Bằng phương pháp này, giáo viên vàhọc sinh có thể trình bày ý tưởng và nội dung bài học một cách rõ ràng, sángtạo, thông tin được tóm tắt cô đọng, đưa ra được nhiều ý tưởng mới… Trong đó
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Bước vào giai đoạn mới của cách mạng, giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; và, để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đòi hỏi
sự nghiệp giáo dục Việt Nam cũng ngày càng phát triển Để phát triển giáo dụctrước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy vàphương pháp học là một trong những con đường quan trọng và công cụ thiết yếu.Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống được sử dụng ở các nhà trườngtrung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), có nhiều trường đã vàđang kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
Môn Sinh học và Công nghệ (SH & CN) là một trong những môn học quantrọng trong hệ thống kiến thức của học sinh phổ thông, và là môn học đặc thù có thể
sử dụng kết hợp các phương pháp để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và chấtlượng học của học sinh Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục vàĐào tạo tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú(PTDTNT) Tây Nguyên đã từng bước áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ
đồ tư duy (mind map) vào một số môn như Sinh học, Công nghệ, Vật lý , và
đã thu được những kết quả khả quan Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp họcsinh đang quen với cách dạy học theo phương pháp truyền thống, chuyển sanghọc theo phương pháp sử dụng bản đồ tư duy một cách hiệu quả nhất ? Giáoviên cần lựa chọn các phương pháp nào để khi phối hợp các phương pháp vớinhau sẽ tạo được hiệu quả cao ?
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt
động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn SH & CN sẽ góp phần tham gia giải đáp các câu hỏi trên, và có ý
nghĩa cấp thiết đối với Trường PTDTNT Tây Nguyên
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) kết hợpvới các hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân, gópphần chuyển tiếp từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học
Trang 2tích cực, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn SH & CN ở Trường
PTDTNT Tây Nguyên
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng sử dụng SĐTD kết hợp hoạt độngnhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn SH &
CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
- Đề xuất và trình bày nội dung biện pháp sử dụng SĐTD kết hợp hoạt độngnhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy và học môn SH
& CN ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
4 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động dạy, học môn SH & CN của Trường THCS và THPT.
5 Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động dạy học môn Sinh học khối THCS và THPT, môn Công nghệ khốilớp 10, sử dụng SĐTD kết hợp hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ năngbáo cáo của cá nhân ở Trường PTDTNT Tây Nguyên
6 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sáng kiến được nghiên cứu và vậndụng các phương pháp lô-gic, phân tích-tổng hợp, thống kê, so sánh và phươngpháp chuyên gia
7 Đóng góp khoa học:
Kết quả sáng kiến giúp giáo viên và học sinh chuyển từ phương pháp họctruyền thống sang phương pháp dạy học bằng SĐTD kết hợp với phương pháplấy học sinh làm trung tâm; rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình và tựnghiên cứu một cách hiệu quả Có thể áp dụng đối với lớp có chất lượng họcsinh không đồng đều, áp dụng được cho nhiều môn học
Sáng kiến có thể được các trường THCS và THPT khác nghiên cứu và vậndụng phù hợp trong dạy học các đối tượng tương ứng
8 Kết cấu của đề tài (sáng kiến):
Gồm mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo
Trang 3Phần 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TRẠNG PHỐI HỢP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ
TƯ DUY VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM, THẢO LUẬN, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÁO CÁO CỦA CÁ NHÂN TRONG DẠY, HỌC MÔN SINH HỌC-CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TÂY NGUYÊN 1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ở bậc phổ thông cơ sở và phổ thông trung học
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ýtưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợpviệc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duytích cực Tác giả của SĐTD là Tony Buzan, ông là người đã thúc đẩy làn sóngcách mạng học tập bùng nổ tại nhiều nước trên thế giới và khu vực, trong đó
có Việt Nam Có thể nói, SĐTD là con đường dẫn học sinh đến với phươngpháp “học cách học”
Ở Việt Nam, từ năm 2010, phương pháp dạy học tích cực bằng SĐTD đãđược triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc Trong dịp hè 2011, đểchuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tiến hành giảm tải nội dung dạy học
ở các nhà trường bậc phổ thông từ năm học 2011 -2012, phương pháp dạy họcbằng SĐTD là 1 trong 5 chuyên đề dạy học tích cực đã được tập huấn chohơn 4.000 giáo viên cốt cán bậc THCS cả nước Đây là một trong nhữngphương án nhận được nhiều sự ủng hộ của học sinh cũng như cán bộ trongngành giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các dòng chữ dài và đơn điệu trong sách giáokhoa thành các bài học với những hình vẽ, đường cong sinh động và dễ hiểukhông phải là vấn đề dễ dàng đối với giáo viên và học sinh hiện nay Việcthay đổi cách nghĩ, cách học đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu
số, những học sinh cá biệt, hay các lớp học mà học sinh có mặt bằng nhậnthức không đồng đều, lại càng khó khăn và phức tạp hơn Bởi vì, từ lâu các
em đã quen với việc chỉ cần ghi chép các nội dung mà thầy, cô truyền đạt, khi
Trang 4về nhà chỉ cần học thuộc lòng bài cũ, không cần hiểu sâu hay áp dụng vàothực tế, tất cả những điều đó đã ăn mòn trong cách học của các em bấy lâunay, do vậy, việc vận dụng phương pháp SĐTD lại càng trở nên gian nan đốivới giáo viên
Từ những vấn đề lý luận nêu trên, có thể khẳng định SĐTD là một công
cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập Bằng phương pháp này, giáo viên vàhọc sinh có thể trình bày ý tưởng và nội dung bài học một cách rõ ràng, sángtạo, thông tin được tóm tắt cô đọng, đưa ra được nhiều ý tưởng mới… Trong
đó, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức, nhận xét, bổ sung và đánh giátrong tiết học; học sinh không phải ghi chép nhiều, thời gian của tiết học đượcdùng để thảo luận nghiên cứu và báo cáo; đồng thời học sinh được rèn luyệnnhiều kỹ năng, tự tin viết và báo cáo trước tập thể, qua đó giúp các em vượtqua rào cản tự ti và dám thể hiện chính bản thân mình trước thầy, cô và các bạntrong lớp…
Trong thực tế, qua thực hiện việc giảng dạy bằng phương pháp SĐTDtrong một thời gian, có một số tác giả đã nghiên cứu và công bố các côngtrình nghiên cứu của mình trên lĩnh vực áp dụng SĐTD vào việc dạy và học,nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người giáo viên phải làm gì để giúp các em làmquen với phương pháp học bằng SĐTD ? Làm sao phát huy được khả năngsáng tạo, tư duy logic giúp các em biết cách hoạt động nhóm, hoạt động cánhân cho hiệu quả? Làm sao để học sinh thiết kế được SĐTD, biết cách báocáo và trình bày ý tưởng của mình trước tập thể?
Trong bối cảnh và thực trạng như vậy, là một giáo viên có nhiều nămthâm niên giảng dạy học sinh THCS và THPT, đã từng thử nghiệm phươngpháp dạy học theo SĐTD, tôi nhận thấy việc đưa ra những giải pháp nhằmgiúp thầy và trò chuyển đổi cách học từ phương pháp cũ sang phương phápmới tích cực, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực với nhau để tạo hiệuquả cao trong tiết học là rất cần thiết
