skkn sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường thcs

19 2.2K 16
skkn sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC DI TÍCH CÁCH MẠNG TỈNH ĐĂK LĂK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Trong hệ thống các môn học ở trường Trung Học Cơ Sở (THCS), dạy học lịch sử có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục, của ngành, của Đảng. Để nâng cao chất lượng bộ môn, khắc phục tình trạng giảm sút chất lượng môn học. Đặc biệt là trong những năm gần đây qua các kỳ thi tốt nghiệp, đại học chất lượng môn lịch sử là một trong những bộ môn có điểm rất thấp. Vậy nên việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học bộ môn Lịch Sử đối với cấp THCS nói riêng và các cấp học khác nói chung là rất cần thiết và mang tính cấp bách. Ở trường THCS Phan Đình Phùng phần lớn các em học sinh và đa phần các gia đình xem đây chỉ là một bộ môn học phụ, đứng sau các bộ môn Ngữ Văn, Toán, Vât Lý, Hóa Học Nên các em chưa thực sự giành thời gian nhiều cho bộ môn. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ quan điểm của các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đã có từ trước. Đặc biệt là trong dạy học bộ môn Lịch Sử hiện nay của chúng ta vẫn còn khan hiếm đồ dùng trực quan, các em lĩnh hội kiến thức mới ở mức độ tư duy trừu tượng, tính trực quan sinh động còn hạn chế, chưa tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn các em, dẫn đến sự mệt mỏi chán nản, bài học lịch sử giễ thành bài giáo huấn chính trị, các em sẽ bị thụ động trong qúa trình chiếm lĩnh kiến thức mới. Một trong những phương tiện dạy học bộ môn lịch sử có hiệu quả là các di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạng nói riêng. Di tích cách mạng không chỉ là một loại tài liệu lịch sử vật chất quý hiếm, một bằng chứng khoa học trung thực về quá khứ mà còn là phương tiện dạy học có hiệu quả. Như vậy sử dụng di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạng nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đồng thời còn góp phần quan trọng vào công tác giữ gìn, tôn tạo những di sản quí giá, một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Trong tình thực tế ở trường THCS Nói chung và trường THCS Phan Đình Phùng, Krông búk nói riêng, điều kiện để đưa học sinh đi ngoại khóa là rất khó, mặc dù nó rất có ý nghĩa, nhưng phần vì điều kiện thời gian, phần vì điều kiện phương tiện, phần vì ý thức của các em khi tham gia Vì thế để tránh được những ràng buộc nói trên, đồng thời để thế hệ Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 3 trẻ không lãng quyên đi những kho tàng văn hóa quí báu do chính cha ông ta đã làm nên trong lịch sử trên địa phương mình, nên tôi đã nghiên cứu và viết đề tài này mong được góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương giảng dạy của bộ môn lịch sử ở trường THCS. Với những lý do cấp thiết nói trên, thiết nghĩ việc chọn đề tài “ sử dụng di tích lịch sử cách mạng tỉnh Đăk Lăk trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS” là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS – cụ thể là các lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng. Những di tích lịch sử được tôi chọn lọc để sử dụng trong dạy học lịch sử, là những di tích lịch sử tiêu biểu, quan trọng đã được thẩm định và đặc biệt là có liên quan đến các sự kiện trong chương trình lịch sử lớp 9 trường THCS. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Sáng kiến được viết nhằm bổ sung và nâng cao cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc sử dụng các di tích lịch sử, để nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS. Để thực hiện vấn đề đã đặt ra ở trên, đề tài xác định, sẽ tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Sưu tầm, tìm tòi và giới thiệu hệ thống các di tích có mặt trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk . - Xác định những nguyên tắc, đề xuất các hình thức, phương pháp sử dụng di tích cách mạng trong dạy học bài lịch sử nội khóa ở trường THCS và hoạt động ngoại khóa (nếu có). 4. Cơ sở, phương pháp nghiên cứu. Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa Mác - Lê in, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài chủ yếu là vận dụng các phương pháp nghiên cứu bộ môn: đọc, phân tích các tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, tâm lý, giáo dục học và các tài liệu lịch sử, văn hóa, khảo cổ học có liên quan Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 4 5. Đóng góp của đề tài. Đề tài sẽ góp phần: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tối ưu, tích cực các hoạt động nhận thức của học sinh THCS . Chứng minh tính cần thiết và tính khả thi của việc sử dụng các di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS . Nêu các hình thức, biện pháp, phương pháp sử dụng có hiệu quả các di tích cách mạng trong dạy bài lịch sử, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong tình hình hiện nay. Khẳng định vị trí, ý nghĩa quan trọng của di tích lịch sử nói chung, di tích cách mạng nói riêng với đời sống cộng đồng, đặc biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng hiện nay II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Cơ sở lý luận. Lịch sử là bản thân của hiện thực khách quan, hiện thực khách quan này có thể nhận thưc được. Lịch sử loài người bắt đầu tư khi con người xuất hiện, trải qua hàng triệu năm đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển, từ khi xuất hiện con người tối cổ đến ngày nay, lịch sử đã để lại những dấu vết, những minh chứng cho quá khứ có thật của mình. Một trong những dấu vết quan trọng đó là di tích lịch sử, di tích cách mạng. Di tích bao gồm những hiện vật, vật chất như nhà cửa, thành quách, y phục, công cụ lao động Như trong quá trình của lịch sử con người đã sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc trưng cho thời đại mình hoặc người đời sau tạo dựng nên nhằm tưởng niệm những gì đã qua. Những sản phẩm của lịch sử đó còn lưu lại đến nay cũng được coi là di tích lịch sử, mang tính chất bằng chứng của lịch sử: “ bằng chứng là những dấu vết của dĩ vãng còn để lại, nhằm mục đích bảo tồn quá khứ hoặc chỉ dẫn cho hậu thế về những việc xẩy ra trong quá khứ”. Bằng chứng của di tích lịch sử có nhiều loại, như lăng tẩm, tượng đài, đình chùa, bia ký được xây dựng để kỷ niệm những biến cố, sự kiện, nhân vật lịch sử. Là những dấu vết của lịch sử còn lưu lại đến ngày nay, di tích lịch sử nói chung và di tích cách mạng nói riêng phản ánh những hoạt động, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của con người qua các thời đại : “ bất cứ thời đại nào với trình độ phát triển mọi mặt của nó đều được phản ánh khá rõ trong các di tích lịch sử. Vì vậy, di tích lịch sử nói chung và di Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 5 tích cách mạng nói riêng là những tấm gương soi của lịch sử đương thời”. Tuy nhiên di tích lịch sử có thể do người đương thời để lại, cũng có thể do người đời sau xây dựng, nhằm tưởng niệm lưu giữ những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Di tích lich sử, di tích cách mạng là nơi lưu niệm, tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, các anh hùng dân tộc trong những cuộc kháng chiến chống xâm lược, chống thiên tai, các danh nhân văn hóa Đó là những đền thờ, đình thờ, miếu thờ, nhà tưởng niệm, bia mộ như đình Lạc Giao (số 45 Phan Bội Châu – Ban Mệ Thuột), Nhà Đày Ban Mê Thuột ( số 18 Tán Thuật – Ban Mê Thuột), biệt điện Bảo Đại (số 4 đường Nguyễn Du – Ban Mê Thuột), ngục Đăk Mil ( thị trấn Đắk Mil) Như vậy để xác định một di tích lịch sử là nó phải có thực từ trước và nó được lưu giữ đến ngày nay, bao giờ cũng gắn liền, phản ánh, ghi nhận, minh chứng một sự kiện, nhân vật lịch sử, đặc biệt là những sự kiện lịch sử lớn, quan trọng. Có thể phân loại di tích thành những loại sau: - Các di tích khảo cổ học ghi nhận cuộc sống mọi mặt của một cộng đồng từ thuở xa xưa, hay là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng trong cuộc đấu tranh xã hội và sản xuất của con người. Các di tích khảo cổ học được phát hiện, khai quật, nghiên cứu dưới lòng đất, trong hang động, dưới đáy biển Nó thường phản ánh những thời kỳ lịch sử xa xưa thời tiền sử và sơ sử của lịch sử. Ví dụ: các nhà khảo cổ học nước ta đã tìm thấy các dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta như là: trong lòng đất có chứa than, xương động vật, răng của người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai (Đại cương lịch sử việt nam tập 1-Nhà xuất bản giáo dục) - Các di tích lịch sử là những sản phẩm lao động sáng