1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Dạy học theo tình huống pot

8 361 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Dạy học theo tình huống Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến nhiều nước mới phát triển ở Đông Nam Á, trong GD người ta chú trọng đến cách học (phương pháp) nhiều hơn học cái gì (nội dung) Với thầy giáo đúng nghĩa, chức năngchính yếucủa họ là dạy cáchhọc (thay vì truyền đạt nội dung). Với HS đúngnghĩa, nhiệm vụ quanyếu của họ là học cách học (thay vì “dùi mài kinh sử”). Trongcách học, họ đề cao haiđiều then chốt: 1. Tự học, 2. Sáng tạo. Hai mặt đó quan hệ mật thiết với nhau: sẽ không có sáng tạo nếu khôngcó tự học tíchcực; sẽ không thể tự học hiệu quả nếukhôngmài sắctrí sáng tạo. Tự học để khám phá nhậnthứcvà khaiphá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học.Các nhà GDNhật Bản và Singapoređều cho rằng đó là những kỹ năng“kép” cần cho một người HS hiện đại, để rútngắnkhoảng cách thuakém và để trở thành người chủ thật sự của tươnglai. Theo đó,họ không có(hoặccó rất ít) các bài giảng dài dònglý thuyết.Hầu hết cácgiờ lên lớpcủa họ gồm những bài dạy theo cáchhướng dẫn tìm tòi và nghiêncứu dựa trên vấn đề (hoặc dựa theo tình huống). Ví dụ dạy về phản ứng sinhhọc, HS sẽ được tìm hiểu xem cơ thể con người tự chống lại độc tố của rượu bằng cách nào. Giáo viên hướng dẫn HS quansátvà nghiêncứu những thanh thiếu niên sayrượuvà ngã bệnh, rồi tự tìm ra những lời đáp chocác câu hỏi gợi ý sauđây: - Những biểu hiện thườngthấy (về phản ứng sinhhọc) của người say rượu? - Những cách thức tự hóa giải (hoặc người khácgiúp hóa giải) độc rượu lúc bị say hoặclúc uống nhiều rượu? - Xem xét tính hiệu quả và phản ứng phụ (nếu có) của các biện pháphóa giải đó, nhấtlà với người đã có sẵn mầm bệnh? - Tại saomột số người rất dễ bị say vàsay nhiều hơn người khác khi cùng uống một loại rượu? - Cùngmột mức độ sayvà cùngmộtcách giải độc, tại sao có người hóa giải được nhanh,người khácchậm? - Chứng say rượunhiều lần sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào về mặt thể chất, tinh thần và nhâncách? Để lý giải các vấnđề trên, ngoài việc tự suy nghĩ, HS cóthể tiến hành nghiên cứu theonhóm và tự tìm kiếm thêm những thông tin đượctham khảotừ nhiều nguồnkhác nhau. Cuối ngày hoặc cuối tuần, lớp học sẽ dànhthời gian để cácnhóm cử đại diện trình bày và bảo vệ những điều đã xem xét. Giáo viên tổng kết, điều chỉnhvà bổ sungnhữngthông tin quantrọng. Bài học được hoànchỉnh trên cái sườncơ bản do HS tự thiết kế và thi công - giáoviên chỉ đóng vaitrò quảnlý và phê duyệt “côngtrình” củaHS trên cơ sở biểu dương cácthành quả sáng tạo trong tìm tòi,họchỏi và ứngdụng. Không nhất thiết bài học nào cũng được tiến hành theo cách đó,nhưng nếu trong một chương trình có30 bài mà chỉ cần áp dụngcáchdạyhọc đó cho nămbài thôi (1/6 chươngtrình) cũng là quí lắm. Nhữngbài khác chiathành ba loại: loại dễ để HS tự học lấy, loại vừa cho HS trao đổi nhóm, loạikhó để thầy giảng trêncơ sở gợi tình huống, phối hợp vớithảo luận tại lớp. (Loại dễ và vừa không tiến hành ở trên lớp,nên không sợ “cháy”chươngtrình). Những bài họcvề khoa học xãhộicàng có điềukiện dễ dàng khitiến hành cách dạy học như thế. Nó không đòihỏi gì nhiều về vật chất, tiền