Nhận thức xã hội và tác động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 66 - 67)

chức xã hội nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

- Về nhân thức xã hội, còn tồn tại nhiều định kiến gây bất lợi cho khu vực KTTN, ưu đãi nhiều cho khu vực kinh tế nhà nước

Hiện nay trong văn kiện của Đảng, KTTN được xác định là “động lực quan trọng của nền kinh tế”, khối các DN được khuyến khích đầu tư phát triển. Nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn dường như còn rất xa. Trong một nghiên cứu đa chiều về DN nhà nước và những hệ lụy với thị trường tại Việt Nam được công bố, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện; nhóm nghiên cứu khẳng định: sở dĩ DN nhà nước vẫn được ưu tiên hơn so với DN tư nhân khi cho vay vốn vì các ngân hàng nghĩ nhà nước sẽ bảo đảm các khoản nợ khi DN nhà nước gặp khó khăn có thể phải giải thể, phá sản “Vụ việc giải cứu Vinashin cũng như nhiều DN nhà nước yếu kém khác cho thấy lòng tin này có cơ sở”; dù có quy định DN không được huy động vốn vượt quá 3 lần vốn chủ sở hữu, nhưng năm 2013, có tới 41 trong tổng số 108 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; những sai phạm này không được giám sát, đánh giá, ngăn chặn và xử lý kịp thời, khiến các DN nhà nước có “lòng tin” và chỗ dựa cho các hành vi sai phạm tương tự tiếp theo [91]. Như vậy, trong khi khu vực KT nhà nước và khu vực FDI được nhận khá nhiều ưu đãi thì các DN tư nhân đang chịu nhiều bó buộc, nhất là họ đang phải cạnh tranh trong môi trường kinh doanh bất bình đẳng trong phân bổ tín dụng, đất đai và những ưu đãi thường nhiều hơn cho khối DN nhà nước. Nhiều ngân hàng thương mại, thậm chí cả ngân hàng nhà nước cũng gây khó khăn cho DN tư nhân trong nước bằng hành loạt các quy định khắt về thủ tục vay vốn, về tài sản thế chấp. Do vậy, các chủ thể KTTN trong NN khó khăn trong vay vốn tại các ngân hàng thương mại và tín dụng thông thường chứ chưa nói đến nguồn vốn và tín dụng ưu đãi.

-Về tác động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với KTTN trong NN.

Các tổ chức hiệp hội như: Hiệp hội DN, Hiệp hội ngành hàng, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình hoàn thiện chính

sách và truyền bá nhận thức, cảm hứng sáng tạo và thành công cho các chủ thể thuộc khu vực KTTN trong NN trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Hiệp hội là tổ chức đại diện cho lợi ích của các hội viên trong sự phối hợp và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước để tìm hiểu thông tin về chính sách kinh tế, tài chính, thuế và cho vay của Chính phủ. Trong quá trình hội nhập quốc tế, các hiệp hội DN có vai trò cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, dịch vụ kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp. Khi hội viên gặp các vấn đề về pháp lý hoặc yêu cầu hỗ trợ pháp lý từ phía hiệp hội, hội có thể giải quyết được hoặc nếu cần tham vấn ý kiến của luật sư hoặc xin hỗ trợ của cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động đối thoại chính quyền, hiệp hội và các tổ chức ngành hàng đã trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Qua đó, chính sách ngày càng được cải thiện theo hướng phù hợp và được thực thi hiệu quả.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trở nên vô cùng quan trọng, với mạng lưới của mình, các hiệp hội cũng đã tích cực tổ chức lấy ý kiến hội viên và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các đạo luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với cơ quan lập pháp. Hoạt động này của các hiệp hội nghề nghiệp được đánh giá là điều kiện quan trọng để các văn bản pháp luật có thể được đi vào cuộc sống. Có thể nói, các hiệp hội là điểm tựa và là nơi phản ảnh hơi thở của cộng đồng DN, giúp các hội viên hoạt động chủ động, tự tin và hiệu quả hơn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và theo đuổi các mục tiêu của mình trong sự sự hài hòa với các lợi ích khác…

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 66 - 67)