ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ngoài da phổ biến là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển 13. Tại Việt Nam, năm 1960 Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật ở lứa tuổi thanh niên tại 16 tỉnh vùng đồng bằng và trung du miến Bắc, kết quả cho thấy bệnh ngoài da đứng hàng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 5,68% trong số các bệnh chuyên khoa. Nếu lấy tỷ lệ này ước tính cho tất cả các lứa tuổi thì vào thời điểm đó khoảng 12% dân số Việt Nam mắc bệnh da liễu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn. Hàng hoá, sản phẩm, nông sản làm ra từ nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng. Cuộc sống của người lao động từng bước được thay đổi, kinh tế nông thôn không còn độc canh như trước, người dân tăng cường đầu tư máy móc, phân bón hoá học, trang thiết bị... Để giảm bớt cường độ lao động và tăng năng suất. Phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ để giải quyết số lao động dư thừa trong những ngày nông nhàn. Những thay đổi đó làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn nhưng cùng với nó là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu làm cho mô hình bệnh tật nói chung, trong đó bệnh ngoài da cũng có nhiều biến đổi. Huyện Điện Biên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên, một huyện nông nghiệp thuần tuý. Đời sống kinh tế, văn hoá của người dân ở trong huyện còn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, đặc biệt là tập quán dùng phân tươi để bón ruộng, chăn nuôi gia súc thả rông tùy tiện, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa để tập trung đúng 2 nơi quy định. Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, kết hợp với thời tiết, khí hậu nóng ẩm cùng với yếu tố cơ địa của người bệnh là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh ngoài da. Trẻ em dưới 6 tuổi tuy chưa phải là lực lượng lao động nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường. Bệnh da liễu ở trẻ ngoài bệnh lý tại chỗ còn liên quan đến các bệnh của hệ thống miễn dịch nguy hiểm như bệnh thấp tim, bệnh viêm cầu thận cấp... vì vậy phát hiện bệnh để điều trị kịp thời và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của cán bộ y tế, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da chiếm khoảng 16,5% dân số. Nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh trẻ em đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% 23. Tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2009. 2. Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài da.
Trang 1Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn Hàng hoá, sản phẩm, nông sản làm ra từ nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng Cuộc sống của người lao động từng bước được thay đổi, kinh tế nông thôn không còn độc canh như trước, người dân tăng cường đầu tư máy móc, phân bón hoá học, trang thiết bị Để giảm bớt cường độ lao động và tăng năng suất Phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ để giải quyết số lao động dư thừa trong những ngày nông nhàn Những thay đổi đó làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn nhưng cùng với nó là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu làm cho mô hình bệnh tật nói chung, trong đó bệnh ngoài da cũng có nhiều biến đổi
Huyện Điện Biên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên, một huyện nông nghiệp thuần tuý Đời sống kinh tế, văn hoá của người dân ở trong huyện còn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế Trong nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, đặc biệt là tập quán dùng phân tươi để bón ruộng, chăn nuôi gia súc thả rông tùy tiện, sử dụng hoá chất bảo
vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa để tập trung đúng
Trang 2
-2- nơi quy định Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, kết hợp với thời tiết, khí hậu nóng ẩm cùng với yếu tố cơ địa của người bệnh là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh ngoài da
Trẻ em dưới 6 tuổi tuy chưa phải là lực lượng lao động nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường Bệnh da liễu ở trẻ ngoài bệnh lý tại chỗ còn liên quan đến các bệnh của hệ thống miễn dịch nguy hiểm như bệnh thấp tim, bệnh viêm cầu thận cấp vì vậy phát hiện bệnh để điều trịkịp thời và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của cán bộ
y tế, của mỗi gia đình và của toàn xã hội
Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da chiếm khoảng 16,5% dân số Nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh trẻ em đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% [23] Tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2009".
Mục tiêu nghiên cứu
1 Mô tả thực trạng bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2009
2 Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài da
Trang 3
-3-
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 CẤU TẠO GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA DA [18], [61]
Da được cấu tạo gồm 3 lớp: Thượng bì, trung bì, hạ bì Thượng bì có 5 lớp kể từ dưới lên trên Lớp cơ bản, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng
Thượng bì và trung bì được ngăn cách với nhau bởi màng đáy Trung bì
có cấu trúc gồm 3 phần, những sợi chống đỡ chất cơ bản, tế bào
Phần hạ bì nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương Hạ bì là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ có nhiều ụ ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì, trong đó có mạch máu, thần kinh Cấu tạo của da rất tinh vi, liên kết chặt chẽ, biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, trung bì, hạ bì làm cho da vững chắc bao bọc cơ thể, chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể
Da luôn luôn trải qua quá trình biến hóa các chất thu nhận những chất dinh dưỡng tổng hợp thành các chất của nó Đồng thời phân hủy các chất để giải phóng ra năng lượng cho các hoạt động sinh lý của da Các tế bào da sống được là nhờ những phản ứng sinh hóa Những phản ứng này được tiến hành một cách tuần tự ổn định là nhờ các men như: Men sinh năng lượng, men chuyển hóa Hydratcacbon, mem chuyển hóa hợp chất Nitơ, men chuyển hóa axit béo
- Những chất tích điện ở da gồm những ion Cl-, Na+, K+, Ca++, Mg++
- Chất lưu huỳnh ở da: Cơ thể không tổng hợp được hỗn hợp axit lưu huỳnh mà phải lấy từ thức ăn Lưu huỳnh có ở thượng bì, tổ chức đệm, mồ
Trang 4
-4- hôi Vai trò của lưu huỳnh rất quan trọng trong các chất Coenzym có lưu huỳnh, phần đạm các men hoặc sắc tố Vì thế muốn bảo vệ da tốt, có nước da đẹp để chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ ăn uống của người dân trong cộng đồng cũng là điều rất cần thiết
- Chất sừng: Là một chất đạm trong đó có axit amin kết hợp với lưu huỳnh Sừng là một chất kém bền vững, có phần nào dễ co dãn, dựa vào tính chất này người ta có thể dùng các chất hóa học làm thay đổi cấu trúc của nó
Vì thế trong môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm, các làng nghề, chất hóa học trong công nghiệp chưa xử lý thải ra môi trường ngày càng nhiều Cường độ lao động của người dân càng cao, làm cho lớp sừng trên da bị thay đổi, kém bền vững, chân tay sây xát là điều kiện thuận lợi cho vi trùng, ký sinh trùng, các bệnh dị ứng phát triển mạnh
- Da có nhiệm vụ che chở cho cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng, các tác nhân cơ giới, lý, hóa học có hại cho da Do cấu trúc và sự biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, những vi khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi, đào thải cùng tế bào sừng
- Một số men tổng hợp ở da cũng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát triển như: men diệt khuẩn, men kích thích thực bào thay đổi pH da, men tổng hợp, huy động không thể tham gia phản ứng miễn dịch