của, thiết bị. Nhưng nó đòi hỏi người thầyphải biết cách tổ chức, hướng dẫn, “cài đặt” tình huống;đồngthời đòi hỏi người học phảiluôn có sự tươi mới trong sáng tạo và một sự năng động trong tự học. Có thể tổng quát cách học như thế theo mộttiến trình như sau: Tự tìm tòi - Tự khám phá - Tự khaiphá - Tự thử nghiệm - Tự đưa raluận chứng -Tự đối chứng và phối kiểm - Tự tổngkết cáchgiải quyết vấn đề. Dưới mộtgóc độ khác, khi tìnhhuống (được cài đặt sẵn trong sách giáo khoa hoặc do sự gia công sư phạmcủathầy mà có) được biến thành sự kích thích trí tuệ nơi HS, thì quá trình làm việc của HSdưới sự dẫn dắt của giáo viênsẽ thựchiện theo ba bước: A. Tự đào xới tình huống, để phát hiện vấn đề. B. Tự phântích tình huống, để lý giải và chứng minh vấn đề. C. Tự tổng hợp dữ liệu, để kết luận vấn đề. Minh họa như tình huống sauđây (do thầy giáo “cài đặt”): Một thợ lắpđặt nắp cốnghình vuông tại một địa điểmtrên đường lộ. Do nắpcống nặngnề và do vội vàngsơ ý khi đặtxuống,anhta để nắpcống nghiêng theo đường chéo của miệng cống, nênnắp cống bị lọt xuống cống! Tìnhhuốngđó khiến người thiết kế miệng cống và nắp cống phải có cách cải tiến như thế nào cho khỏixảy rasự cố khi thi công? HS sẽ lần lượt xemxétvàxử lý theo ba bước nói trên: A. Đào xới tình huống: đường chéo miệng cốnglà một khoảng hở dàihơn cạnh của nắp cốngvuông. Đó là lý do nắp cống dễ bị lọt. B. Phântích tình huống: nếu không sơ ý, người thợ đặt cạnhcủa nắp cống song songvới cạnhcủa miệng cống sẽ khônggặp sự cố như đã xảy ra, vì độ dài của cạnh nắp bao giờ cũng lớn hơn độ dài của miệngcống.Tình hìnhsẽ rasaonếu thiết kế miệng cống và nắp cống không theo hình vuông haymột hình bốn cạnh khác,hoặcchỉ ba cạnh thôi? C. Tổng hợpdữ liệu: mọi kiểu hìnhbốncạnh (thoi, vuông ) hoặc hình tam giác đều bất lợi cho sự di dời hoặc lắp đặt (dễ gây sự cố, vì thế nào cũng có độ lệch giữacáckíchcỡ, nhất làđường chéo). Do vậy, chỉ có nắp cống vàmiệngcống hình tròn thì vô tư! Khi đó, người thợ cứ thoảimái xoay chiều nào cũngđược, không sợ lọt; khi cần vận chuyển lại rất dễ, chỉ việc dựng đứng và lăn nó đi, không cần khiêng. Tóm lại, dạy học theotình huống là mộthìnhthức khoahọc về việcdạycách học, học cách học. Kiểu dạy học đó chẳng tốn kémgì, mà còn có ý nghĩa sư phạm rất lớn, vì nó sinhđộng,cụ thể, thực tế, đồng thời giúp giáoviên kịp thời phát hiện được những chỗ mạnh, chỗ yếucủa HS để điều chỉnh, khích lệ. HS sẽ năng động vàdạn dĩ hơn, dần dần sẽ tự nâng mình lên trong nhận thức và hànhđộngsáng tạo. Cách dạy học theo tình huốngcòn giúp HS cải thiện các kỹ năng sốngvà làm việc, như hợp tác theo nhóm gắn kết với độc lập suynghĩ, tìmra lối thoát và vượtlên chính mình bằng mọi cách sáng tạo. Các nhà GD ở cácnướcphát triểncònxácđịnh việcdạy học theo tình huống là khâu đột phá căn bảntrong xu hướng đầutư chiều sâu choyêu cầu đổimới công nghệ dạyhọc. Giáo án điện tử nhìn từ nhiều phía. Hiện nay, ở một số trường phổ thông đã có nhiều thầy cô giáo sử dụng PowerPoint để trình chiếu bài giảng trên lớp. Theo ý kiến của các nhà chuyên môn, bản trình chiếu (presentation) chưa thể gọi là giáo án. Giáo án của một bài học phải bao gồm các phương án và hoạt động của thầy và trò. Bài giảng soạn trên nền PowerPoint (PPT) chỉ là một công