BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÂN LOẠI, THU GOM, VẬN CHUYỂN
RÁC SINH HOẠT TẠI NGUỒN
QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Môi trường Mã số ngành: 108
GVHD: TS NGUYỄN THỊ LAN SVTH: THÁI THỊ KIM CHI
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2006
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
****
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: THÁI THỊ KIM CHI MSSV: 02DHMT025 NGÀNH: MÔI TRƯỜNG LỚP: 02MT6 1 Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở Quận 10, Tp.HCM 2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): – Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt – Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Quận 10 – Lập phiếu điều tra hộ gia đình về Dự án phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ở Quận 10 và thống kê xử lý số liệu điều tra – Đề xuất một số biện pháp để cải tiến công tác phân loại, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở Quận 10 3 Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: 01/10/2006 4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 21/12/2006 5 Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lan Toàn phần Nội dung và yêu cầu LVTN đã thông qua Bộ môn Ngày … tháng … năm 2006
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
TS Nguyễn Thị Lan
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN: Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:
Trang 3Lời cảm ơn
Trong suốt gần 5 năm học tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, tôi đã được quý thầy cô trong khoa Môi trường trang bị cho tôi một hành trang vào đời quý báu.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn là TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp Trong quá trình thực hiện điều tra khảo sát hộ gia đình về phân loại rác tại nguồn, tôi cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, các anh chị phòng Kế hoạch Môi trường và các hộ dân trên địa bàn Quận 10, Tp.HCM Ngoài ra, tôi xin cám ơn đến các anh chị khoá trước và các bạn cùng lớp đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp này.
Tp.HCM, ngày 27 tháng 11 năm 2006
SVTH
Thái Thị Kim Chi
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GVHD
TS NGUYỄN THỊ LAN
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2.Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1
1.3.Nội dung của đề tài 2
1.4.Đối tượng nghiên cứu 2
1.5.Phạm vi của đề tài nghiên cứu 2
1.6.Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 2.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 4
2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4
2.3 Thành phần – khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 5
2.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 12
2.4.1 Tác động đến sức khỏe con người 12
2.4.2 Tác động đến cảnh quan đô thị 12
2.4.3 Tác động đến môi trường 13
2.4.3.1 Tác động đến môi trường đất 13
2.4.3.2 Tác động đến môi trường nước 13
2.4.3.3 Tác động đến môi trường không khí 14
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI Ở QUẬN 10 3.1 Điều kiện tự nhiên 16
3.1.1 Vị trí địa lí 16
3.1.2 Địa hình 17
3.1.3 Thủy văn 17
3.1.4 Khí hậu 17
3.2 Điều kiện kinh tế 18
Trang 63.2.1 Công nghiệp 18
3.2.2 Thương mại và dịch vụ 19
3.2.3 Xuất nhập khẩu 20
3.2.4 Giao thông vận tải 20
3.3 Điều kiện xã hội 21
3.3.1 Dân số 21
3.3.2 Y tế 21
3.3.3 Giáo dục 21
3.3.4 Cơ sở hạ tầng 22
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 4.1 Đơn vị quản lý chất thải rắn ở Quận 10 23
4.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 10 27
4.2.1 Hệ thống lưu trữ rác bên trong nhà 27
4.2.2 Hệ thống thu gom 27
4.2.3 Hệ thống trung chuyển 31
4.2.4 Hệ thống vận chuyển 35
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN ĐÃ THỰC HIỆN Ở TP.HCM 5.1 Khái niệm về phân loại rác tại nguồn 36
5.2 Lợi ích của phân loại rác tại nguồn 36
5.3 Những tổn thất khi không thực hiện phân loại rác tại nguồn 37
5.4 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 12, Quận 5 37
5.5 Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8, Quận 6 41
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10 6.1 Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn 44
Trang 76.2 Sự cần thiết phải thực hiện phân loại rác tại nguồn 44
6.3 Công tác triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn 45
6.3.1 Thành lập Ban chỉ đạo và Ban thực hiện 45
6.3.2 Tổ chức cấp Phường 50
6.3.3 Chương trình tập huấn 50
6.3.4 Khảo sát ý kiến của người dân về phân loại rác tại nguồn 51
6.4 Chương trình tuyên truyền, hướng dẫn hộ gia đình 60
6.5 Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn 63
6.6 Những thuận lợi, khó khăn trong phân loại rác tại nguồn 64
