c.Khách thể của quan hệ pháp luật... Chúng em xin chân thành cảm ơn!.
Trang 1I.LỜI MỞ ĐẦU
Do nhu cầu tất yếu của đời sống xã hội,các thành viên trong xã hội không thể tồn tại một cách riêng lẻ,biệt lập khỏi nhau.Trái lại,họ luôn phải phối hợp với nhau ở nhiều hoạt động,giữa họ có mối liên hệ mật thiết,tác động lẫn nhau từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội.Các quan hệ xã hội này được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội nhất
định.Tuy nhiên,không phải mọi quan hệ xã hội đều có thể điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội thông thường như : Quy phạm đạo đức,tín điều tôn giáo … mà trong nhiều
trường hợp cụ thể cần phải nhờ đến sự tác động của các quy phạm pháp luật lên quan hệ xã hội và khi đó quan hệ xã hội sẽ trở thành quan hệ pháp luật.Là một dạng của quan hệ xã hội,quan hệ pháp luật cũng có cơ cấu cụ thể nhưng mang những nét đặc thủ riêng bao
gồm : Chủ thể,nội dung,khách thể.Qua ví dụ “Quan hệ pháp luật lao động” ta sẽ thấy
rõ hơn các thành phần của một quan hệ pháp luật cụ thể cũng như vai trò của nó trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.Vì vậy trong bài tiểu luận này chúng em xin chọn đề
tài : “ Cho ví dụ về một quan hệ pháp luật cụ thể,phân tích yếu tố chủ thể,khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật đó”.
II.NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.Khái niệm quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước đảm bảo thực hiện.
2.Cơ cấu của quan hệ pháp luật
Cơ cấu của quan hệ pháp luật bao gồm các bộ phận có những nét đặc thù riêng,đó là: Chủ thể,nội dung và khách thể
Trang 2a.Chủ thể của quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật là các cá nhân,tổ chức có những điều kiện do pháp
luật quy định và tham gia quan hệ pháp luật.
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật,các cá nhân hay tổ chức phải có năng lực chủ thể.Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc nghĩa vụ pháp lí do nhà nước quy định
cho các cá nhân,tổ chức nhất định
Năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân,tổ chức bằng
hành vi của mình có thể xác lập,thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí
b.Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm : Quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
Quyền của chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định
mà pháp luật cho phép
Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của
pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác
c.Khách thể của quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất,tinh thần hoặc các lợi ích
xã hội khác mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật
II.Cơ sở thực tiễn
1.Khái niệm quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh
2 Các thành phần của quan hệ pháp luật
2.1.Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động
Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là : người lao động và người sử dụng lao động
a.Người lao động
Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định: “Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân” Như
vậy, công dân là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động
Trang 3Muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, công dân phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, bao gồm: Năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động
Năng lực pháp luật lao động của công dân là khả năng mà pháp luật quy định hay ghi
nhận cho công dân quyền có việc làm, được làm việc, được hưởng quyền, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ của người lao động
Năng lực hành vi lao động của công dân là khả năng bằng chính hành vi của bản thân
họ tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật lao động; tự hoàn thành mọi nhiệm vụ; tạo ra,thực hiện và hưởng mọi quyền lợi của người lao động
Năng lực hành vi lao động của con người được coi là đầy đủ khi đạt đến một độ tuổi nhất định và có sự phát triển bình thường về thể chất , tinh thần , trí tuệ
Theo điều 3 Bộ luật lao động : “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
b Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động bao gồm toàn bộ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần, các cơ quan tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có tuyển dụng lao động
Điều 6 Bộ luật lao động quy định: “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.”
Người sử dụng lao động với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật lao động cũng được xác định năng lực chủ thể trên hai phương diện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi
Năng lực pháp luật của người sử dụng lao động là khả năng pháp luật quy định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động Còn năng lực hành vi là khả năng bằng chính hành vi của mình, người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động một cách trực tiếp và cụ thể
2.2 Nội dung của quan hệ pháp luật lao động
Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ; quyền của chủ thể này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia và ngược lại tạo thành mối liên hệ pháp
Trang 4lý thống nhất trong một quan hệ pháp luật lao động.Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động, người sử dụng lao động như sau:
a Quyền và nghĩa vụ của người lao động
a1 Quyền của người lao động
- Được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động
- Được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động
- Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
- Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật , thỏa thuận giữa các bên
- Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn
- Được đình công theo quy định của pháp luật
a2.Nghĩa vụ của người lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động
-Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế
b.Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
b1.Quyền của người sử dụng lao động
- Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác
- Quyền được cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể
- Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật;
- Quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp luật định
b2.Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động;
- Đảm bảo an toàn lao động,vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác
- Đảm bảo kỷ luật lao động;
Trang 5- Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình họ
2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật lao động
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình cho họ; còn bên sử dụng lao động cũng muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ Như vậy, khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động
Sức lao động gắn liền với người lao động Sức lao động được thể hiện bằng hành vi lao động của con người Thông qua các hành vi lao động mà các chủ thể đạt được những mục đích mong muốn (người lao động nhận được thu nhập, người sử dụng lao động hoàn thành việc sản xuất ra của cải vật chất và thu được lợi nhuận )
III.KẾT LUẬN
Tóm lại,quan hệ pháp luật có vai trò to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta.Nó tồn tại hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Bởi vậy,hiểu rõ quan hệ pháp luật và các thành phần cấu tạo của nó sẽ giúp chúng ta nhận biết được các quan hệ pháp luật tồn tại xung quanh mình từ đó nắm rõ quyền hạn cũng như nhiệm vụ mình cần làm trong từng quan hệ pháp luật cụ thể
Do kiến thức và hiểu biết còn hạn chế,bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nên chúng em rất mong được các thầy,các cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng
em hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!