tạo của con người, sản phẩm của nền văn hóa, văn minh trong các thời kỳ lịch sử. Trong di tích lịch sử có nhiều loại di tích phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lành đạo của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau và đã để lại những dấu vết lịch sử thì đó gọi là các di tích cách mạng. Ví dụ: các di tích cách mạng Tân Trào, Địa Đạo Củ Chi, đèo Phượng Hoàng (quốc lộ 26-M’Drak) Vậy di tích cách mạng cũng là di tích lịch sử phản ánh các sự kiện lịch sử của các thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. - Các di tích kiến trúc nghệ thuật: bao gồm các di tích phản ánh các thành tựu kiến trúc, nghệ thuật trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc, các Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 6 di tích nghệ thuật của dất nước rất phong phú, có ở hầu hết các địa phương như: Thành Cổ Loa, Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ, phố cổ Hội An - Các di tích tôn giáo ở nước ta cũng có nhiều loại , chùa chiền Phật giáo, văn miếu của Nho giáo, nhà thờ của Thiên chúa giáo, tháp Chàm, đình Lạc Giao ở Đắk Lăk. Đây cũng là các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị, là những nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh của cộng đồng xã hội. Di tích lịch sử, di tích cách mạng là những di sản quí báu của dân tộc là những minh chứng hùng hồn sự tồn tại của quá khứ, vì các di tích lịch sử giúp cho chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thời kỳ lịch sử. Dựa vào các di tích lịch sử kết hợp với các nguồn sử liệu khác, chúng ta có thể nhìn nhận đánh giá quá khứ một cách chính xác. Mọi thành tựu khoa học là để phục vụ con người, nên tìm hiểu di tích lịch sử cũng nhằm phát huy những tinh hoa của quá khứ, để xây dựng cuộc sống hiện tại. Đó là chức năng giáo dục di tích lịch sử đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Di tích lịch sử, di tích cách mạng thường là những danh thắng, nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng , nhưng không phải danh thắng nào cũng là di tích lịch sử, di tích cách mạng. Từ thực tế này việc tổ chức tham quan du lịch thường gắn với việc viếng thăm, tìm hiểu di tích lịch sử để du khách tận hưởng những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên và sự vĩ đại của con người trong đấu tranh và lao động như: Côn Sơn, Huế, Hà Nội đó là những khu du lịch nổi tiếng trong đó có nhiều di tích lịch sử. Các địa điểm này đều rất hấp dẫn du khách thăm các di tích lịch sử, mọi người được giáo dục truyền thống , tinh thần tự hào dân tộc, lòng kính trọng biết ơn đối với cha ông ta. Từ đó mọi người thêm tôn trọng những thành tựu của lịch sử, yêu quý thiên nhiên, gìn giữ bảo vệ chúng. Tóm lại, di tích lịch sử, di tích cách mạng là những di sản vật chất quí báu mà lịch sử để lại. Chúng có ý nghĩa nhiều mặt đối với cuộc sống con người: truyền bá kiến thức khoa học, tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống, tham quan, du lịch Ngày nay đời sống kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày càng được nâng cao thì con người càng chú ý tới việc gìn giữ, khai thác, sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng về di tích lịch sử, di tích cách mạng ở nước ta hiện nay. Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 7 Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, di tích cách mạng còn có ý nghĩa to lớn trong dạy học bộ môn lịch sử ở trường THCS. Song sử dụng di tích cách mạng như thế nào trong dạy học lịch sử đó là vấn đề mà ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng ở địa phương, ở trường THCS. Thế hệ trẻ ngày nay thừa hưởng một khối lượng lớn các di tích lịch sử - văn hóa cách mạng, được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử oanh liệt của dân tộc. Hệ thống di tích lịch sử ở nước ta phong phú về loại hình, nằm rải rác ở hầu hết các địa phương. Đây là một thuận lợi không nhỏ để chúng ta sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Nhưng một thực tế cho thấy thực trạng các di tích lịch sử hiện nay đã và đang trải qua nhiều thảm họa, bị phá hủy do thời gian ngày càng lùi xa, thiên nhiên khắc nghiệt, chiến tranh kéo dài và bản thân con người. Trong gần 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, các cuộc chiến tranh xâm lược