6.7 Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10 66
6.7.1 Đánh giá hệ thống thu gom 66
6.7.2 Đánh giá hệ thống vận chuyển 67
6.7.3 Đánh giá hệ thống quản lí 67
6.8 Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn 68
6.9 Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn 69
CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI TIẾN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở QUẬN 10 7.1 Biện pháp tổ chức 76
7.2 Biện pháp xã hội 77
7.3 Biện pháp kinh tế 78
7.4 Biện pháp kỹ thuật 78
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4
Bảng 2: Thành phần và khối lượng rác thải theo nguồn phát sinh ở Quận 10 5
Bảng 3: Diễn biến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 6
Bảng 4: Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Quận 10 đến năm 2010 7
Bảng 5: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình 8
Bảng 6: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ Trường học 9
Bảng 7: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ Văn phòng Công ty 10
Bảng 8: Khối lượng riêng chất thải rắn tại chợ Nguyễn Tri Phương 11
Bảng 9: Thành phần khí sinh ra từ bãi rác 15
Bảng 10: Thành phần kinh tế của các cơ sở sảøn xuất ở Quận 10 19
Bảng 11: Số lượng xe đẩy tay để thu gom rác ở Quận 10 30
Bảng 12: Số công nhân quét dọn vệ sinh và thu gom chất thải rắn sinh hoạt 31
Bảng 13: Hệ thống điểm hẹn trên địa bàn Quận 10 32
Bảng 14: Số lượng xe vận chuyển chất thải trên địa bàn Quận 10 35
Bảng 15: Ban chỉ đạo Dự án 46
Bảng 16: Ban thực hiện Dự án 47
Bảng 17: Ban tổ chức cấp Phường 50
Bảng 18: Khối lượng rác thải trong một ngày của các hộ gia đình 52
Bảng 19: Dụng cụ chứa rác hiện nay trong gia đình 52
Bảng 20: Rác hữu cơ được lưu chứa trong túi nilon 53
Bảng 21: Vị trí để thùng rác trong hộ gia đình 53
Bảng 22: Hình thức thải bỏ rác hàng ngày của hộ gia đình 53
Bảng 23: Chế độ thu gom rác hiện nay 54
Bảng 24: Thu gom phế liệu để bán ve chai trong hộ gia đình 54
Bảng 25: Ý kiến của người dân về Dự án phân loại rác tại nguồn 55
Trang 9Bảng 26: Nguồn cung cấp thông tin về phân loại rác tại nguồn 55
Bảng 27: Ý kiến của người dân về mục đích của Dự án phân loại rác tại nguồn .56
Bảng 28: Khả năng phân loại rác của hộ gia đình 56
Bảng 29: Có nên duy trì việc phân loại rác tại nguồn không 57
Bảng 30: Việc phân loại rác tại nguồn dễ hay khó thực hiện 57
Bảng 31: Rác sau khi phân loại nên thu gom chung hay thu gom riêng 58
Bảng 32: Cơ quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân phân loại
rác tại nguồn 58
Bảng 33: Chế độ khuyến khích để người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn 59
Bảng 34: Điều kiện cần thiết để thực hiện việc phân loại rác tại nguồn 59
Bảng 35: Số lượng túi PE và thùng đầu tư cho Dự án phân loại rác tại nguồn 70
Bảng 36: Chi phí đầu tư thiết bị phân loại rác ở Quận 10 70
Bảng 37: Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền phân loại rác tại nguồn 71
Trang 10DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1: Bản đồ Quận 10 16Hình 2: Phần trăm giá trịsản xuất theo thành phần kinh tế 19Hình 3: Dân số của từng phường trên địa bàn Quận 10 21Hình 4: Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự của Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 26Hình 5: Sơ đồ tổng hợp thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở Quận 10 31Hình 6: Sơ đồ quy trình công nghệ phân loại, thu gom và vận chuyển rác tại nguồn ở Quận 10 78Hình 7: Quy trình công nghệ sản xuất phân vi sinh 81
Trang 11C HƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Trang 121.1 Đặt vấn đề
Rác thải đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ ở các Thànhphố lớn mà ngay cả các đô thị nhỏ và trở thành mối hiểm họa đối với sức khỏecủa cộng đồng, đến mỹ quan của các Thành phố Bởi vì rác luôn hiện diện tronghoạt động của người dân Hàng ngày, mỗi người thải ra khoảng 0.5–1kg rác thảinhưng chúng ta chưa có biện pháp quản lý cũng như xử lý thích hợp cho lượng rácngày một gia tăng này Bên cạnh đó, việc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt rakhỏi chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt
ở các cơ sở sản xuất công nghiệp Phần lớn các hộ gia đình, cơ quan, trường học,các cơ sở sản xuất… ở nước ta chưa có phân loại rác tại nguồn Chất thải được thải
ra sẽ được Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi rác tậptrung Điều này dẫn đến các bãi rác hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ ChíMinh lâm vào tình trạng quá tải, nhiều bãi chôn lấp đóng cửa trước thời hạn vàgây khó khăn, gây tốn kém cho việc xử lý chất thải Chính vì thế mà nguy cơ lâynhiễm bệnh tật và hàng loạt tai nạn của những người lao động mà nguyên nhânxuất phát từ rác rất lớn và đang đe dọa cuộc sống của con người