Trang 51.2 Thực trạng sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tây Nguyên
Được thành lập từ năm 2004, Trường PTDTNT Tây Nguyên luôn nhậnđược sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như Học viện Khoa học Quân sự - BộQuốc phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk Nhà trường có một cơ
sở dạy và học đáp ứng được nhu cầu của một trường nội trú, việc tiến hànhsáng kiến kinh nghiệm này có những thuận lợi đáng kể
Học sinh của Trường có hai loại đối tượng: học sinh nội trú và học sinhbán trú Học sinh nội trú được học 3 buổi trong ngày nên việc tìm hiểu hoàncảnh, nắm bắt được khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng như phát hiện ranhững học sinh có năng khiếu rất thuận tiện Các em có thời gian tự học bàivào buổi tối trên lớp nên việc chuẩn bị bài mới luôn đảm bảo Bên cạnh đóBan Giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời nên giáo viên có những ýtưởng mới hay những biện pháp dạy học mới mang tính sáng tạo sẽ được ủng
hộ và triển khai vào thực tế
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệmnày tôi cũng gặp không ít những khó khăn ví dụ như phòng thí nghiệm và đồdùng dạy học của môn Sinh học và môn Công nghệ còn thiếu thốn; học sinh
là con em đồng bào dân tộc ít người, hay những học sinh cá biệt ở trườngkhác chuyển tới; mặt bằng kiến thức không đồng đều, các em quen với lối họcthụ động; học sinh bán trú chỉ học hai buổi trong ngày, các em tự học ở nhàvào buổi tối nên giáo viên khó kiểm tra được việc tự học của các em; phầnlớn gia đình phụ huynh học sinh ở xa Trường, có một số ít gia đình việc quantâm tới con cái gửi học nội trú chưa được thường xuyên… Chính những khókhăn trên đã khiến tập thể giáo viên của Trường luôn mong muốn tìm ra biệnpháp tốt nhất để giúp các em bù lấp những khoảng trống kiến thức ở lớp dưới,
hỗ trợ để các em tiếp thu tốt chương trình đang học, từng bước nâng cao chấtlượng đào tạo của Trường
Trang 6Hiện nay trong thực tế, còn nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụđộng, đơn thuần là chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện
kỹ năng tư duy hay thuyết trình Với cách học truyền thống đã khiến tư duy củanhiều học sinh đi vào lối mòn, học sinh chỉ ghi chép thông tin bằng các ký tự,đường thẳng… với cách ghi chép này chúng ta không kích thích được sự pháttriển của trí não, điều đó làm cho một số học sinh tuy học tập rất chăm chỉnhưng sự tiếp thu vẫn hạn chế Học sinh học bài nào biết bài đó, cô lập nộidung của các môn mà chưa nhận thấy sự liên hệ của kiến thức vì thế chưa pháttriển được tư duy logic và tư duy hệ thống, việc vận dụng kiến thức vào các bàihọc tiếp theo và ứng dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế Các em không nắmbắt được kiến thức trọng tâm, mối liên kết của chúng, bài học trở nên đơn điệu,khó nhớ kiến thức, không kích thích được tính sáng tạo của cá nhân và tập thể.Bên cạnh đó học sinh luôn cảm thấy mất tự tin khi đứng trước tập thể, khôngbiết làm thế nào để trình bày một vẫn đề cho logic và mang tính thuyết phục.Kết quả dẫn đến học sinh không tập trung trong giờ học, mất tự tin khi đến lớp,buồn chán, thất vọng và đánh mất sự đam mê học hỏi
Trăn trở trước thực tế hết sức khó khăn: Trường chúng tôi là một trườngnội trú, số lớp học của các khối rất ít (khối lớp nhiều nhất chỉ có 3 lớp, khốilớp ít nhất chỉ có 1 lớp) học sinh không được phân thành các lớp chọn, mặtbằng nhận thức kém vì phần lớn học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số Những em là học sinh người kinh lại rơi vào các trường hợp học sinh cábiệt hay con em các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ li hôn, cha mẹ
lo làm kinh tế nên không có thời gian chăm sóc, quản lý con cái Vì thế việcgiúp các em nâng cao trình độ nhận thức, tiếp thu bài học nhanh, phát huytính sáng tạo, khả năng tư duy và tự giác học tập là một vấn đề nan giải đốivới đội ngũ giáo viên của Trường Cũng chính từ lý do này, tôi đã nghiên cứu,