trong thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ, 80 năm dới ách đô hộ của thực dân Pháp và hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều di tích lịch sử của đất nước bị tàn phá nặng nề. Ví dụ : khi xâm lược nước ta vua Minh Thành Tổ ra lệnh “ Đến một mảnh giấy của nước ấy cũng phải đốt hết” ( đại cương lịch sử Việt Nam tập 2). Nhiều làng mạc, công trình văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đã bị quân giặc tàn phá, hủy hoại. Nhiều di tích, di vật quý hiếm như chùa Một Cột, chuông Qui điền đã bị quân xâm lược ra sức tàn phá, gom lấy đồng về đúc súng, đạn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 23 tháng 11 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh bảo tồn tất cả các di tích cổ trên toàn cõi Việt Nam. “Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa” của nhà nước năm 1984 đã qui định “ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được giáo dục vào việc truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học, nghệ thuật và tham quan du lịch”. Bên cạnh việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa nói chung thì các di tích cách mạng cũng được chú ý. Hệ thống bảo tàng tổng hợp, bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, đã góp phần bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh và do nhận thức “ấu trỉ” của chúng ta mà trong một thời gian dài các di tích cách mạng chưa được chú ý, gìn giữ và khai thác sử dụng. Nhiều lễ hội truyền thống tại di tích cách mạng không được tổ chức. Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 8 Đất nước đang được đổi mới từng ngày. Đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao, cuộc sống sinh hoạt vật chất ngày một khá giả. Tầng lớp thanh thiếu niên có hiện tượng chạy theo đồng tiền, chạy theo cuộc sống vật chất mà lãng quên đi kho tàng văn hóa của cha ông để lại, truyền thống , nét đẹp văn hóa, bán sắc của dân tộc dường như ngày một bị lu mờ. Công tác bảo vệ, sử dụng các di tích lịch sử, việc tổ chức các lễ hội truyền thống ở các di tích trên cả nước nói chung , ở Đăk Lăk nói riêng đang có nhiều tồn tại cần giải quyết: + Các di tích đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng . Nếu không có biện pháp bảo vệ, tôn tạo kịp thời sẽ trở thành đống hoang tàn đổ nát. Hơn nữa nhiều công trình tôn tạo không còn đúng với nguyên trạng của nó . Cảnh quan môi trường xung quanh các di tích bị xâm phạm hoặc sử dụng sai mục đích. + Việc sử dụng các di tích còn nhiều sai lệch. Các di tích tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng đời sống tâm linh như chùa, đền thờ được tu sửa, tôn tạo đẹp đẽ. Nhưng nhiều di tích lịch sử cách mạng lại chưa được chú ý đúng mức. Một số di tích lịch sử có hiện tượng xẩy ra những hoạt động không lành mạnh như bói toán, lên đồng Làm trái ngược với ý nghĩa giáo dục truyền thống vốn có của dân tộc. Ý nghĩa cung cấp tri thức khoa học, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên qua việc học tập, tham gia lễ hội ở di tích lịch sử ngày một giảm dần, hoặc bị thay thế bằng những họat động tiêu cực khác. Những di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu này nếu không phải là những nhà chuyên môn thì cũng ít ai hiểu nơi đây đã diễn ra những sự kiện oai hùng gì ? Tình trạng các di tích lịch sử và tình hình sử dụng nêu trên gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng không ít tới việc sử dụng, trong việc giáo dục nói chung và dạy học lịch sử ở trường THCS nói riêng. Điều này thể hiện ở các mặt sau: + Học sinh ít có cơ hội tiếp xúc, khai thác các nội dung lịch sử khoa học được phản ánh trong lịch sử. Nhiều lúc lại bị “hiện đại hóa” các di tích lịch sử do việc tôn tạo các di tịch lịch sử không được nguyên trạng + Nguy hiểm hơn là các em học sinh đang ở lứa tuổi muốn tìm tòi, ham khám phá những cái lạ, nên dễ bị ảnh hưởng của những tiêu cực do việc tổ chức lễ hội ở các di tích lịch sử như: cầu thần, bói toán + Hình thức và phương pháp sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS nói chung và trường THCS Phan Đình Phùng – Krông Búk nói riêng đang còn nghèo nàn. Hình thức phổ biến của việc sử dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử là dùng Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 9 các tư liệu