Tiếp tục cải cách và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ máy hành chính ở Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 146 - 147)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.2.3.Tiếp tục cải cách và nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ máy hành chính ở Hải Dương

Hướng của cải cách là bảo đảm các thủ tục hành chính được giải quyết theo cơ chế “một cửa” và mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trên tinh thần phục vụ, kiến tạo để phát triển là chính. Để làm được như vậy:

Một là, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cần chỉ đạo giám đốc các Sở, ban ngành của tỉnh chủ động giải quyết các vướng mắc không rõ ràng về văn bản pháp luật, những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình thì cần tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn phối hợp với các DN tìm ra giải pháp cho những điều chưa thực sự rõ ràng về pháp lý. Năm 2016, Hải Dương đứng ở ví trí thứ 36, mới đạt ở mức khá (57,95 điểm %), năm 2017 tụt xuống vị trí 49 trong số 63 tỉnh thành được đánh giá [89]. Rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư kinh doanh của DN, nhất là về giải phóng mặt bằng, giao đất, thuế, hải quan... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện, đồng bộ trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, thủ tục hành chính và chính sách thu hút đầu tư.

Hai là, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hải Dương cập nhật thường xuyên, công khai các nguồn vốn đầu tư chính thống, đặc biệt nguồn vốn vay ưu đãi trong NN và phát triển nông thôn từ trung ương, từ các quỹ đầu tư phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. Từ đó cung cấp các thông tin về thủ tục vay vốn, đồng thời sẽ hướng dẫn các hộ, TT hoặc DN trên địa bàn có thể tiếp cận với các nguồn vốn này.

Ba là, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương cùng với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện cần giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp đất cho các hộ, TT và DN có nhu cầu đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân nói chung. Tăng thời hạn cho thuê đất đối với thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã phường từ 10 đến 15 năm chứ không phải 5 năm như hiện nay. Cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa, đất sản xuất NN, xây dựng chính sách cho phép và

khuyến khích tích tụ ruộng đất một cách hợp pháp đối với các hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất NN.

Bốn là, đổi mới và nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện. Kịp thời phát hiện, uốn nắn và xử lý nghiêm những sai phạm, công khai các sai phạm và hình thức kỷ luật vi phạm. Khuyến khích và đẩy mạnh hình thức giám sát, phản biện của cộng đồng dân cư, các đoàn thể đối với hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tiến tới xây dựng chính phủ điện tử ở tất cả các sở, ban ngành trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 146 - 147)