cụ đơn giản tăng cường tính trực quan cho một số khái niệm và không thể gọi đó là giáo án điện tử. Kết hợp các phần mềm dạy học Theo TS PhạmXuân Quế - GVVậtlý ĐH Sư phạm HaNội, hiện nay, trên thị trường trong nước và thế giớicũng như trên mạng Internetcó nhiều phần mềmdạy học. Ca phần mềm này ghi ở đĩa CD hoặcđưalên mạng, nghĩa la nó có thể được coi là đối tượngnhận thức, học tập theo hình thức e-learning.Chẳng hạn,trong Vật lý có thể dùng phần mềm Galileo, Crocodile, phần mềm phân tích phimvideo, Thực chất phương pháp dạy học được sử dụngơ đây là thôngbáo một chiều có sự trợ giúpcủamáy tính hay mạng máy tính. TS Nguyễn Trọng Thọ, nguyên là GV Hóa trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM),nhận xét: Các phần mềm dạyhọc thườngđược mô tả bằng lời, hình ảnh, hình vẽ haycác đoạn video.Nhược điểm của các phần mềmnalà không tạora khả năng tương tác của người học với đô tượng nhận thức. Nghĩa là người học hoàn toànthụ động xem những gì diễnra trên màn hình theotrình tự mà ca tác giả đã sắp đặt. Các phần mềm dạy học do chuyên giatin học soạn thảo nhưng vìthiếu kiếnthức và kinhnghiệm chuyên mônvề sư phạmnên phần tác nghiệp giảng dạy của giáo viên nặng tính trình diễn. Mặt khác, tất cả sách giáo khoađangsử dụng chưa tính tới yếu tố sao cho phùhợpvới việcáp dụng giáo án điện tử. Kỹ năng soạn giảng bằng máy tính Để có thể ứng dụng CNTTđạt hiệu quả cao hơn, giáo viêncần có năng lực đề xuất phươngán dạy học(project), thựchiện hồ sơ bàidạy theonhững quytrình khoa học và các kỹ năng liên quan đến việc phát triểnnăng lựcthực nghiệm trong dạy học bằng máytính như kỹ năng thuthập số liệu, phân tích và trìnhbàysố liệu; kỹ năng đề xuất phương án kiểm tra kiến thức của học sinh;kỹ năng ứngdụng những thành tựu của công nghệ phần mềm, sử dụng cácphần mềm phù hợp để viết các phần mềm ứng dụng nhằmhỗ trợ việc hiện thực hóacác ý tưởng sư phạm Muốn thế, bản thân người giáo viên còn cần có niềm đam mê thật sự với việcthiết kế vốn đòihỏisự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩmmỹ, có hiểu biết nhất định về kỹ thuật vi tính (bố cục, trình bày slide,chèn nhạc, phim, hình, các minh họa độngcó tính tươngtác ). Trướckhi bắt tayvào việc soạn bài giảng điện tử, người thầy phải nắmrõ mục tiêu bài giảng,đảm bảo nội dungcô đọng nhưng vẫnđầyđủ ý củabài học.Ngoài nội dung,còn phải lưu ý đến hìnhthức, màu sắc, kiểuchữ, bố cục phù hợp, các hiệu ứng hợp lý để cho bài giảngsống động. Thế nhưng,ứng dụng CNTTvào bài giảng như thế nào để công cụ hỗ trợ này thật sự tác độngvào việc nâng cao chất lượng giáo dục mộtcách hiệu quả nhất. Một bài giảng điện tử không đơn thuần chỉ là những dòng chữ hoặc công thức lầnlượt hiện ra để học sinh ghilại. Người soạn bài giảngđiện tử lại càngkhông nên quálạm dụngcác hiệu ứngmàu sắc, hình ảnh quá rườm rà làm học sinhmất tập trung,không chúýnội dungbài học mà chỉ lo quan sát, nghe nhìn. Những nhược điểm ở bước khởi đầu Xin nêuvề những lỗi thường gặp ở người mới bắt đầu soạngiảngvới PowerPoint. Trướchếtlà những lỗiở khâu chuẩn bị. Về nội dung, có thể dochưa biếtchắt lọc và tinh giản kiếnthức cần trìnhbày trên các slidehoặc do tâmlý sợ dạy thiếu chương trình, sợ họcsinh (HS) không nắm đủ kiến thức. Cũng có thể do không có kinh nghiệm