1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường thpt quảng xương 3

23 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 311,5 KB

Nội dung

Thành tích thể thao cólớn mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Trong giáo dục thể chất điền kinh là một bộ phận quan trọnggồm nhiều nội dung phong phú.. Rất khó

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

I.1 Cơ sở lý luận 2 I.2 Cơ sở thực tiễn 3

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

5 II.1 Mục đích, yêu cầu 5

II.2 Cơ sở thực tiễn 5

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6 III.1 Đối tượng nghiên cứu 6

III.2 Phạm vi nghiên cứu 6

III.3 Thời gian nghiên cứu 6

III.4 Phương pháp nghiên cứu 6

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 7

I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ 7

PHẦN KẾT THÚC 16

1. KẾT LUẬN 16

2. KIẾN NGHỊ 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 19

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 2

I.1 Cơ sở lý luận:

Trong chiến lược phát triển - xã hội của đất nước, Đảng và Nhànước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng

và khẳng định cần phải có chính sách giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ ViệtNam phát triển hài hòa về các mặt thể chất và tinh thần, trí tuệ và đạođức

Sức khỏe được xem như một tiêu chí đánh giá mức độ phát triểncủa xã hội Đó là một mặt quan trọng của đời sống, là nguồn tài sảnquý báu của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một cách khách quanthành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng góp quantrọng của ngành thể dục thể thao nói chung và khoa học thể thao nóiriêng, một trong những nhiệm vụ cơ bản có chiến lược của ngành thểdục thể thao là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe của nhân dân,phát triển thể thao quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên, qua đógóp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xãhội

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng không thể thiếu củanền văn hoá xã hội Nó được coi là phương tiện hữu hiệu giáo dục conngười phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần Kết hợp với cácmặt giáo dục khác, giáo dục thể chất góp phần xây dựng con người ,hoàn thiện hơn về các mặt trí, đức, thể, mĩ, lao

Hoạt động TDTT hay còn gọi là giáo dục thể chất Cùng với quátrình lao động sản xuất, hoạt động TDTT đã góp phần cải tiến conngười , hoàn thiện con người và phát triển con người Đối với tiến

Trang 3

trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trongnhững phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội

Trong phương pháp luận khoa học của mình, chủ nghĩa Mác Lênin đã nhấn mạnh vị trí quan trọng của thể dục thể thao trong việcphát triển con người một cách toàn diện Trên cơ sở lý luận chung ấynước ta cũng không nằm ngoài quy luật chung của nhân loại Trongnghị quyết của các đại hội Đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng về việcxây dựng và phát triển thể thao của nước ta trong giai đoạn mới

Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực giáo dục thể chất trongtrường học và trong thể thao thành tích cao Và mục tiêu của hệ thốnggiáo dục nước ta hiện nay là hướng tới sự phát triển toàn diện về: Đạođức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động Với mục tiêu là trang bịkiến thức về thể thao, phát triển thể chất, nền tảng thể lực cho họcsinh Ngoài ra còn nhằm để phát hiện và bồi dưỡng các tài năng về thểthao đưa thể thao nước nhà phát triển mạnh Thành tích thể thao cólớn mạnh có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước

Trong giáo dục thể chất điền kinh là một bộ phận quan trọnggồm nhiều nội dung phong phú Chạy tiếp sức là nội dung điển hìnhcủa sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy

đủ các yếu tố Nhanh- Mạnh -Bền, khéo léo Đồng thời còn có tácđộng tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dungchạy tiếp sức để rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân sựnhanh nhẹn khéo léo, tinh thần tập thể, sự thân thiện cho học sinhtrong học tập, lao động, và nhiều họat động khác

Trang 4

I 2 Cơ sở thực tiễn

Chạy tiếp sức là nội dung khó và phức tạp, thời gian học tập quángắn chỉ học 10 tiết Trong khi đó để học sinh phối hợp được đúng kỹthuật trong những tiết học quả là những điều khó

Chạy tiếp sức đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa người trao vànhận tín gậy Người số 1 thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp và cầm gậy

ở tay phải Còn người thứ 2, thứ 3, thứ 4 đều thực hiện kỹ thuật xuấtphát cao và là người nhận gậy Tuy chạy ở vị trí khác nhau nhưng về

cơ bản đều như nhau Ba người này không chạy theo tín hiệu xuấtphát, mà phải nhìn người chạy trước mình chạy đến cách mình mộtđoạn sao cho khi mình xuất phát và đạt đến tốc độ cao thì người kiacũng chạy vừa tới và trao tín gậy được cho nhau một cách thuận lợinhất trong khu vực quy định 20m

Chạy tiếp sức 4 x 100m đòi hỏi học sinh phải có tố chất về chạy

cự li ngắn và kỹ thuật chạy tiếp sức Đó là những yếu tố tạo nên thànhtích tốt nhất cho một đội chạy

Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã có rất nhiều những kinh nghiệm

và có những sáng kiến hay trong đó có nội dung chạy tiếp sức Hiệngiờ tôi áp dụng sáng kiến của mình cho toàn bộ học sinh khối 11 và 12

cả nam và nữ Đối với học sinh khối 11; 12 thì tập bài tập khác nhau,

nữ thì tập với cường độ, lượng vận động thấp hơn nam Do đặc điểmtâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính và trình độ sức khoẻ của học sinh nêncần có những bài tập, lượng vận động khác nhau

Trang 5

Đa số các em học sinh THPT có thể lực rất yếu, biết cách traonhận tín gậy nhưng kĩ thuật chạy, động tác chạy, và thể lực chưa tốt,thành tích chạy của từng đội còn thấp Rất khó khăn cho tuyển chọnvận động viên đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Thực trạng học sinh hiện nay rất lười tập luyện, mà môn học nàyđòi hỏi phải có sự phối hợp tập luyện đồng đội của 4 học sinh phốihợp trao nhận tín gậy Vì vậy để các em tập ở nhà thêm là điều rấtkhó Bên cạnh đó nội dung chạy tiếp sức còn đòi hỏi phải có sự kếthợp, phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đội chạy và cácthành viên trong đội chạy phải có thể lực tương đương nhau

Từ cơ sở thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh

nghiệm như sau: “Lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao

thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh Trường THPT Quảng Xương 3” Giúp học sinh đạt được thành tích chạy tốt nhất để

đạt được hiệu quả học tập tốt hơn, đồng thời góp phần vào tuyển chọnvận động viên thi đấu học sinh giỏi tỉnh được chính xác

II MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI II.1 Mục đích yêu cầu:

là học sinh trung học phổ thông, đánh giá được chính xác thể lực củahọc sinh Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp để giảng dạymôn học chạy tiếp sức ở năm học sau được tốt hơn

Tạo không khí vui vẻ trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo ýthức thói quen tập luyện, tinh thần tập luyện, tinh thần đồng đội, tinh

Trang 6

thần thi đấu thể thao tạo sân chơi lành mạnh và thái độ coi trọng sứckhoẻ của bản thân Kích thích hưng phấn tập luyện với tinh thần

“khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực hoàn thiện khả năngvận động, khả năng phối hợp, tinh thần đồng đội nhằm tuyển chọn họcsinh giỏi để học sinh yêu thích môn học hơn

II.2 Nhiệm vụ:

Trang bị những kiến thức cần thiết về môn chạy tiếp sức4x100m cho học sinh Đưa ra những phương pháp giảng dạy, nhữngnội dung bài tập phải phù hợp với lứa tuổi, đối tượng cụ thể và đặcđiểm tâm sinh lý để nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn học

Các nội dung bài tập phải cụ thể, sinh động, lôi cuốn, thu hútngười tập Bài tập phải đi từ thấp đến cao, từ động tác đơn giản đếnđộng tác khó, lượng vận động được tăng từ từ qua từng buổi tập vàsắp xếp một cách chặt chẽ phải đảm bảo tính hệ thống, tính tuần tự vàtính liên tục nó phải hoàn toàn phù hợp với quy luật của tâm – sinh lý,quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật thích nghi của cơ thể người tập

Bài tập, lượng vận động và phương pháp tập luyện có tính khảthi cao nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện hơn vềphương pháp tập luyện

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

III 1 Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập thể lực trong nội

dung chạy tiếp sức 4 x 100m cho học sinh THPT Quảng Xương 3

Trang 7

III.2 Phạm vi nghiên cứu :

Khách thể nghiên cứu: Trong năm học 2012 - 2013 tôi đượcphân công giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các lớp: 11t1, 11t2,12t8, 12t9 Vì vậy tôi đã lấy 4 lớp này để làm khách thể nghiên cứu

- Lớp 11t1: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đốichứng)

- Lớp 12t8: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm đốichứng)

- Lớp 11t2: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thựcnghiệm)

- Lớp 12t9: 4 đội nam, 4 đội nữ bằng 32 học sinh (nhóm thựcnghiệm)

III.3 Thời gian nghiên cứu :

Giai đoạn 1: Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2012

Giai đoạn 2: Tháng 2 đến tháng 3 năm học 2013

III.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi đã sử dụng các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp đọc và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp phân nhóm sức khoẻ

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trang 8

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

I THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Qua tám năm công tác tại trường THPT Quảng Xương 3, tôiđược ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn phân công giảngdạy khối 11, 12 Trong thời gian giảng dạy tôi nhận thấy thể lực củacác em còn rất nhiều hạn chế Một mặt, do học sinh chưa thấy đượctầm quan trọng của việc tập luyện, đa số các em nữ trong quá trình tậpluyện còn ngần ngại, rụt dè Chính vì điều đó đã thôi thúc bản thân tôi

là phải làm sao, làm bằng thế nào đó để đưa thành tích các môn thểthao trong nhà trường sánh ngang cùng với các đơn vị bạn hoặc có thểhơn các đơn vị khác

Điều kiện sân bãi phục vụ cho giảng dạy và tập luyện chưa tốt,môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các mônvăn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếpvới điều kiên ngoại cảnh như nắng, gió, không khí…

Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủđạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vậnđộng phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung Tác động của buổi tập

Trang 9

phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe, trong cácnội dung của môn thể dục chạy tiếp sức 4x100m có vai trò quan trọngliên quan đến các nội dung khác như nội dung chạy 100m, 200m,400m Sự khéo léo, nhanh nhẹn, hoạt bát, và tinh thần đồng đội ảnhhưởng rất lớn đến các hoạt động của học sinh, rất cần thiết cho cáchoạt động sống.

II GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ

1 GIAI ĐOẠN 1:

Ban đầu thực hiện chương trình giảng dạy chung cho cả 2 nhómvới cùng một giáo án theo chương trình chuẩn kiến thức, kĩ năng vàtheo hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học của bộ Giáo dục vàĐào tạo (từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 9 năm 2012)

* Các nhiệm vụ được tiến hành như sau

Nhiệm vụ :

Đối với học sinh khối 11

Do học sinh khối 11 có thể lực yếu hơn khối 12 và do khối 11mới bắt đầu học nội dung chạy tiếp sức nên khả năng trao nhận tín gậychưa được tốt, thể lực còn rất yếu Tần số bước chạy thấp, phản xạchưa tốt Vì vậy chúng tôi vẫn áp dụng các bài tập trong sách giáokhoa lớp 11

Các bài tập sgk khối 11

Trang 10

Bài tập 1: Tại chỗ tập động tác trao tín gậy

Bài tập 2: Tại chỗ tập động tác tay không nhận tín gậy

Bài tập 3: Từng đôi tại chỗ tập trao - nhận tín gậy

Bài tập 4: Phối hợp chạy trao - nhận tín gậy

Bài tập 5: Tập phối hợp trao - nhận theo đội 4 người

Bài tập 6: Tập xuất phát thấp với tín gậy ở đầu đường vòng Bài tập 7: Tập xuất phát cao có ba điểm chống và quay mặt về

phía sau

Bài tập 8: Xác định và điều chỉnh mốc báo hiệu cho người sẽ nhận

tín gậy

Bài tập 9: Tập kỹ thuật chạy ở đường vòng

Bài tập 10: Phối hợp 4 thành viên trong một đội tiếp sức 4x40m Bài tập 11: Hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x100m.

Đối với khối 12

Giáo viên phân tích giới thiệu bài tập thể lực

Bài tập 1: Từng học sinh tại chỗ, đánh tay kết hợp với động tác trao

tín gậy

Bài tập 2: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy chậm.

