Các giải pháp nhằm hoàn thiện các bước của quy trình mua hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại công ty Jonhnathan Charles.doc (Trang 60 - 63)

- Đối thủ cạnh tranh: Hoạt động trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần tham gia nên công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế Nhà nước và

58 SVTH: Lê Thị Ánh HồngM ỤC T IÊU CBM / T HÁNG (NĂM 2008)

3.2.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện các bước của quy trình mua hàng.

Giải pháp 1: Giải pháp về công tác xác định nhu cầu mua hàng của công ty.

Đối với công tác xác định nhu cầu mua hàng công ty đã biết xác định mình mua cái gì?, với số lượng bao nhiêu? Đối với mỗi mặt hàng SXKD công ty xác định dựa vào nhu cầu của thị trường mà thực tế là dựa vào kế hoạch bán ra từ đó xây dựng kế hoạch mua vào sao cho hợp lý.

Sau khi xác định được mua cài gì? công ty đã tính toán được mua với số lượng bao nhiêu dựa vào mức bán ra, lượng hàng tồn kho và nhu cầu tiêu dùng trong khoảng thời gian đó.Tuy nhiên việc xác định chất lượng mua, cơ cấu, chủng loại như thế nào công ty chưa làm tốt .Thông qua số lượng hàng hóa tồn kho chưa tiêu thụ được của công ty phần lớn tập trung ở mặt hàng như gỗ, Đồng, MDF, Veneer, các nguyên vật hóa chất .Do đó công ty cần chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra hàng tồn kho thường xuyên.

Trước mắt công ty cần tập trung nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng đối với ngành trang trí nội thất, tình hình cạnh tranh trên thị trường của mặt hàng này để có được các chính sách hữu hiệu nhằm tăng doanh thu của các ngành hàng này, chẳng hạn chính sách về giá thu hút khách hàng.

Việc nghiên cứu thị trường phải chỉ ra được vào những thời điểm nào trong năm thì người tiêu dùng có nhu cầu tiêu dùng lớn phục vụ cho thị trường một cách tốt nhất vào các dịp trọng điểm trong năm khắc phục tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hoá quá lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra công ty cũng cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng: nghiên cứu tâm lý khách hàng, tập tính và thói quen mua hàng của khách hàng, thu nhập bình quân của nhóm khách hàng… để phân loại khách hàng theo các chỉ tiêu kinh tế và xã hội học.

Giải pháp 2: Củng cố và hoàn thiện hệ thống các nhà cung cấp.

Để có một hệ thống các nhà cung cấp hợp lý đảm bảo cho quá trình mua hàng được diễn ra một cách thường xuyên, đều đặn thì công ty phải thực hiện những công việc sau:

- Công ty nên tập trung mua hàng của những nhà cung cấp đã có uy tín với công ty, Những nhà cung cấp này sẽ đảm bảo cho công ty kịp thời gian, đảm bảo đúng số lượng và chất lượng mà công ty yêu cầu. Tuy nhiên đối với họ công ty luôn phải có sự kiểm tra,

giám sát chặt chẽ xem liệu chất lượng hàng hoá, giá cả cả họ so với các nhà cung cấp khác có sự khác biệt nào không. Hàng năm công ty nên tổ chức bình chọn những nhà cung cấp của mình xem có cần phải thay bằng các nhà cung cấp khác hay vẫn tiếp tục mua của các nhà cung cấp cũ. Với những nhà cung cấp mới công ty nên mua với số lượng ít để phòng ngừa rủi ro.

- Công ty nên tăng cường tìm kiếm, tạo lập nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp mới, từ đó tìm ra nhà cung cấp tối ưu có thể cung cấp hàng hoá cho công ty với chất lượng cao, giá thành hợp lý, kịp thời về mặt thời gian. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì ngày nay rất nhiều loại hàng hoá mới ra đời có thể thay thế hàng cũ mà giá cả, mẫu mã lại đẹp hơn và rẻ hơn. Công ty nên cố gắng tìm những sản phẩm mới có khả năng thay thế để đảm bảo có lợi nhất cho mình và người tiêu dùng. Để làm được điều đó ngoài việc nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng công ty nên có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp bởi không chỉ các công ty thương mại mới là người quan tâm tới nhu cầu tiêu dùng mà ngay cả bản thân các nhà cung cấp cũng là người rất quan tâm đến các nhu cầu thị trường. Họ rất nhạy cảm với nhu cầu mới xuất hiện đặc biệt là nhà cung cấp mới. Mỗi mặt hàng mới xuất bên cạnh các nhà cung cấp cũ thường xuất các nhà cung cấp mới. Với mỗi nhu cầu mới xuất hiện họ thường tự tìm đến chào hàng các doanh nghiệp SXSP cho nên nếu doanh nghiệp quan tâm thường xuyên tới các nhà cung cấp, có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, thường xuyên theo dõi các nhà cung cấp mới thì sẽ nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường và được nhà cung cấp ưu ái hơn trong việc đặt mua hàng.

- Cần duy trì và phát triển các mối quan hệ cung ứng đã tạo lập được.Để làm được điều đó thì trước hết công ty phải thanh toán đúng hẹn và có phương thức thanh toán hợp lý, thuận tiện cho bên bán đảm bảo giữ uy tín với bên bán.