áp dụng và mạnh dạn đưa ra biện pháp ban đầu, giúp học sinh biết kết hợpmột số phương pháp học tập tích cực và sử dụng SĐTD trong môn Sinh học
và môn Công nghệ
Trang 7Từ năm 2010 trở về trước, với sự tìm tòi thử nghiệm, được sự giúp đỡcủa tập thể, bản thân tôi đã chủ động từng bước triển khai tiết học bằng cáchcho học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp học thầy và trò cùng hoạt độngnhóm, sử dụng đồ dùng học tập phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường,giáo viên dẫn dắt gợi mở vấn đề, đặt câu hỏi, học sinh nghiên cứu và trả lờicác câu hỏi mà giáo viên đưa ra Thật vui mừng, trên tổng thể, với phương
pháp dạy học này, chúng tôi đã thu được nhiều thành tích đáng khích lệ, tỉ lệ
học sinh đạt điểm khá giỏi rất cao, không có học sinh thi lại môn Sinh học
Từ năm 2010 đến nay, tôi đã sử dụng SĐTD để dạy môn Sinh học vàmôn Công nghệ trong chương trình chính khóa Tôi nhận thấy, nếu chúng tachuyển ngay từ phương pháp học ghi chép sang sử dụng bản đồ tư duy thì họcsinh sẽ gặp nhiều khó khăn Học sinh sẽ lúng túng không biết phải bắt đầu từđâu, không biết tìm từ chìa khóa, không biết thiết kế một SĐTD cho hiệu quả
Để đánh giá thực trạng học sinh khi chưa được hướng dẫn thiết kếSĐTD, chúng tôi đã làm một phép so sánh thông qua một số bài kiểm tra 15phút Dạng đề thứ nhất: cho học sinh trả lời câu hỏi bằng phương pháp truyềnthống, học thuộc lòng và nghi chép lại Dạng đề thứ hai: yêu cầu học sinh trảlời câu hỏi bằng cách sơ đồ hóa hiểu biết của các em Kết quả cho thấy điểm
số của hai dạng bài kiểm tra là tương đương nhau Điều này cho thấy muốnhọc sinh hiểu và vận dụng tốt phương pháp học mới thì phải hướng dẫn vàgiúp các em chuyển từ lối học cũ sang cách học mới một cách cụ thể
Biện pháp nào có thể giải quyết những tồn tại gặp phải khi thực hiệnsáng kiến kinh nghiệm khi mà hầu hết học sinh không biết tìm những từ trọngtâm mà chỉ viết được các ghi chú theo kiểu truyền thống? Các em chỉ biếtcách chắt lọc thông tin từ sách giáo khoa, các ghi chú này vẫn dài mà khôngcần thiết cho việc học của học sinh trong bài học đó, như vậy thời gian học bịtiêu hao mà không hiệu quả, các ghi chép dài dòng khó nhớ Cuối tiết học tôiđặt câu hỏi để kiểm tra xem các em có ghi nhớ được gì không Câu trả lời làhầu hết các em không thể nhớ được nội dung và hệ thống hóa được kiến thức
Trang 8của bài, học sinh phải nhìn lại sách giáo khoa mới trả lời được các câu hỏi.Đây là khó khăn của hầu hết các thầy cô và học sinh gặp phải khi chuyển
từ cách học truyền thống sang sử dụng SĐTD Tất cả chúng ta đều nhận thấySĐTD giúp người học sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, giải quyết cácvấn đề triệt để hơn, thấy được bức tranh tổng thể, lên được kế hoạch, truyềnđạt thông tin tốt hơn; và cảm nhận bước đầu: không khí tiết học nhẹ nhànghơn, thoải mái hơn Tuy nhiên, làm sao để áp dụng cho đối tượng học sinh
có học lực từ trung bình trở xuống, đặc biệt với học sinh là dân tộc thiểu số ởvùng cao ? Đây lại là một vấn đề nan giải đặt ra Và chúng tôi lai tiếp tụcnghiên cứu, thử nghiệm, để từ đó có kinh nghiệm sẽ trình bày phần tiếp sau
Kết luận phần 1
Bên cạnh việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, thì đổi mới phươngpháp dạy học với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm chính là bước phát huytính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học
Đội ngũ giáo viên Trường PTDTNT Tây Nguyên đã từng bước áp dụngphương pháp dạy học bằng SĐTD trong thời gian qua, với một số môn hoc,trong đó có môn SH & CN Từ thực tế sử dụng và kết quả mang lại, có thểkhẳng định SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập Tuynhiên, việc thực hiện SĐTD không đơn giản và dễ dàng, khi mà học sinh đangquen với phương pháp truyền thống từ bao nhiêu năm nay Vậy, dạy học theophương pháp SĐTD như thế nào cho hiệu quả nhất ?
Từ những suy nghĩ trên, phần trọng tâm của đề tài sẽ trình bày các nộidung biện pháp phối hợp sử dụng SĐTD với hoạt động nhóm và thảo luận,rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân để phát huy tính tự chủ, sáng tạo chohọc sinh, đồng thời để giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp và đạt hiệuquả cao trong quá trình truyền thụ bài giảng Những nội dung này sẽ đượctrình bày kỹ trong phần 2
Trang 9Phần 2 BIỆN PHÁP PHỐI HỢP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI HOẠT ĐỘNG NHÓM, THẢO LUẬN, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BÁO CÁO CỦA CÁ NHÂN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC-CÔNG NGHỆ 2.1 Mục tiêu phối hợp hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn Sinh học - Công nghệ
Việc sử dụng phương pháp SĐTD phối hợp với các phương pháp học tậphoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạyhọc nhf đạt tới các mục tiêu sau:
Giúp học sinh chuyển từ cách học truyền thống sang cách học tích cựcthông qua hoạt động nhóm và rèn luyện kỹ năng báo cáo
Tiếp tục chuyển đổi từ phương phương pháp hoạt động nhóm, thảo luận
và rèn luyện kỹ năng báo cáo sang kết hợp các phương pháp học nói trên vớiviệc sử dụng SĐTD Trong đó vai trò của hoạt động nhóm, báo cáo và thảoluận cân bằng với việc sử dụng SĐTD
Tận dụng tối đa thời gian của tiết học vào các hoạt động tích cực của họcsinh, giảm việc ghi chép trên lớp Do đó, giúp học sinh bớt căng thẳng, mệtmỏi để tập trung vào việc nghe giáo viên giảng giải, phân tích bài học
Quá trình thực hiện phương pháp SĐTD, giáo viên sẽ đóng vai trò làngười tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, bổ sung và đánh giá học sinh, chứ khôngđơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức giáo khoa một cách khô khan.Ngoài ra, với phương pháp SĐTD có thể áp dụng cho nhiều môn học, cóthể sử dụng rộng rãi ở nhiều trường học, kể cả các địa phương có điều kiệnkhó khăn, vùng xa xôi
2.2 Nội dung và cách thức phối hợp hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn Sinh học - Công nghệ
ở Trường Dân tộc nội trú Tây Nguyên
Để giúp học sinh phối hợp tốt hoạt động nhóm, thảo luận, rèn luyện kỹ
Trang 10năng báo cáo, quan sát, nhận xét, đóng góp ý kiến và sử dụng SĐTD hiệu quảchúng ta cần tiến hành các giai đoạn cơ bản như sau:
2.2.1 Đánh giá tình tình cụ thể của đối tượng dạy để phân nhóm
Trước tiên cần kiểm tra học lực và kết quả môn Sinh học của học sinhthông qua bảng điểm của những năm học trước, tiếp theo giáo viên đưa ranhững câu hỏi có cấp độ khó nâng cao dần để chọn lọc và đánh giá đúng thựcchất của học sinh
Sau đó giáo viên tiến hành phân nhóm để các em hoạt động cố địnhtrong các tiết học Thông thường với sĩ số học sinh trung bình của trường tôi
là 35 học sinh/lớp, tôi chia mỗi lớp thành 4 nhóm, trong đó có cả học sinhgiỏi, khá, trung bình và yếu xem lẫn nhau Việc phân nhóm và hoạt độngcùng nhau một cách cố định trong mỗi tiết học sẽ giúp các em làm quen vớinhau và tinh thần hỗ trợ sẽ được nâng cao bởi vì kết quả hoạt động của mỗinhóm sau mỗi tiết học đều được đánh giá, xếp loại Kết quả hoạt động củamỗi thành viên chính là kết quả hoạt động chung của cả nhóm
Mỗi nhóm đều có danh sách cụ thể Ở đây không có nhóm trưởng, quaquá trình áp dụng giảng dạy và theo dõi của cá nhân, tôi thấy rằng nếu phâncông nhóm trưởng dễ dẫn đến hiện tượng những em học sinh yếu hơn sẽ ỷ lại,đợi chờ kết quả của nhóm trưởng và các bạn khác mà không vân động suynghĩ, đóng góp ý kiến cũng như khả năng tư duy của mình
Tôi yêu cầu các nhóm hoạt động theo tiêu chí mà giáo viên đưa ra Việc
cá nhân nào sẽ đại diện cho cả nhóm lên báo cáo hay trả lời câu hỏi sẽ khôngđược biết trước Chính điều này sẽ giúp tất cả các thành viên của nhóm đềuphải nỗ lực và hoạt động hết sức mình, nếu cá nhân nào không hiểu nội dungkiến thức, các em bắt buộc phải tìm tòi hay hỏi bạn bè để hiểu và trả lời đượcnhững vấn đề đó
Việc chia nhóm ngay từ những ngày đầu rất quan trọng vì nó sẽ ảnhhưởng tới kết quả hoạt động và điểm số của các em sau này
