Việc lạm dụng hóa chất thuốc trừ sâu và thức ăn công nghiệp trong sản xuất và chăn nuôi; chất thải sản xuất, chăn nuôi không có hệ thống

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 112 - 113)

trong sản xuất và chăn nuôi; chất thải sản xuất, chăn nuôi không có hệ thống xử lý hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Theo kết quả khảo sát cho thấy 80% số hộ và 89% TT thường xuyên và chủ yếu sử dụng phân hóa học như lân, đạm, kali để chăm sóc cây trồng, 91% hộ và 86% TT sử dụng cám công nghiệp trong chăn nuôi. Chỉ có rất ít 9% số hộ và 14% số TT sử dụng thức ăn chăn nuôi hữu cơ như tận dụng và thu gom thức ăn thừa của các hộ dân, công ty hay trường học, bã rượu bia làm thức ăn chăn nuôi lợn, cắt cỏ làm thức ăn cho cá, ủ ngô, thóc bằng chế phẩm sinh học làm thức ăn chăn nuôi gà, vịt và hạn chế sử dụng cám công nghiệp; 14% số hộ và 11% TT thường xuyên sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt, đó thường là những hộ và TT có mô hình sản xuất tổng hợp, tận dụng phân gia súc, gia cầm hoặc chất thải khác của sản xuất như mùn cưa, rơm da, hay bã nấm…, đã được ủ cùng chế phẩm sinh học EM trong một thời gian nhất định dùng bón cây (xem Phụ lục 1.7).

Về công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, 100% số hộ được hỏi không có hệ thống xử lý chất thải hiện đại. Tuy nhiên đã có nhiều hộ NN biết tận dụng chất thải chăn nuôi phục vụ cho mục đích khác nhau: có 21% số hộ tận dụng chất thải chăn nuôi đưa vào hầm Bioga xử lý làm chất đốt, tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu, 14% số hộ ủ cùng với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ hoặc làm thức ăn cho cá, còn lại 65% hộ nông dân xả thẳng ra môi trường (xem Phụ lục 1.8). Sau mỗi vụ thu hoạch rơm dạ không được thu gom mà được các hộ phơi ngoài ruộng sau đó đốt bỏ gây khói mù mịt, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô không lớn thì thất thải

chăn nuôi như phân gia súc, gia cầm thường xả thẳng ra kênh rạch ao hồ rất mất vệ sinh, chưa nói chất thải sinh hoạt, gây lên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Các TT chăn nuôi có quy mô nhỏ vài nghìn con đến những TT có quy mô lớn 100.000 con gà cũng chưa có điều kiện áp dụng kỹ thuật hiện đại trong xử lý chất thải, dù đã được thu gom xử lý nhưng người dân sống tại 3 thôn Ngọc Trì, Tiến Đạt, Tiền Trung thuộc phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương đang phải sống trong bầu không khí ngột ngạt bởi một TT gà đẻ siêu trứng với quy mô hơn 100.000 con, gây ra nạn ô nhiễm phân gà nghiêm trọng. Dù chủ TT đã dùng rất nhiều biện pháp để giảm ô nhiễm như xây dựng hệ thống thu gom phân gà tự động, sử dụng bơm hút áp lực cao để thu gom toàn bộ chất thải hàng ngày rồi ủ phân, trộn trấu, men vi sinh vào phân cho nhanh mục, giảm mùi và bán cho người trồng cây nhưng vẫn không thể chịu nổi vì mùi từ phân gà bốc lên quá nặng. Thời gian ủ phân cũng lâu, đôi khi phải thu gom, trộn đảo có làm phát tán mùi ra môi trường xung quanh. Mỗi ngày, gà của TT thải ra cả chục tấn phân, nếu ủ trong 3 tháng, lượng phân lên tới hàng trăm tấn [84].

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 112 - 113)