di tích để minh họa cho bài học ở trên lớp đang còn rất hạn chế, chưa gây hứng thú, chưa lôi cuốn được học sinh đam mê môn học. Từ đó, ý nghĩa giáo dục truyền thống đạo đức, niềm tự hào dân tộc ít được phát huy trong những dịp tham quan, tham gia lễ hội ở di tích lịch sử. Hiện nay nhà nước và nhân dân ta được sự giúp đỡ cuả các tổ chức quốc tế, đã và đang làm hết mình để công việc gìn dữ, tôn tạo các di tích lịch sử của đất nước ngày càng được phong phú, sinh động hơn . Vị trí ý nghĩa của di tích trong đời sống nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng ngày càng được nâng cao. 2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS. 2.2.1. Di tích cách mạng với quá trình nhận thức lịch sử của học sinh THCS. Quy luật nhận thức lịch sử của học sinh như Lê in đã chỉ rõ “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” Di tích cách mạng là một trong những bộ phận của nguồn sử liệu vật chất, chính xác nhất. Là chứng từ gốc, các di tích cách mạng nói lên một cách sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kỹ thuật của từng thời đại, từng dân tộc. Là một phương tiện quan trọng để góp phần tạo biểu tượng cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Với tính chất những vật thật, minh chứng của lịch sử, các di tích cách mạng là cơ sở đề học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho việc hình thành những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử quá khứ. 2.2.2 Di tích lịch sử với việc phát huy tính tích cực chủ động nhận thức trong dạy học lịch sử của học sinh THCS. Như trên đã phân tích, di tích cách mạng là nguồn sử liệu vật chất quí hiếm, cung cấp nhiều kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác. Vì vậy làm việc với di tích cách mạng, học sinh đã thực sự làm việc với nguồn sử liệu. Các em phải giải quyết nhiều vấn đề, huy động các kỹ năng, vận dụng nhiều kiến thức có liên quan đến di tích để nhận thức sâu sắc các sự kiện lịch sử. Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 10 Trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phương tiện dạy học bộ môn còn nghèo nàn, phương pháp dạy học chưa được cái tiến tốt như hiện nay, việc sử dụng các di tích cách mạng trong dạy học lịch sử, lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương ở trường THCS sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính độc lập sáng tạo, khắc phục tình trạng dạy chay theo kiểu “thầy đọc-trò ghi”. 2.2.3 Di tích lịch sử với việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THCS. Các di tích cách mạng giáo dục học sinh THCS lòng kính yêu, khâm phục và biết ơn các anh hùng dân tộc, các chiến sỹ yêu nước, Di tích cách mạng trên cả nước cũng như di tích lịch sử, cách mạng của địa phương phản ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh yêu quí, tự hào về truyền thống anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước và lao động sáng tạo của quê hương mình. Di tích lịch sử cách mạng còn bồi dưỡng tính thẩm mỹ cho học sinh “ Dân tộc nào cũng phải chú ý, bảo vệ, khai thác đồng thời kết hợp với sáng tạo những giá trị thẩm mỹ, văn hóa truyền thống và hiện đại”. Hơn nữa các di tích này còn cung cấp cho học sinh những kiến thức về kỹ thuật kiến trúc, tính chất tôn giáo của xã hội có liên quan đến bài lịch sử. Tóm lại: Ý nghĩa giáo dục của việc sử dụng các di tích lịch sử, di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS là phát huy ưu thế, sở trường của bộ môn trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ, truyền thống đạo đức, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương nói riêng và của toàn thể dân tộc nói chung. III. ÁP DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9 . Như vấn đề đã đặt ra ở trên, tôi tiến hành lồng ghép vào chương trình cụ thể như sau: 1. Các di tích và sự kiện lịch sử của di tích để lòng ghép vào từng mục, bài của SGK chương trình lớp 9 THCS như sau: [...]... sở, phương pháp nghiên cứu .02 5 Đóng góp của đề tài 03 II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 03 1 Cơ sở lý luận .03 2 Cơ sở thực tiễn 06 2.1 Thực trạng về di tích lịch sử, di tích cách mạng ở nước ta hiện nay .06 2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch. .. lịch sử ở trường THCS 08 2.2.1 Di tích cách mạng với quá trình nhận thức lịch sử của học sinh THCS .08 2.2.2 Di tích lịch sử với việc phát huy tính tích cực chủ động nhận thức trong dạy học lịch sử của học sinh THCS 08 2.2.3 Di tích lịch sử với việc giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh THCS .09 III ÁP DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 9 09 1 Các di. .. Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS phường An Lạc của thị xã Buôn Hồ Cả hai đều ở trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk - Sưu tầm thêm nguồn tài liệu có liên quan, đề cập đến các di tích lịch sử, di tích cách mạng ở Dăk Lăk - Có biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, linh động, sáng tạo để lôi cuốn các em chú ý hơn với việc học tập bộ môn V NHỮNG... kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa to lớn tiềm ẩn trong di tích về mặt giáo dục V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập 1,2,3-Lê Mẫu Hãn, Trương Hữu Quỹnh chủ biên 2 Phương pháp dạy học lịch sử 3 Sách giáo khoa Lịch Sử 9 – Nhà xuất bản bộ GD&ĐT 4 Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, của PGS.TS Nguyễn... Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thông cấp II,III của GS Trương Hữu Quýnh – Phan Ngọc Liên 6 Tài liệu chuẩn kiến thức – kỹ năng môn lịch sử nhà xuất bản GD của bộ GD&ĐT 7 Lịch sử thế giớ Trung Đại của nhóm : Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn La 17 Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS MỤC LỤC Trang I PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………….01... câu C) 2 kết quả đạt được - Kết quả kiểm tra trước khi lồng ghép nội dung đề tài vào chương trình lịch sử 9 của trường THCS Phan Đình Phùng năm học 2009 – 2010: 14 Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS Thời điểm tháng 9 năm 2009 tổng số học sinh khối 9 trường THCS Phan Đình Phùng là 138 em cụ thể : Tổng số Giỏi Khá T bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL...Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS TT 1 2 Các mục, bài Di tích có liên quan Sự kiện nội dung cơ bản SGK - 9 liên quan đến di tích Bài 21(I): Tình - Ngục Dak mil (thị - Nơi giam giữ, đày ải các hình thế giới và trấn Dak mil) chiến sỹ cách mạng giai Đông Dương đoạn 1936-1943 Bài 23 (III): - Nhà số 04 – nguyễn - Trụ sở của ủy ban khởi Giành chính Du – Ban... trình lịch sử 9 của trường THCS Phan Đình Phùng năm học 2009 – 2010: Thời điểm tháng 3 năm 2010 tổng số học sinh khối 9 trường THCS Phan Đình Phùng là 133 em cụ thể : Tổng số Giỏi Khá T bình Yếu Kém SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 133 13 9,7 78 58,7 38 28,6 4 3,0 0 0 Với kết quả trên cho ta thấy rằng, học sinh có sự tiến bộ trong nhận thức các sự kiện lịch sử, các di tích cách mạng, di tích lịch sử. .. Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 1 Hệ thống câu hỏi - Chúng tôi đã soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá các em cụ thể như sau: Câu 1 Qua sự kiện lịch sử “chính quyền xô viết Nghệ tĩnh” đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 Em hãy cho biết liên quan đến di tích lịch sử nào sau đây ở Đắk Lắk ? A Hang đá Dăk Tuar; B Nhà đày... các di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích cách mạng Còn nếu sau khi giáo viên phát vấn câu hỏi nếu học sinh trả lời được vấn đề thì giáo viên cho học sinh tự trao đổi với nhau, tự khai thác và lĩnh hội kiến thức, sau đó giáo viên kết luận và giáo dục tư tưởng, tình cảm, kỹ năng cho học sinh IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TIẾN HÀNH ÁP DỤNG VÀ KIỂM TRA HỌC SINH 13 Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích . dụng di tích lịch sử cách mạng trong dạy học lịch sử là dùng Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 9 các tư liệu di tích để minh họa cho bài học. ánh khá rõ trong các di tích lịch sử. Vì vậy, di tích lịch sử nói chung và di Sáng kiến – kinh nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 5 tích cách mạng nói riêng. nghiệm: sử dụng di tích cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường THCS 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC DI TÍCH CÁCH MẠNG TỈNH ĐĂK LĂK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở

Ngày đăng: 23/07/2014, 14:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan