Băi bâo nhằm giới thiệu một văi kinh nghiệm của người viết về âp dụng câc phương phâp sư phạm để thực hiện yíu cầu trín ngay cả trong giảng dạy Ngoại ngữ, một môn học mă nhiều người vẫn
Trang 1HỖ TRỢ SỰ PHÂT TRIỂN TƯ DUY SÂNG TẠO VĂ
TƯ DUY PHÍ PHÂN CỦA SINH VIÍN TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
FACILITATING STUDENTS' DEVELOPMENT OF CREATIVE AND
CRITICAL THINKING IN TEACHING FOREIGN LANGUAGES
TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG TRANG
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đă Nẵng
TÓM TẮT
Giảng dạy đại học đòi hỏi Người dạy không chỉ truyền thụ kiến thức mă quan trọng hơn lă phải trang bị cho Người học phương phâp tư duy Băi bâo nhằm giới thiệu một văi kinh nghiệm của người viết về âp dụng câc phương phâp sư phạm để thực hiện yíu cầu trín ngay
cả trong giảng dạy Ngoại ngữ, một môn học mă nhiều người vẫn cho rằng chỉ rỉn luyện trí nhớ vă kỹ năng
ABSTRACT
Teaching at tertiary level requires of lecturers not only transmitting knowledge to students but also equipping them with thinking skills This article introduces some experience of employing appropriate methodology to meet the requirements mentioned above in teaching a foreign language - a subject which has extensively been considered as just engaging students in memorising and practising language skills
1 Đặt vấn đề
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội công nghệ cao, một xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng Một kiến thức vừa được trang bị sẽ có thể bị lạc hậu Do vậy, yêu cầu cao nhất của giảng dạy không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền thụ phương pháp tư duy sáng tạo và tư duy phê phán để người học có thể lĩnh hội, xử lý kiến thức một cách hiệu quả và trở thành người học suốt đời Đây là yêu cầu của việc giảng dạy tất cả các môn học, trong đó có môn Ngoại ngữ
Phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy ngoại ngữ nói riêng là một quá trình hoàn thiện, phát triển không ngừng để phù hợp với thực tế, nhu cầu đào tạo của xã hội Trên nềìn tảng các học thuyết khác nhau, các phương pháp giảng dạy khác nhau được xây dựng Kể từ thập niên 70 trở lại, các nhà tâm lý học và ngôn ngữ học không ngừng nghiên cứu và cho ra đời nhiều học thuyết Trong số đó có thể kể đến Thuyết Hệ thống (Systematic Approach) và Đường hướng giao tiếp (Communicative Approach) Theo Thuyết Hệ thống, người học ngôn ngữ phải nắm được cơ chế mà ngôn ngữ đó hành chức và nắm được hệ thống của ngôn ngữ đó Trong khi đó, Đường hướng giao tiếp lại cho rằng người học ngôn
Trang 2ngữ không chỉ đơn thuần là học ngôn ngữ mà phải sử dụng được ngôn ngữ đó trong giao tiếp Vận dụng lý luận của các học thuyết đó vào việc dạy ngoại ngữ, trong những năm qua người dạy yêu cầu nhiều ở người học vào việc bắt chước, ghi nhớ kiến thức được truyền đạt và dạy người học nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết để họ sử dụng thành thạo ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp
Dù áp dụng học thuyết nào, bản thân tôi cho rằng người dạy nên nhìn nhận lại quan niệm dạy học ngoại ngữ trong xu hướng hiện nay là: người học ngoại ngữ thông thạo ngoài việc nắm được cơ chế của ngoại ngữ đang học, sử dụng thuần thục ngoại ngữ đó trong giao tiếp, còn cần phải có kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán
Theo Bassham [1], Moore và Barker [5], yêu cầu đối với người học có kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán là:
+ thực hiện thành thạo các kiểu tư duy phức tạp như phân tích, phán đoán, suy diễn
+ biết nhận xét, đánh giá có phê phán các ý tưởng và thông tin
+ hiểu được quan điểm và ý tưởng tranh luận của người khác
+ có khả năng thiết lập và đưa ra những lý lẽ thuyết phục để bảo vệ quan điểm, ý tưởng của mình
Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra đối với người học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, người dạy phải xác định mục tiêu, chiến lược dạy học, xây dựng phương pháp giảng dạy hợp lý và thiết kế nội dung bài giảng và các hoạt động dạy học sao cho người học có nhiều cơ hội luyện tập và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của mình
Bài báo này xin giới thiệu một vài hoạt động hỗ trợ sự phát triển kiểu tư duy nêu trên trong dạy học ngoại ngữ Đó là: động não, chất vấn, giải quyết các tình huống có vấn đề và tranh luận
2 Các họat động hỗ trợ sự phát triển tư duy sáng tạo và tư duy phê phán của người học
2.1 Động não (Brainstorming)
Động não là hoạt động giúp người học tư duy để sản sinh càng nhiều ý tưởng liên quan đến chủ đề sắp được học càng tốt Đây là hoạt động khởi động nên chúng ta chưa nên đánh gía đúng sai Thay vào đó hãy xem các ý tưởng mở đầu này là điểm xuất phát cho các ý
Trang 3tưởng hay, đúng ở giai đoạn sau của hoaüt động học Khi dạy các kỹ năng thực hành tiếng, động não được giới thiệu qua các hình thức viết tự do (free writing), lập
sơ đồ về nhóm từ vựng (word-mapping or webbing) hay nhóm
ý tưởng (concept mapping) có liên quan đến chủ đề đang học
Trong viết tự do, người học không cần phải quan tâm nhiều đến ngữ pháp hay cách tổ chức sắp xếp các ý tưởng Song, khi thao tác, từ này sẽ gợi ra nhiều từ khác, ý tưởng này sẽ dẫn đến việc nảy sinh nhiều ý tưởng khác TheoMiles [4], viết tự do đi đôi với cơ hội phát triển tư duy sáng tạo bởi vì một khi người học bắt đầu viết về một chủ đề nào đó, anh ta đang thực hiện việc tư duy phân tích chủ đề cho dù anh ta có thực sự ý thức về những gì anh ta đang viết hay không?
Để lập được sơ đồ về nhóm từ vựng hay nhóm ý tưởng, người học phải trải qua quá trình tư duy như phán đoán, phân tích, tổng hợp Nếu được luyện tập nhiều lần hoạt động này, kỹ năng tư duy sáng tạo của các em ngày càng nâng cao Chẳng hạn, trước khi học bài về chủ đề “Rain Forests”, sinh viên làm việc theo cặp, nhóm và lập sơ đồ như sau:
Equator sources ofì medicines wet hot cutting trees need farmland
shrinking
rainy sunny
tall trees monkeys tigers
vines orchids insects lizards
Hoặc khi dạy nói với chủ đề "small talk", sau quá trình tư duy, các em có thể lập sơ đồ như sau:
Rain forests
plants
animals
Trang 4the news last night
television weather
your favourite TV programs It's going to rain It's fine, isn't it?
