Bản chất, đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 29 - 40)

* Bản chất của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

Kinh tế tư nhân là khái niệm dùng để chỉ hình thức kinh doanh của một bộ phận dân cư trong xã hội. Theo Từ điển tiếng Anh (Cambridge Dictionary) [113] KTTN là một phần của nền kinh tế quốc dân bao gồm các DN tư nhân như hộ gia đình và DN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong một nền kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân, KTTN được xác định là một khu vực (the private sector) phân biệt với khu vực công hay khu vực kinh tế nhà nước. Margaret Rouse (2013) nêu quan niệm: Khu vực tư nhân là một phần của hệ thống kinh tế của một quốc gia được điều hành bởi các cá nhân và công ty, chứ không phải là chính phủ. Hầu hết các tổ chức khu vực tư nhân được điều hành với mục đích kiếm lợi nhuận. Phân khúc nền kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ được gọi là khu vực công. Các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận đôi khi được coi là tạo nên một phân khúc thứ ba và gọi là lĩnh vực tình nguyện. Tuy nhiên, các tổ chức như vậy thường được coi là một phần của khu vực tư nhân [108, tr.21-34]. Như vậy, có thể hiểu KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài nhà nước, không thuộc sở hữu của nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức DN, công ty tư nhân và các đơn vị kinh tế hộ gia đình.

Kinh tế tư nhân có mặt ở tất cả các nước, nhất là những nước theo mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và cả những nước theo đuổi mô hình nền kinh tế phúc lợi ở phương Tây. Ở các nước này, khu vực KTTN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong các ngành của nền kinh tế. Nó tồn tại và hoạt động dưới các hình thức: kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ và DN tư nhân, công ty trách nhiệm

hữu hạn. Ngoài ra, KTTN còn gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các chủ thể KTTN hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành NN, công nghiệp và dịch vụ.

Trong NN, KTTN hiện diện tại các DN, công ty, hộ kinh doanh không phân biệt quy mô, quyền sở hữu và cấu trúc. Nó bao gồm tất cả các lĩnh vực của ngành thực phẩm, NN, lâm nghiệp và thủy sản từ sản xuất đến tiêu thụ, kể cả các dịch vụ liên quan: nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ, tài chính, đầu tư, bảo hiểm, tiếp thị và thương mại.

Ở Việt Nam, KTTN trong NN đã từng hiện diện từ trước khi bước vào công cuộc Đổi mới (năm 1986), dưới hình thức kinh tế cá thể. Tuy nhiên, khi đó do nhận thức giản đơn về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên nó không thực sự được thừa nhận và là một trong những đối tượng bị thành kiến, phải “cải tạo”. Từ khi Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, KTTN đã trở thành một vấn đề gay cấn, lúng túng, gây tranh cãi nhiều nhất, đụng chạm đến những vấn đề chính trị - xã hội như định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng những nhận thức và quan điểm về KTTN nói chung, trong NN nói riêng mới ngày càng rõ và được khẳng định mạnh mẽ hơn. Từ thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, Đảng và Nhà nước đã khẳng định sự tồn tại khách quan và cần thiết của KTTN trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó có KTTN trong sản xuất NN.

Quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, phạm trù KTTN được bắt đầu đưa vào Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (15/7/1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (29/3/1989) với quan niệm là hình thức kinh tế: “các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội” [27]. Tiếp đến, trong văn kiện Đại hội VII của Đảng (năm 1991), phạm trù KTTN được sử dụng trong các nhiệm vụ, công tác lớn của Đảng, cụ thể là: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước; trong đó, kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những nơi chưa có điều

kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức” [32, tr.103]. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW, ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN. Trong đó, KTTN được chính thức gọi là khu vực kinh tế: “Có cơ chế và phương tiện bảo đảm cho khu vực kinh tế tư nhân nhận được những thông tin cần thiết về luật pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các ngành, các vùng; các thông tin dự báo trung hạn, dài hạn về các ngành, các sản phẩm ở trong nước và trên thế giới” [26, tr.4]. Kể từ đó, phạm trù khu vực KTTN ngày càng được tiếp tục nhắc đến trong chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng. Gần đây nhất, tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII), ngày 3 tháng 6 năm 2017, KTTN tiếp tục được khẳng định là một khu vực kinh tế. Khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khóa IX), một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế yếu kém của khu vực KTTN là “Vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn bất cập”, do vậy cần “Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân”, đồng thời cần “Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. “Khẩn trương xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, tích hợp về khu vực kinh tế tư nhân” [30, tr.3-10].

