Đặc biệt việc triển khai “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; Triển khai “Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy
Trang 1PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TÌNH HUỐNG TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12
A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầumới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáodục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những định hướng cơ bản củaviệc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rờithực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, pháthuy tính chủ động, sáng tạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mớiPhương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển nănglực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những xuhướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹnăng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếutrên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoạikhóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diệnGD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổimới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một sốbiện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
Trang 2đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gìqua việc học.
Trước bối cảnh đó năm 2002 bắt đầu triển khai chương trình và sách giáokhoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.Các cơ sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường tổ chức các hội thảo chuyên đề,các lớp bồi dưỡng, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội thi giáo viên giỏi các
cấp, động viên khen thưởng kịp thời Đặc biệt việc triển khai “Đổi mới sinh hoạt
chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học”, theo hướng lấy học sinh làm trung tâm;
Triển khai “Mô hình trường học đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh”; Triển khai thí điểm phát triển chương
trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày
25/6/2013 của bộ giáo dục và Đào tạo; Triển khai áp dụng phương pháp “ Bàn tay
nặn bột” theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quan tâm, chỉ đạo đổi mới
hình thức và phương pháp tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá như: Hướng dẫn áp dụng
Ma trận đề thi theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 về việchướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừaquan tâm kiểm tra trình độ tư duy của học sinh; Thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục
đã hạn chế được nhiều tiêu cực trong thi cử, kiểm tra Bản thân mỗi giáo viên đã đổimới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; sử dụng thiết bị dạy học và ứngdụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học, vận dụngđược quy trình kiểm tra, đánh giá mới
Bên cạnh đó nhiều dự án của Bộ giáo dục và đào tạo đã và đang được triểnkhai thực hiện trên phạm vi cả nước (Ứng dụng công nghệ thông tin); Tăng cườnghoạt động tự làm thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh
Chính vì mục tiêu trên, có thể khẳng định rằng, các phương pháp dạy học đãbiến quá trình học của học sinh từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sanghoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên-
Trang 3Chương trình dạy học truyền thống có thể gọi là chương trình giáo dục “ địnhhướng nội dung” dạy học hay “định hướng đầu vào”, chương trình này chú trọngviệc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau.Tuy nhiên, nó chưa chú trọng đến những tình huống thực tiễn, nên ngày nay nókhông còn thích hợp nữa vì tri thức khoa học luôn thay đổi theo thời gian, việc quyđịnh cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tìnhtrạng nội dung bị lạc hậu so với tri thức hiện đại, định hướng khả năng vận dụng trithức trong những tình huống thực tiễn còn hạn chế, sản phẩm giáo dục là những conngười mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động.
Chương trình giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu racủa việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất và nhâncách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằmchuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn
Ở trường THPT môn Giáo dục công dân có vai trò quan trọng trong việc trựctiếp hình thành ý thức chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh.Môn học này có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinhđộng của gia đình, nhà trường và xã hội Chính đặc điểm này giúp cho môn Giáo dụccông dân có những lợi thế để giáo viên có những phương pháp giảng dạy tích cựcnhằm phát triển các năng lực cho học sinh, đặc biệt là các năng lực chuyên biệt như:
Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xãhội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đấtnước; Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội Môn GDCD cùngcác môn học khác đều nhằm vào mục tiêu đó Với vị trí và chức năng của môn học,môn Giáo dục công dân cần phải có những chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương
pháp giảng dạy” nhằm làm thay đổi quan niệm của học sinh coi đây là môn học phụ
và là một môn học mà các bậc phụ huynh ít quan tâm Từ đó giúp cho học sinh vàcác bậc phụ huynh hiểu đúng đắn môn Giáo dục công dân, phải hiểu nó là một môn
khoa học và được đối xử “bình đẳng” như các môn học khác, tác dụng của môn học đối với việc hình thành phẩm chất, chính trị, tư tưởng, đạo đức, nhân cách của con
người mới trong giai đoạn sự nghiệp CNH-HĐH đất nước
Trang 4Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn Giáo dục công dân, tôi đã chọn đề tài “Phát triển năng lực học
sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân
12 ”
Tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào thực tiễngiảng dạy của mình trong quá trình công tác và là một tài liệu để đồng nghiệp thamkhảo góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy bộmôn
Đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những sai xót, rất mong sự góp ý củacác thầy cô đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn
II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Lịch sử phát triển của giáo dục, phát triển năng lực học sinh qua phương phápdạy học theo tình huống là một trong những phương pháp được quan tâm nghiêncứu từ rất sớm cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm phát huy vai trò tích cực củangười dạy và người học Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử,phương pháp dạy học theo tình huống đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau
Trong một bài viết của mình, tác giả Trịnh Đình Tùng nhà xuất bản Đại học
Sư phạm đã khẳng định: “Khi hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản, giáo viêncần chú ý đến “ nhu cầu tư duy” của học sinh, khi các em tiếp thu kiến thức mới,hoặc muốn hiểu sâu sắc, làm phong phú hơn kiến thức đã biết Trong trường hợp này
ở học sinh xuất hiện những thắc mắc, những vấn đề được đặt ra để giải quyết, các
nhà giáo dục học gọi trường hợp như trên là tình huống có vấn đề Trong dạy học
giáo viên luôn luôn chú trọng khêu gợi học sinh đặt vấn đề tìm hiểu, không dừng ởviệc thụ động tiếp thu Đặt câu hỏi nêu ra điều mình chưa biết là một yếu tố quantrọng để học tập thông minh, chủ động Vấn đề đặt ra là phải nhằm vào bản chất,những điều quan trọng để hiểu sự kiện, chứ không phải là những chi tiết vụn vặt,hình thức bên ngoài Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết vấn đề, sau
Trang 5theo tình huống , khác hẳn với cách giảng dạy nhồi nhét, học sinh chỉ biết nghe, ghi,nhớ mà lười suy nghĩ Dạy học theo tình huống sẽ phát huy tính tích cực tự nhậnthức của học sinh Một trong những đặc trưng cơ bản của việc phát triển tư duy củahọc sinh là phát huy năng lực độc lập học tập, phát triển trí thông minh óc sáng tạocủa các em trong việc biết tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên vàtrao đổi với bạn học.
Về bản chất, dạy học theo tình huống không phải là một phương pháp dạyhọc cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy họcliên kết với nhau, trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tổchức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh giải quyết vấn đề” Nhiệm vụcủa người giáo viên trong dạỵ học truyền thống là người truyền đạt kiến thức chohọc sinh Kiến thức đã được giáo viên chuẩn bị sẵn và cung cấp cho học sinh ở trênlớp theo kiểu giáo viên giảng (đọc), học sinh chép Giáo viên là người có sứ mạngtruyền thụ kiến thức cho học sinh, là trung tâm của giờ học, còn học sinh đóng vaitrò thụ động, chờ đợi kiến thức do người giáo viên cung cấp Nhưng tri thức loàingười ngày càng phát triển phong phú, trong một thời lượng cho phép hết sức hạnhẹp, giáo viên không thể cung cấp cho học sinh tất cả những gì thuộc về chuyên môncủa mình Hơn nữa, nếu có cung cấp được thì những kiến thức do giáo viên đưa ra,học sinh tiếp thu một cách thụ động, sẽ không vững chắc trong nhận thức của họcsinh
Khoa học giáo dục đã chỉ ra rằng, quá trình học phải là một quá trình chủ độnglĩnh hội kiến thức của học sinh, phải là quá trình tự đào tạo thì việc nắm kiến thứcmới lâu dài và bền vững Đã từ lâu các nhà giáo dục đã khởi xướng một kiểu dạy họcmới, theo đó thay đổi hắn quan niệm về vị trí của người giáo viên ở trên lớp Giáoviên từ vai trò là trung tâm lớp học, người giữ đặc quyền trong việc cung cấp kiếnthức có sẵn cho học sinh trở thành người tổ chức hướng dẫn học sinh tự tìm đến kiếnthức, biến việc học trở thành một nhu cầu tự thân Có nhiều cách gọi khác nhau vềkiểu dạy học này như: “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” “ dạy học tích cực”,
“dạy học tự học”, “dạy học theo tình huống ”, “dạy học Ơritic”…Dù có tên gọi khácnhau, nhưng nội dung cơ bản của các quan niệm dạy học này đều nhằm đến mục tiêu
Trang 6là phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, biến việc học tập của học sinhtrở nên hứng thú, trở thành nhu cầu của chính người học”.