- Da điều hòa thân nhiệt, để thích nghi với thời tiết bên ngoài, da không ngừng bài tiết mồ hôi làm giảm thân nhiệt Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn Người dân tăng cường đầu tư máy móc, phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ Rác thải công nghiệp, thủ công nghiệp và rác thải trong sinh hoạt chưa được tập trung kết hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã làm cho môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị
Trang 5
-5-
ô nhiễm Tuy vậy đời sống kinh tế, văn hóa nhìn chung cũng thấp, trình độ nhận thức của người dân cũng hạn chế Các tác nhân trên đã phá vỡ các cấu trúc da, thay đổi pH da, làm da điều hòa thân nhiệt kém, dẫn tới các bệnh ngoài da trong cộng đồng ngày một tăng cao
- Lớp ngoài cùng của da có màng sáp gồm: Ion, Cl-, Na+, axit amin, đường, Ure, Cholin, mỡ, ngăn nước và các chất hóa học thấm qua da, mùa hè
mồ hôi tiết nhiều, để lâu biến thành Amoniac, da trở nên kiềm pH, 6,5 - 7 vi khuẩn, nấm có điều kiện phát triển Vì thế mà bệnh ngoài da hay xuất hiện vào mùa hè, ở nông thôn, công nhân lao động trong hoàn cảnh nóng, ẩm, thường xuyên dầm nước
- Da có màng sáp bảo vệ những thuốc tan trong nước, không bốc hơi sẽ không thấm được qua da Những kim loại nặng như chì, Asen có thể phá vỡ màng sáp gây nhiễm độc da Ngoài ra da cũng có chức năng bài tiết chất bã chống thấm nước làm da mềm mại, kháng vi khuẩn và nấm
Qua cấu tạo, đặc điểm sinh hóa, sinh lý da ta thấy tầm quan trọng của da trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng, hóa chất độc hại đối với cơ thể Da cũng tham gia phản ứng miễn dịch, điều hoà thân nhiệt giúp cho cơ thể hoạt động tốt
Trong cuộc sống hội nhập hiện nay sự hiểu biết để bảo vệ môi trường sống, không bị ô nhiễm tránh các sang chấn cho da khỏi bị tổn thương, tránh
sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng và các phản ứng đối với cơ thể, thì sự thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu biết được các tác nhân gây bệnh ngoài da trong cộng đồng, cách phòng chống và bảo vệ da trong ăn uống, trong sinh hoạt và khám, điều trị kịp thời là điều rất cần thiết
Trang 6Biểu hiện lâm sàng: có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành mảng giới hạn thất thường, tiến triển theo từng đợt, hay biến thành bệnh mạn tính để thỉnh thoảng lại vượng lên
Về giải phẫu bệnh lý có thương tổn thuộc loại xốp bào
Tổn thương sinh bệnh học, là một phản ứng viêm đối với những tác nhân hoặc ở trong cơ thể, hoặc ở ngoài cơ thể, thuộc loại cơ giới, vật lý, hoá học, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, trong điều kiện có một địa tạng đặc biệt là
cơ địa dị ứng
Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy Cả hai yếu tố đều thay đổi ít nhiều theo từng trường hợp eczema
Giai đoạn điển hình nhất là mụn nước Mụn nước chính là một thương tổn căn bản của bệnh chàm; nhưng trước khi có mụn nước thì đã có hiện tượng xung huyết và khi đã có mụn nước rồi thì mụn nước chảy nước vàng, nước vàng đọng lại thành vảy tiết; vảy tiết rụng để lại vảy khô, rồi da mới lành, có khi lại còn biến chứng thành bội nhiễm hay lichen hoá
Tiến triển thành từng đợt không đều nhau trên một bệnh nhân, mỗi đợt đều qua giai đoạn đỏ, mụn nước, vảy Nhưng vì các đợt khác nhau, tuỳ từng chỗ giai đoạn tiến triển cũng khác nhau cho nên cùng một mảng chàm có những giai đoạn khác nhau, cũng vì vậy mà các thương tổn trên một mảng
Trang 7
-7- chàm rất đa dạng, nhưng qua hình thức thay đổi phải nắm vững là có mụn nước điển hình và những giai đoạn khác nhau của nó Ngứa nhiều hay ít cũng tuỳ từng giai đoạn cấp tính hay mạn tính
Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài các yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có một tình trạng cấp hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương thần kinh, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội, gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm
1.2.2 Bệnh sẩn ngứa (Prurigo Hebra)
Bệnh sẩn ngứa có thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, chắc, màu hồng nhạt, rất ngứa thỉnh thoảng có trường hợp trước khi phát ra những sẩn chắc thấy xuất hiện những sẩn phù như sẩn mề đay Vị trí khu trú đầu tiên ở mặt dưới các chi rồi sau mới phát ra các phần khác, thân mình, mông, nhưng hầu như mặt gấp các chi và mặt không bao giờ bị thương tổn Vì ngứa gãi nên
đa số các sẩn đều bị sướt ra, đóng vảy máu.Da dày, lichen hoá, thâm Thỉnh thoảng có biến chứng nhiễm trùng thứ phát Thường các hạch bạch huyết sưng to, nhất là hạch bẹn, nách và khuỷu tay Hạch không đau và không có khuynh hướng hoá mủ Vì tính chất đặc biệt của hạch nên gọi là hột xoài trong bệnh sẩn ngứa
Về hình thể lâm sàng, có thể nhẹ (prurigo mitis) và thể nặng (pruri- ferox), tuỳ theo thương tổn và tính chất ngứa nhiều hoặc ít Trong trường hợp nặng, bệnh nhân rất ngứa, đứng ngồi không yên, ảnh hưởng đến toàn trạng, ăn không ngon, mất ngủ, suy nhược Bệnh kéo dài hàng chục năm, nhất là đối với đàn ông Tuổi càng lớn, bệnh có phần giảm bớt
Bệnh thường bắt đầu ở trẻ nhỏ, tỷ lệ nhỏ bệnh xuất hiện muộn hơn ở tuổi trưởng thành Có 2 giả thuyết về cơ chế bệnh sinh
Trang 8
-8- Thuyết thần kinh dinh dưỡng, do các tác giả Pletinop, Nikolsky, Paplop chủ trương Trên bệnh nhân thấy xuất hiện dấu hiệu vạch da nổi (dermographisme) trắng, bền vững (xuất hiện lâu mới mất) Rối loạn phản xạ
ở da, bài tiết mồ hôi ít, thường về tinh thần không phát triển đầy đủ Theo Paplốp phản xạ lòng bàn chân và phản xạ thành bụng mất
Thuyết nhiễm độc do các tác giả Jadasson, Tommasoli chủ trương dựa vào đợt phát bệnh đầu tiên, thường xảy ra ở những trẻ có rối loạn về tiêu hoá Nghiên cứu chuyển hoá các chất thấy có rối loạn về clo, phốt phát
và axit lactic Một số tác giả khác cho rằng có sự phối hợp cả hai yếu tố thần kinh và nhiễm độc trong cơ chế bệnh sinh của bệnh Ngoài ra, bệnh còn bị ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt Trong một số trường hợp thay đổi môi trường làm việc, sinh sống, bệnh thay đổi một cách rõ rệt
Bệnh tương đối ít gặp ở trẻ em, thường xuất hiện ở người lớn, nhất là phụ nữ trẻ Bệnh có liên quan đến thay đổi trạng thái thần kinh, tinh thần và rối loạn về tiêu hoá
Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể mắc bệnh và ở trẻ em dưới sáu tuổi, bệnh sẩn ngứa cấp tính người lớn (Prurigo simplex aigude l'adulte) có một số đặc điểm sau đây:
Thương tổn trên da căn bản là những sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da bình thường hoặc hồng nhạt Trên chóp các sẩn có một mụn nước rất bé Vì ngứa nhiều phải gãi nên phần lớn các sẩn đều có vảy máu Vị trí khu trú ở mặt dưới các chi Hình ảnh lâm sàng rất giống bệnh sẩn ngứa trẻ con (strophulus) Lúc đầu toàn trạng có thể ít nhiều bị ảnh hưởng: sốt, mệt mỏi, nhức đầu Bệnh kéo dài khoảng hai tuần đến 4 tháng, thỉnh thoảng có thể lâu hơn Nói chung, thời gian tiến triển ngắn so với các loại sẩn ngứa khác nên còn gọi là sẩn ngứa tạm thời Khi bệnh tiến triển quá 4 tháng đã gọi là bệnh sẩn ngứa kinh diễn
Trang 9
-9- Bệnh sẩn ngứa tạm thời có thể tái phát Phân biệt các hình thể lâm sàng như: sẩn ngứa có bọng nước, có xuất huyết hoặc có hoại tử Có trường hợp có cơn vượng bệnh phát theo mùa nên gọi là sẩn ngứa mùa đông và sẩn ngứa mùa hạ Thể mùa hạ là một trong những hình thể lâm sàng của bệnh da do cảm ứng ánh nắng Có thể lâm sàng xuất hiện ở người có mang
Về tiên lượng: bệnh có tiên lượng tốt
Về điều trị: Cần chú ý đến chế độ ăn, dùng kháng histamin tổng hợp, các loại sát trùng đường ruột (salol, benzo - naptol)
Cách sắp xếp giữa sẩn phù, ban mề đay có những hình thể rất thay đổi, mỗi sẩn phù tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ, cho đến một vài ngày, rồi lặn đi trong khi những sẩn mới lại xuất hiện, càng gãi nhiều lại càng ngứa và càng xuất hiện sẩn mới
Có một đặc điểm là mỗi khi sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa, và rất nguy hiểm Có những thể rất thay đổi khi thì nhỏ, khi thì to, khi thì khu trú, khi thì toàn thể Có khi có cả bọng nước, hoặc phối hợp với phù Quincke
Trang 10
-10- Bệnh tiến triển thành từng đợt liên tiếp mỗi đợt độ vài ngày, cũng có khi có thể tái phát dai dẳng hàng năm, do nhiều đợt liên tiếp, lắm khi theo mùa, theo thay đổi với bệnh hen xuyễn và bệnh đau nửa đầu
Về cơ chế bệnh sinh: có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh
Yêú tố nhiệt độ như lạnh, nóng: Căn nguyên rất phức tạp, nhiều khi
không rõ, thông thường nhất là lạnh Sau khi ra lạnh, rửa mặt bằng nước lạnh, hay là uống nước lạnh, độ năm mười phút thì bắt đầu ngứa Duke đã chứng minh vai trò của lạnh, phun tia clorua ethyl vào da, gây ra ban mề đay, dúng tay vào nước lạnh cũng vậy, nhưng có một điều nên chú ý là nếu buộc garo ở cánh tay thì ban mề đay không lan ra toàn thân
Khi nhiệt độ tăng lên hoặc các tia tử ngoại tác động vào, X quang cũng
có thể gây ra mề đay
Côn trùng đốt hoặc tiếp xúc với hoá chất: muỗi, rệp, một cây han
(rhodendron), một vài thứ quần áo, nước hoa có khi cả đến nước rửa, cũng có thể gây ra mề đay
Thức ăn: như thịt trâu, cá biển, nhộng tằm cũng có thể gây mề đay Một số loại thuốc: sunfamit, aspirin, antipyrin, huyết thanh, penixilin Nhiễm liên cầu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng có thể gây ra ban
mề đay và kèm theo triệu chứng sốt
Ngoài ra một số nguời mắc ban mề đay tái phát không rõ căn nguyên Cần phải theo dõi loại trừ dần những dị ứng tôm và tìm những triệu trứng thiểu năng gan
1.2.4 Bệnh tổ đỉa (Dysidrose)
Bệnh tổ đỉa đã được Tilburyfox mô tả từ 1873, coi như một bệnh ứ đọng
mồ hôi Về sau, bằng những nhận xét về tế bào học, A.Rpobison đã phủ nhận
Trang 11
-11- thuyết đó Có tác giả nhiều lần tìm thấy da và nấm mốc ở các thương tổn tổ đỉa bàn chân và nêu lên vai trò gây bệnh hoặc thứ phát của các loại nấm đó Thibierge, gougerot đề xuất vai trò của ánh sáng mặt trời, khi thấy bệnh xuất hiện
về mùa xuân và mùa hạ Nhiều tác giả khác lại phân biệt bệnh tổ đỉa thực sự với các biểu hiện dạng tổ đỉa mà căn nguyên có thể do nấm, vi khuẩn, hoá chất
Ngày nay đại đa số các chuyên gia da liễu quan niệm bệnh tổ đỉa là một thể lâm sàng của bệnh eczema, có khu trú đặc biệt chỉ ở bàn tay, bàn chân, có bệnh cảnh lâm sàng riêng và có một số căn nguyên nổi bật
Biểu hiện lâm sàng cơ bản là mụn nước với những tính chất đặc biệt như: Khu trú ở bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên các ngón tay, mặt sau đốt cuối, lòng bàn tay; mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng bàn chân; có khi lần lượt, có khi các vị trí trên đồng thời bị một lúc; Bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay, cổ chân; có thể có những thương tổn thứ phát ở các vùng khác của cơ thể, song lại là những mụn nước của eczema thông thường Mụn nước ăn sâu trong thượng bì, làm cho da ở trên nổi sần lên, hình tròn, rải rác hoặc sắp xếp thành chùm Sờ vào mụn nước thấy chắc, như có một hạt xơ nằm xen vào trong thượng bì Các mụn nước thông thường có kích thước từ 1 - 2mm, đôi khi tổn thương có thể trở thành những bọng nước khá to, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân
Các mụn nước phát triển thành từng đợt về mùa xuân và mùa hạ, làm cho tiến triển của bệnh có tính chất chu kỳ Thường đến cuối mùa hạ bệnh sẽ lui dần và sẽ không xuất hiện trong suốt mùa đông, để lại tái phát trong mùa xuân, sắp tới
Hiện tượng nhiễm khuẩn thường hay gặp, hoặc tiên phát hoặc thứ phát Trong các thể điển hình, nhất là trong thể bọng nước, dịch tiết trong sẽ đục
Trang 12
-12- dần và thành mủ quầng đỏ xung quanh bọng nước xuất hiện, kèm theo có thể viêm mạch bạch huyết và hạch viêm đau
Cơ chế bệnh sinh: bệnh thường gặp ở thanh niên hoặc người đứng tuổi, thường ở nam giới Căn nguyên sinh bệnh cũng tương tự và phức tạp như đối với eczema Tuy nhiên cần nêu lên một số yếu tố đã tham gia vào căn nguyên sinh bệnh của tổ đỉa như ánh sáng và sức nóng, các nhiễm khuẩn và nhiễm nấm Trong thực tế, dựa vào tiến triển ta có thể phân làm 3 loại, tương ứng với những căn nguyên khác nhau
Loại cấp tính: Tiến triển nhất thời, có tính chất viêm, thực chất là một
viêm nhân tạo, do các hoá chất hoặc các thảo mộc tác động lên da
Loại bán cấp hoặc kinh diễn: Thỉnh thoảng có thể xuất hiện một đợt
cấp diễn Loại này có thể do 2 căn nguyên
- Do vi khuẩn: Liên cầu khuẩn đã được phát hiện; thể tổ đỉa nung mủ cũng hay gặp, kèm theo viêm bạch huyết và hạch; điều trị bằng dung dịch sát khuẩn (ngâm thuốc tím, bôi dung dịch Milian) thường đưa lại kết quả
- Do nấm: thường bệnh nhân có tiền sử nấm, hoặc đồng thời có nấm kẽ chân; ở một số khá nhiều trường hợp, có thể tìm thấy nấm (soi tươi và cấy) ở các thương tổn tổ đỉa, nhất là ở các ngón chân: trichophyton, nấm mốc (ở tay ít kết quả dương tính hơn); điều trị bằng thuốc chống nấm (cồn iot) đôi khi có kết quả
Loại hay tái phát theo mùa: ảnh hưởng của ánh sáng và sức nóng; song
không thể loại bỏ hoàn toàn các tác nhân vi khuẩn và nấm, hoặc mồ hôi - điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
1.2.5 Bệnh ghẻ (Sarcoptes)
Bệnh ghẻ là bệnh hay gặp, dễ lây Bệnh dễ lây lan ở nơi tập trung đông người và điều kiện vệ sinh kém
Trang 13
-13- Đặc điểm sinh học của bệnh ghẻ: Tên khoa học của con ghẻ là sarcoptes Con đực thường nhỏ hơn con cái và chết ngay sau khi di giống Con cái ghẻ hình bầu dục, bụng có 8 chân, lưng có gai hướng về phía sau, vòi hút về phía trước, dùng để hút thức ăn và đào hầm Chúng đào hầm ở lớp thương bì của da, mỗi ngày đẻ vào da 1 - 5 trứng Sau 3 - 7 ngày nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần để trở thành ghẻ trưởng thành Bình thường chu kỳ sinh sản kéo dài 2 - 7 tuần
Bệnh lây từ người này qua người khác thường về đêm do cái ghẻ mang trứng hoặc do ấu trùng bò lên da Cái ghẻ không sống quá 4 ngày khi ra khỏi cơ thể, sang quần áo, chăn màn và dính trứng ghẻ có thể là nguồn gây bệnh
Bệnh gặp ở vùng dân cư đông, chật hẹp, thiếu vệ sinh và có thể biến thành dịch khi có chiến tranh, đợt di cư, hội hè Ngoài ra còn gặp nhiều ở gái điếm, trại giam Bệnh ghẻ lưu hành thường xuyên và được coi là một trong 23 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục
Triệu chứng của bệnh: Thời gian ủ bệnh từ 2 ngày tới vài tuần sau đó xuất hiện triệu chứng đầu tiên là ngứa Ngứa nhiều về đêm gây mất ngủ, ngứa khắp người trừ mắt, da đầu, lưng Tại nơi gãi xuất hiện vết sước, vảy máu, vảy mủ, dát đỏ, sẩn mày đay, mụn nước, mụn mủ, dát thâm Tóm lại ghẻ có tổn thương đa dạng, thứ phát do gãi bội nhiễm, chàm hoá Kèm theo ngứa là mụn nước mọc rải rác hoặc khu trú đặc hiệu ở khe kẽ ngón tay, mặt trước cổ, khuỷu tay, phía trước nách, núm vú, quanh thắt lưng, rốn, khe mông, lòng bàn chân hài nhi, đàn ông ở quy đầu xuất hiện vết trợt tròn giống săng giang mai
Bệnh có yếu tố dịch tễ rõ rệt Trong gia đình, nơi ở cũng có người ngứa
và tổn thương tương tự như bệnh nhân
Trang 14
-14- Hai dấu hiệu đặc hiệu của ghẻ không phải lúc nào cũng thấy là luống ghẻ và khêu được cái ghẻ Luống ghẻ là những đường hầm do cái ghẻ đục để
đẻ trứng, cuối đường hầm là nơi cái ghẻ ở chỗ phình to hơn
Tiến triển và biến chứng: Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân thấy nhiễm trùng mưng mủ Có trường hợp giảm ngứa tổn thương giới hạn nhưng vẫn là nguồn lây bệnh sang người khác Điều trị kịp thời nhưng không triệt để, cùng lúc với người trong gia đình, người xung quanh thì bệnh sẽ tái phát
Các biến chứng hay gặp trong bệnh ghẻ là chàm hoá, viêm da mủ Hiếm gặp bệnh nhân viêm thận nặng do nhiễm độc bởi độc tố ghẻ hoặc liên cầu khuẩn
ít triệu chứng và bàn chân là tổn thương vảy dày, tăng sừng lòng bàn chân gót
và rìa bàn chân Không điều trị triệt để bệnh gây biến chứng là chàm hoá hoặc bội nhiễm
Trang 15
-15- Cận lâm sàng: Soi tươi có sợi nấm phân nhánh có vách ngăn