Trang 112.2.2 Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm chủ động - bước đệm để chuyển sang học bằng sơ đồ tư duy
- Chuẩn bị tiết học:
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp bằng cách tìmcác mục chính và nội dung chính của bài học Học sinh trả lời các câu hỏitrong sách giáo khoa và tự mình tìm những kiến thức trọng tâm của của bàihọc Giáo viên cần kiểm tra việc chuẩn bị bài trước khi tiến hành nội dung bàimới một cách kỹ lưỡng để tập cho học sinh thói quen tự học tập nghiên cứu ởnhà Nếu bỏ qua khâu này, học sinh sẽ không tự giác chuẩn bị SĐTD khi giáoviên đưa ra yêu cầu ở các bước sau
- Tiến trình tiết học: Được tiến hành thông qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: tiến hành bài học bằng cách giải quyết hệ thống câu hỏi cho
trước trên bảng
Giáo viên yêu cầu học sinh di chuyển chỗ ngồi, về vị trí hoạt độngnhóm, cùng nhau thảo luận trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra Hệ thốngcâu hỏi này bám sát nội dung bài học Mục đích của bước này nhằm giúp họcsinh tìm ra những nội dung cơ bản nhất trong các mục của bài mới để từ đóbiết cách tìm ra từ chìa khóa sau này
[Hình1: Hệ thống câu hỏi giáo viên cho trước để học sinh thảo luận nhóm]
Trang 12Thời gian hoạt động nhóm thông thường sẽ chiếm 1/3 thời lượng tiếthọc Giáo viên chỉ ghi đề mục của bài học trên bảng, và chia cột theo số lượngmục lớn trong bài Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, giáo viên sẽbao quát và hỗ trợ các em, định hướng cho các em có thể tìm ra những câu trảlời hợp lý Hết thời gian thảo luận học sinh ở các nhóm trở về vị trí ban đầu.
[Hình 2: Học sinh thảo luận theo nhóm]
Bước 2: hoàn thiện nội dung thảo luận trên bảng
Sau khi học sinh đã ổn định lại vị trí, giáo viên sẽ chỉ định các nhóm hoànthành bài mới bằng cách mỗi nhóm cử một đại diện lên viết phần nội dungchính mà nhóm mình đã thảo luận lên các phần đã được kẻ sẵn trên bảng.Thông thường mỗi nhóm sẽ phụ trách mỗi mục lớn trong sách giáo khoa
Trang 13[Hình 3: Học sinh đang hoàn thành nội dung thảo luận trên bảng và báo cáo]
Bước 3: báo cáo trước tập thể phần mới thảo luận
Trong khi các đại diện của các nhóm hoàn thành phần ghi chép trênbảng, giáo viên tiếp tục chỉ định bất kỳ học sinh nào đó trong các nhóm, lênbáo cáo trước lớp từng phần theo trình tự trong nội dung bài học
Để thực hiện tốt bước này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cáchgiới thiệu bản thân, cách báo cáo một nội dung kiến thức và kết thúc bài báocáo của mình Mỗi học sinh khi lên báo cáo sẽ giới thiệu họ tên của mình,thuộc nhóm mấy và nội dung mình sẽ báo cáo Nội dung phần báo cáo cầnbám sát những ý chính của bài học, dựa trên việc thảo luận những câu hỏi màgiáo viên đã đưa ra từ đầu tiết học Các học sinh khác sẽ nghe bạn báo cáo.Kết thúc phần báo cáo của mình, học sinh sẽ cám ơn các bạn và giáo viên đãlắng nghe và nhận những ý kiến đóng góp
Bước 4: giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận chung và hoàn thiện
kiến thức từng mục của bài học
Học sinh cả lớp sẽ đưa ra ý kiến nhận xét về cả hình thức và nội dungkiến thức, đóng góp cho thành viên vừa báo cáo Giáo viên sẽ tổ chức hoạtđộng này, sau khi tiếp nhận ý kiến của các thành viên trong những nhómkhác, giáo viên sẽ chốt lại những ý chính cần phải nắm được trong mục này,
Trang 14đồng thời dùng dụng cụ học tập như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật để hỗ trợ,lấy thêm ví dụ và giảng giải những nội dung khó, mang tính tư duy haychuyên môn cao Ở bước này giáo viên đóng vai trò người điều khiển, nhậnxét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức cần nắm được ở mục vừa thảo luận.Thời gian đầu học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi tự tìm tòi kiến thức cũngnhư đứng trước cả lớp để trình bày một vấn đề, nhưng chỉ sau vài tiết học nhưthế, học sinh sẽ quen dần với cáchhọc này, các em có thể thảo luận để tìm rađược nội dung kiến thức cơ bản của bài học và tự tin báo cáo.