Đặc biệt cuốn “Tài liệu dạy học và kiểm tra, đanh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Giáo dục công dân ” của Bộ giáo
dục và đào tạo đã gợi mở các biện pháp nhằm phát huy năng lực của học sinh cấpTHPT
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạođiều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hộicủa việc học tập
Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiềumôn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn Trong nhà trường cácmôn học được phân theo các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, còn cuộc sốngthì luôn diễn ra các mối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phứchợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyênmôn, rèn cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, liên môn
Phương pháp nghiên cứu theo trường hợp là một phương pháp dạy học điểnhình của dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huốngđiển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quantrọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắcphục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổthông
Tuy nhiên nếu các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống môphỏng lại, thì chưa phải là tình huống thực Nếu chỉ giải quyết vấn đề trong phònghọc lí thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kếthợp giữa lí thuyết và thực hành
Trang 7Chính vì vậy, hoàn thành vấn đề này với tôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cóthể vận dụng lý luận vào dạy học và khả năng vận dụng vào thực tiễn giảng dạy củabản thân trong quá trình công tác
III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Vận dụng dạy học theo tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12 nhằmđáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, khắc phục tình trạng dạy học theokiểu giáo điều, thụ động , giáo viên đọc cho học sinh chép những kiến thức có sẵn
IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc đổi mới phương pháp là rất quan trọng Đó
là vấn đề đã được đề cập đến nhưng tôi thấy chưa thật hiệu quả Tôi nghiên cứu đề
tài này nhằm tìm ra phương pháp, giải pháp phù hợp nhằm “Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống trong môn Giáo dục công dân 12”
V ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 12 THPT nhằm “ Phát triển năng lực học sinh qua phương phápdạy học theo tình huống”
VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một số bài giảng trong chương trình Giáo dục công dân 12
VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến đề tài của nhữngnhà khoa học giáo dục ở nước ta
- Nghiên cứu lý luận các quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin, tư tưởng HồChí Minh và Đảng ta bàn về giáo dục
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm về các biện pháp có liên quan đến đề tài, sosánh đối chiếu với lớp đối chứng để rút ra kết luận
- Tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn dạy học Giáo dục công dân 12 ởtrường THPT Ngô Thì Nhậm
Trang 8- Cụ thể là một số bài giảng trong chương trình Giáo dục công dân 12
Đề tài được viết dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát, khảo sát, so sánh
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra
- Phương pháp thống kê toán học
Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độquan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặtphương pháp:
- Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tìnhhuống: ví dụ như đọc một văn bản cụ thể; nắm vững và vận dụng được các phép tính
Trang 9- Mục tiêu dạy học được mô
tả không chi tiết và khôngnhất thiết phải quan sát, đánhgiá được
- Kết quả học tập cần đạt được mô tảchi tiết và có thể quan sát, đánh giáđược, thể hiện được mức độ tiến bộ củahọc sinh một cách liên tục
Nội dung
giáo dục
- Việc lựa chọn nội dung dựavào các khoa học chuyênmôn, không gắn với các tìnhhuống thực tiễn Nội dungđược quy định chi tiết trongchương trình
- Lựa chọ những nội dung nhằm đạtđược kết quả gắn với thực tiễn, chươngtrình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết
- Giáo viên chủ yếu là người tổ chức hỗtrợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hộitri thức; Chú trọng sự phát triển khảnăng giải quyết vấn đề, khả năng giaotiếp
- Chú trọng sử dụng các quan điểm,phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực,thí nghiệm, thực hành
Trang 10- Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lựcđầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quátrình học tập, chú trọng khả năng vậndụng trong các tình huống thực tiễn.
Vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực theo tình huống được hiểu như thếnào?