Chẩn đoán bệnh: bệnh chẩn đoán không khó, tuy nhiên tùy theo điều kiện và tuyến điều trị mà có những yêu cầu cụ thể
Tại tuyến cơ sở: Dựa vào tổn thương cơ bản là dát đỏ lành giữa có bờ viền mụn nước có xu hướng ly tâm, vị trí ở thân mình, bàn tay bàn chân kèm theo có ngứa.Có thể làm xét nghiệm soi tươi tìm sợi nấm
Chẩn đoán ở tuyến chuyên khoa dựa vào lâm sàng và xét nghiệm soi tươi, nuôi cấy tìm nấm
Chẩn đoán phân biệt: Bệnh cần được phân biệt với một số bệnh như: Với bệnh phong củ: bệnh không gây ngứa, tổn thương vùng rìa là viền
củ, xét nghiệm nấm âm tính
Với bệnh vảy phấn hồng GiBert: tổn thương nhiều, cấp tính, không có
bờ mụn nước, xét nghiệm nấm âm tính
Với bệnh chàm tiếp xúc: Tổn thương rỉ dịch, chảy nước, xét nghiệm nấm âm tính
Trang 16
-16- Chẩn đoán dựa vào tổn thương cơ bản: dát đỏ lành giữa có bờ viền mụn nước, có xu hướng ly tâm, vị trí ở vùng bẹn, vòng quanh thắt lưng, hố nách gầm vú và tìm nấm bằng soi tươi hoặc nuôi cấy
Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như:
Bệnh Erythrasma là bệnh do vi trùng Corynebacterium gây nên, tổn thương thâm, không có bờ mụn nước và không ngứa Vị trí vùng bẹn, cổ
Bệnh vảy nến thể đảo ngược: Tổn thương vùng ở nếp gấp tổn thương
đỏ, rỉ dịch (có vảy vụn) Xét nghiệm nấm âm tính
Bệnh nấm kẽ do candida: Tổn thương đỏ bóng có thể có bựa trắng, không có mụn nước ở viền bờ
1.2.6.3 Nấm tóc (Tinea capitis)
Đây là bệnh gây nên do Trichophyton, Microsporum Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở trẻ em Bệnh lây lan rất nhanh và có thể thành đại dịch
Biểu hiện lâm sàng theo từng thể tổn thương:
Dạng có vảy (dạng tiết bã): Thường do Microsporum Da dầu có từ 4 -
6 mảng rụng tóc, tròn, bầu dục, đường kính 2 - 6 cm, giới hạn không rõ, có phủ vảy trắng, xám, mịn, tóc bị xén đều còn 5mm, dễ nhổ, hay gặp ở trẻ em mẫu giáo và học sinh Phát huỳnh quang xanh lá cây dưới ánh đèn Wood
Dạng nấm đen: Thương tổn là mảng rụng tóc tròn nhỏ ranh giới không
rõ, số lượng nhiều, trong đó có sợi còn nguyên, có sợi bị xén ngắn còn 1 - 2mm, có sợi bị xén đến tận gốc Nếu mãn tính thì chỉ là đám sẹo to Thường
do Trychophyton và Microsporum gây bệnh
Trang 17
-17- Dạng Kerion: do Trychophyton và Microsporum lây từ súc vật sang người Nấm gây viêm, da đầu sưng tấy đỏ, đóng vảy tiết Cậy vảy ở mỗi lỗ chân lông mủ trào ra, lỗ chỗ như tổ ong, gọi là Kerion Thể này gọi là Kerion de Celse
Dạng Favus: đây là dạng hiếm gặp, tổn thương là những chấm bé màu vàng đỏ, phát triển thành những vảy màu vàng lưu huỳnh, hình đĩa lõm, có mùi hôi như chuột chết Có thể lan khắp đầu gây hói vĩnh viễn
Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng
Cần chẩn đoán phân biệt với rụng tóc Pelade; Rụng tóc giang mai; Rụng tóc da dầu
1.2.7 Bệnh viêm da cơ địa
Tổn thương cơ bản của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là mụn nước, ở trẻ lớn và người trưởng thành tổn thương là sẩn lichen hoá, dày da, chỉ khi phát cấp thì tổn thương mới có mụn nước Mụn nước tiến triển qua các giai đoạn: Đỏ da: da vùng tổn thương đỏ, phù nề ranh giới không rõ, rất ngứa; Mụn nước và chảy nước: mụn nước đóng thành đám dày đặc; Đóng vảy tiết
và cuối cùng là bong vảy da và da trở về bình thường không để lại sẹo Khi tổn thương tiến triển lâu ngày, ngày càng sẫm màu tăng nhiễm cộm, bề mặt sù
xì thô ráp, nền cứng cộm có hằn da nổi rõ gọi là lichen hoá Ngoài ra, viêm da
cơ địa còn một số đặc điểm khác như: Da khô tăng lên theo mùa đông, da dễ
bị nhiễm trùng, viêm da bàn tay không đặc hiệu, nứt kẽ tai, viêm môi, đục thuỷ tinh thể, dày sừng nang lông, đỏ mặt, vảy cá thông thường và dị ứng với len dạ và một số thức ăn
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là ngứa rất dữ dội, ngứa thành từng cơn Mất ngủ thường là hậu quả của ngứa khi tổn thương lan rộng Tổn thương ở bất kỳ vùng da nào, tuy nhiên tuỳ theo từng thể lâm sàng mà đám tổn thương hay ở vị trí nào và thường là đối xứng hai bên
Trang 18
-18- Bệnh có thể hết ở lứa tuổi trẻ em hoặc có thể tái phát, kéo dài sang giai đoạn người lớn với nhiều hình thái lâm sàng
Biến chứng: Lichen hoá do gãi, cạo, chà xát, nhiễm trùng, chậm phát
triển thể lực
Các thể lâm sàng: thể lâm sàng theo tuổi, theo tiến triển của bệnh
Viêm da cơ địa ở tuổi sơ sinh (Infant tile atopic dermatitis) gặp ở trẻ 2 tuần đến 2 tuổi Thường gặp ở trẻ em bụ bẫm Mới đầu ở má, trán tạo thành hình móng ngựa, quanh miệng sau đó mới lan lên đầu, xuống cổ, lan ra toàn thân Tổn thương là dát đỏ, có nhiều mụn nước, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết, có thể kèm ỉa lỏng, viêm tai giữa thường gặp
ở trẻ có tiền sử bố mẹ, anh chị em mắc bệnh dị ứng
Viêm da cơ địa ở tuổi trưởng thành có đặc điểm: Bị từ nhỏ, có tiền sử quá mẫn trong gia đình hoặc bản thân Tổn thương là các sẩn, mảng lichen hoá đối xứng ở các nếp gấp, khoeo chân, khuỷu tay Tiến triển từng đợt, theo mùa, dai dẳng, tái phát Thỉnh thoảng có đợt cấp vượng lên Mụn nước mọc thành đám trên nền da đỏ, dỉ dịch
Phân theo tiến triển: thể cấp tính: Da đỏ, phù nề nhiều, chảy nhiều nước; thể bán cấp: Da còn đỏ, đỡ phù nề, đỡ chảy nước; thể mạn tính: Da dày, thâm da nhiễm cộm bong vảy và thể nhiễm khuẩn: Bên cạnh những tổn thương mảng da đỏ, mụn nước thành đám còn có những tổn thương là mụn mủ, vảy tiết
Trang 19
-19- này có thể tấn công vào người và súc vật để gây bệnh Đối với người, đặc biệt lâm sàng khi bị bệnh là ngứa rất nhiều, tăng lên khi ra mồ hôi và đặc biệt là khi đắp chăn ấm trên giường Triệu chứng cơ năng đó giống với bệnh ghẻ nên gọi là bệnh ghẻ ngũ cốc Thương tổn cơ bản xuất hiện vài giờ sau khi bị đốt, biểu hiện bằng các sẩn phù giống như sẩn mày đay, kích thước khoảng 5mm đường kính, thường có mụn nước ở giữa Một số trường hợp trước khi xuất hiện mụn nước, tại chỗ có một chấm xung huyết Mụn nước lúc đầu trong sau trở nên đục Do gãi nên xuất hiện các vết sước và các vết vẩy tiết nhỏ Các thương tổn khu trú chủ yếu là ở phần hở
Có thể kèm theo một số các triệu chứng toàn thân như: cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, sốt Các loại ve (tiques) kí sinh trên súc vật và cả trên người trong các hoàn cảnh khác nhau: dạo chơi, săn bắn trong rừng, đào các đường hầm, chăn nuôi súc vật.v.v Kích thước của các loại ve này chỉ to bằng hạt gạo, màu sắc giống như mầu kem trắng hoặc nâu Khi bám lên da người, chúng hút máu và khi no máu, kích thước căng phình gấp nhiều lần, sẽ rơi xuống đất Tại vùng da bị đốt, có thể khắp cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở thân mình và chân, xuất hiện những sẩn phù Đau nhiều hoặc ít phụ thuộc vào loại ve, thường kèm theo ngứa, có thể xuất hiện chấm nhưng tồn tại lâu có khi đến hàng tháng
Viêm da do vĩ ấu trùng sán vịt Bệnh xuất hiện ở nông dân làm việc trong các ruộng nước có thả vịt Bệnh do loại ấu trùng có đuôi richobilarzia Evae sống trong cơ thể ốc Vịt ăn ốc, có một thời gian loại ấu trùng này sống trong ruột vịt rồi theo phân vịt ra ngoài sống trong ruộng nước Khi người làm việc ở ruộng sẽ bám lên da người để gây bệnh Bệnh phát triển nhiều nhất vào các mùa gặt, mùa cấy lúa hoặc mùa cắt cỏ Đa số người xuống làm việc ở ruộng nước đều bị Nếu nghỉ việc từ 5 - 7 ngày thì bệnh sẽ khỏi
Ngứa là triệu chứng sớm và bao giờ cũng có Ngứa bắt đầu từ vài giờ cho đến nửa ngày sau khi xuống ruộng làm việc Đến lúc mặt trời lên cao,
Trang 20
-20- nước ruộng nóng thì ngứa càng tăng lên dữ dội Nếu nghỉ việc ngứa vẫn kéo dài đến 2 - 3 ngày hoặc 1 tuần sau
1.2.8.3 Bệnh da do tiếp xúc với thực vật
Tiếp xúc với cây lúa và cây ngô: Về mùa thu hoạch lúa và ngô có thể gặp những trường hợp viêm da Thường xuất hiện ngứa và nóng ran ở vùng
da bị tổn thương Vị trí khu trú thường thấy ở vùng da hở Tuỳ theo mức độ,
có thể xuất hiện những dát đỏ, những ban mày đay, các thương tổn không có khuynh hướng liên kết với nhau và có tính đa dạng: ban mày đay, mụn nước
và bọng nước Ngứa là triệu chứng chủ quan thường gặp, có khi ngứa dữ dội
Do ngứa gãi các mụn nước và bọng nước vỡ ra, tạo thành các vết trợt về sau khô và đóng vảy tiết Ngoài ra còn có các vết sước da dài do gãi
Tiếp xúc với cây hoa, cây cỏ, cây cảnh: các loại như hoa cúc, hoa tulip,
cây artiso, cây cỏ hạc có thể gây cho người làm vườn các loại viêm da khác nhau như bệnh chàm, bệnh da có bọng nước, có mụn mủ, bệnh mày đay
1.2.8.4 Bệnh do hoá chất trong nông nghiệp [53] [55]
Các chất hoá học dùng trong nông nghiệp ngày càng nhiều như phân hoá học, thuốc trừ sâu Vì vậy khi tiếp xúc với các chất trên có thể bị viêm da, nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân
Trang 21
-21- Trong các loại phân hoá học, thường dùng nhất là phân lân (superphosphat) Hơi phân lân xông lên mí mắt làm viêm bờ mi, viêm kết mạc, mắt đỏ, da mặt và các phần hở đều đỏ Trên nền da xuất hiện các mụn nước Về sau các mụn nước vỡ chảy nước vàng Bệnh nhân rất ngứa càng gãi ngứa càng tăng, bệnh lan rộng và có thể bội nhiễm Ngừng tiếp xúc với phân lân, vài ngày sau bệnh giảm dần và sẽ khỏi
Khi dùng vôi để bón ruộng (nitra vôi) có thể xuất hiện các sẩn màu vàng cam xung quanh cách nang lông, tồn tại rất lâu, kể cả khi ngừng tiếp xúc với chất vôi Các loại thuốc trừ sâu thường gây thương tổn ở da, nhất là các loại thuốc như: DDT và 666
Ngoài các biểu hiện như viêm da, chàm khu trú ở các nếp gấp vùng da ẩm ướt các loại thuốc trừ sâu này có thể gây nhiễm độc dị ứng, đỏ da toàn thân Da
đỏ, phù to, nứt và chảy nước vàng Bệnh nhân có thể bị sốt cao, đái ít Nếu không điều trị kịp thời, bệnh trở nên ngày càng nặng có thể gây tử vong
1.2.9 Bệnh da do hoá chất bảo vệ thực vật
Trên thế giới cũng như ở nước ta, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được dùng ngày càng nhiều, để phòng trừ sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng, theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm trên thế giới sâu bọ phá hoại tới 6% tổng số hoa màu, số lượng này có thể nuôi sống được 150 triệu người Một số bệnh hay gặp:
Trang 22
-22- hiện ngứa râm ran quanh các nơi tổn thương, đau rát, sốt nhẹ, người bệnh mệt mỏi khó chịu
1.2.9.2 Mẩn ngứa dị ứng
Thương tổn là những sẩn nhỏ, chắc hồng, ngứa xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tại các nơi tiếp xúc hay có thể lan toả gây nên ngứa ngáy toàn thân, càng gãi càng ngứa, vì gãi nhiều nên đa số các sẩn đều bị sướt ra đóng vảy máu, da thâm từng vệt theo vết gãi, đôi khi có nhiễm khuẩn thứ phát và hạch bạch huyết sưng to
Qua khảo sát ban đầu tại một số cơ sở bảo quản và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật ngành Nông nghiệp ở Hải Phòng, Vĩnh Phú tỷ lệ bệnh sẩn ngứa dị ứng chiếm từ 23,52 - 31,25% khi tiếp xúc với Padan và Monitor
1.2.9.3 Viêm da tiếp xúc
Viêm da có tính chất cấp hoặc bán cấp, hiếm có trường hợp có xu hướng lan rộng ra xung quanh, thường khu trú tại nơi tiếp xúc, khi ngừng tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật tổn thương dịu dần
Khởi đầu là những ban sẩn phù, màu đỏ sau 2 - 3 ngày ban có màu đỏ thẫm, cuối cùng còn lại mụn nước bằng đầu ghim, với các thương tổn xây sát
ở xung quanh Ngứa là triệu chứng không thể thiếu được, ngứa ngay từ khi dính hoá chất và có thể kéo dài vài ngày, càng gãi càng ngứa gây thành đám, mảng thâm tím rộng
1.2.10 Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh ngoài da
1.2.10.1 Môi trường bề mặt da
Da có nhiệm vụ che chở cơ thể, hấp thụ các chất nuôi dưỡng, bài tiết chất độc Chuyển hoá các chất và thu nhận cảm giác Ngoài những chức phận riêng biệt đó da còn liên quan mật thiết với các bộ phận khác trong cơ
Trang 23
-23- thể, là nơi phản ánh các tình trạng các cơ quan nội tạng, tình hình các tuyến nội tiết, biểu hiện những bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn, dị ứng Da còn bảo
vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân cơ giới, lý, hoá Chính vì thế da có cấu trúc đặc biệt và sự biến hoá không ngừng của các lớp tế bào thượng bì làm cho vi khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi, đào thải ra ngoài cùng tế bào sừng Một số men tổng hợp ở da cũng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát triển
Khi cơ thể hoạt động với cường độ cao mồ hôi tiết nhiều hoặc da ở tình trạng bít tắc sẽ làm pH da trở nên kiềm tính hơn Trong khi đa số các loại nấm
da đều phát triển trong môi trường có pH thích hợp ở khoảng 6,9 - 7,2 (hướng kiềm) Các nghiên cứu sinh lý da liên quan với nấm da cho rằng chất lượng lớp sừng kém thì khả năng đệm của da (trung hoà kiềm và khoáng kiềm) của
da cũng kém, do vậy thường dễ mắc bệnh nấm da Để phát triển nấm da cần hai điều kiện rất quan trọng là nhiệt độ và độ ẩm (thích hợp nhất là nhiệt độ
27 - 300C và độ ẩm 80 - 100%) và cả hai yếu tố này cũng phải được kết hợp với nhau vùng có độ ẩm cao như: thắt lưng, bẹn nếp gấp, nhất là kẽ ngón chân thứ 4 có độ ẩm thường xuyên 95% Vì thế ngoài các bệnh nấm, các bệnh da hay xuất hiện vào mùa hè tại các kẽ da, ở công nhân lao động trong những hoàn cảnh nóng ẩm thường xuyên dầm nước
Sự kết hợp môi trường bề mặt da với cơ địa của người bệnh cũng làm
tỷ lệ bệnh da tăng Trong các bệnh da dị ứng có liên quan nhiều đến cơ chế miễn dịch dị ứng Cơ sở của cơ chế là sự hình thành các đáp ứng miễn dịch khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể Dựa vào bản chất, các kháng nguyên được phân chia thành nhóm kháng nguyên hoàn chỉnh gồm các protein và nhóm không hoàn chỉnh gồm các hoá chất có trọng lượng phân tử thấp (hapten) Những hoá chất có nhóm đặc hiệu này có thể kết hợp với nhóm đặc
Trang 24
-24- hiệu protein của cơ thể trở thành dị nguyên có tính kháng nguyên hoàn chỉnh
và có khả năng kích thích sinh kháng thể
Hoạt động có tính kháng nguyên của phức hợp (protein + hoá chất) phụ thuộc vào cấu trúc và khả năng dễ kết hợp của hoá chất với protein của cơ thể Đường dị nguyên xâm nhập vào cơ thể là đường trực tiếp qua da hoặc qua đường hô hấp và tiêu hoá Đối với bệnh da dị ứng nghề nghiệp thì đường vào qua da là chính [3]
1.2.10.2 Môi trường tự nhiên và xã hội
Ngoài yếu tố nội sinh, sự phát triển bệnh ngoài da còn liên quan chặt chẽ với nhiệt độ và độ ẩm cao của môi trường, sự thay đổi thời tiết, khí hậu, nóng và ẩm, thiên tai, thảm hoạ, bão, lũ hoặc các yếu tố ngoại sinh khác
Tại Hy Lạp: nhiều nghiên cứu thấy số người mắc bệnh ngoài da chiếm
tỷ lệ cao ở những tháng mùa hè và có mưa nhiều Trong môi trường: các vi trùng, ký sinh trùng như nấm có thể lây nhiễm cho người, các nấm ưa người,
ưa động vật có thể tồn tại trên tóc, lông, vảy da rơi vãi ra đất từ đó theo không khí, nước phát tán khắp nơi và trong điều kiện thuận lợi các bào tử nấm khi bám trên da có thể phát triển thành nấm gây bệnh
Về mùa đông, khí hậu lạnh cóng do làm việc ngoài đồng ruộng làm cho
da bàn tay khô, nứt nẻ gây đau đớn Khi làm việc thường xuyên ở ruộng nước,
da chân tay bị ẩm ướt, lỗ chân lông bị giãn rộng sức chống đỡ của da đối với nhiễm khuẩn giảm sút xuất hiện viêm da mủ, các vết nứt do nhiễm khuẩn hoặc viêm đỏ da, kèm theo ngứa nhiều Tại Việt Nam, các bệnh ngoài da phổ biến quá trình phát sinh phát triển của bệnh không chỉ phụ thuộc vào yếu tố môi trường sinh thái tự nhiên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường xã hội khác như những tập quán dùng phân tươi bón ruộng, chăn nuôi
Trang 25
-25- thả rông Những hành vi, lối sống, thói quen vệ sinh cá nhân, điều kiện lao động, các hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường sống
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng nhận thấy da và bệnh da nghề nghiệp
có liên quan nhiều đến kiến thức và thực hành vệ sinh cá nhân của người lao động, nước sinh hoạt bị ô nhiễm
1.2.10.3 Phòng chống bệnh ngoài da tại cộng đồng
Để phòng chống các bệnh ngoài da tại cộng đồng theo nhiều tác giả
về cơ bản cần tập trung thực hiện 3 nhóm biện pháp chính là: Tăng cường