Không còn hồ nghi gì, hoạt động động não giúp sinh viên trở thành người học tốt hơn Nó tạo cơ hội cho người học lục tìm, kích hoạt những kiến thức đang sở hữu và cùng lúc đó hướng tư duy của mình vào việc phán đoán các ý tưởng họ sẽ gặp trong bài học Trong hoạt động này, sinh viên không phải lo ngại về việc sửa lỗi của thầy giáo, do vậy, góp phần giải quyết khó khăn mà đa số sinh viên chúng ta mắc phải là họ e dè hơn trong đề xuất ý tưởng so với sinh viên phương Tây Điều này vốn dĩ là điểm bất lợi kìm hãm sự phát triển tư duy sáng tạo
2.2 Chất vấn (Questioning)
Hoạt động chất vấn, đặt câu hỏi là hoạt động cần thiết kích thích trí tò mò của người học Trong giờ học ngoại ngữ, người dạy nên sử dụng nhiều câu hỏi cũng như khuyến khích sinh viên đặt nhiều câu hỏi liên quan hoặc mở rộng so với nội dung bài giảng Qua đó, không những giúp tăng cường sự tương tác giữa thầy với trò, giữa trò với trò mà còn tạo nhiều cơ hội cho người học phát triển kỹ năng tư duy Điều cần thiết là người thầy phải thiết kế, đặt các câu hỏi như thế nào để hỗ trợ sựû tư duy sáng tạo, có phê phán của người học
Theo Bloom [3], tư duy được phân thành 6 cấp độ khác nhau:
- Knowledge (nắm kiến thức): cấp độ này yêu cầu
người học tái sản sinh kiến thức
- Comprehension (hiểu): cấp độ này đòi hỏi người
học hiểu và giải kiến thức
- Application (ứng dụng): người học có thể áp
dụng kiến thức vào các tình huống mới để giải quyết vấn đề
- Analysis (phân tích): phân chia kiến thức thành các
bộ phận cấu thành, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận thông qua việc phân loại, đối chiếu, so sánh, v v
- Synthesis (tổng hợp): ở cấp độ này, người học
tổng hợp thông tin, đề xuất các giải pháp thay thế
Small talk
Trang 5Thực hiện tư duy ở cấp độ này, người học phải biết kết hợp, thiết kế, phát triển, tưởng tượng, phán đoán, v.v
- Evaluation (đánh giá): người học cho ý kiến, dựa
vào một số tiêu chí để đưa ra nhận xét
Ứng dụng cách phân loại của Bloom, chúng ta không chỉ dừng lại ở các câu hỏi bề mặt để kiểm tra mức độ nắm kiến thức (knowledge) và hiểu bài (comprehension), mà phải đẩy mạnh phát triển tư duy sáng tạo, có phê phán bằng cách đặt các câu hỏi mang tính phân tích, giả thuyết, đánh giá Các dạng câu hỏi này sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với người học Cụ thể:
- Câu hỏi phân tích: yêu cầu người học cho các lý do tại sao sự việc xảy ra hoặc không xảy ra
- Câu hỏi giả thuyết: yêu cầu người học phán đoán về kết quả của một tình huống giả thuyết
- Câu hỏi đánh giá: đòi hỏi người học nhìn nhận hiện tượng hay sự việc ở nhiều góc độü khác nhau để tìm ra điểm đồng thuận và không đồng thuận của sự việc, hiện tượng đó
Đăc biệt, trong dạy đọc hiểu, người dạy sẽ có nhiều cơ hội ứng dụng các loại câu hỏi này vào trong giờ giảng Chẳng hạn khi dạy bài đọc hiểu với chủ đề "Rain Forests" (xem ở phần phụ lục), ngoài việc dạy một số kỹ thuật giúp sinh viên hiểu được nội dung của bài đọc cũng như nắm được nghĩa của một số từ vựng quan trọng, người thầy có thể có thể tiếp tục đặt một số câu hỏi đòi hỏi tư duy sâu như:
- Câu hỏi phân tích:
Why have native people been losing their land?
(Tại sao người dân bản xứ bị mất đất đai?)
What are the reasons for companies to invest in rain forests?
(Vì những lý do gì mà các công ty lại đầu
tư vào rừng mưa nhiệt đới?)
What are the reasons for some native people to be cautious?
(Tại sao nhiều người dân bản xứ lại quá thận trọng?)
What is the main concern related to the foreign companies that have invested in rain forests? (Mối
lo ngại chính liên quan đến việc các công ty nước ngoài đầu tư vào rừng mưa nhiệt đới là gì?)
Trang 6- Câu hỏi giả thuyết:
What would happen if the foreign companies hadn't invested in rain forests?
(Điều gì đã phải xảy ra nếu các công ty nước ngoài đã không đầu tư vào các rừng mưa nhiệt đới?)
What will happen if foreign companies continue to invest in rain forests?
(Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào các rừng mưa nhiệt đới?)
- Câu hỏi đánh giá:
Is it logical or illogical for native people to work for foreign bosses?
(Việc người dân bản xứ làm công cho các ông chủ nước ngoài là hợp lý hay phi lý?)
Do the foreign companies make the forest and native ways of life disappear?
(Liệu các công ty nước ngoài có làm cho rừng và lốïi sống của dân bản xứ bị biến mất?)
What are the advantages or disadvantages for native people working for foreign companies?
(Những tiện lợi và bất tiện đối với dân bản xứ đang làm việc cho các công ty nước ngoài?)
Điều đáng lưu ý là sau khi đặt câu hỏi ở mức độ
tư duy sâu, cần cho sinh viên thời gian để suy nghĩ Nhằm
lôi cuốn sự chú ý của các thành viên trong lớp cũng
như tạo điều kiện cho người học làm quen nhiều với
kiểu tư duy nhận xét phê phán, sau mỗi câu trả lời,
thầy giáo có thể yêu cầu các thành viên khác trong
lớp cho nhận xét, đánh giá về câu trả lời đó Bên
cạnh đó, câu hỏi đặt ra phải rõ ràng và chính xác
Động từ sử dụng trong câu hỏi phải mang nghĩa cụ thể
nhằm tránh sự khái quát hoặc mơ hồ về mục đích của
câu hỏi Chẳng hạn:
Thay vì hỏi: nên cụ thể hơn:
- What do you think will
happen when ?
(Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy
ra khi ?)
- What do you predict will happen when ?
(Bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi ?)
- What do you think of this
story?
(Bạn nghĩ gì về câu
chuyện này?)
- What conclusions can you draw about this story? (Bạn rút ra những kết luận gì qua câu chuyện này?)
Trang 7- How can you explain
?
(Bạn giải thích như thế
nào ?)
- What evidence do you have to support ?
(Bạn có nhũng bằng chứng
gì để ủng hộ ?)
Rõ ràng hoạt động chất vấn này mang tính thách thức cao đối với người học ngoại ngữ bởi lẽ họ phải trải qua quá trình tư duy ở mức cao rồi phải diễn giải bằng ngôn ngữ đích Do vậy, để đạt hiệu quả cao, người dạy cần đặt câu hỏi phù hợp với độ tuổi và năng lực ngoại ngữ của người học, và nếu cần thiết, hỗ trợ người học về cấu trúc ngôn ngữ, giúp họ có thể đưa
ra câu trả lời xác đáng về nội dung kiến thức lẫn nội dung ngôn ngữ
2.3 Giải quyết vấn đề (problem-solving) và tranh luận (arguement)
2.3.1 Giải quyết vấn đề
Hoạt động đòi hỏi người học sử dụng ngôn ngữ đích làm phương tiện giải quyết vấn đề không những có
ý nghĩa đối với sự phát triển tư duy ở cấp độ "ứng dụng" của người học ngoại ngữ mà còn kích thích sự tham gia và sử dụng ngôn ngữ đích của họ vào mục đích giao tiếp Lý do lôi cuốn hấp dẫn của hoạt động này nằm ở chỗ sinh viên phải sử dụng kỹ năng nhận thức và logic để giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính họ
Hoạt động giải quyết vấn đề nên được thiết kế theo nhóm dưới hình thức thảo luận để nâng cao sự tương tác, hợp tác trong học tập giữa những ngươiì học Để hoạt động này đáp ứng cao với nhu cầu của người học, người dạy cần lắng nghe, tìm hiểu những vấn đề người học quan tâm, tuyển chọn và đưa ra các tình huống thiết thực gắn liền với ngành học của người học Thầy giáo cần giới thiệu cho người học các bước quan trọng để tiến hành hoạt động này nhằm luyện tập kỹ năng tư duy sâu, đó là:
1 Nhận ra vấn đề
2 Đề xuất các giải pháp sáng tạo cho vấn đề
3 Đưa ra các lý lẽ để ủng hộ và bác bỏ các giải pháp
4 Lựa chọn giải pháp thích hợp nhất trên cơ sở phân tích các lý lẽ
2.3.2 Tranh luận
Hoạt động tranh luận không những kích thích sinh viên
tư duy về nhiều khía cạnh khác nhau của một vấn đề mà còn giúp họ phát triển kỹ năng giao tiếp Để hoạt
Trang 8động này được thực hiện một cách hiệu quả, người dạy cần lưu ý hướng dẫn cặn kẽ các bước tiến hành như sau:
- Sinh viên độc lập suy nghĩ về vấn đề và hình thành những ý kiến, lý lẽ để ủng hộ hay phản bác vấn đề đó