1.Tình huống dạy học
“Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” (Robinson) Bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống Có thể nói, tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào giảng dạy đã
có từ thời Khổng Tử, khi ông sử dụng các hoàn cảnh, câu chuyện có thực gặp trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răn dạy cho học trò của mình Thế nhưng, phải đến khoảng cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy mới được áp dụng khá phổ biến
Một số năm trở lại đây, PPNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các nhà trường Việt Nam, tuy chưa phải ở mức phổ biến Trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãi nhất là trong vòng 20 năm trở lại đây và tỏ
ra cực kỳ hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
1.1.Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình huống
Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết
Trang 11Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả/ trình bày một trường hợp trongthực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó
Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệvới chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó
Trong quan hệ không gian, tình huống xảy 2 ra bên ngoài nhận thức của chủ thể
Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể
Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủthể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động
1.2 Theo Boehrer (1995) thì:
“Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp củađời thực vào lớp học”
Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức
Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế
Tiêu chuẩn của một tình huống tốt:
Về mặt nội dung, tình huống phải:
- Mang tính giáo dục
- Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích
- Tạo sự thích thú cho người học
- Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,
Về mặt hình thức, tình huống phải:
Trang 12- Có cách thể hiện sinh động
- Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh
- Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu
- Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin,
1.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học
1.3.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH) là một phương
pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống
Ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học
Theo Nguyễn Hữu Lam: “phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong
đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”
1.3.2 Cấu trúc của tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đíchdạy học cụ thể
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết Đó là mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả riêng biệt
2 Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần thiết
3 Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Trang 13Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học
Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa cho phép
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm
4 Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trongnhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1 Xác định mục tiêu
Bước 2 Phân tích cấu trúc nội dung của bài học
Bước 3 Thiết kế tình huống dạy học
Bước 4 Vận dụng tình huống vào dạy học
Phát triển năng lực học sinh qua phương pháp dạy học theo tình huống đặt rayêu cầu cao đối với người giáo viên Khi có tình huống có vấn đề giáo viên phải tìmcách biểu đạt như thế nào để quá trình dạy học diễn ra có hiệu quả Giáo viên xemhọc sinh là trung tâm của quá trình dạy học Các hình thức mà giáo viên thường tổchức cho học sinh phát hiện vấn đề đó là học lý thuyết và làm bài tập Giáo viên luônthay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực để phù hợp với hoạt động học tậpcủa học sinh giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và triệt để
Trong bài giảng của mình, giáo viên phải đặt học sinh vào trạng thái tâm lýđặc biệt Lúc đó ở học sinh xuất hiện thắc mắc, hoài nghi, mâu thuẫn trong nhậnthức Vì thế, học sinh tò mò, nhu cầu nhận thức cái chưa biết nhưng cần phải biếtxuất hiện Điều quan trọng là giáo viên phải khéo léo đặt ra tình huống và gợi hứngthú nhận thức ở học sinh Học sinh chỉ hứng thú nghe giáo viên giảng bài khi bài họccung cấp những kiến thức mới, khi giáo viên có phương pháp giảng dạy sinh động,lôi cuốn, kích thích học sinh tìm tòi, học hỏi thêm ngoài những điều đã lĩnh hội trênlớp
Trang 14Cũng qua bài trình bày, giáo viên phải nêu được “tình huống ” trong tình
huống có vấn đề, tức là những kiến thức có tính trừu tượng, khái quát nhất định.Những vấn đề này học sinh chưa biết nhưng do yêu cầu nhận thức, bắt buộc học sinh
phải biết Cần chú ý thêm rằng, “tình huống ” trong tình huống có vấn đề phải vừa