vệ sinh cá nhân ngăn cản sự xâm nhập vi trùng, ký sinh trùng và tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể Khống chế các đường lây lan của vi trùng, ký sinh trùng, chủ động phòng bệnh bằng cách phát hiện, điều trị sớm, điều trị triệt để cho người bệnh
Ở Mỹ, trong quân đội, mặc dù việc tăng cường biện pháp vệ sinh cá nhân nhằm phòng bệnh nấm da cho thấy đã có hiệu quả, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng việc cần thiết vẫn phải liên tục giáo dục về vệ sinh cá nhân
để duy trì những hành vi vệ sinh có lợi Một số tác giả khác cho rằng: "Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh và loại bỏ các yếu tố nguy cơ được xem là chìa khoá của vấn đề dự phòng và điều trị các bệnh nấm da”
Nhiều nước trên thế giới còn áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phòng các bệnh da do vi trùng, ký sinh trùng cũng thu được kết quả nhất định Ở nước ta nhìn chung các đề tài nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa bệnh da trong cộng đồng còn rất ít Tuy nhiên, để hỗ trợ cho công tác phòng bệnh do nghề nghiệp ở những đơn vị dễ có khả năng mắc bệnh da nghề nghiệp đã xây dựng quy chế phòng bệnh trong đó nhấn mạnh: phải thường xuyên tổ chức nói truyện về bệnh da
Trang 26
-26-
1.3.NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH NGOÀI DA
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới phần lớn các nghiên cứu bệnh ngoài da được nghiên cứu
về bệnh chứng như các bệnh Zona [40], [41], [43] mày đay [16], [45], [51] và các bệnh khác Bệnh nấm da được xem là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người và phân bố ở khắp các châu lục Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu nghiên cứu bệnh chứng của từng bệnh, nhóm bệnh mà chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh ngoài da và nhận thức, thái độ, thực hành (KAP) ở người trưởng thành
Trên thế giới [44], bệnh nấm da theo ước tính có ít nhất 10 - 20% dân
số có thể bị mắc bệnh này [41], [42] Tại Pháp bệnh nấm da chiếm tỷ lệ 10 - 15% dân số Ở Đông Nam Á bệnh nấm da chiếm 40 - 60% số bệnh da [27] Tuy tỷ lệ mắc bệnh nấm da có khác nhau nhưng ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới vẫn chiếm ưu thế hơn Các hình thái lâm sàng bệnh nấm da thường gặp: bệnh da do nấm sợi (chủ yếu nấm da, bẹn, thân, chân), bệnh lang ben và nấm móng, nấm kẽ
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh thường gặp, tỷ lệ trong quần thể dân cư dưới 7 tuổi từ 5 - 15%, trên 7 tuổi là 2 - 10% Có khoảng 15 – 25% dân số bị mày đay và phù mạch trong đời sống của họ Mày đay mãn tính gặp ở người lớn là chủ yếu, nữ bị ngứa nhiều gấp 2 lần nam [4] Ở Vương Quốc Anh cho thấy khoảng 1% dân số bị chứng mày đay, trong đó 25% là mày đay mạn tính
và ở Anh mỗi năm có khoảng 12.000 trường hợp mày đay mạn tính mới [52]
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam là nước nhiệt đới, có khí hậu nóng và độ ẩm cao vì vậy nấm
da cũng là bệnh phổ biến, bệnh nấm phát ở mọi giới, mọi lứa tuổi và có tỷ lệ
Trang 27
-27- lưu hành cao Tỷ lệ mắc 10 - 30% đối với người sống trong tập thể [7] Nhất
là ở quần thể nguy cơ cao như công nhân khai thác than, tỷ lệ bệnh nấm da có thể chiếm tới 40% [27]
Từ 1996, Phạm Văn Hiển đã nghiên cứu đặc điểm bệnh ngoài da tại khu công nghiệp Thượng Đình - Hà Nội ảnh hưởng của môi trường sống đến
mô hình bệnh tật [17] Tác giả cho thấy ở 3 khu vực (tập thể nhà máy cao su,
cơ khí và Định Công Hạ) tỷ lệ bệnh ngoài da từ 14,9 - 19,4% Bệnh da chủ yếu gặp ở người lớn: trong số công nhân của nhà máy xà phòng Hà Nội , có tới 40,5% số người mắc bệnh da; Tại nhà máy Cơ khí là 43,8% và nhà máy Cao su là 26,4% Công nhân tại các nhà máy này hay mắc các bệnh da thông thường như hắc lào, ghẻ, tổ đỉa Tỷ lệ bệnh ngoài da của người dân xã chứng Định Công Hạ thấp hơn (21,5%) Nổi bật trong nghiên cứu này là tỷ lệ bệnh xạm da cao ở các khu vực: nhà máy Cao su (7,9%); nhà máy Xà phòng (7,1%) và ngay cả xã chứng Định Công hạ cũng có tới 5,4% người dân mắc bệnh này
Nguyễn Thành, Nguyễn Thị Ân và cộng sự [29], [36] trong nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến mô hình bệnh tật tại 2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân huyện Kim Bảng-Nam Hà nhận xét đặc điểm bệnh da như sau: Về giới tỷ
lệ mắc bệnh giữa nam và nữ của 2 xã tương tự nhau, xã Hoàng Tây (nam 21,9%, nữ 19,3%), xã Nhật Tân (nam 19,8%, nữ 19,6%) Về tuổi: trải đều ở các lứa tuổi Tỷ lệ ở trẻ em mắc bệnh ngoài da của cả 2 xã là 16,6%, người lớn 22,8% Tỷ lệ mắc bệnh xạm da ở xã Hoàng Tây là 3,8%, xã Nhật Tân là 1,1% Lê Tử Vân nghiên cứu tại Quảng trị cũng cho kết quả tuơng tự: tỷ lệ bệnh ngoài da ở trẻ em là 18,75% và ở người lớn là 22,5% Người lớn tại địa phương này thường gặp là các loại nấm da như hắc lào, lang ben
Nghiên cứu cơ cấu bệnh ngoài da ở cán bộ công nhân viên trong ngành đường thuỷ nội địa của Lê Thực [30], [15] đã đưa ra nhận xét như sau: Tỷ lệ bệnh ngoài da tăng dần theo tuổi đời và tuổi nghề Tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất ở
Trang 28
-28- nhóm tuổi từ 19 - 20 tuổi (tương ứng với những người có từ 1 - 10 năm tuổi nghề) là 11,11%; Lứa tuổi từ 30 - 39 tuổi (tương ứng với những người có từ
11 - 20 năm tuổi nghề) tỷ lệ mắc bệnh ngoài da là 17,28%; lứa tuổi từ 40 - 49 tuổi (tương ứng với những người có từ 21 - 30 năm tuổi nghề) tỷ lệ mắc bệnh lên tới 23,10% và đặc biệt đến lứa tuổi từ 50 tuổi trở lên (tương ứng với những người có trên 30 năm tuổi nghề) có tới 38,51% công nhân mắc bệnh ngoài da Tác giả cho rằng chính các yếu tố tác hại nghề nghiệp mà người lao động phải tiếp xúc trong một thời gian dài đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi đời cùng với tuổi nghề của họ
Trong quá trình phát triển kinh tế thời mở cửa, song song với công nghiệp thì ngành nông nghiệp cũng không ngừng phát triển Việc sử dụng hoá chất trừ sâu trong nông nghiệp đã ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ của nhân dân Nghiên cứu bảo vệ sức khoẻ, phòng và chống tác hại nghề nghiệp của hoá chất trừ sâu cho người lao động trong nông nghiệp, năm
1994 Lê Văn Trung và cộng sự [31] đã khám 273 người phun hoá chất trừ sâu ở hợp tác xã nông nghiệp và cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da chiếm 17,5%
Trần Thị Liên [31] nghiên cứu điều kiện lao động và tình hình bệnh ngoài da của công nhân tiếp xúc với các loại hoá chất, dược phẩm ở một số xí nghiệp dược phẩm Việt Nam, tác giả có kết luận: Điều kiện môi trường lao động ở 2 công ty dược phẩm đều có các yếu tố nguy cơ gây bệnh da dị ứng, viêm da tiếp xúc, đó là các thuốc kháng sinh họ betalactam, các loại thuốc chống viêm, các loại acid, kiềm, cồn Ở những nơi có điều kiện môi trường lao động kém, trang thiết bị bảo hộ lao động thiếu, không đầy đủ (không có dây chuyền đạt GMP) thì tỷ lệ mắc bệnh ngoài da liên quan nghề nghiệp cao hơn 1,4 lần so với ở nơi có điều kiện môi trường lao động tốt hơn và công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ (công ty có dây chuyền đạt GMP) 38,1% so với 27,0%
Trang 29
-29- Khi cường độ lao động trong nhà máy, xí nghiệp, hầm lò tăng lên cùng với khí hậu nóng, độ ẩm cao, thông khí kém đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh ngoài
da của công nhân khu vực này gia tăng Lê Tử Vân, Khúc Xuyền và cộng sự [24] thấy rằng điều kiện lao động tại mỏ Cromit Cố Định là không thuận lợi nên tỷ lệ bệnh ngoài da rất cao là 61,17% Đặc biệt là bệnh viêm da, chàm tiếp xúc lên tới 6,14%, sẩn ngứa 28,49%, loét da trợt kẽ 23,18% và bệnh sạm
da 13,96% Tỷ lệ thử nghiệm da (patch test) dương tính 32,33%, điều này chứng tỏ ảnh hưởng của môi trường lao động là chắc chắn tới bệnh ngoài da của công nhân
Tiến hành nghiên cứu tại 5 cơ sở mạ điện với việc khám cho 386 công nhân để đánh giá tác hại của nguyên tố Crom và các hợp chất của Crom lên da