Cũng tại thời điểm này, các học sinh được cử lên ghi chép nội dung thảoluận các mục trên bảng cũng đã hoàn thành nhiệm vụ Giáo viên sẽ sửa và bổsung ngay từng mục sau báo cáo và ghi chép
Học sinh cả lớp sẽ xem lại phần chuẩn bị ở nhà của mình và bổ sungnhững phần kiến thức còn thiếu Như vậy giáo viên sẽ không còn nặng nề về
vở soạn hay vở ghi chép của học sinh nữa, vì học sinh sẽ kết hợp hai loại vở
để tích lũy thông tin cho mình
Cứ như vậy giáo viên và học sinh sẽ báo cáo, thảo luận để giải quyết hếtnội dung bài học mới
Bước 5: Tổng hợp kiến thức và đánh giá
Cuối tiết học toàn bộ nội dung kiến thức cần nắm bắt được thể hiện trênbảng Học sinh hoàn thiện bài học trong vở của mình Kết quả của ý thức hoạtđộng thảo luận nhóm, việc ghi chép trên bảng, kết quả báo cáo trước lớp vàkết quả những ý kiến đóng góp đúng sẽ là thành tích chung của cả nhóm.Giáo viên đánh giá và xếp loại A, B, C, D cho các nhóm Với những cánhân có thành tích tốt sẽ được cộng điểm hay cho điểm ngay sau tiết học.Điều này động viên các em rất nhiều để học tốt hơn
Trang 15[Hình 4: Bài học đã hoàn thiện trên bảng]
Hoạt động thảo luận nhóm, tập tìm các từ chìa khóa và báo cáo như trên
sẽ được áp dụng trong 2 tới 3 tuần đầu, giúp học sinh làm quen với việc chủđộng nghiên cứu và tìm tòi kiến thức mới, giúp các em tự tin khi đứng lên báocáo một vấn đề nào đó trước tập thể hay trước đám đông Hầu hết học sinhcủa chúng ta ở các trường có nhiều học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu
số, mỗi khi đứng trước tập thể để báo cáo một vấn đề, các em thường lúngtúng không biết bắt đầu từ đâu, diễn giải vấn đề đó và kết thúc như thế nào.Rào cản ngôn ngữ và khả năng diễn đạt đã hạn chế khả năng học tập sáng tạocủa học sinh rất nhiều Qua cách học như trên tôi đã giúp các em học sinh củamình rất tự tin, hứng khởi và hoạt động tích cực trong tiết học, các em biết tựhọc tập và khai thác hình trong sách giáo khoa cũng như đưa ra được các ví
dụ hợp lý
Đây chính là bước đệm để giúp học sinh chuyển sang cách học vớiSĐTD một cách hiệu quả
2.2.3 Hướng dẫn học sinh hiểu khái niệm, ý nghĩa, biết cách thiết kế
sơ đồ tư duy và tìm từ chìa khóa.
Trang 16[ Hình 5: Giới thiệu sơ đồ tư duy]
Sau khi học sinh đã quen với cách học chủ động trong hoạt động nhóm,giáo viên cần có tiết ngoại khóa hoặc phụ đạo để giúp các em hiểu khái niệmSĐTD là gì, tại sao nên chuyển từ cách học truyền thống sang cách học nhóm
và sử dụng SĐTD ? Đưa ra những SĐTD mẫu và kết quả học tập bằng SĐTD
ở các trường khác và các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các bài báo, bàiphỏng vấn với tác giả của SĐTD, các hình ảnh thực tế, thông qua hoạt độngnày giúp các em say mê hứng thú trong việc tiếp cận với phương pháp họcmới Qua thực tế cho thấy, nhiều học sinh trung bình, khá và giỏi sẽ hưởngứng ngay và thích thú với việc học theo SĐTD, nhưng phần lớn các em họcsinh yếu và kém sẽ cảm thấy chán nản, không muốn học vì bản thân các em
đã không chịu khó tìm tòi, đầu từ thời gian vào việc chuẩn bị bài ở nhà, bêncạnh đó các em không xác định được đâu là từ chìa khóa và trọng tâm củabài Chính vì vậy việc truyền cảm hứng cho các em, hướng dẫn để các em cóthể tự thiết kế được SĐTD cũng rất cần được chú ý Việc hoạt động nhómtheo phương pháp chia nhóm cố định sẽ hỗ trợ học sinh có học lực yếu kém ởcác trường dân tộc nội trú hay những trường có lượng học sinh khá giỏi cònhạn chế, giải quyết những tồn tại này