0
Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN PHAN THỊ HUÊ (Trang 119 -123 )

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

-Cục diện kinh tế, chính trị khu vực Châu Á Thái Bình Dương có nhiều thay đổi

Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh, trở thành cường quốc có ảnh hưởng ngày càng lớn trong khu vực và trên thế giới. Cuộc chiến thương mại nông sản giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra và hệ lụy đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam không thể xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc và Mỹ. Ngược lại, nông sản giá rẻ từ các nước này tràn vào Việt Nam, đội nốt hoặc mượn xuất xứ hàng hóa Việt Nam từ Trung Quốc để đưa vào Mỹ hoặc ngược lại, gây ra sức ép về gian lận thương mại, tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm. Chiến lược Trung Quốc + 1, sẽ tạo cơ hội về một thị trường rộng lớn để phát triển quan hệ thương mại hàng nông sản sang thị trường hơn một tỷ dân. Dù nhu cầu tiêu dùng lớn nhưng xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc đang có sự thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là nhu cầu về nông sản chất lượng cao. Nếu thị trường Trung Quốc của những năm về trước là thị trường xuất khẩu khá dễ tính thì ngày nay thị trường này ngày càng khắt khe, đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác phải rõ ràng đồng thời họ ưu tiên nhập khẩu qua đường chính ngạch. Vỳ vậy, thay vì chỉ nhắm tới số lượng, người nông dân và DN Việt Nam nên tập trung sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường một cách lâu dài.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ hợp tác sâu theo Hiến chương của Hiệp hội. Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (tháng 12/2015) đã

mở ra một thị trường ổn định, rộng lớn cho người dân, DN và hàng nông sản Việt Nam. Với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển nội khối mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các DN, môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ ở khu vực ASEAN mà còn cả các nước ngoài khu vực. Đồng thời cũng tạo sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và hàng hóa, nhất là với hàng nông sản. Các DN của những quốc gia là thành viên sẽ rất trú trọng đến hoạt động đầu tư nội khối. Từ đó hình thành một số mạng sản xuất mới có tính khu vực. Sự kết nối này, khiến cho quan hệ giữa người lao động và các DN trong khối cũng mở rộng, phát triển đa dạng hơn.

Các diễn đàn kinh tế lớn như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được xúc tiến hướng tới mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa, mở cửa thương mại và đầu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được xây dựng sau một quá trình đàm phán giữa 11 thành viên đã giúp thỏa thuận này hồi sinh là phiên bản mới của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam sẽ là nước nhận được nhiều lợi ích khi CPTPP được thực thi. Song, để tận dụng được cơ hội, đòi hỏi Chính phủ và bản thân các DN Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn. CPTPP cũng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các cải cách mạnh về thể chế kinh tế trong nước, theo các tiêu chuẩn cao về đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công…, đã nêu trong các cam kết. Theo đó, với các cam kết về đầu tư, mở cửa các thị trường dịch vụ mạnh hơn, thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng giúp cho cạnh tranh trong nhiều thị trường dịch vụ, đặc biệt trong các dịch vụ phục vụ sản xuất, hứa hẹn mang lại chất lượng cao hơn, giá hợp lý hơn cho người dân và DN sử dụng dịch vụ. Đồng thời sẽ tác động mạnh đến nhiều ngành kinh tế, trong đó có NN.

-Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày một lớn

Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát xảy ra tại nhiều nước, giá dầu thô và các loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, kéo theo những biến động khó lường về giá cả của hầu hết các mặt hàng. Cuộc khủng hoảng không chỉ dẫn đến một số nền kinh tế có các trung tâm tài chính lớn suy thoái, mà còn kéo theo nền của nhiều quốc gia, kể cả nơi có thi trường tài chính chưa phát triển. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trên diện rộng sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất NN ở các nước và sẽ đưa đến tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm tại các quốc gia có tranh chấp, gây biến động thị trường nông sản toàn cầu và tác động khó lường đến phát triển NN các nước.

Bên cạnh đó, một số quốc gia dù không có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cho sản xuất NN, nhưng lại có lợi thế về nguồn vốn và khoa học công nghệ nên đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Dẫn đến tăng nguồn cung và làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới. Điều này tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nước sản xuất NN truyền thống, nhất là cạnh tranh về giá về chất lượng và tất yếu sẽ làm giảm thu nhập và lợi nhuận của nông dân các nước này. Cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới tăng lên, gây ra tình trạng giành giật thị trường, bạn hàng phức tạp và gay gắt hơn.