Để có thể tìm và lựa chọn được nhà cung cấp ổn định về nguồn, chất lượng hàng hóa tốt, giá cả hợp lý… công ty cần căn cứ vào các tiêu thức cơ bản sau:

Mức độ tín nhiệm của nhà cung cấp, uy tín tài chính, kết quả giao hàng của họ trong những lần gần đây , Đối với công ty và đối với các bạn hàng khác.

Giá cả: phải hợp lý.Giá cả theo giá thị trường và phải đảm bảo hai bên cùng có lợi .Vị trí địa lý của nhà cung cấp ảnh hưởng đến khả năng giao hang .Sự thích ứng của nhà cung cấp đối với sự biến động của thị trường và đòi hỏi của công ty.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác thương lượng và đặt hàng.

Hiện nay công ty chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này .Công ty thường xuyên mua hàng của các nhà cung cấp, đã có từ trước và đối với những mặt hàng cũ cứ mỗi lần hết người phụ trách về mặt hàng đó chỉ việc gọi điện cho các nhà cung cấp để họ mang hàng đến. Cho nên doanh nghiệp trong vai trò là người đi mua, trong vai trò là “ thượng đế” đã không tận dụng được lợi thế của mình.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do đội ngủ cán bộ chuyên trách trong công tác thương lượng và đặt hàng trình độ chuyên môn còn hạn chế trong năng lực, kinh nghiệm nên kết quả trong giao dịch đàm phán không cao. Đặc biẹt là do nhận thức của nhà quản trị mua hang .Các nhà quản trị mua hàng chỉ quan tâm đến việc làm, sao có hàng để bán mà chưa nhận thức được hết vai trò của thương lượng. Thương lượng thực chất là việc giải bài toán mua hàng với hàm mục tiêu là các mục tiêu đã xác định và các ràng buộc bằng các ràng buộc lỏng và ràng buộc chặt, những ràng buộc này liên quan đến số lượng, chủng loại hàng hoá, chất lượng hàng hoá, các điều kiện liên quan đến việc mua hàng. Hơn nữa nhiều khi phân chia quyền hạn và trách nhiệm còn chưa rõ rang .Để khắc phục được tình trạng trên công ty nên có biện pháp nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngủ này chuyên sâu trong công tác đàm phán, giao dịch.

Trách nhiệm mua hàng của công ty là rất lớn ,Nên việc tuyển nhân viên mua hàng là rất quan trọng .Chọn một nhân viên mua hàng chuyên nghiệp có kinh nghiệm là một lợi thế thực sự của doanh nghiệp. Kinh doanh có kiếm lời được hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên viên mua hang .Nhất là đối với công tác thương lượng và đặt hàng nếu như có được một nhân viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm là một lợi thế thực sự của công ty.

Giải pháp 4: Đối với công tác kiểm tra và theo dõi giao nhận hàng hoá.

Nhìn chung công tác kiểm tra của công ty được tiến hành khá tốt .Công ty đã chú trọng đến công tác này. Tuy nhiên việc kiểm tra, kiểm soát quá trình giao nhận hàng hoá phải được tiến hành chu đáo và chặt chẽ hơn.Công tác kiểm tra, kiểm soát phải được tiến hành một cách toàn diện mà trước hết là kiểm tra chất lượng hàng hoá mua vào phục vụ cho SXSP của công ty. Từ đó làm cơ sở cho việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh với các thủ đối thủ khác.

Đặc biệt là công ty nên kiểm tra các nhà cung cấp .Khi nhà cung cấp mang hàng đến thì cả hai bên mua và bán đều phải có nhân viên giám sát việc giao nhận hàng hoá có diễn ra theo đúng thoả thuận trong hợp đồng hay không. Hiện nay ở công ty việc khi mang hàng đến công ty thì bên cung ứng không có nhân viên đi theo giám sát mà chỉ có người vận chuyển do vậy nhiều khi phát hiện hàng kém phẩm chất công ty phải gọi điện đến nhà cung cấp thì nhân viên của họ mới đến công ty để xác định hàng kém phẩm chất hay bị thiếu hụt.

Hơn nữa các nhân viên cung ứng của công ty phải thường xuyên nắm bắt thông tin về phía đối tac làm ăn với mình. Nếu không nắm bắt được thông tin về phía họ, công ty sẽ không thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh của họ, càng không thể lường trước được hậu quả do không chuẩn bị khi những nhà cung cấp mới không có khả năng cung cấp hàng hoá cho công ty. Mặt khác nhân viên cung ứng theo dõi biến động giá hàng hoá trên thị trường để biết bên cung ứng có ép giá mình không. Hiện nay công tác này chưa được làm tốt.

Giải pháp 5: Đối với công tác đánh giá kết quả thực hiện.

Công ty đã thực hiện khá tốt công tác việc đánh giá đã được công ty tiến hành trong tất cả các khâu tuy nhiên không vì thế mà công ty chủ quan .Đưa ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn để đánh giá đánh giá kết quả mua hang.Như vậy mới có thể làm cho công tác đánh giá được chính xác hơn, giúp cho công ty có kế hoạch mua hàng hợp lý hơn, giảm chi phí mua hàng cho công ty và đảm bảo được chất lượng hàng hoá cho tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại công ty Jonhnathan Charles.doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w