Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
2,9 MB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC BÀI GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH – TIN HỌC 10” Nhóm tác giả: Đỗ Quang Trung Đỗ Anh Tuấn Trịnh Phương Nga Đơn vị: Trường THPT Hồng Quang Y ên Bái, tháng 2 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 1 - MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT – ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1- Lý do chọn đề tài 2- Thời gian thực hiện và triển khai SKKN 2 2 PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNG CỦA SKKN 3 1- Cơ sở lý luận 2- Thực trạng của vấn đề 3- Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 4- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3 3 8 21 PHẦN THỨ BA – KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 2 - PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, các thành tựu của Tin học được áp dụng hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội như sản xuất hành hóa, quản lý, giáo dục, đào tạo, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần… đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn. Nếu ai không theo dõi thường xuyên các thông tin và nắm bắt lĩnh vực này người đó sẽ bị lạc hậu. Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của Tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nền tin học của một Quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và kho tàng tri thức chung của thế giới. Người Việt Nam có nhiều tố chất thích hợp với ngành khoa học này, vì thế chúng ta hi vọng có thể sớm hoà nhập với khu vực và trên thế giới. Như ta đã biết Tin học là một bộ môn mới được đưa vào giảng dạy chính thức trong nhà trường phổ thông từ năm học 2006 - 2007. Đối với các em học sinh, có thể nói đây là một “Hành trang” để giúp các em vững bước đi tới tương lai - tương lai của một thế hệ công nghệ thông tin bùng nổ ! Tuy nhiên, với các em học sinh vùng miền núi nói, việc tiếp cận với bộ môn Tin học còn nhiều hạn chế. Một lẽ dễ hiểu đó là vì hầu hết các em chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính bao giờ, cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin vấn còn khá mới mẻ. Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC BÀI GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH – TIN HỌC 10” Sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế. Mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để sáng kiến được hoàn thiện hơn. 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm: Thời gian thực hiện và triển khai Sáng kiến bắt đầu từ ngày 10/08/2012 đến hết ngày 30/09/2012. Đối tượng nghiên cứu : là học sinh khối 10. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 3 - PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận: Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH”, nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về cấu trúc của một máy tính để bàn PC (Personal Computer), nhưng nếu chỉ dạy học theo phương pháp thuyết trình thì quá trừu tượng và khó hình dung được một máy tính để bàn nó như thế nào? Chúng tôi muốn tận dụng các thiết bị sẵn có về máy tính để bàn để mô tả một cách trực quan cho học sinh. Các thiết bị như màn hình (monitor), bảng mạch chính (Mainboard), bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ trong (RAM, ROM), Đĩa cứng, Đĩa mềm, Đĩa Flash, Nguồn điện, Bàn phím(Keyboard), Chuột(Mouse), dây cáp, … được bố trí trên một mô hình nhỏ, gọn dễ dàng di chuyển đến các lớp học. Điều đặc biệt là mô hình này hoàn toàn hoạt động được bình thường. Viết sáng kiến kinh nghiệm thường xuyên liên tục cũng là nhiệm vụ chính trị của mỗi giáo viên, nhưng cần phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn và phù hợp với nhà trường trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm đang trình bày của tôi dựa theo các luận cứ khoa học hướng đối tượng, cụ thể: thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm,v.v… phù hợp với bài học và môn học thuộc lĩnh vực phần cứng máy tính. Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các linh kiện vật lí và kết hợp với diễn giải để cụ thể hoá bài học, học sinh sẽ quan sát trực quan các thông số kỹ thuật trên các thiết bị của máy tính, phân loại được các bộ phận quan trọng trong các bộ phận của máy tính. Đồng thời học sinh biết những lỗi phần cứng thường gặp khi thực hành tại phòng máy. 2. Thực trạng của vấn đề: Khi học sinh học bài học Bài 3. “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH” tiết PPCT 5, 6 và quan sát hình vẽ “SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH” trong sách giáo khoa Tin học 10 (Hình 10) trang 19. Học sinh đã có rất nhiều nhầm lẫn và trừu tượng về máy tính, nhất là khi giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới, phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”. Ví dụ như sơ đồ cấu trúc máy tính dưới đây: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 4 - Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm: Giỏi Khá TB Yếu TT Lớp Số HS SL % SL % SL % SL % 1 10A1 39 15 38,5 10 25,6 9 23,8 5 12,8 2 10A2 36 5 13,9 19 52,8 4 11,1 8 22,2 3 10A3 41 4 9,75 13 31,7 15 35,6 9 21,9 4 10A4 38 3 7,9 10 26,3 17 44,7 8 21,0 5 10A5 38 0 0 8 21,0 22 58,0 8 21,0 6 10A6 37 1 2,7 6 16,2 21 56,7 9 24,3 HỆ THỐNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY: Câu hỏi 1: Theo em biết thì máy tính có những phần nào? Học sinh sẽ trả lời ngay: máy tính gồm có hai phần là màn hình và thân máy. Như vậy đa phần học sinh đã liên tưởng hộp máy (case) là thân máy (vì các em đã được nhìn thấy máy tính). Câu hỏi 2: Em hãy quan sát hình 10 (sơ đồ cấu trúc máy tính- trang 19)cho biết máy tính gồm bao nhiêu bộ phận? Học sinh sẽ trả lời là gồm có 4 bộ phận: Bộ xử lý trung tâm, Bộ nhớ trong; Bộ nhớ ngoài và Thiết bị vào,Thiết bị ra. Mà thực tế thì máy tính được cấu thành từ năm bộ phận. Như vậy, nhìn vào sơ đồ hình 10 trong sách giáo khoa Tin học 10 học sinh đã nhóm CPU và Bộ nhớ trong thành một bộ phận (vì chúng cùng được đóng một khung), còn các bộ phận khác thì đa phần học sinh đều trả lời đúng. Qua hai câu hỏi trên cho ta thấy rằng nếu không mô tả bằng thiết bị vật lí cụ thể thì học sinh sẽ nhầm lẫn, hiểu biết lệch lạc. B ộ nhớ ngo ài B ộ nhớ ngo ài Thi ết bị v ào Thi ết bị ra B ộ đ i ều khi ển B ộ s ố h ọc /logic B ộ x ử l í trung t â m Hình 10. Sơ đồ cấu trúc máy tính SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 5 - Câu hỏi 3: Bộ xử lý trung tâm (CPU)là gì? Tầm quan trọng của CPU như thế nào? Em biết các hãng sản xuất CPU hiện nay không? Tất nhiên là học sinh sẽ trả lời như khái niệm trong sách giáo khoa: CPU là đơn vị xử lí trung tâm và là bộ phận quan trọng nhất của máy tính,…các hãng sản xuất CPU như Intel, IBM. CPU bao gồm các bộ phận CU, ALU, Thanh ghi. Theo kiểu trả lời này thì học sinh chưa thực sự hiểu biết về CPU, còn mang tính học vẹt, hiểu biết mông lung, thậm chí không biết được CPU có kích thước thực(kích thước vật lí) là bao nhiêu (trong khi trên thị trường thì đang lưu hành nhiều loại CPU công nghệ nano). Nhiệm vụ của giáo viên là phải diễn giải thêm cho học sinh để học sinh nắm vững hơn khái niệm CPU, nhưng chỉ diễn giải và mô tả bằng hình ảnh trong sách giáo khoa thì học sinh cũng khó nắm bắt được kiến thức về CPU. Vậy ta có thể lấy một chiếc CPU nào đó để cho học sinh quan sát trực quan không? Thực tế chúng tôi đã lấy một chiếc CPU cho học sinh quan sát, kết quả là học sinh rất chăm chú và đặt ra rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Ta có thể giải thích thêm CPU giống như bộ não của còn người, nếu xử lý nhiều công việc CPU sẽ rất nóng vì vậy phải lắp thêm thanh tản nhiệt và quạt gió để làm mát. Câu hỏi 4: Em hãy cho biết sự khác biệt lớn nhất giữa Bộ nhớ trong (Main Memory) và Bộ nhớ ngoài(Secondary Memory), kể tên các loại của hai bộ nhớ trên? Phần đồng các em học sinh trả lời một cách máy móc rằng bộ nhớ trong là bộ nhớ nằm bên trong, Bộ nhớ ngoài là bộ nhớ nằm bên ngoài. Câu trả lời lấp lửng là do học sinh chưa được thấy một chiếc máy tính như thế nào? Nếu nói nằm bên trong vỏ máy thì cả hai Bộ nhớ trong và Bộ nhớ ngoài đều nằm bên trong vỏ máy. Trả lời câu hỏi trên phải là “Bộ nhớ trong khi tắt máy hay cúp nguồn điện của máy tính thì dữ Hình 2. CPU ROM RAM Bộ nhớ trong SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 6 - liệu trên bộ nhớ này sẽ mất, còn Bộ nhớ ngoài thì lưu dữ liệu ngay cả khi tắt máy hoặc không có nguồn điện”. Ngoài ra, còn một số phân biệt khác như: dung lượng, cấu trúc vật lí, tốc độ truy xuất dữ liệu, … Các loại bộ nhớ: học sinh