Mặt khác, các nước có nền kinh tế phát triển có xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, bằng nhiều biện pháp phi thuế quan đối với các nước nhập khẩu nông sản, nhằm bảo vệ người sản xuất NN như: áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP và truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển v.v. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu nông sản, tạo ra quan hệ thương mại bất bình đẳng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, và tất nhiên thiệt hại sẽ thuộc về các nước đang phát triển có xuất khẩu hàng nông sản.

Các cam kết thương mại của các nước thành viên WTO cũng như các cam kết song phương về tự do thương mại khu vực trong những năm tới có xu hướng ngày

càng mở rộng do các nước thực hiện cam kết theo lộ trình. Tiến trình này tạo ra nhiều cơ hội cho hàng nông sản các nước thâm nhập vào thị trường thế giới, đồng thời cũng làm gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường hàng NLTS toàn cầu.

-Cách mạng công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào sản xuất đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nước sản xuất NN truyền thống.

Ngày nay, tại các nước tiên tiến, có nền NN phát triển, nhiều công nghệ mới đang được ứng dụng trong sản xuất NN là: công nghệ sinh học mới, công nghệ tự động hóa, hệ thống giám sát kiểm soát sinh trưởng cây trồng, hệ thống định lượng tự động các đầu vào trong sản xuất, phần mềm quản lý cây trồng.

Việc ứng dụng công nghệ nano trong bảo quản nông sản, thực phẩm giúp làm sạch vi khuẩn và nấm bám để nâng cao chất lượng và hạn sử dụng; xử lý hạt giống để cải thiện tốc độ nảy mầm và sinh trưởng, chất lượng và năng suất thu hoạch sản phẩm.v.v. Công nghệ vi sinh tạo ra các những chủng vi sinh để sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón với những đặc điểm vượt trội như giúp cân bằng hệ sinh thái trong môi trường; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất góp phần tăng độ phì nhiêu và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, lưu giữ, sản sinh nước và chất dinh dưỡng, phân hủy và chuyển hóa các phế thải NN. Trí tuệ nhân tạo, giúp thay đổi trong quản lý và tổ chức sản xuất NN: Có thể lập kế hoạch cho chu kỳ sản xuất, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ; Thu thập, phân tích các thông số của đất, nước, khí, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, ánh sáng, tốc độ gió, lượng mưa và điều khiển các thiết bị tích hợp như hệ thống tưới, làm mát, đèn chiếu sáng, màn chắn để giữ cho môi trường tuân theo đúng quy trình chuẩn, đảm bảo phương thức sản xuất nông nghiệp chính xác. Internet vạn vật tạo ra các hệ sinh thái chuỗi cung ứng điện tử, kết nối trực tuyến giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm.

Hầu hết các công nghệ mới khi được ứng dụng vào sản xuất NN đều mạng lại cơ hội tốt, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển. Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ tin học đã và đang tạo khả năng vô cùng to lớn trong ứng dụng sản xuất nông sản hàng hóa cho năng suất và chất lượng cao. Cuộc cách mạng công

nghệ trong NN đang diễn ra với tốc độ nhanh, đưa tới một nền NN hiệu quả và bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khối dân cư đông đảo. Tuy nhiên ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ này sẽ không diễn ra đồng đều

ở tất cả các quốc gia, mà phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng quốc gia, từng vùng canh tác. Để có thể đưa khoa học công nghệ vào sản xuất NN, đòi hỏi phải có hạ tầng tương ứng, với nguồn kinh phí rất lớn, ruộng đất phải được tích tụ ở quy mô thích hợp cho việc triển khai công nghệ và phải lôi cuốn được giới trẻ, có học thức, am hiểu về công nghệ tham gia. Đây là thách thức vô cùng to lớn đối với các quốc gia đang phát triển với một nền NN truyền thống, kỹ thuật lạc hậu, ruộng đất manh mún, người làm NN trình độ thấp và dựa vào kinh nghiệm lâu đời như Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN PHAN THỊ HUÊ (Trang 119 -123 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×