và niêm mạc của những công nhân này, tác giả Lê Tử Vân, Khúc Xuyền và cộng sự [24] cho thấy tỷ lệ bệnh loét da và di chứng chiếm 45,85%; bệnh chàm và viêm da tiếp xúc 13,96%; sẩn ngứa dị ứng 26,81% và sạm da là 3,93% Đã thử nghiệm da 121 trường hợp với kali bichromate 0,5% thấy tỷ lệ dương tính là 38%
Nghiên cứu của Nguyễn Quý Thái [27], [56] cho thấy tỷ lệ bệnh nấm
da ở công nhân khai thác than Thái Nguyên 18% chiếm 67,7% số bệnh da mùa lạnh và 18,4% chiếm 71,1% số bệnh da mùa nóng Sau khi can thiệp bằng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao năng lực cán bộ y tế về chăm sóc sức khoẻ công nhân thấy nhận thức, thái độ, thực hành của công nhân tại đây thay đổi rõ rệt Tỷ lệ công nhân có kiến thức vệ sinh cá nhân tốt tăng 25,7% thái độ tốt tăng 14,3% và thực hành tốt tăng 14,6%
Nghiên cứu của nguyễn Văn Khái tại Thái Bình cho thấy nhận thức, thái độ thực hành của người trưởng thành hiểu biết về nguồn nước sạch là 99,3%, nhận thức đúng về xử lý rác thải sinh hoạt của nhóm xã trồng lúa,
Trang 30
-30- làng nghề là: 22,87%; 48,78%, xử lý bao bì, hóa chất trừ sâu sau khi đã sử dụng 31%; 31,52%, nguyên nhân gây bệnh ngoài da 40,26%; 41,59%, khi dùng nước ao hồ, sông suối tắm rửa sinh hoạt sẽ mắc bệnh ngoài da: 43,57%; 41,59% [21]
Thái độ đúng về ảnh hưởng rác thải, phế liệu tới VSMT tương ứng là 40,36% và 42,88% Khi mắc bệnh cần khám và điều trị kịp thời tương ứng
là 32,90% và 42,26% Chọn nơi điều trị khi mắc bệnh ngoài da tương ứng
là 15,31% và 21,78% Sự cần thiết truyền thông giáo dục sức khoẻ tương ứng là 31,95% và 25,84%
Thực hành sử dụng nước sạch trong sinh hoạt 74,95% - 90%, số bệnh nhân có bệnh ngoài da nhưng chưa chữa là 30,0%, bệnh nhân tự chữa là 12,77%, bệnh nhân chữa tại trạm y tế là 24,0%, bệnh nhân đã, đang điều trị tại tuyến chuyên khoa 27,05%
Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu nghiên cứu bệnh chứng của từng bệnh, nhóm bệnh mà chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh ngoài da và nhận thức, thái độ, thực hành (KAP) ở người trưởng thành Các nghiên cứu trong nước phần lớn nghiên cứu về cơ cấu, mô hình bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và nhận thức thái độ, thực hành ở công nhân, nhà máy hầm mỏ.Việc nghiên cứu KAP ở người trưởng thành vùng nông thôn miền xuôi cũng như miền núi, những người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, để giúp người dân chăm sóc sức khoẻ mình, gia đình mình làm giảm gánh nặng bệnh ngoài da tại cộng đồng còn rất ít mặc dù đó là việc làm cần thiết
1.3.3 Nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên
Bệnh ngoài da nói chúng và bệnh da ở trẻ em nói riêng hiện nay đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu trên nhiều nơi trong toàn quốc và có những giải pháp phòng chống hữu hiệu Tuy nhiên tính đặc thù riêng của
Trang 31
-31- các vùng miền khác nhau cũng có ảnh hưởng đến cơ cấu và đặc điểm bệnh ngoài da Tỉnh Điện Biên trong nhiều năm qua vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về mô hình bệnh ngoài da nói chung và đặc biệt là mô hình bệnh ngoài da ở trẻ em nói riêng và nhất là trẻ em dưới sáu tuổi, do vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần tìm ra giải pháp chung giúp cho ngành y tế địa phương có cơ sở trong chiến lược việc phòng, điều trị và phát hiện sớm các tổn thương nghi ngờ nhằm hạ thấp tỷ
lệ trẻ em mắc bệnh ngoài da, hạn chế những biến chứng do bệnh tật này gây ra và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em nói riêng, bà con các dân tộc trong tỉnh nói chung với đặc thù của tỉnh
Trang 32
-32-
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, Điện Biên
có diện tích tự nhiên 316.800 ha, dân số 136.000 người, gồm 20 dân tộc trong
đó tới 68% là dân tộc ít người Qua các kỳ chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Thị xã Điện Biên Phủ năm 1992, huyện Điện Biên Đông năm 1996, thị trấn huyện lỵ huyện Mường Lay năm 1998 và thành phố Điện Biên Phủ năm 2003
Huyện Điện Biên trực thuộc tỉnh Điện Biên, có diện tích tự nhiên 163.985 ha trong đó đất nông nghiệp 13.544 ha, đất lâm nghiệp 36.956 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên; dân số 108.389 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác) Huyện có 19 đơn vị hành chính xã trong đó có 09 xã biên giới, có chung đường biên giới dài 154 km với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pra Băng của nước bạn Lào,
có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào
Phía Bắc giáp huyện Mường Chà và huyện Mường Ẳng tỉnh Điện Biên Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm thuộc tỉnh Luông Pra Băng của Lào
Trang 33
-33- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp của tỉnh Sơn La
Phía Tây giáp huyện Mường Mày thuộc tỉnh Phoong Sa Ly của Lào Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ rệt:
Vùng lòng chảo: gồm 10 xã, có diện tích tự nhiên 34.193 ha trong đó
có 7.041 ha đất nông nghiệp, 3.341 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên, là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao hơn 400 mét so với mặt nước biển thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa ruộng, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cư, trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên Đặc biệt có cánh đồng Mường Thanh với diện tích trên 4000 ha, là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc Với khả năng sản xuất lương thực dồi dào, cánh đồng Mường Thanh
là vựa lúa của tỉnh Điện Biên
Vùng núi cao (người địa phương quen gọi là vùng ngoài) gồm 09 xã trong đó có 08 xã đặc biệt khó khăn, có diện tích tự nhiên 129.792 ha trong đó
có 6.503 ha đất nông nghiệp, 33.615 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên, chiếm 79% diện tích toàn huyện; có độ cao từ 1.000 mét trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Pha Sung Với địa hình chủ yếu là đồi, núi cao và đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp; chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo
Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc; mùa đông tương đối lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn
Trang 34
-34- Tây Nam còn gọi là gió Lào khô và nóng Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,60C, cao nhất 36 - 370C, thấp nhất dưới 100
C Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.500mm, độ ẩm trung bình 84 – 85%; số giờ nắng 1.900 – 2.000 giờ/ năm Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Điện Biên hay có gió lốc cục bộ, đầu mùa mưa thường có mưa đá
Tuy vậy, đời sống kinh tế, văn hóa của người dân nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với thành thị Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, bên cạnh đó trong nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm kết hợp với thời tiết, khí hậu nóng và ẩm ở nước ta cùng với yếu tố cơ địa của bệnh nhân là những điều kiện thuận lợi cho bệnh ngoài da phát sinh phát triển
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn 6 xã xã Mường Phăng, Núa Ngam, Nà Tấu, Thanh Xương, Thanh An, Sam Mấn thuộc huyện Điện Biên
6 xã này được xếp thành 2 vùng dựa vào đặc điểm về địa lý, kinh tế, phong tục tật quán, điều kiện vệ sinh môi trường, lao động của người dân
+ Vùng cao Là các xã chủ yếu dân tộc ít người sinh sống bao gồm xã:
Nà Tấu, Mường Phăng, Núa Ngam
- Xã Nà Tấu là một trong 8 xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, cách trung tâm huyện 24 km về phía đông nam Phía đông giáp huyện Tuần giáo, phía tây giáp Thành phố Điện Biên Phủ, phía nam giáp xã Mường Phăng, phía bắc giáp xã Mường Pồn Phần lớn là địa hình núi cao, đỉnh nhọn, độ dốc lớn và chia cắt mạch, xen giữa dẫy núi cao là các dải thung lũng hẹp Hình thành lên các vùng sản xuất và quần cư của nhân dân trong xã Xã Có diện tích tự nhiên 7.442,69 ha trong đó đất nông nghiệp là 5.594,42 ha, đất phi nông nghiệp là 369,11 ha, đất chưa sử dụng 1.479,16 ha Có 1.151 hộ, với