sức với học sinh
Trong dạy học giáo viên có thể đặt ra những tình huống có vấn đề cơ bản vànhững tình huống phụ trợ để giải quyết tình huống có vấn đề cơ bản Bài trình bàycủa giáo viên khi gợi ra những tình huống có vấn đề phải tạo ra được bầu không khísáng tạo, sinh động trong lớp học Từ đó, các em sẽ hứng thú say mê trong việc tìmtòi, lĩnh hội kiến thức mới
II CƠ SỞ THỰC TIỄN
1 Vài nét về thực trạng
- Về phía giáo viên:
Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế của thời đại, là trào lưu chung của loàingười, là mệnh lệnh của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa, là sự đòi hỏi của sự đáp ứng yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lựctrong điều kiện thị trường lao động đầy cạnh tranh của con em chúng ta, chứ khôngphải là ý muốn chủ quan của một người hoặc một nhóm người nào đó
Trong những năm qua, bộ môn Giáo dục công dân đã đổi mới nhiều trongcác khâu cơ bản của quá trình dạy học Các tình huống trong giảng dạy diễn ra sinhđộng, hấp dẫn, không khí học tập sôi nổi, hứng thú, học sinh tích cực làm việc mộtcách độc lập, có phần sáng tạo Nhiều giáo viên có năng lực tổ chức quá trình học tậptheo quan niệm sư phạm hiện đại, vận dụng các phương pháp mới đạt hiệu quả, bêncạnh những cách dạy học truyền thống; có nhận thức đúng đắn về đổi mới phươngpháp dạy học Đặc biệt, một số giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học bằng câuchuyện pháp luật, bằng tình huống có hiệu quả góp phần quan trọng vào việc rènluyện năng lực tích cực, độc lập suy nghĩ trong việc giải quyết vấn đề nhằm pháttriển tư duy cho học sinh trong quá trình học tập; giúp học sinh nắm vững, hiểu sâusắc, đầy đủ hơn hệ thống kiến thức của môn học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư
Trang 15duy, lôgic…Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức nói chung, tinh thần chuyên cầntrong lao động học tập, thái đội vượt khó nói riêng
Năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục triển khai việc đổi mới trong dạy học vàkiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh Bên cạnh việc cải tiến cácphương pháp dạy học truyền thống, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học thìviệc vận dụng phương pháp dạy học theo tình huống góp phần quan trọng trong việcphát triển năng lực tư duy, khẳ năng nhận biết và giải quyết vấn đề của học sinh
Song đôi khi vì nhiều lí do, cách dạy học này đối với giáo viên không phải lúcnào cũng thành công Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chưamang lại hiệu quả cao Truyền thu tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy họcchủ đạo của nhiều giáo viên Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trongviệc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo củahọc sinh còn chưa nhiều Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí truyết Việcrèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinhthông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm
- Về phía học sinh: Các em thường hay ngại khi được yêu cầu phát biểu, thường chỉ
tập trung vào 1 vài em có lực học khá, giỏi luôn tích cực từ đầu năm đến cuối năm
Có em ngại nói, nếu thầy cô không quan tâm tới có khi chẳng phát biểu bao giờ
Vì vậy phần lớn học sinh ngại học Giáo dục công dân , không thích học Giáodục công dân Hầu hết các em coi môn này là môn phụ không cần học, nếu học chỉ
để cho đủ điểm, không cần đọng lại gì trong đầu Học sinh học một cách thụ động,chỉ biết ghi chép như một cái máy, học thuộc như một cái máy, thậm chí có những
em ghi bài xong, về để đấy, ngày mai cô có hỏi không biết hôm trước học bài nào
Tại sao học sinh lại không yêu thích với môn Giáo dục công dân , giờ họcGiáo dục công dân? Phải chăng là do phía người dạy hay sách giáo khoa, hay xuhướng chung của xã hội?
Trước thực trạng trên , tôi đã chủ động làm phiếu điều tra trước khi thực hiện
đề tài
PHIẾU ĐIỀU TRA ( Giáo viên làm phiếu điều tra tới học sinh lớp 12 năm học 2014-2015)
Tổng số: 12A- 30; 12B – 33; 12C- 33; 12D- 44; 12E- 46.
Trang 16Nội dung Có Không
Em có quan tâm đến bộ môn Giáo dục công dân
trong trường học phổ thông?
Qua kết quả điều tra, số học sinh yêu thích môn Giáo dục công dân chưa nhiều
và cho rằng môn Giáo dục công dân không quan trọng, không cần thiết phải học tập
2 Nguyên nhân của thực trạng
Sở dĩ có tình trạng trên vì cách dạy học theo tình huống cần rất nhiều thờigian, đòi hỏi người giáo viên phải tính toán thật kỹ khi xây dựng tình huống Bởi nếutình huống không vừa sức với học sinh hoặc là quá khó hoặc là quá dễ cũng sẽ khôngđộng viên học sinh tham gia tích cực vào quá trình nhận thức tri thức mới Hơn nữanếu đã tốn nhiều thời gian xây dựng mà không khuyến khích người học tích cực sẽtạo cho người thầy có tâm lý chán nản, dần dần ngại xây dựng tình huống có vấn đề.Đồng thời việc thực hiện này ở trên lớp cũng mất nhiều thời gian, nếu không khéo sẽdẫn đến cháy giáo án, khó thành công một giờ dạy Nhiều giáo viên xây dựng tìnhhuống nhưng thực tế lại không khéo léo dẫn dắt thành ra lại khiến vấn đề trở nên rắcrối, khó hiểu, thậm chí lại có kết quả ngược lại so với mong muốn
