Kết quả mô phỏng mạch

Một phần của tài liệu BÁO cáo CHUYÊN đề tự động hóa và điều khiển thiết bị công nghiệp (Trang 40)

- Với góc mở =60 0:

Khối tín hiệu xung ( Pulse)

- Với góc mở α= 900:

Khối tín hiệu xung ( Pulse)

Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾM NGHỊ 4.1 Kết luận

4.1.1 Kết quả mô phỏng

Thông qua quá trình hoàn thiện báo cáo chuyên đề. Chúng em đã tích lũy cho mình những kiến thức bổ ích về biến tần,nghịch lưu điện áp đặc biệt là đã xây dựng được mạch lực và mô phỏng trên phần mềm psim.Từ đó thấy được sự thay đổi của các thông điện khi sử dụng biến tần, và hiểu được tầm quan trọng của biến tần trong công nghiệp.

Quá trình nghiên cứu và thực hiện báo có có ý nghĩa đối với mỗi sinh viên như chúng em, đó là khoảng thời gian bổ ích và vui vẻ. Quá đó giúp sinh viên ghi nhớ, tổng hợp lại hệ thống kiến thức một cách nhanh nhất, khoa học và logic. Đó cũng là giỏ tri thức để hành trang cho mỗi sinh viên trên con đường tìm kiếm sự nghiệp sau này.

4.1.2 Tầm quan trọng của biến tần trong công nghiệp

- Thay đổi tốc độ và đảo chiều động cơ quay

Biến tần là một thiết bị có thể thay đổi động cơ nhanh chóng và dễ dàng do dòng khởi động của động cơ làm việc không quá 1.5 lần. Nếu được so sánh với dòng khởi động truyền thống thì biến tần này làm việc hiệu quả hơn. Cách thay đổi tốc độ của thiết bị này rất tốt, vì thế nó luôn mang tới những lợi ích tuyệt vời cho người sử dụng. Ngoài việc thay đổi tốc độ ra thì việc đảo chiều của động cơ cũng được biến tần thực hiện với thao tác nhanh qua việc kết nối cùng bộ nguồn cho dòng điện 1 chiều đi vào. Rồi sau đó thay đổi dòng điện đó thành dòng điện xoay chiều giúp cho người dùng thấy được những ưu điểm mà biến tần đem lại. Chính nhờ lợi ích này mà các doanh nghiệp đã đưa biến tần sử dụng trong ngành công nghiệp.

- Giảm tốc độ khởi động

Khi cho thiết bị biên tần giảm dòng khởi động làm cho thiết bị này từ quá trình khởi động cao sang quá trình khởi động thấp sẽ giúp cho các động cơ tránh được việc mang tải lớn. Đã vậy, nó còn giúp cho thiết bị tránh hư hỏng các phần cơ khí, các bộ phận bên trong, đồng thời giúp tăng cao tuổi thọ của động cơ. Thế nên, người dùng cần phải lưu ý việc này để giảm dòng khởi động hợp lý, giúp cho việc bạn sử dụng biến tần được hiệu quả hơn trong công việc.

- Tiết kiệm năng lượng

Do biến tần có thể thay đổi tốc độ khởi động cho động cơ dễ dàng. Nên thiết bị có tính năng tiết kiệm năng lượng điện năng vô cùng tốt. Làm cho người dùng tránh được tiê tốn nhiều trong việc chi trả chi phí khi sử dụng thiết bị này. Khi cho thiết bị biến tần hoạt động theo tốc độ cụ thể và chính xác thì các tải không cần chạy hết công suất. Nhờ vậy

mà tính tiết kiệm điện sẽ tăng từ 20 tới 30% so vơi việc bạn sử dụng hệ thống khởi động truyền thống.

- Bảo vệ an toàn hệ thống điện

Khi người dùng cho biến tần khởi động trực tiếp thì dòng khởi động sẽ thấp hơn gấp nhiều lần dòng định mức nếu sử dụng hệ thống khởi động truyền thống có thể làm cho dòng khởi động tăng cao hơn so với dòng định mức nhưng đưa biến tần vào thì hoạt động sẽ êm hơn. Đáp ứng được nhiều hơn cho nhu cầu lớn của người dùng. Không những thế, nói còn không làm cho chính biến bị sụt áp khi hoạt động cùng các thiết bị điện khác trên cùng hệ thống điện. Ngoài ra thì các tải trong máy bơm nước, máy nén khi hay quạt... hay những ứng dụng khác cần phải điều khiển lưu lượng/ áp suất thì biến tần sẽ mau chóng ngừng động cơ và cho động cơ ở chế độ không tải. Nhờ đó mà nó vừa có thể vừa tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cho người dùng mà nó còn vừa giúp bảo vệ được hệ thống điện một cách an toàn giúp người dùng thiết bị biến tần này được tốt nhất.

- Giám sát và điều khiển an toàn

Biến tần có khả năng giám sát tốt đồng thời làm cho hệ thống điện an toàn. Không những thế nó còn giúp cho các thiết bị điện khác làm việc song song với biến tần ổn định. Không những thế mà biến tần còn giúp cho quá trình sản xuất của những thiết bị doanh nghiệp tăng cao, đáp ứng được nhu cầu lớn từ chính tay người tiêu dùng nên với tính năng giám sát, nhờ tích hợp hệ thống điều khiển nên việc giám sát quy trình hoạt động của những thiết bị điện khác trong quá trình làm việc càng dễ dàng hơn

4.2 Kiến nghị

- Bên trong biến tần là các linh kiện bán dẫn nên rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường. Như vậy ta phải đảm bảo điều kiện môi trường khi lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm, vị trí lắp

- Các bộ biến tần không thể làm việc ngoài trời chúng cần được đặt trong tủ có không gian rộng, thông gió tốt. Vị trí đặt tủ là nơi khô ráo, trong phòng có nhiệt độ nhỏ hơn 500oC, không có chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nếu không chắc chắn thì không tự ý thay đổi hay mắc nối tham số thiết đặt.

- Khi thấy biến tần báo lỗi hãy tra cứu tài liệu và tìm nguyên nhân, chỉ khi nào khắc phục được lỗi mới khởi động lại

- Mỗi bộ biến tần đều có tài liệu tra cứu nhanh, bạn nên ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi các lỗi mà quan sát được để lưu lại thông tin cần thiết cho việc khắc phục các sự cố

Cuối cùng, cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo bộ môn TS.Nguyễn Duy Trung.Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Điện Tử Công Suất em đã nhận được sự quan tâm , giúp đỡ , hướng dẫn tận tình của thầy . Thầy đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.Từ những kiến thức mà thầy truyền đạt em đã có thể trả lời được những câu hỏi thường gặp về cấu tạo của các động cơ cũng như nguyên lý hoạt động của chúng .

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó trong quá trình hoàn thành bài báo cáo chuyên đề

, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót . Nhóm rất mong nhận được những góp ý đến từ thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc thầy cô sức khoẻ và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.

1. Giáo trình điện tử công suất – Võ Minh Chính,Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giáo trình Biến tần ( Inverter) - KS. Phan Văn Cường

3. Trần Trọng Minh, Bài Giảng điện tử công suất, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007.

4. Phạm Quốc Hải, Dương Văn Nghi, Phân tích và giải mạch điện tử công suất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, 2007.

Một phần của tài liệu BÁO cáo CHUYÊN đề tự động hóa và điều khiển thiết bị công nghiệp (Trang 40)