vàkỹ năng tóm lược nội dung, hoặc tâm lý sínhchữ, khoekhoang. Về cấu trúc, bắt chước nguyên xi cấu trúc bài họctrong sáchgiáo khoa, thiếu sáng tạo ra các cấu trúc mới, đơn giản và hợp với quiluậtnhận thức của HStrong môi trường giảng dạy có thiếtbị.Dường như việc sử dụng slidelà chỉ để minh họa thay cho phấn, bảng.Về tư liệu hình ảnhvàmultimedia, thường rơi vào haitình huống, thừahoặcthiếu. Quá nhiều thìgây mất tập trung,rườm ràkhôngcần thiết; quá ít hoặc không cóthì thà đừng làm PowerPoint. Thứ hailà lỗi ở khâu thiết kế. Số lượng slidethường nhiều hơn mứccần thiết, tốc độ lật nhanhgây cho HS cảmgiác khôngkịptiếp thu. Trongkhichỉ cần ít slide(10- 12 slide/tiết) với nhữngnội dungvà hình ảnhthật cô đọng và đắt. Slide chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấyhoặc phải căng mắt ra gây mỏi mệt, học sinhkhông ghichép kịp. Việc phối hợpmàu sắckhông chuẩnvà thiếu các nguyêntắc cơ bản về độ sáng/tối, độ đậm/nhạt, độ tươngphản khiến cho các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết, gây ức chế tâm lý chohọc sinh.Lạm dụng các hiệuứng chuyểnđộnglàvấn đề thườnggặp nhấtở các GVmớibắtđầu sử dụng. Các hiệu ứng về textvàgraphiccó thể gây sự “chú ý không chỉ định” nơi học sinh, nếu quánhiều thìsẽ gây phản tác dụng. Âmthanh làmộtyếu tố kích thích tốt cho giác quan, nhưng đồng thời cũng là một yếu tố gây nhiễu bài giảng của GVnếubị lạm dụng. Cuối cùng là lỗi ở khâu dạy học trên lớp, quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ, đến mức mất khả năng linh hoạt, coi việc chuẩnbị nội dung của mình là cố định, cứ thế mà làmbất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnhthayđổi. Nguyên nhânsâu xalà do chưalàm chủ được công nghệ, ngại dừng lại việc trìnhchiếu để bổ sung, sửa chữabàigiảngngay tại lớp, không kết hợp được cácphương pháp giảngdạy khác. GV mới sử dụng thường mất nhiều thời gian cho cácthao tác kỹ thuật như đấu nối thiết bị máy tính, loa, màn hình, Lời kết Phương tiện kỹ thuật chỉ hỗ trợ việcgiảngdạy chứ không thể thaythế vai tròchủ đạo của người giáo viên tronggiờ lên lớp. Máy móc chỉ làphươngtiện giúp cho bài giảnghayhơn, sinh độnghơn, songnó khônglà tất cả. Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, cầnsử dụng CNTT “đúng lúc, đúngchỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiếtgiảng. Theoý kiến củanhững thầycô giáo có kinhnghiệm thì để tiết dạy thật sự đạthiệu quả, giáo viên cần phối hợp giữa cácphương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy màkhông làm mất đi, hoặcsailệch về mụcđích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. . dựng đứng và lăn nó đi, không cần khiêng. Tóm lại, dạy học theotình huống là mộthìnhthức khoahọc về việcdạycách học, học cách học. Kiểu dạy học đó chẳng tốn kémgì, mà còn có ý nghĩa sư phạm rất. thựchiện theo ba bước: A. Tự đào xới tình huống, để phát hiện vấn đề. B. Tự phântích tình huống, để lý giải và chứng minh vấn đề. C. Tự tổng hợp dữ liệu, để kết luận vấn đề. Minh họa như tình huống. Dạy học theo tình huống Từ Nhật Bản, Hàn Quốc đến nhiều nước mới phát triển ở Đông Nam Á, trong GD người ta chú trọng đến cách học (phương pháp) nhiều hơn học cái gì (nội dung) Với

Ngày đăng: 22/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w