Để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong sạch, đảm bảo sức khỏe chocộng đồng, toàn dân phải tham gia tích cực trong công tác phân loại rác tại nguồnđồng thời lượng chất thải này phải được vận chuyển đến bãi rác tập trung để xửlý bằng nhiều hình thức khác nhau Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất biện phápphân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở Quận 10, TP.HCM”được đặt ra nhằm đáp ứng với mục tiêu trên
1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là phân loại rác sinh hoạt ở Quận 10 thành 2loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) từ đó thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rácsinh hoạt tại nguồn cho phù hợp nhằm giảm thiểu chất thải cũng như chi phí xử lý
Trang 13chúng xuống mức thấp nhất Đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường,đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sống.
1.3 Nội dung của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau:
Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
Tổng quan về điều kiện kinh tự nhiên, kinh tế – xã hội Quận 10
Giới thiệu chung về Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10
Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 10
Phân tích Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 5 và Quận 6
Phân tích Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10
Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10
Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn
Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10
Đề xuất một số biện pháp để cải tiến công tác phân loại rác tại nguồntrên địa bàn Quận 10
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10, TP.HCM
1.5 Phạm vi của đề tài nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh trên địa bàn Quận 10
Đề tài không đặt ra mục tiêu nghiên cứu đối với chất thải rắn nguy hại vàchất thải rắn công nghiệp
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập số liệu về những tác động của chất thải đến con người và môitrường
Thu thập số liệu về kinh tế – xã hội ở Quận 10
Thống kê thành phần, khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
Trang 14Phương tiện thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.
1.6.2 Phương pháp phỏng vấn
Lập phiếu điều tra để phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn Quận 10 về:
Khối lượng rác thải của hộ gia đình thải ra trung bình trong một ngày
Dụng cụ chứa rác của từng hộ gia đình
Tiến trình thu gom rác của công nhân vệ sinh
Ý kiến của từng hộ gia đình đối với Dự án phân loại rác tại nguồn trênđịa bàn của Quận và đề xuất của gia đình đối với các cấp lãnh đạo và cơquan ban ngành
1.6.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 10
Phân tích thành phần, khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
Phân tích quá trình thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.Thống kê, xử lý số liệu và phiếu điều tra hộ gia đình về Dự án phân loại ráctại nguồn trên địa bàn Quận 10
Trang 15C HƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
Trang 162.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình, chung cư,khu công cộng, công sở, trường học, bệnh viện, khu thương mại, chợ và chất thảirắn từ hoạt động sinh hoạt của con người trong các khu công nghiệp
2.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạthằng ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và cácviện nghiên cứu
Bảng 1: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh Thành phần chủ yếu
Rác từ sinh hoạt của dân cư, khách
vãng lai
Rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa, giấy,carton, nhựa, vải, nilon, rác vườn, gỗ,đồ điện tử, thủy tinh, lon đồ hộp, mốpxốp và các chất độc hại (bột giặt, chấttẩy), thuốc diệt côn trùng, nước xịtphòng)
Rác từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí,
khu văn hóa
Rau, củ, quả hỏng, thức ăn thừa, ruộtvà đầu của tôm, cá, giấy, carton, nilon,nhựa
Rác thải từ viện nghiên cứu, cơ quan,
trường học
Thực phẩm thừa, bao bì, giấy, đồ dùngvăn phòng, dụng cụ học tập, nhựa, hóachất phòng thí nghiệm
Rác thải từ các công trình xây dựng,
cải tạo và nâng cấp
Gỗ, sắt, thép, bêtông, thạch cao, sànhsứ, gạch, bụi, xà bần
Rác thải từ các dịch vụ công cộng (vệ
sinh đường phố, vỉa hè, công viên)
Giấy, nilon, rác quét đường, cành cây,lá cây, xác động vật chết, phân súc vật
2.3 Thành phần – khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Trang 17Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều hay ít tùy theo hoạt động của conngười Mỗi khu vực khác nhau sẽ sản sinh thành phần và khối lượng rác khácnhau.
Bảng 2: Thành phần và khối lượng rác thải theo nguồn phát sinh ở Quận 10
Nguồn phát sinh Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ(%)Từ khu dân cư 132,7 56,73
Từ chợ 26,9 11,49
Từ cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp 12,58 5,37
Rác đường phố 61,75 26,4
Tổng cộng 233,93 100
(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 2004 )
Nhìn chung khối lượng chất thải rắn phát sinh tăng dần theo mỗi năm.Nguyên nhân là do sự gia tăng dân số, tăng mức sống bình quân cũng như nhucầu tiêu thụ sản phẩm của người dân Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gomtrên địa bàn Quận theo thống kê của Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý NhàQuận 10 được trình bày trong bảng 3:
Trang 18Bảng 3: Diễn biến khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10
Năm Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ tăng (%/năm)
(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 01/ 2005)
Như vậy, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 tăng từ131tấn/ngày (1999) lên đến 230tấn/ngày (2003) Tốc độ gia tăng này không đều:tăng đột ngột 8,26%/năm (1999) lên 46,56%/năm (2000), ba năm tiếp theo có tỷlệ tăng thấp hơn nhiều so với năm 2000 và tương đối ổn định ở mức 4 - 5%/nămtrong năm 2002 và năm 2003
Như vậy, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom mỗi năm trong tương laiđược tính theo công thức:
rn N
N 0* 1
Trong đó:
N: lượng chất thải rắn sinh hoạt của năm tính toán (tấn/ngày)
N0: lượng chất thải rắn sinh hoạt của năm làm gốc (tấn/ngày)
r: Tốc độ gia tăng chất thải rắn sinh hoạt (%/năm)
n: Số năm tính toán so với năm chọn làm gốc
Với N0 = 230 tấn/ngày (năm 2003) và r = 5,39%/năm, thì khối lượng chấtthải rắn sinh hoạt ở Quận 10 dự đoán đến năm 2015 như sau:
Bảng 4: Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở Quận 10 đến năm 2015
Năm Dân số
(người)
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạttấn/năm tấn/ngày kg/người/ngày
Trang 1914 Văn phòng Công ty và 2 chợ
Chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình: chủ yếu là rác thực phẩm chiếm tỷlệ 75,86% bao gồm: các rau, củ, quả hỏng, đầu và ruột cá, tôm, các thức ăn thừavà hôi thiu và một phần bao bì, giấy và các phế liệu khác
Bảng 5: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình
Thành phần % khối lượng ướt Khối lượng riêng (103 kg/m3)
4040205030330
Trang 20(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 2004 )
Trang 21 Chất thải rắn phát sinh từ các Trường học bao gồm: chất thải rắn thựcphẩm, giấy và vỏ hộp sữa, phần còn lại chủ yếu gồm lon đồ hộp, túi nilon, lynhựa, dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Bảng 6: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ Trường học
Thành phần % khối lượng ướt Khối lượng riêng (103 kg/m3)
1 Rác thực phẩm 51,39 260
2 Phần còn lại
Giấy, vỏ hộp sữa
502103020301011080100
(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 2004)
Trang 22 Chất thải thực phẩm của các Văn phòng Công ty ở Quận 10 không cao sovới nguồn phát sinh khác chỉ chiếm 59,89% Do tính chất đặc thù của các Vănphòng Công ty chủ yếu là sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên trong giờhành chính nên thành phần chủ yếu là giấy, túi plastic và một phần là thực phẩm.