Trang 35
-35-
5279 nhân khẩu sống rải rác trong 32 bản, trong đó dân tộc Thái chiếm 82,2%, kinh chiếm 6,7%, dân tộc Hoa 2,2%, dân tộc Hmông 8,9% Ở đây nguồn nước chính phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong xã là sông Nậm Rốm ngoài ra các suối Hua Khóa, Nậm Luống, Na Pen là nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt thuộc các bản vùng sâu, vùng xa của xã
- Mường Phăng là xã vùng cao của huyện Điện Biên, trung tâm xã nằm
ở phía đông huyện Điện Biên cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ 37
km Phía Bắc giáp xã Nà Tấu, phía Tây giáp xã Pu Nhi - huyện Điện Biên Đông, phía Nam giáp xã Thanh Minh - TP Điện Biên Phủ, phía Đông giáp xã Ảng Cang - huyện Tuần Giáo Toàn xã có địa hình dốc đều theo hướng Đông
- Tây, Bắc - Nam Trong xã Mường Phăng có thung lũng thuận lợi làm hồ chứa Pa Khoang theo hướng Đông - Tây Với diện tích tự nhiên 9.158 ha, dân
số 8333 người trong đó dân tộc kinh 1%, Thái 70,52%, Kmú 16,54%, H,mông 10,82% gồm 45 bản, đường liên bản chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã Đây là xã vùng cao chủ yếu là làm nương rẫy, dân cư trong xã hầu hết dùng nước ăn, sinh hoạt ở suối, khe, giếng đào không đảm bảo vệ sinh Các hộ ở sát nhau hình thành khu dân cư đông đúc Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà còn thả rông lên môi trường càng ô nhiễm nặng
- Núa Ngam là xã vùng cao của huyện Điện Biên cách trung tâm huyện
20 km về phía Đông Nam Phía đông giáp xã Keo Lôm huyện Điện Biên Đông, phía tây giáp xã Sam Mấn huyện Điện Biên, phía nam giáp xã Mường Nhà huyện Điện Biên, phía bắc giáp xã Nọong Hẹt huyện Điện Biên Có diện tích tự nhiên là: 12.249 ha, dân số 5503 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 13,77%, dân tộc Thái chiếm 39,28%, người Lào chiếm 14,77%, dân tộc Kmú chiếm 16,66%, và dân tộc H,mông là 13,5% Địa giới hành chính của xã bao gồm 21 thôn bản Địa hình phần lớn là núi cao độ dốc lớn, nguồn nước chính phục vụ sinh hoạt của xã là suối Nậm Ngam bắt nguồn từ Pu Nhi huyện Điện
Trang 36
-36-
Biên Đông chảy qua xã theo hướng Đông bắc - Tây nam, hợp lưu với suối Nậm Núa chảy từ Mường Nhà ra tại Pá Ngam và chảy ra Pá Nậm hợp lưu với sông Nậm Rốm
Vùng cao chủ yếu là người dân tộc sinh sống, dân trí thấp địa bàn rộng, khoảng cách từ trung tâm xã đến huyện xã gần nhất là 20km, xa nhất là 45km, từ bản về trung tâm xã nơi gần nhất 10km, nơi xa nhất là khoảng 35km người dân ở đây chủ yếu là làm nương rẫy và chăn nuôi gia súc Tình trạng vệ sinh môi trường kém, rác thải sinh hoạt chưa thu gom, gia súc gia cầm còn thả rông không có nơi quy định Nước thải trong chăn nuôi, nước thải trong sinh hoạt đều trực tiếp đổ ra sông, suối làm cho ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn Tại các bãi ruộng, nương các bao bì đóng gói thuốc trừ sâu người dân còn vứt bừa bãi Nguồn nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt chủ yếu là nước suối, giếng đào
+ Vùng thấp vùng này bao gồm các xã: Thanh Xương, Thanh An, và San Mấn
- Thanh Xương là một trong 10 xã thuộc vùng thấp, nằm trên cánh đồng Mường Thanh Phía bắc giáp Thành phố Điện Biên Phủ, phía nam giáp xã Thanh An, huyện Điện Biên, phía đông giáp huyện Điện Biên Đông, phía tây giáp xã Thanh Chăn huyện Điện Biên Địa hình thuộc vùng miền núi trung bình
có độ cao từ 450-1.100m, thấp dần từ đông sang tây,có diện tích tự nhiên: 1922
ha dân số 7401 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 44,47%, dân tộc Thái chiếm 47,15%, dân tộc Kmú chiếm 4,91%, dân tộc Hmông chiếm 0,08%, dân tộc Tày chiếm 1,14%, và dân tộc Nùng chiếm 0,32% Xã gồm 24 thôn bản, đây là một
xã thuần nông thổ đất của các hộ gia đình rất hẹp, các hộ gia đình ở gần nhau hình thành khu dân cư đông đúc Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của xã là hệ thống nước kênh thủy nông Nậm rốm Ngoài ra nguồn
Trang 37
-37- nước từ suối Huổi hốc phục vụ cho sản xuất và nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư sống phía trên kênh thủy nông Nậm rốn
- Thanh An phía bắc giáp xã thanh xương, phía nam giáp xã Nọng Hẹt, phía tây giáp xã thanh xương, phía đông giáp huyện Điện Biên Đông.có diện tích tự nhiên: 2017 ha dân số 6289 người.Trong đó dân tộc Kinh chiếm 37,33%, dân tộc Thái chiếm 58,65%, dân tộc Kmú là 1,81% Xã gồm 25 thôn bản, đây là một xã thuần nông vừa làm ruộng vừa làm màu, dân cư đông đúc
- Sam Mấn là một xã nằm cuối về phía đông lòng chảo Điện Biên Phủ Phía đông giáp xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông; Phía tây giáp xã Pa Thơm; Phía nam giáp xã Na Ư; Phía bắc giáp xã Nọng Hẹt Với diện tích tự nhiên
1297 ha dân số 8070 nhân khẩu Trong đó dân tộc Kinh chiếm 60,13%, dân tộc Thái chiếm 38,53%, còn lại là các dân tộc khác
Các xã vùng thấp có chung khí hậu đặc trưng của vùng đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai khối không khí lớn: Khối không khí phía bắc khô và lạnh; Khối không khí phía nam nóng và ẩm,
do đó đã chia khí hậu vùng này thành hai mùa rõ rệt là mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm
Người dân trong vùng chủ yếu là làm ruộng và trồng hoa màu, có tập quán ở nhà sàn, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, mỗi dân tộc có đặc điểm và nối sống riêng Nước dùng cho sinh hoạt chủ yếu là nước ao, sông suối và giếng đào, chăn nuôi nhiều trâu bò thả rông Rác thải sinh hoạt, phân trâu bò không được thu gom vào nơi quy định vì thế môi trường bị ô nhiễm
2.1.2 Đối tƣợng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 6 tuổi sinh từ tháng 07 năm 2003 đến 30 tháng 06 năm
2009 ở 6 xã thuộc địa bàn nghiên cứu
Trang 382.1.3 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt ngang: khám lâm sàng cho trẻ < 6 tuổi trong diện nghiên cứu
để phát hiện bệnh ngoài da của trẻ và điều tra KAP bà mẹ về phòng chống bệnh ngoài da
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
2.2.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu
- Chọn địa bàn nghiên cứu
+ Chọn huyện: Chúng tôi chủ động chọn huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
vì Điện Biên là một huyện có nền kinh tế đa dạng vừa có vùng cao vừa có vùng thấp Các xã trong huyện có điều kiện kinh tế, phong tục tập quán sinh hoạt, văn hóa, y tế và vệ sinh môi trường khác nhau
+ Chọn xã căn cứ vào các xã trong huyện: chọn 6 xã vào nghiên cứu bằng cách bốc ngẫu nhiên ba xã thuộc vùng cao và ba xã vùng thấp Xã Mường Phăng, Núa Ngam, Nà Tấu là 3 xã vùng cao Xã Thanh An, Thanh Xương, Sam Mấn là 3 xã vùng thấp
Trang 39
-39- + Chọn thôn bản, chúng tôi căn cứ vào thôn bản trong mỗi xã, bốc ngẫu nhiên để chọn ra 6 thôn, bản cho mỗi xã
- Chọn đối tượng nghiên cứu: Đơn vị mẫu được xác định là hộ gia đình có trẻ < 6 tuổi và các bà mẹ của trẻ
Chọn hộ gia đình có trẻ < 6 tuổi tại mỗi xã được thực hiện theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên cách chọn như sau: Lập danh sách các hộ gia đình có trẻ
em dưới 6 tuổi Xác định hộ đầu tiên bất kỳ, các hộ tiếp theo chọn về phía bên phải theo phương pháp “cổng liền cổng” cho tới khi đủ cỡ mẫu cần điều tra Tại mỗi hộ gia đình sẽ khám phát hiện bệnh ngoài da cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời phỏng vấn bà mẹ nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh ngoài da
Hộ gia đình trong nghiên cứu này được xác định là hộ y tế Hộ y tế được xác định là các hộ mà các thành viên cùng chung sống trong một nhà hoặc ngôi nhà trên cùng một thửa đất Trong hộ y tế có thể có nhiều thế hệ: ông bà, bố mẹ, con cháu Các thành viên có thể không phụ thuộc nhau về kinh
tế, nhưng có chung công trình vệ sinh phòng bệnh Thành viên trong hộ y tế là những người thường xuyên sống, sinh hoạt trong gia đình từ 1 năm trở lên cho đến ngày điều tra Quá trình chọn mẫu thể hiện trong sơ dồ sau đây:
Trang 40n = Số trẻ em < 6 tuổi / vùng
Z2(1- /2) độ tin cậy lấy ở ngưỡng xác suất = 0,05 (Z2(1- /2) 1,96)