trả lời có thể nói giống hệt nội dung sách giáo khoa vì thực tế học sinh chưa bao giờ thấy các thiết bị nói trên. Giáo viên chỉ có thể mô tả bằng hình ảnh trên sách giáo khoa hoặc Projector. Còn nếu lấy một chiếc máy tính để mô tả thì rất là khó vì phải tháo lắp rất phiền hà. Câu hỏi 5: Hãy kể tên các thiết bị vào (Input devices) và thiết bị ra(Output devices? Học sinh dựa vào sách giáo khoa sẽ liệt kê được các thiết bị vào(Input devices) như: 1. Bàn phím(Keyboard); 2. Chuột(Mouse); 3. Webcam(Máy quay phim qua Internet); USB CD-ROM FDD HDD Bộ nhớ ngoài SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 7 - 4. Máy quét ảnh(Scanner); 5.Modem Học sinh quan sát được các thiết bị trên thông qua các hình ảnh được mô tả trong sách giáo khoa Tin học 10. Thực ra các thiết bị đó rất thường gặp. Ngoài các thiết bị trên đa phần học sinh không thể biết thêm các thiết bị khác nữa, ví dụ để đưa âm thanh vào máy tính như Micro, chuyển đổi tín hiệu Internet như Modem, Router, các thiết bị chống trộm như camera,… Học sinh sẽ liệt kê được các thiết bị ra(Output Devices): 1. Màn hình(Monitor); 2. Máy in(Printer); 3. Máy chiếu(Projector); 4. Loa và tai nghe(Speaker and Headphone); SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 8 - 5. Router Đa phần học sinh trả lời đúng và đủ tên các thiết bị ra nói trên. Nhưng tất cả đều là quan sát trong sách giáo khoa. Qua các câu hỏi nêu trên, các em chỉ nhớ các bộ phận của máy tính một cách thụ động, dễ quên, dễ nhầm lẫn dẫn đến chất lượng và hiệu quả của bài giảng đạt thấp. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề. Hiện nay, các thiết bị vật lí của máy bị hư hỏng và bỏ đi rất nhiều (tất nhiều một số vẫn có thể sử dụng được). Nếu chúng ta tận dụng các thiết bị trên để mô tả trực quan cho học sinh thì rất tốt. Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết và phân loại các thiết bị máy tính, học sinh biết nhiều hơn về các thông số kĩ thuật của các thiết bị trên. Qua nhiều năm giảng dạy Tin học 10, chúng tôi đã thực hiện mô tả trực quan cho học sinh về các thiết bị máy tính, tháo nắp ổ đĩa cứng, tháo CPU, đĩa mềm, mainboard, ổ đĩa CD, phím, chuột, … để cho học sinh quan sát và đồng thời chúng tôi diễn giải cho học sinh hiểu rõ hơn về các thiết bị nói trên, học sinh được sờ, nhìn, và lắp đặt các thiết bị vào với nhau thành một máy tính cơ bản hoàn chỉnh. Chúng tôi đã sắp xếp các thiết bị vật lí trên vào cùng một bảng dưới đây. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 9 - MÔ HÌNH TRỰC QUAN MÔ TẢ CẤU TRÚC CỦA MỘT MÁY TÍNH Mô hình trên có thể dễ dàng di chuyển đến các phòng học, kinh phí để thực hiện không cao do tận dụng được các thiết bị hư hỏng đã bỏ đi. Cần nói thêm rằng mô hình trên hoàn toàn có thể hoạt động bình thường nhưng cũng rất dễ tháo, lắp một cách đơn giản và nhanh chóng. Qua mô hình trên học sinh có thể dễ dàng trả lời được các câu hỏi một cách hết sức đơn giản như: CPU nằm ở vị trí nào? RAM và ROM nằm ở vị trí nào…?, công dụng, tác dụng chính của các bộ phận? Tại sao gọi là bảng mạch chính (Mainboard) hay bảng mạch mẹ (motherboard)? Đâu là nguồn điện? (mà các trước đây các em hoàn toàn không hề biết vì trong sách giáo khoa cũng không nói đến các bộ phận này). Để tăng tính hiệu quả của mô hình giáo viên có thể đưa ra những trò chơi để gây hứng thú và tính ham hiểu biết của các em như: Trò chơi đoán vật, gọi hai học sinh lên bảng quay lưng vào nhau, sau đó một em mô tả hình dạng của một bộ phận để cho em kia đoán là bộ phận nào của máy. Ví dụ: bộ phận này mà CPU, RAM và ROM đều nằm ở trên đó, học sinh kia sẽ dễ dàng đoán được đó là bảng mạch chính (Mainboard) hoặc đây là bộ phận biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều để cung cấp điện cho máy (em còn lại dễ dàng trả lời được đó là nguồn điện)… [...]... khách quan kém hiểu biết mang lại, có những học sinh phát biểu rằng Máy tính thật đơn giản” Không những thế mà còn có một số học sinh tự đi mua cho mình một máy tính mới mà không cần có sự giúp đỡ của giáo viên hay kí thuật viên Một số hình ảnh về việc học tập tích cực của học sinh khi học tập với mô hình máy tính Học sinh nghiên cứu lý thuyết Học sinh quan sát mô hình Học sinh tìm hiểu các bộ phận Học. .. chưa? - Trong đời sống hằng ngày để làm việc gì đó thì cần có chương trình Cho 1 số vd + Webcam 7 Thiết bị ra: - Nghe giảng - Màn hình (Monitor): Được cấu tạo tương tự như màn hình ti vi - Tham khảo sgk và trả lời - Nghe giảng - Trả lời - Nghe giảng - Trả lời - Máy in (Printer) - Máy chiếu (Projector) - Mô em (Modem) - Loa và tai nghe (Speaker and Headphone) - Nghe giảng - Trả lời - Trả lời - Nghe... sau: - Trong một giờ học phần nào học sinh đã hiểu và nắm được cấu trúc của một máy tính - Gây được hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là đối với những học sinh còn nhận thức yếu - Thu hút và sử dụng được tối đa tính tích cực của học sinh qua các tiết học và lấy học sinh làm trung tâm của tiết học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và quản lý - Kết quả của học sinh khá tăng rõ rệt, học sinh yếu - kém... niệm trừu tượng dẫn đến sự ham mê học tập của học sinh Kết quả là có rất nhiều học sinh đã biết lắp ráp được cho mình một chiếc máy tính và cũng thường xuyên theo dõi sự thay đổi về tốc độ xử lí của CPU trên thị trường máy tính Qua thực tiễn giảng dạy bài 3 - Giới thiệu về máy tính Tin học lớp 10 và quá trình đi dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy từ các đồng nghiệp trong trường tôi thấy đã đem lại... bổ sung (nếu có) - Gv nhận xét và đánh giá 3.Nội dung bài mới: HĐ của giáo viên & HĐ của học sinh * Hoạt động 1: Khái niệm hệ thống tin học - Tiết trước các em đã được học về tt và cách mã hoá tt trong máy tính Hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về các thành phần trong máy tính - Tham khảo sgk Hãy cho biết hệ thống tin học gồm các phần nào? - Giải thích cho hs biết về các thành phần trên - Theo các em 3 thành... - 14 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - * Hoạt động 4: Thiết bị ra - Tiết trước chúng ta đã biết sử dụng các thiết bị gì để đưa thông tin từ ngoài vào máy tính Ta tìm hiểu tiếp dể đưa thông tin ra ngoài thì ta dung các thiết bị nào - Thế để đưa thông tin từ máy tính ra ngoài ta sử dụng những thiết bị nào? - Phân tích và nhận xét - Hãy giới thiệu. .. lược về màn hình máy tính? - Muốn được một lá đơn, một cuốn sách, ngoài việc ta nhập vào nhập tính ta còn phải in vb đó ra - Kể một số máy in mà em biết? - Ngoài ra ta còn có thiết bị nhập khác là máy chiếu, moden - Muốn nghe được nhạc thì chúng ta cần phải sử dụng những thiết nào? * Hoạt động 5: Tìm hiểu hoạt động của máy tính - Chúng ta đã tìm các thành phần của máy tính, với các thành phần này máy tính. .. cuèi bài - §ọc trước bài mới ở nhà - 12 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tiết 06 § 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH(T2) I MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Biết cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lược về hoạt động của máy tính 2 Kĩ năng: Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. .. trang thiết bị dạy học mới, sửa chữa, nâng cấp phòng máy tính đảm bảo 2 phòng máy hoạt động tốt và hiệu quả Hiện tại chỉ có ½ phòng máy tính hoạt động được - Cần có hệ thống mạng máy tính kết nối đến phòng máy tính để phục vụ cho việc học tập của học sinh được tốt hơn - Kiến nghị với Bộ giáo dục cập nhật Sách giáo khoa Tin học 2 năm hoặc 1 năm một lần Hiện tại sách giáo khoa đang sử dụng được xuất... - 20 - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Học sinh rất thích thú học tập và đặt rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề phần cứng của máy tính, và thường xuyên trao đổi với giáo viên về phần cứng máy tính Phần nào đó học sinh yêu thích môn học và có ý thức học tập đúng đắn, hạn chế được việc làm hư hỏng máy tính trong . HỒNG QUANG “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC BÀI GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH – TIN HỌC 10 Nhóm tác giả: Đỗ Quang Trung Đỗ Anh Tuấn Trịnh Phương Nga Đơn vị: Trường THPT Hồng Quang. giảng dạy môn Tin học 10, khi dạy Bài 3 “GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH”, nội dung của bài này là giới thiệu cho học sinh về cấu trúc của một máy tính để bàn PC (Personal Computer), nhưng nếu chỉ dạy học. lĩnh vực công nghệ thông tin vấn còn khá mới mẻ. Từ lí do trên, tôi xin trình bày sáng kiến “SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC BÀI GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH – TIN HỌC 10 Sáng kiến kinh nghiệm