Đối với hình thức là kinh tế trang trạ

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 84 - 89)

- Về số lượng TT: Giai đoạn 2008-2010, khi còn áp dụng Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, số lượng TT tỉnh Hải Dương khá lớn, bao gồm đầy

đủ 5 loại hình TT (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp). Theo Cục Thống Kê tỉnh Hải Dương, năm 2010, toàn tỉnh có 2.523 TT, tăng gấp 2,13 lần so với năm 2008; trong đó nhiều nhất là lĩnh vực kinh doanh tổng hợp (1529 TT, chiếm 63%), tiếp đến là lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm (685 TT) hoặc nuôi thủy sản nước ngọt (263 TT), lĩnh vực trồng trọt (36 TT), ít nhất là lĩnh vực lâm nghiệp (10 TT). Điều này cho thấy các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã phát triển mạnh ở Hải Dương. Tuy nhiên, số liệu thống kê trên chưa phải là con số cuối cùng, bởi lẽ có khá nhiều hộ nông dân làm kinh tế TT, song do nhận thức chưa đầy đủ nên chưa làm thủ tục đề nghị xin cấp giấy chứng nhận (xem Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Số lượng trang trại ở Hải Dương phân theo lĩnh vực hoạt động

Đơn vị: Trang trại Năm 2008 2010 2011 2012 2014 2015 2016 2017 Tổng số 1179 2523 289 506 579 715 1138 955 TT trồng trọt 68 36 - - - - - - TT chăn nuôi 385 685 272 419 505 642 1104 935 TT nuôi trồng TS 138 263 13 16 26 26 13 17 TT lâm nghiệp 16 10 0 0 0 0 0 0 TT tổng hợp 572 1529 4 68 44 43 21 44 Chỉ số phát triển % Tổng số 100 213,9 11,4 175,1 110,2 123,4 159,1 87,4 TT trồng trọt 100 52,9 - - - - - - TT chăn nuôi 100 177,9 39,7 154,0 121,6 127,1 171,9 84,6 TT nuôi trồng TS 100 190,5 4,9 123,0 100,0 100,0 50,0 130,7 TT lâm nghiệp 100 62,5 - - - - - - TT tổng hợp 100 127,3 0,26 1700 89,7 97,7 48,8 209,5

Nguồn: Tổng hợp Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương 2011, 2017 và Phòng CN&XD, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [13, tr.92; 15, tr.304; 17]

Năm 2011, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT, áp dụng tiêu chí mới thì số lượng TT giảm mạnh từ 2523 xuống chỉ còn 282, (giảm 89% so với năm 2010). Nhưng chủ yếu giảm mạnh ở TT kinh doanh tổng hợp (từ 1539 năm 2010 giảm còn 4 năm 2011); tương ứng, các TT chăn nuôi giảm từ 685 xuống còn 226,

các TT nuôi trồng thủy sản giảm từ 263 xuống còn 13. Tuy nhiên, để thích ứng với sự thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, các hộ nông dân tỉnh Hải Dương không ngừng vươn lên sản xuất hàng hóa, quy mô lớn. Từ năm 2011 đến nay, số lượng TT tăng nhanh chóng qua các năm, từ 282 TT (năm 2011), tăng lên 525 TT (năm 2013), 579 TT (năm 2014), hai năm sau tăng gấp đôi 1138 TT (năm 2016), năm 2017 còn 955 TT, giảm 173 TT so với năm 2016. Số TT này chủ yếu là các TT chăn nuôi, hầu hết bỏ chuồng, không dám tái đàn vì giá thịt lợn hơi xuống quá thấp. Trong vòng 7 năm, số lượng TT tăng gấp 3,4 lần, bình quân mỗi năm tăng 31,63%, trong đó chủ yếu là sự phát triển nhanh chóng của các TT chăn nuôi: từ 272 TT (năm 2011), tăng dần qua các năm, đến năm 2017 đạt 1104 TT, chiếm 96,3% tổng số TT toàn tỉnh. Trang trại kinh doanh tổng hợp có diễn biến bất thường, năm 2011 chỉ có 4 TT, đến năm 2012 tăng mạnh lên đến 68 TT, nhưng giảm dần còn 21 TT vào năm 2016, năm 2017 tăng lên 44 TT. Trang trại nuôi trồng thủy sản có thay đổi qua các năm nhưng không đáng kể, năm 2017 có 17 TT, chiếm 1,14%. Điều đặc biệt là không còn TT nào hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và lâm nghiệp.