Như vậy có nghĩa là, cho đến nay mặc dù trong các văn kiện của Đảng chưa nêu quan niệm về KTTN, nhưng đã được hiểu là một khu vực kinh tế trong đó bao gồm các thành phần: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, tồn tại và hoạt động dưới các hình thức kinh tế hộ, trang trại, công ty, DN tư nhân và tư nhân góp vốn vào các Tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Trên các sách báo trong nước, việc nhận thức phạm trù KTTN đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Mặc dù những thuật ngữ trước đây, như kinh tế ngoài quốc doanh hoặc kinh tế phi xã hội chủ nghĩa tới nay không còn phù hợp, nhưng trong xã hội vẫn còn quan niệm cho rằng KTTN là kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó vẫn còn chưa hết mặc cảm đối với các chủ hoạt động trong khu vực kinh tế này. Trong

giới nghiên cứu, cũng có không ít ý kiến KTTN là một khu vực kinh tế hay là một thành phần kinh tế? Trong bài trong bài “Kinh tế tư nhân: Động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam” của Phạm Thị Thanh Bình thì gọi đây là “thành phần kinh tế” [10]. Bên cạnh đó, không ít ý kiến lại cho rằng trong thành phần KTTN có các thành phần kinh tế khác (như kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, kể cá DN có nguồn vốn trong nước và DN do tư nhân nước ngoài đầu tư). Trong khi đó, theo tác giả Vũ Hùng Cường xác định KTTN là khu vực kinh tế, nhưng trong đó lại có hai khu vực: trong nước và ngoài nước. Điều này được trình bày trong cuốn “KTTN và vai trò động lực tăng trưởng”: Một là, khu vực KTTN trong nước (đó là các DN vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, kinh tế cá thể, bao gồm các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh, DN tư nhân, công ty cổ phần tư nhân và công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống, hộ gia đình); Hai là, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, (đó là các DN có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao nhiêu, bao gồm các DN 100% vốn nước ngoài và DN liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước) [12, tr.24]. Những phân chia như vậy là chưa có tiêu chí nhất quán và chưa thực sự phù hợp, vì trong một thành phần kinh tế lại có nhiều thành phần kinh tế và trong một khu vực kinh tế cũng lại có hai khu vực kinh tế.

Như vậy, có thể thấy, trong nhận thức ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa xác định được bản chất của KTTN, chưa có tiêu chí nhất quán để xác định KTTN là một thành phần kinh tế hay là một khu vực kinh tế. Điều này làm thiếu cơ sở khoa học cho giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách xử lý, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các chủ thể hoạt động khu vực kinh tế rất quan trọng này. Đây là một vấn đề lớn bởi nó không chỉ liên quan đến các quan điểm, giải pháp, chính sách kinh tế, đến định hướng phát triển nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đã lựa chọn mà còn là một vấn đề chính trị, xã hội và động lực phát triển. Việc định danh chính xác và nhận thức đúng bản chất của KTTN được đặt ra là cấp thiết, không thể lảng tránh.

Để khắc phục tình trạng không thống nhất nêu trên, theo nghiên cứu sinh, việc nhận thức đúng bản chất của KTTN ở nước ta hiện nay, cần phải dựa trên quan điểm tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và quan niệm về thành phần kinh tế. Theo tiếp cận này, lực lượng sản xuất (là nội dung của sản xuất) có vai trò quyết định quan hệ sản xuất (là hình thức của sản xuất). Đó là một quy luật khách quan. Thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, trong đó mỗi bộ phận tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và theo đó là một quan hệ sản xuất. Việc xác định các quan hệ kinh tế trong xã hội phải được dựa trên cách tiếp cận nêu trên. Chính vì thế, trong tác phẩm “Về bênh ấu trĩ “tả khuynh” và tính tiểu tư sản”, V.I.Lênin đã xác định tính chất quá độ của nền KT của nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và đã chỉ ra 5 thành phần kinh tế đang tồn tại ở nước Nga lúc đó: 1) Kinh tế nông dân gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; 2) Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); 3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân; 4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước; và 5) Chủ nghĩa xã hội [48, tr.363]. Điều này có nghĩa, Lênin dựa trên quan hệ sản xuất mà trực tiếp là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và hình thức tổ chức kinh tế gắn liền với quan hệ sở hữu đó để xác định thành phần kinh tế. Cũng theo tiếp cận này, nền kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thành phần (Điều này đã được các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định. Ví dụ, Đại hội VI của Đảng xác định, nền kinh tế nước ta có các thành phần kinh tế là: kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó; các thành phần kinh tế khác gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể), kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh, và thành phần kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác) [25, tr.357]. Với tiếp cận như vậy, KTTN không phải là một thành phần kinh tế.

Theo quan niệm trên, tác giả hiểu rằng ở Việt Nam, gọi khu vực KTTN là phù hợp. Bởi chế độ sở hữu ở nước ta được ghi trong Hiến pháp 1992, Điều 15 là

“dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” [66, tr.4]. Chế độ sở hữu tư nhân chính là cơ sở để hình thành và phát triển các thành phần kinh tế như kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. KTTN tuy dựa trên sở hữu tư nhân, nhưng không phải là một thành phần kinh tế, vì trong nó bao gồm các thành phần kinh tế nêu trên. Nó chỉ có thể là một khu vực kinh tế. Việc sử dụng khái niệm “khu vực KTTN” với nội hàm để chỉ tất cả các thành phần kinh tế có chung một chế độ sơ hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sẽ đảm bảo tính lôgíc và hợp lý hơn so với sử dụng khái niệm “thành phần kinh tế tư nhân”, khắc phục được sự chồng chéo, không thống nhất trong sử dụng khái niệm và phù hợp với thông dụng quốc tế.

Với quan điểm đó, về bản chất KTTN là một khu vực của nền kinh tế quốc dân, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức kinh tế hộ gia đình cá thể, tiểu chủ và DN tư bản tư nhân trong và ngoài nước; hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Kinh tế tư nhân trong NN là một bộ phận cấu thành trong khu vực KTTN của nền kinh tế. Nó vừa mang bản chất của KTTN nói chung, nhưng đồng thời có tính đặc thù khi hoạt động trong ngành NN (sẽ được làm rõ trong Đặc điểm của KTTN trong NN). KTTN trong NN là một khu vực kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức hộ NN, TT và DN; sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NLTS.

Như vậy, KTTN trong NN không bao gồm các hộ CN, hộ DV không liên quan đến NN, DN nhà nước, DN tập thể (hoạt động theo Luật HTX). Đồng thời các DN chế biến và maketting các sản phẩm nông lâm, thủy sản không thuộc DN nông nghiệp mà thuộc ngành công nghiệp chế biến, theo quyết định số 10/QĐ- TTg ngày 23/1/2007.

* Đặc điểm của KTTN trong NN dưới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bản chất của KTTN trong NN với tư cách là một khu vực kinh tế có nhiều thành phần khác nhau, có những đặc điểm chung của một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất như: KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân, mục

đích hàng đầu là vì lợi nhuận chứ không phải vì mục tiêu xã hội khác, là một mô hình tổ chức kinh doanh hàng hóa nên nếu có lợi nhuận là không ngừng mở rộng quy mô, tái sản xuất mở rộng. Với quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất nên KTTN có tính năng động và linh hoạt trong hoạt động tổ chức

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 29 - 40)