Chính vì thế, nhiều giáo viên xây dựng các tình huống trong dạy học nêu vấn
đề ở bộ môn Giáo dục công dân không được thường xuyên, mà chỉ là để thực hiệntrong các giờ hội giảng, chuyên đề, hoặc có xây dựng tình huống nhưng chỉ là để đốiphó trong giáo án mà thôi Hơn nữa, cũng xuất phát từ thực tế quan niệm trong xãhội về môn học: xem nhẹ, không bằng những môn học thời thượng; nên giáo viêncũng thiếu nhiệt tình
Còn các em học sinh được học ở những giờ dạy đó đều được nâng cao hơn vềkhả năng giao tiếp trước tập thể, tính tích cực và sáng tạo có điều kiện để thể hiện.Những kiến thức các em tự mình nhận ra và tự mình ghi nhớ nên được nhớ sâu sắc
Trang 17hơn Tuy nhiên, không phải giờ học nào cũng được học như thế nên các em mongmuốn có nhiều giờ dạy hay và hứng thú, có nhiều tình huống cho các em tham giagiải quyết để nâng cao khả năng tự nhận thức cho mình Nhưng bên cạnh đó vẫn còn
1 số em không thích học môn này vì nhiều lí do, hoặc 1 số em chưa thật sự mạnhdạn, nhận thức quá kém so với các bạn cùng trang lứa (hạn chế của vùng nông thônmiền núi nghèo) nên còn chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa của cách dạy học này,
vì thế mà chính kiến không rõ ràng
III NỘI DUNG VẤN ĐỀ
1 Biện pháp phát triển năng lực học sinh trong dạy học theo tình huống
1.1 Vị trí và mục tiêu của chương trình GDCD 12
1.1.1 Vị trí
Môn GDCD còn tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết cho cáccông dân trẻ tuổi như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục sứckhỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống matúy, phòng tránh HIV/AIDS Tuy nhiên việc tích hợp phải hợp lí, không làm nặng
nề thêm nội dung môn học
Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình khai thác tiềm năng và phát triểntâm lực học sinh, phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoànthiện của học sinh
Nội dung của môn GDCD hướng học sinh vươn tới những giá trị cơ bản củangười công dân Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đó
là những giá trị tốt đẹp của dân tộc trong sự hòa nhập với tinh hoa văn hóa nhân loại,thể hiện sự thống nhất giữa tính truyền thống với tính hiện đại
Môn GDCD không những trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông,
cơ bản phù hợp với lứa tuổi , về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống mà còn cầnhình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, những hành vi và thóiquen phù hợp với những giá trị đã học, giúp cho học sinh có sự thống nhất cao giữa ýthức và hành vi, giúp học sinh hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trên một sốlĩnh vực cơ bản, từ đó mà các em hiểu rằng bất cứ người công dân nào, ở bất kìcương vị nào đều phải sống và làm việc theo pháp luật.Nội dung môn GDCD gắn bó
Trang 18chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh, gắn liền với sự kiện trong đời sốngđạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước
1.1.2 Mục tiêu:
Chương trình GDCD 12 là chương trình của lớp cuối cấp bậc THPT, nối tiếpchương trình lớp 10 và 11 để thực hiện một cách đầy đủ mục tiêu của chương trìnhGDCD của cả cấp học.Chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên các mônhọc cơ bản như :Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa
xã hội khoa học và các đường lối chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhànước trong giai đoạn hiện nay
Chương trình GDCD 12 nhằm giúp học sinh:
Về kiến thức:
- Hiểu được bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật, mối quan hệ biện chứnggiữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
- Nhận biết được vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi
cá nhân, nhà nước và xã hội
- Nắm được một số nội dung cơ bản của pháp luật liên quan đến việc thực hiện
và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do, dân chủ và phát triển của công dân
Trang 191.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học môn Giáo dục công dân 12 ở trường THPT Ngô Thì Nhậm
Phương pháp dạy học theo tình huống sẽ đặt học sinh trong một tìnhhuống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việcgiải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp nhận thức
Dạy học theo tình huống là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhậnthức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ
tự lực khác nhau của học sinh Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, tôi đã đúc rútđược các biện pháp sau nhằm phát huy năng lực của học sinh:
