Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu skkn PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH QUA PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO TÌNH HUỐNG TRONG môn GIÁO dục CÔNG dân 12 (Trang 32 - 33)

II. Cơ sở thực tiễn

1. Biện pháp phát triển năng lực của học sinh trong dạy học theo tình huống

1.2.8. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học

Các phương tiện trực quan, các phương tiện kĩ thuật dạy học trong nhà trường đóng vai trò rất lớn trong quá trình dạy học . Nhờ vào phương tiện dạy học mà người học được cung cấp kiến thức một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc và bền vững.

Phương tiện dạy học làm sinh động nội dung học tập; phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy của người học; nâng cao hứng thú, lòng tin của người học vào khoa học , đồng thời tiết kiệm được thời gian trình bày, diễn giảng, giúp tăng năng suất lao động của người dạy. Một số biện pháp cụ thể:

- Thiết kế tình huống các thiết bị trình chiếu để gây kích thích, lôi cuốn người học.

- Dùng đoạn phim hay, phim tư liệu để dẫn dắt đến tình huống

- Sử dụng sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh… có liên quan để tăng tính sống động của tình huống.

Ví dụ; Khi dạy bài 5”Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo” Tiết 2, trước

khi vào bài học giáo viên chiếu lên màn hình một số hình ảnh, thông tin về các tôn giáo đang hoạt động ở nước ta: Việt Nam hiện nay có gần 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có gần 20 triệu tín đồ thuộc 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường ở nước ta.

Trong đó: Phật giáo gần 10 triệu tín đồ. Thiên chúa giáo hơn 5,5 triệu.

Phật giáo Hòa Hảo khoảng 1,3 triệu. Cao Đài hơn 2,4 triệu.

Tin lành khoảng 1 triệu. Hồi giáo khoảng 60 nghìn.

Ngoài ra còn nhiều tín ngưỡng khác, có những tín ngưỡng hoạt động không hợp pháp( tà giáo).

Sau đó giáo viên hỏi : “Từ những thông tin trên em hãy kể tên những tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam và cho biết trong những tôn giáo đó tôn giáo nào du

nhập từ nước ngoài vào Vệt Nam, tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam, các tôn giáo được bình đẳng với nhau như thế nào?”

Đê hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu tình huống sau:

Chị Mai và anh Nam mỗi người theo một đạo, chị Mai theo đạo Thiên chúa, còn anh Nam theo đạo Phật. Họ yêu nhau đã được 3 năm rồi, đến khi hai anh em chị thưa chuyện với gia đình để chuẩn bị kết hôn với nhau thì ông Tuấn ( bố của chị Mai) không đồng ý, với lí do hai người không cùng đạo. Ông Tuấn còn nói, sẽ nhất định không cho phép chị kết hôn với anh Nam. Chị Mai không nghe, cho rằng mình có quyền quyết định việc kết hôn, cho dù bố không đồng ý.

Câu hỏi: 1. Hành vi cản trở của ông Tuấn có vi phạm pháp luật không?

2. Chị Mai có quyền tự quyết định việc kết hôn với anh Nam mà không cần sự đồng ý của bố mẹ hay không? Vì sao?

Học sinh trả lời:

1. Hành vi cản trở của ông Tuấn là vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

2. Chị Mai có quyền tự quyết định việc kết hôn với anh Nam, tuy nhiên cũng cần tham khảo một số ý kiến của cha mẹ, nhưng không phải là tất cả.

Một phần của tài liệu skkn PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH QUA PHƯƠNG PHÁP dạy học THEO TÌNH HUỐNG TRONG môn GIÁO dục CÔNG dân 12 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w