần thứ nhất của BLDS;

+ Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người mất tích đó là người có quyền, lợiích liên quan, đây là những người có mối liên hệ nào đó (theo quan hệ hôn nhân gia đình,quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự hoặc các quan hệ khác) mà quyềnlợi của họ bị ảnh hưởng do sự vắng mặt của chủ thể Theo nguyên tắc, người nào cóquyền về tài sản liên quan đến người biệt tích sẽ bị thiệt hại nếu không tuyên bố người đómất tích thì họ có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích

Những người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu toà án thông báo, tìm kiếm ngườivắng mặt Toà án có thể tự mình thông báo hoặc yêu cầu những người này thông báo.Cách thức, biện pháp thông báo được quy định trong luật tố tụng dân sự, như phạm vithông báo, phương tiện thông báo Sau khi đã thông báo với thời hạn luật định mà vẫnkhông có tin tức gì về người đó còn sống hay đã chết

+ Thời hạn hai năm được tính theo quy định của đoạn 2 khoản 1 Điều 78 BLDS

- Từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó thì người có quyền, lợi ích liênquan có quyền yêu cầu toà án tuyên bố người đó mất tích Theo nguyên tắc chung củaluật tố tụng dân sự, toà án chỉ xem xét và giải quyết khi đương sự có yêu cầu và trongphạm vi yêu cầu đó Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, toà án phải kiểm tra cácđiều kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, toà án

ra quyết định tuyên bố người biệt tích đó là mất tích

* Hậu quả của việc tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người mất tích kéo theo

những hậu quả pháp lí nhất định: Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyến bố

là mất tích, tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ Tài sảncủa người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quyết định của toà án được quy định tạicác điều 75, 76, 77, 79 BLDS về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên

bố là mất tích; quyền và nghĩa vụ của người quản lí tài sản của người vắng mặt, người bịtuyên bố là mất tích

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li hôn thì toà

án giải quyết cho li hôn

* Hủy bỏ việc quyết định tuyên bố mất tích: Việc tuyên bố một người là mất tích chỉ

tạm dừng năng lực chủ thể của người đó Việc tạm dừng này có thể thay đổi theo mộttrong hai hướng: Phục hồi năng lực chủ thể hoặc chấm dứt tư cách chủ thể Việc chấmdứt tư cách chủ thể được diễn ra khi có tin tức rằng họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết.Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích xảy ra trong hai trường hợp:Người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó còn sống Khi có mộttrong hai trường hợp đó thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liênquan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất tích Người bị tuyên

bố mất tích trở về có quyền yêu cầu người quản lí tài sản trả lại tài sản cho mình Tuynhiên, quyết định li hôn của vợ hoặc chồng người bị tuyên bố là mất tích vẫn có hiệu lực

Trang 14

pháp luật

b Tuyên bố là đã chết

* Theo quy định tại Điều 81 BLDS, trong bốn trường hợp sau, toà án có thể tuyên bốmột người là đã chết

- Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án có hiệu lực pháp luật

mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống Trong trường hợp này việc tuyên bố mộtngười bị mất tích tạm dừng năng lực chủ thể của họ được diễn ra theo hướng chấm dứt tưcách chủ thể của người đó Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà

án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ tục thông báo nào (của toà

án cũng như người có quyền, lợi ích liên quan) toà án có thể tuyên bố người đó là đã chết

- Biệt tích đã năm năm liền trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã chết Khimột người biệt tích thì phải áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống nhưtrường hợp tìm kiếm người mất tích Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích, sau năm năm

có thể tuyên bố là đã chết Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a,khoản 1 Điều 81 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở lêntoà án có thể tuyên bố một người là đã chết Thời hạn năm năm được tính theo quy địnhtại khoản 1 Điều 78 BLDS

- Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫnkhông có tin tức xác thực là còn sống Điểm b, khoản 1, Điều 81 BLDS không quy địnhphải thông báo tìm kiếm trong trường hợp biệt tích trong chiến tranh Ngày chiến tranhkết thúc có thể quy định khác nhau: Ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiếntranh, ngày kí hiệp định đình chiến, hòa bình, ngày tuyên bố chấm dứt tình trạng chiếntranh tùy theo từng hoàn cảnh và các cuộc chiến tranh cụ thể mà cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định, hoặc được xác định theo thông lệ quốc tế

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày chấm dứt các sự kiện

đó mà không có tin tức là còn sống Người bị tuyên bố là đã chết phải ở trong số người bịtai nạn (cư dân trong các vùng bị động đất, núi lửa, sóng thần; hành khách trong các tainạn giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không; người trong hầm lò bị sập, trêntàu bị đắm, bị lốc cuốn mà không xác định được hoặc do không tìm thấy thi thể nạnnhân)

Tuỳ từng trường hợp, toà án xác định ngày chết của người đó trong bản án hoặc quyếtđịnh của toà án Nếu không xác định ngày người đã chết trong bản án hoặc quyết địnhcủa toà án thì ngày chết là ngày bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.Thông thường, đối với người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết

là ngày xảy ra thảm họa, thiên tai đó

II NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

1 Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lựchành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhậncho mọi cá nhân

"Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của

Trang 15

mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" - Điều 17 BLDS Nếu năng lực pháp luật

dân sự là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khảnăng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của

họ Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân

sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự

Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạothành tư cách chủ thể độc lập của cá nhân trong các quan hệ dân sự

2 Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau thì lại xác địnhnăng lực hành vi của cá nhân không giống nhau Những cá nhân khác nhau có nhận thứckhác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện Việc nhận thức và làm chủhành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào khả năngnhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ Căn cứ vào khả năng của cá nhân vềnhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật phân biệt mức độnăng lực hành vi dân sự của cá nhân Tuy nhiên khó có tiêu chí để xác định khả năngnhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là tiêuchí chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi của cá nhân

a Năng lực hành vi đầy đủ

Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừtrường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự Phápluật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người cónăng lực pháp luật dân sự đầy đủ Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toànquyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm

về những hành vi do họ thực hiện Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lựchành vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày) trở lên cóquyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủnăng lực hành vi

b Năng lực hành vi một phần

Người có năng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luậtdân sự quy định

"Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự

phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác ".

"Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được

xác lập, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ trường hợp pháp luật quy định khác" (Điều 20 BLDS).

Như vậy, cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vidân sự một phần Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa

vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp

Trang 16

với lứa tuổi Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch "phục vụnhu cầu thiết yếu hàng ngày" và "phù hợp với lứa tuổi" nhưng có thể hiểu đó là nhữnggiao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống đượcngười đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đạidiện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí ) Người đại diện của những cá nhân

ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do người chưa thành niên thựchiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu và toà án xem xét trong những trường hợp

cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại Điều 130 BLDS Nếu những người đạidiện không yêu cầu toà án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giaodịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực

Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giaodịch trong phạm vi tài sản riêng mà họ có và không cần sự đồng ý của người đại diện.Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì áp dụngtương tự như trường hợp vị thành niên nói chung (như di chúc của người từ đủ 15 tuổiđến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản là nhà ở và đất đai )

d Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khái niệm "mất" thông thường được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng,một sự vật nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa Năng lực hành vi dân sựcủa cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi cá nhân đến tuổithành niên Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm dứtcủa năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết) Tuy nhiên,người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện, vớinhững trình tự, thủ tục nhất định Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác màkhông thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lựchành vi dân sự (Điều 22 BLDS) Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩmquyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người

có quyền, lợi ích liên quan Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diệncủa họ xác lập, thực hiện Trong trường hợp vì những nguyên nhân mà do đó, họ bị tuyên

bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người cóquyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lựchành vi Tuy nhiên, giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó sẽ bị vướng mắc

về tố tụng Theo quy định khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lựchành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu toà án mà phải thông qua hành vicủa người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì vậy, BLTTDS cần giải quyết vướng mắcnày

Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điềukiện và thủ tục được quy định tại Điều 25 BLDS Năng lực hành vi của người thành niên

bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đếndưới 18 tuổi mặc dù về hình thức có vẻ giống nhau Năng lực hành vi của người từ đủ 6

Trang 17

tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổinhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua toà án theo trình tự tố tụng dân

sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậuquả phá tán tài sản của gia đình

Nghiện ma túy và các chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến phá tán tàisản của gia đình và việc yêu cầu toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi không chỉ thuộcnhững người có quyền, lợi ích liên quan mà quan trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ chứchữu quan cũng có quyền yêu cầu toà án , điều này tạo điều kiện tốt hơn để quy định nàyđược thực thi về mặt thực tế mà không chỉ về pháp lí

Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liênquan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế nănglực hành vi dân sự Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vidân sự và phạm vi đại diện do toà án quyết định Giao dịch dân sự liên quan đến tài sảncủa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theopháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theoyêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chứchữu quan, toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dânsự

Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân

sự dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể của những người này nhưnhững người có năng lực hành vi dân sự một phần

III GIÁM HỘ

1 Khái niệm

Giám hộ là chế định mang tính tổng hợp của nhiều ngành luật Các quy định của giám

hộ trước tiên được quy định như là một chế định của Luật hôn nhân và gia đình (Giám hộgiữa các thành viên trong gia đình - Chương IX Luật hôn nhân và gia đình 2000) liên

quan đến việc "chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên" (Điều

47 Luật hôn nhân và gia đình) mà vì nhiều nguyên nhân khách quan không có sự chămsóc của cha, mẹ Điều này được xác định lại ở điểm a khoản 2 Điều 59 BLDS Ngườichưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế nănglực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc Ngoài

ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạngkhông tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về nănglực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không

có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi Những quy định của chế định này xác địnhviệc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ.Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ

về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặcđược cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người đượcgiám hộ (Điều 59 BLDS) Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của

Trang 18

người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thựchiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người không có năng lực hành vi dân sựđầy đủ hoặc bị hạn chế năng lực hành vi

2 Người được giám hộ

Theo quy định tại Điều 59 BLDS năm 2005 thì người được giám hộ bao gồm:

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹđều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyềncủa cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó

và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

- Người mất năng lực hành vi dân sự; người chưa đủ mười lăm tuổi không còn cha,

mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạnchế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không cóđiều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó

Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau:

- Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vidân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha,

mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạnchế quyền của cha, mẹ

- Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chămsóc, giáo dục người chưa thành niên

- Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họphát triển bình thường về thể chất

3 Người giám hộ

Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thànhniên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách làngười đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên Các quy định về giám hộ đối vớingười chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mấtnăng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc,giáo dục người chưa thành niên đó

Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám

hộ được cử Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, ngườigiám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân Quan hệ giám hộ dạng này được xác địnhbằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của ngườigiám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ Giám hộ được cử là hình thức cửngười giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thểtrở thành người giám hộ được cử Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng mộtngười chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặcông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 62 hoặc khoản 3 Điều 63 BLDS

Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được

cử làm người giám hộ Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làmgiám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợppháp nào cũng đều có thể là người giám hộ

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w