1.2.1 Lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, hấp dẫn.
Giá trị đích thực của tình huống là ở nội dung tình huống, cho dù người dạy cóvận dụng tốt mọi kĩ năng, kĩ xảo để dẫn dắt, tổ chức điều khiển người học tham giavào tình huống nhưng bản thân tình huống không hấp dẫn hoặc kém hấp dẫn, thiếusức thuyết phục, ít có giá trị thiết thực với chủ thể tiếp nhận thì việc đưa tình huốngvào giảng dạy cũng không đem lại hiệu quả gì lớn lao Do đó người dạy cần lựachọn, sàng lọc, xây dựng tình huống dựa trên các tiêu chí sau:
- Tình huống phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nội dungcủa bài học, phù hợp với trình độ người học
- Nội dung của tình huống phải đảm bảo tính chính xác khoa học, bám sát kiếnthức chuẩn từ sách giáo khoa
- Tình huống phải có tính thực tế, phải gắn với những sự kiện liên quan đếnđời sống hằng ngày, giúp người học có thể liên hệ với bài học một cách dễ dàng
- Tình huống phải hấp dẫn, khơi dậy sự hứng thú, khơi dậy khả năng tự học vàyêu thích bộ môn ở người học, có thể bằng nhiều hình thức: ca dao, tục ngữ, mẩuchuyện vui
Ví dụ: Khi dạy bài 1 “ Pháp luật và đời sống” để học sinh hiểu rõ hơn về các đặc
trưng của pháp luật, giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện gương mẫu tôn trọngluật lệ của Bác Hồ
Trang 20Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức,
kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đãquyết định thì phải triệt để thi hành Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làmthì cương quyết thực hiện cho bằng được”
Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư,khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông Bác vừa vào chùa, vị
sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng
ý Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào
và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bậtlên Đường phố đang lúc đông người Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả.Anh em cảnh vệ lo lắng nhìn nhau.Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tưnày thì chúng tôi không biết làm thế nào được Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồngchí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xeBác Nhưng Bác đã hiểu ý Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế! Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giaothông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thôngbật đèn xanh để xe qua
Câu hỏi: 1 Em có nhận xét gì về cách ứng xử của Bác?
2 Em hiểu thế nào về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Sau khi học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi, giáo viên có thể chốtlại :
1 Cách ứng xử của Bác là phù hợp với tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Vì như Bác đã nói: “ Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thihành Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện chobằng được”.Khi có tín hiệu đèn thì mọi người đều phải chấp hành như nhau, khôngphân biệt, bất kì ai ở trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theokhuôn mẫu được pháp luật quy định, có như vậy mới đảm bảo công bằng
Trang 212 Tính quy phạm phổ biến của pháp luật có nghĩa là pháp luật là những quytắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối vớitất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đây chính là ranh giới đểphân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.Tính quy phạm phổ biến nàylàm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện,hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
VD: Luật Giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiểngiao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường là quy tắc
mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo, ai không tuân thủquy tắc này đều là vi phạm pháp luật, việc xe của Bác dừng lại khi có tín hiệu củađèn đó là việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ một cách nghiêm túc
Về phía học sinh sau khi tự trả lời và nghe giáo viên giải thích các em đã xácđịnh được năng lực tự học cho mình trong đó biết đánh giá và điều chỉnh những saisót, những hạn chế của bản thân trong cuộc sống, trong khi tham gia giao thông, đúckết những kinh nghiệm để có thể chia sẻ, vận dụng vào các tình huống khác trongthực tiễn để nâng cao năng lực phẩm chất của bản thân Bên cạnh các năng lực chung, qua câu chuyện các em còn tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp vớipháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, chủ động tham gia hợp tác giải quyết cácvấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội
1.2.2 Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở.
Khi đưa ra tình huống, câu hỏi dẫn dắt gợi mở là hết sức quan trọng, nhiều khi
là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của tình huống và khả năng lĩnh hộikiến thức của người học Chúng ta đều biết rằng yếu tố thúc đẩy tư duy là nhữngnhiệm vụ nhận thức nảy sinh trên cơ sở tri giác (cái gì là nền tảng của hiện tượng,nguyên nhân của nó là gì?), là những nghịch lí (tại sao những con tàu lớn bằng thépthì nổi, còn miếng sắt nhỏ lại chìm?), là sự ngạc nhiên v.v… Chính những câu hỏi
“Cái gì?”, “Tại sao?”, “Như thế nào?” đã kích thích óc tìm tòi của người học, kíchthích sự phân tích, so sánh và khái quát hóa Cho nên, hầu hết các tình huống đều cómột kết thúc mở dưới dạng một câu hỏi nhằm hướng người học đến vấn đề cần giảiquyết cũng như nhằm tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận và giải quyết vấn