Nhóm các nhân tố khác: điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 68 - 69)

phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Điều kiện tự nhiên: đối với lĩnh vực NN thì đối tượng không thể thiếu đó là đất, nước và khí hậu. Đây là ba yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng của ngành NN, KTTN trong lĩnh vực NN cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của ba yếu tố đó, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi, cũng có thể gây khó khăn cho phát triển KTTN trong NN.

Việt Nam là nước có lợi thế rất lớn về đất đai và khí hậu vì chúng ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, có thể trồng cây quanh năm. So với các quốc gia nằm trong vùng khí hậu ôn đới, chỉ có thể trồng cây 6 tháng, và việc điều khiển nhiệt độ thích hợp để trồng cây quanh năm là rất tốn kém. Ngoài ra, với mạng lưới sông ngòi phân bố rộng khắp và khá dày đặc, các hệ thống sông lớn không chỉ cung cấp nước, phù sa cho sản xuất NN, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kinh tế NN nói chung và KTTN trong NN nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện tượng nước biển dâng cao khiến hàng trăm ha đất NN bị nhiễm mặn, diện tích canh tác NN sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Dù vậy, điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước vẫn được xem là những tiềm lực do thiên nhiên ưu đãi cho NN. Đây là thời điểm cần thiết để thu hút khu vực tư nhân đầu tư vào NN nhằm khơi dậy tính năng động, chủ động của các

đơn vị kinh tế hộ, kinh tế TT và các DN với những quy mô khác nhau có thể tận dụng khai thác nguồn tài nguyên.

- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kinh tế có ý nghĩa quan trong đối với sự tồn tại và phát triển của khu vực KTTN trong NN nói riêng, đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nó bao gồm hệ thống đường giao thông, bến bãi, chợ, hệ thống thủy lợi, điện lưới v.v.. Trong đó, hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn. Hạ tầng điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Hạ tầng thủy lợi bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa, hoa màu, các vùng cây nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản tập trung; chủ động phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Một kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, sẽ làm tăng sức sản xuất và giảm chi phí sản xuất tạo thuận lợi thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững. Sẽ phá vỡ tình trạng cát cứ của các địa phương, các vùng, tạo điều kiện cần thiết cho lưu thông và buôn bán hàng hoá và nhờ đó, nhiều công ty kinh doanh tầm cỡ xuất hiện và đầu tư vào NN. Mặt khác, mức độ hiện đại và chi phí thấp của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 68 - 69)