- Thành lập các nhóm cùng ý tưởng (ủng hộ hay bác bỏ) để các thành viên trong nhóm thu thập thông tin, chia sẻ ý kiến Ở bước này, sinh viên cũng được khuyến khích tư duy về nhũng lý lẽ tranh cãi của nhóm đối kháng và chuẩn bị các phương án phản bác lại những lý lẽ này
- Thành lập các nhóm tranh luận gồm những thành viên đối kháng, thực hiện việc tranh luận
Sau khi quan sát các nhóm tranh luận, thầy giáo nên tóm tắt một số ý kiến, quan điểm được đưa trong cuộc thảo luận và đánh giá diểm mạnh, điểm yếu của các
ý kiến đó
3 Kết luận
Người học có thể phát triển khả năng tư duy trong quá trình học ngoại ngữ Vấn đề cơ bản là người dạy biết cách khai thác tiềm năng của người học và thay đổi quan niệm truyền thống về vai trò của mình trong quá trình dạy học ngoại ngữ Người thầy không chỉ thuần túy là người truyền đạt kiến thức ngôn ngữ để học trò có thể sử dụng chúng một cách thành thạo trong giao tiếp Người thầy còn phải thực hiện hai vai trò quan trọng nữa Thứ nhất, dạy cho người học trở thành những thành viên hữu ích, có trách nhiệm trong xã hội bằng cách cung cấp cơ hội giúp người học phát triển kỹ năng tư duy ở cấp độ cao để có thể giải quyết vấn đề, phân tích thông tin, đánh giá thông tin và đưa ra những hành động phù hợp với những tình huống xã hội cụ thể Thứ hai, người dạy đóng vai trò là người tư duy sáng tạo và tư duy phê phán: biết nhận xét, đánh giá phương pháp giảng dạy đang sử dụng và luôn trăn trở, suy nghĩ về những gì mình có thể làm để kích thích người học tư duy ở cấp độ cao
TĂI LIỆU THAM KHẢO
[1] Basham, G, Irwin, W & Wallace, J., Critical Thinking, Mc Graw Hill Inc., 2002
[2] Hussain, N.,“Helping EFL Students by Asking Quality Questions”, TESL Journal,
Vol IX, No 10, 2003
[3] Krathwohl, D., A revision of Bloom's taxonomy: An overview Theory into Practice,
Longman Group UK Ltd, 2002
Trang 9[4] Miles, R., Teaching Creative Writing, Open Unoversity Press, 1992
[5] Moore, B.N & Parker, R., Critical Thinking, Mayfield Publishing Company, 1986.
APPENDIX
RAIN FORESTS
In the rain forests of the tropics, native peoples have been losing their land rapidly to development Companies that invest in the forest have been taking over large areas of land for logging, agriculture, cattle raising and mining When the forest disappears, so does the indigeous way of life
Foreign investment has been increasing the demand for forest products, but it hasn't brought the landd itself back under native control Corporations from industrialized nations have been inviting tribes to participate in the rain forest harvest, to gather nuts or copaiba oil His cooperation with outside companies has been changing the native culture More native people have been working for foreign bosses and have been selling products to foreign markets, rather than to traditional local markets Companies that have been advertising rain forest products have been selling products such as hair conditioner and skin creams Consumers are eager to support products that can benefit native people without harming the forest, and they are happy to hear some profits return to the rain forest countries
However, some native people are cautious They feel that reliance on foreign markets weakens their independence They ask why they need the foreign companies and what benefits come from foreign markets They have been selling diverse forest products in their own local markets for years and have been conserving the forest at the same time Native people have been asking for protection of the rain forest and of their traditional lifestyle