Xét về tốc độ phát triển, các TT chăn nuôi luôn có tốc độ phát triển mạnh nhất, thất thường từng năm ở giai đoạn đầu. Nhưng từ năm 2013 đến nay tốc độ phát triển của TT chăn nuôi đi vào ổn định, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2013 đạt đạt 99%, năm 2014 đạt 121%, năm 2015 đạt 127% và năm 2016 đạt 171%. Tính cả giai đoạn (2011-2016), tốc độ tăng trưởng trung bình của các TT chăn nuôi là 12%/năm. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng của các TT nuôi trồng thủy sản lại có xu hướng giảm sút từ 190,5% vào năm 2010, giảm dần còn 50% vào năm 2016; các TT tổng hợp có tốc độ tăng trưởng thất thường và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây (xem hình 3.1).

- Sự phân bố của TT tỉnh Hải Dương theo địa bàn hoạt động.

+ Xét theo địa bàn hoạt động: Các TT phát triển mạnh và phân bố ở hầu khắp các huyện, thị trong tỉnh nhưng không đều, năm 2010 tập trung chủ yếu ở Nam Sách (677 TT), Ninh Giang (290 TT), Gia Lộc (285 TT), Chí Linh (239 TT), Kinh Môn (192 TT), thành phố Hải Dương (180 TT). Đây là những địa bàn có điều kiện khá thuận lợi về đất đai, khí hậu cho phát triển ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và trồng trọt, đặc biệt là các vùng chuyên canh rau màu vụ đông phát triển rất mạnh; Ở các huyện như Kim Thành, Ninh Giang, Thanh Hà, Tứ Kỳ lại có rất ít, thậm chí cả huyện chỉ có 4 TT như ở Kim Thành.

Kể từ năm 2011 đến nay, số TT phát triển mạnh nhưng phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh, số TT tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi: thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, nơi có địa hình đồi núi, rất thuận lợi cho việc chăn thả gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản nước ngọt và mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2016 riêng thị xã Chí Linh có 296 TT, chiếm 26%, huyện Kinh Môn có 164 TT, chiếm 14,4% số lượng TT của tỉnh. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả điều tra nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2016, hầu hết các tranh trại ở miền núi hoạt động kém hiệu quả hơn các trang trại ở các huyện đồng bằng. Trong ba năm trở lại đây, các huyện ở khu vực đồng bằng như Kim Thành, Tứ Kỳ, Gia Lộc cũng có số lượng TT tăng đột biến trên dưới 100 TT. Các huyện còn lại thay đổi không đáng kể (xem Bảng 3.4).

Hình 3.1: Sự biến động của các loại trang trại qua các năm

Nguồn: Tổng hợp Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương 2011, 2017 và Phòng CN&XD, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [13, tr.92; 15, tr.304; 17]

- Lao động làm việc trong các trang trại

Trong 8 năm qua, kinh tế TT ở Hải Dương phát triển mạnh về số lượng, đã khai thác có hiệu quả diện tích đất mặt nước, đất hoang hóa, đất ven sông, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhưng chủ yếu sử dụng lao động của bản thân mà ít thuê ở bên ngoài, bởi phần lớn TT ở tỉnh Hải Dương có quy mô nhỏ. Tại thời điểm 1/7/2016, các TT sử dụng 2879 lao động, trong

đó lao động của chủ là 2434 người, chiếm 84,5%, lao động thuê ngoài thường xuyên là 445 người, chiếm 15,5%. Lao động bình quân trên một TT vốn đã ít, những năm gần đây lại có xu gướng giảm, năm 2008 bình quân mỗi trang trại sử dụng 8 lao động, năm 2011 giảm xuống 3,7 lao động và còn 2,5 lao động năm 2016 (Phụ lục 5). Do phần lớn là TT chăn nuôi, chủ TT đầu tư thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình chăm sóc nên chỉ cần thuê ít lao động cũng có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, chứ không như các TT trồng trọt cần nhiều lao động.