Bài tập 3: Trao - nhận tín gậy với tốc độ chạy nhanh

Bài tập 4: Tập phối hợ trao - nhận tín gậy toàn đội

Trang 11

Bài tập 5 sgk: chạy tăng tốc 3-4 lần cự li 30m với tín gậy

Bài tập 6: Xuất phát thấp với bàn đạp chạy cự li 20m-30m (3-5l) Bài tập 7: Chạy thi đấu 30-40 m với xuất phát thấp và có tín gậy

- PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SƯ PHẠM

Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáoviên tiến hành kiểm tra theo tiêu chuẩn thành tích chạy tiếp sức4x100m của học sinh lớp 11, 12 THPT đối với 2 nhóm đối chứng(11t1,12t8) và nhóm thực nghiệm (11t2,12t9)

Kết quả thu được như sau : Lớp 11t1

Đội 1: chạy 1p23sĐội 2: chạy 1p20sĐội 3: chạy 1p18sĐội 4: chạy 1p16s

Nhóm nam

Đội 1: chạy 1p03sĐội 2: chạy 1p9sĐội 3: chạy 1p8sĐội 4: chạy 1p4s

Lớp 12t8 Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p08s

Lớp 12t9 Nhóm nữ

Đội 1: chạy 1p08s

Trang 12

Nhóm nam

Đội 1: chạy 58s23Đội 2: chạy 59s20Đội 3: chạy 59s73Đội 4: chạy 58s46

Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu củagiai đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá tố chất sứcnhanh ban đầu của 2 nhóm Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhómthực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, thành tích của khối 11

và khối 12 có sự khác biệt rõ rệt và có sự chênh lệch rất lớn về cả nam

và nữ

Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng phương pháp giảngdạy để nâng cao thành tích chạy tiếp sức 4x100m cho các đối tượngnam và nữ của hai khối

2 GIAI ĐOẠN 2

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện và hệ thống các bàitập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ và nâng cao thành tích tôi tiếnhành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước nhưsau:

Nhóm đối chứng :

Trang 13

Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ lớp 11t1,12t8 các em học theo phânphối chương trình của bộ Giáo dục - Đào tạo và áp dụng theo chuẩnkiến thức, kĩ năng kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học của bộGD-ĐT trong thời gian 2 tháng.

Nhóm thực nghiệm :

Gồm 4 đội nam và 4 đội nữ (32 học sinh) lớp 11t2 và (32 họcsinh) lớp 12t9 các em học theo phương pháp nâng cao thành tích dotôi biên soạn trong thời gian 2 tháng với nội dung và trình tự như sau:

Bài tập 1: Bài tập đi bước xoạc

Hình minh họa

Cách thực hiện: Chân phải bước dài về trước sao cho đùi vuônggóc với cẳng chân, sau đó dùng lực đạp mạnh đổi chân trái về trước vàthực hiện đổi trên mỗi chân khoảng 10 lần

Thực hiện theo phương pháp phân nhóm, 4 em thành 1 nhóm

Bài tập 2: Bài tập bật cóc:

Trang 14

Hình minh họa

Cách thực hiện: Với bài tập này, dùng lực đạp của cơ đùi, bậtmạnh về trước sau đó ngồi sâu xuống, thực hiện liên tục khoảng 20lần

Thực hiện theo phương pháp đồng loạt

Bài tập 3: Bài tập bật nhảy đổi chân

Hình minh họa

Cách thực hiện: Cho học sinh bật đổi chân vào các vòng tròn đã

vẽ, các vòng tròn cách nhau 40 cm Thực hiện theo phương pháp phânchia

Bài tập 4: Bài tập bật nhảy qua bục

Trang 15

Hình minh họa

Cách thực hiện: Cho học sinh bật bằng 2 chân qua các chướngngại cao khoảng 30cm Khi bật qua rào, 2 chân phải thu cao sát vàotrong người

Bài tập 6: Bài tập ke và giữ chân

Hình minh họa

Cách thực hiện: Cho các em nằm sấp ở tư thế chống đẩy, sau đócho các em nâng từng chân 1 lên và giữ khoảng 10 giây, sau đó đổichân

- Các bài tập chạy phản xạ: Chạy nhanh khi nghe lệnh còi thìđưa tay trao gậy và đưa tay nhận gậy Ngoài ra, tôi còn sử dung cácbài tập trong hố cát như bài tập bật nhảy đổi chân trong hố cát, bài tậpbật nhảy thu 2 chân cao trong hồ cát, bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗtrong hố cát

Ngày đăng: 18/07/2014, 14:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình minh họa - skkn lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường thpt quảng xương 3
Hình minh họa (Trang 14)
Hình minh họa - skkn lựa chọn một số bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích trong chạy tiếp sức 4x100m cho học sinh trường thpt quảng xương 3
Hình minh họa (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w