Phần lớn các chủ thể của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương sản xuất kinh doanh độc lập, ít liên kết

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 108 - 110)

tỉnh Hải Dương sản xuất kinh doanh độc lập, ít liên kết

- Theo kết quả khảo sát có đến 88% số hộ và 75% trang trại được hỏi không liên kết với bất kỳ cá nhân hay đơn vị nào, chỉ có 12% số hộ và 25% TT có liên kết với và hộ khác, với DN trong khâu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo kiểu hợp đồng bao tiêu (xem Phụ lục 1.5). Hầu hết các hộ và TT sản xuất kinh doanh độc lập, tự bán hàng cho thương lái mà ít có sự liên kết với nhau dẫn đến nghịch lý trong sự phát triển của ban thân các đơn vị thuộc KTTN trong NN. Trong khi nhiều DN sơ chế nông sản lại không gom đủ hàng theo đơn đặt hàng do hàng hóa kém chất lượng, không cùng chủng loại, không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong thời gian ngắn, thì phần lớn số hộ và TT được hỏi đều gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm. Một số DN có công suất lớn như Công ty TNHH MTV Hưng Việt, công suất 3.000 tấn/năm; hay công ty cổ phần Kiên Giang công suất 2.000 tấn/năm thường không gom đủ hàng để xuất nên không dám mạnh dạn nhận nhiều đơn đặt hàng. Anh Tăng Xuân Trường, Giám đốc công ty TNHH MTV Hưng Việt cho biết: Năm 2017, Công ty anh liên kết với nông dân sản xuất 200 ha rau màu vụ đông. Tuy nhiên, diện tích này không tập trung toàn bộ tại Hải Dương mà rải rác ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình và Tp. Hải Phòng. Điều này phản ánh một thực tế nghịch lý đang tồn tại ở địa phương là các hộ NN và TT sản xuất ra nhiều hàng nông sản nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của DN. Hay nói cách khác là sản xuất ra cái mà DN không cần, dẫn đến những hệ lụy tất yếu như:

Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, phụ thuộc nhiều vào thương lái. Với 106.984 ha đất NN, Hải Dương có nhiều tiềm năng và thế mạnh sản xuất các loại nông sản.

Song, nông sản của Hải Dương hiện đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phân phối, tiêu thụ. Một thực tế là có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán nông sản tại nơi sản xuất với giá bán nông sản trên thị trường. Khi được hỏi về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, 100% số hộ và TT đều khẳng định cái khó nhất là giá cả thị trường không ổn định. Hơn nữa hầu hết các sản phẩm làm ra đều phụ thuộc vào thương lái tự do: 72% số hộ và 90% TT sau khi sản xuất thì gọi thương lái đến thu gom, 20% hộ gia đình tự bán lẻ cho người tiêu dùng, chỉ có 8% số hộ và 10% trang trại là bán theo hợp đồng (xem Phụ lục 1.9). Vì vậy, người sản xuất không làm chủ được khâu bán hàng mà phụ thuộc vào hoàn toàn vào thương lái tự do nên giá cả hàng hóa rất thấp, bấp bênh và thường xuyên bị ép giá (giá thường do thương lái quyết định, thậm chí hội thương còn hoạt động theo “luật rừng”, vùng này chỉ có thương lái này đến được đến mua, thương lái lạ từ nơi khác không dám đến).

Trồng lúa thua lỗ nặng, nhiều hộ bỏ ruộng hoang, khó chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Đa số các hộ trồng lúa được hỏi đều khẳng định nếu đi thuê công cày, bừa và và gặt rồi tuốt lúa thì trồng lúa là lỗ nặng, có đến 74% số hộ trồng lúa khẳng định thua lỗ, chỉ có 22% là có lãi, đó là những hộ tích tụ được diện tích đất lớn, đầu tư mua máy móc phục vụ sản xuất. Ngoài phục vụ sản xuất của gia đình còn đi gặt, cày, bừa, cấy thuê cho bà con, nên tiết kiệm được chi phí đầu vào, số hộ còn lại là hòa vốn lấy công làm lãi. Tình trạng dân bỏ đất trắng không gieo cấy lúa ở huyện Thamh Miện, Tứ Kỳ ngày càng tăng: Năm 2010, huyện Tứ Kỳ chỉ có 3,1 ha bị bỏ hoang nhưng đến năm 2014 đã lên đến trên 65 ha tại 14 xã, thị trấn, dự báo nếu không có những biện pháp mạnh để can thiệp thì diện tích bị bỏ hoang có thể tăng lên đến 281 ha trong vòng 5 năm tới [38]. Năm 2016 tổng diện tích lúa tỉnh Hải Dương đạt 120.346 ha, giảm 2.307 ha so với năm 2015, nguyên nhân giảm chủ yếu do một phần diện tích trồng lúa chuyển sang trồng cây rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và một số diện tích chuyển sang đất phi NN, chưa kể 420 ha đất bỏ ruộng hoang [16]. Mặc dù các địa phương đã hoàn thành tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tạo tiền đề để hiện thực hóa mô hình cánh đồng mẫu lớn, song diện tích sau dồn đổi của các hộ còn rất nhỏ, chỉ giao động từ 1ha - 5ha, khó có thể hình thành được cánh đồng mẫu lớn. Mặt khác để thành công trong mô hình cánh đồng mẫu lớn nhất thiết phải có sự tham gia của các DN, tuy nhiên, đến nay ở Hải Dương

chưa có DN thực sự muốn đầu tư, liên kết với nông dân thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn mà vẫn muốn duy trì cách thức thu mua nông sản thông qua đội ngũ thương lái, nên việc nhân rộng mô hình còn khó khăn. Qua số liệu thống kê, số cánh đồng lớn có hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất còn rất khiêm tốn. Trong tổng diện tích gieo trồng 3872 ha của toàn tỉnh thì chỉ có 331 ha, chiếm 8,5% diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất, 91,5% diện tích còn lại nông dân bán tự do ra thị trường (xem Phụ lục 6).

Quá trình điều tra tại khu vực quy hoạch chăn nuôi tập trung của xã Đại Hợp huyện Tứ Kỳ với 60 hộ chăn nuôi, những ngày đầu năm mới hiu hắt, chuồng trại bỏ hoang. Chị Vũ Như Vinh, chị Nguyễn Thị Gái thôn Độ Trung, xã Đại Hợp chia sẻ:

Trước Tết, gia đình xuất chuồng hơn 140 con đã thua lỗ khoảng 150 triệu đồng. Những gia đình nuôi quy mô lớn hơn vì không bán hết số lợn thương phẩm từ trong Tết, nên ra giêng vẫn phải loay hoay giải quyết số tồn đọng. Chị Gái cũng đang như ngồi trên lửa vì vẫn còn gần 100 con lợn tồn đọng từ vụ Tết chưa có người mua, mỗi con đều nặng trên 1,1 tạ. Lợn không bán được kéo theo nỗi lo thiếu chuồng để nuôi lợn con. Theo chị Gái: 10 năm chăn nuôi, chưa năm nào thua lỗ nặng như năm nay. Trước Tết, cứ mỗi con bán ra thì lỗ 1 triệu đồng. Trong năm, vợ chồng chị định ra tết sẽ xây thêm chuồng nhưng thua lỗ nặng như thế, giờ chưa biết đến khi nào mới xây được.

Nguồn: Tác giả phóng vấn một số chủ hộ, nữ, nông dân xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 108 - 110)