Bảng 3.4: Số trang trại phân theo địa bàn hoạt động qua các năm

ĐVT: trang trại 2008 2010 2011 2013 2015 2016 2017 Toàn tỉnh 1179 2523 282 525 715 1138 995 H. Chí Linh 134 239 107 119 125 296 286 H. Kinh Môn 183 192 112 124 124 164 111 H. Kim Thành 4 94 15 105 114 121 117 H. Nam Sách 196 667 8 24 26 48 43 TP. Hải Dương 95 180 9 10 12 19 18 H. Thanh Hà 14 113 2 23 27 24 24 H. Cẩm Giàng 77 84 14 40 69 68 56 H. Bình Giang 101 161 - 3 22 35 40 H. Gia Lộc 177 285 2 2 55 92 74 H. Tứ Kỳ 20 35 8 41 72 148 137 H. Ninh Giang 12 290 2 10 10 60 37 H. Thanh Miện 166 173 3 24 62 63 59

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hải Dương 2011, 2017, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương [13, tr.92; 15, tr.303]

-Hiện trạng sử dụng đất của các TT: Cùng với sự tăng lên của số lượng TT thì tổng diện tích đất của TT cũng tăng, nhưng bình quân diện tích đất trên một TT trong vòng 8 năm qua thay đổi không đáng kể, bình quân mỗi TT chỉ có từ 1ha đến 1,5 ha, năm 2016 chỉ còn 1,01 ha một TT (Phụ lục 5). Theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 27/2011 của Bộ NN&PTNT, thì diện tích đất của các TT đang sử dụng là quá hạn hẹp. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chỉ có TT chăn nuôi hoạt động, với đặc thù không cần nhiều quỹ đất như TT trồng trọt nen đây là điều dễ hiểu ở Hải Dương.

-Kết quả đạt được của TT

+ Số lượng gia súc gia cầm của TT: Như trên đã phân tích, những năm gần đây số lượng TT chăn nuôi tăng mạnh, các TT chủ yếu chăn nuôi lợn, gà, nuôi cá

nước ngọt và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đàn của tỉnh, tại thời điểm 1/7/2016, các TT chăn nuôi có 108.179 con lợn, chiếm 17% tổng đàn lợn; 1.629,3 nghìn con gia cầm, chiếm 17,1% tổng đàn gia cầm toàn tỉnh, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm NLTS cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường [16, tr.26].

+ Giá trị thu được từ nông lâm thủy sản của các trang trại: Theo Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, NN và thủy sản tỉnh Hải Dương năm 2016, giá trị thu được từ NLTS của các TT tăng 26,6 lần so với năm 2011, bình quân thu nhập 2.288,1 triệu đồng/TT/năm. Trong đó các TT ở huyện miền núi Chí Linh, Kinh Môn có thu nhập bình quân thấp hơn các TT ở các huyện đồng bằng. Năm 2016 các TT ở miền núi có thu nhập trung bình từ 1656 đến 1833 triệu đồng/TT thì ở các huyện đồng bằng có thu nhập trung bình cao hơn nhiều. Điển hình Thanh Hà là huyện có số lượng TT ít nhất trong tỉnh nhưng giá trị thu từ NLTS bình quân trong năm của mỗi TT trong huyện rất cao, năm 2011 chỉ có 432,5 triệu đồng/TT/năm, đến năm 2016 tăng lên 7.318,9 triệu đồng/TT/năm, trong vòng 5 năm tăng 17,28 lần. TT ở các huyện: Nam Sách, Cẩm Giàng, Bình Giang cũng cho thu nhập lớn hơn mức trung bình của tỉnh từ 3000 đến 4000 triệu đồng mỗi năm (xem phụ lục 5).

+ Thu nhập của trang trại: Cùng với sự gia tăng của số lượng TT và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, sự mạnh dạn học hỏi tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập của các TT tỉnh Hải Dương trong vòng 8 năm qua tăng mạnh. Năm 2008 thu nhập của toàn bộ TT là 62.244 triệu đồng, bình quân thu nhập 52,8 triệu đồng một TT. Sau 8 năm tổng thu nhập của toàn bộ TT trong tỉnh năm 2016 là 2.453,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân mỗi TT đạt 2156 triệu đồng, tăng 41,5 lần so với năm 2008 (xem Phụ lục 4).

Qua phân tích cho thấy, quỹ đất và lao động bình quân một TT sử dụng rất hạn hẹp, nhưng thu nhập bình quân một TT lại rất cao, và tăng liên tục trong những năm qua, cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất của TT là rất lớn.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 84 - 89)