Bảng 7: Khối lượng riêng chất thải rắn phát sinh từ Văn phòng Công ty
Thành phần % khối lượng ướt Khối lượng riêng (103 kg/m3)
2050080401010200
(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 2004 )
Trang 23 Đối với rác chợ, thành phần rác thay đổi tùy theo mặt hàng kinh doanhtại chợ Nếu như rác của chợ Hòa Hưng A và B, chợ Nguyễn Tri Phương, LêHồng Phong đa phần là rác thực phẩm thì ở chợ điện tử Nhật Tảo bao gồm túinilon, linh kiện điện tử hỏng và các loại bao bì khác.
Bảng 8: Khối lượng riêng chất thải rắn tại chợ Nguyễn Tri Phương
Thành phần % khối lượng ướt Khối lượng riêng (103 kg/m3)
531004440135813156130600039
(Nguồn: Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, 2004 )
Khu thương mại và siêu thị: cho đến nay chưa thể thống kê được về sốlượng chất thải sinh ra do hình thức kinh doanh ở đây là tổng hợp các mặt hàng.Thành phần chính của rác thải bao gồm: chất hữu cơ, giấy, túi plastic, lon đồ hộp,thủy tinh …
Trang 242.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt
2.4.1 Tác động đến sức khỏe con người
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, chất thải bị thối rửanhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho con người và sinh vật
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị làm việc trong điều kiệnnặng nhọc, ô nhiễm nặng nên dễ bị nhiễm bệnh
Một số hộ dân cư sống gần bãi rác bị ảnh hưởng do mùi hôi từ rác phân hủy.Khi trời mưa lớn thì lượng nước mưa chảy tràn cuốn theo chất ô nhiễm từ bãi rácvà có thể tràn vào các giếng nước sinh hoạt miệng hở gây ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống của người dân nhất là các hộ gia đình sống ở khu vực thấp
Rác sinh hoạt trên địa bàn Quận có thành phần chất hữu cơ cao là môitrường sống tốt cho các vi sinh vật gây bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe người dân và công nhân vệ sinh bởi các bệnh về đường ruột, hô hấp vàbệnh ung thư…
2.4.2 Tác động đến cảnh quan đô thị
Quá trình thu gom và vận chuyển rác không triệt để sẽ dẫn đến tình trạngtồn đọng chất thải ở các Đô thị Các chất thải này khi phân hủy làm bốc mùi hôithối ảnh hưởng đến dân cư sinh sống tại khu vực và làm mất vẻ mỹ quan Đô thịbởi những đống rác đó
Chất thải bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển và quá trình thải bỏ vô ý thứccủa người dân (nhất là những khu nhà sàn, nhà ven sông) làm tắt nghẽn dòngnước, gây ngập lụt, tắt nghẽn giao thông khi gặp mưa và rác nổi bồng bềnh trênmặt nước khi thuỷ triều lên xuống
Trên địa bàn Quận có rất nhiều bệnh viện, cơ quan, trường học và nhiều cơsở kinh doanh tư nhân Vì thế lượng rác thải ra hằng ngày mà công nhân vệ sinhkhông kịp thu gom có số lượng rất lớn Bên cạnh đó, việc quản lý chất thải rắntrên địa bàn Quận vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ, hiện tại toàn Quận chỉ thu
Trang 25gom được 74,08% tổng lượng rác thải ra trong ngày Ngoài ra phương tiện thugom còn hạn chế, thô sơ như: chưa có hệ thống thu gom nước rò rỉ, chưa có hệthống thùng kín làm rơi vãi rác ra đường khi vận chuyển… Thêm vào đó là sựthiếu ý thức của một số người dân trong địa bàn làm xuất hiện một số bãi rác tựphát gây ô nhiễm môi trường
2.4.3 Tác động đến môi trường
2.4.3.1 Tác động đến môi trường đất
Khối lượng chất thải càng nhiều thì diện tích đất sử dụng cho bãi chôn lấpcàng lớn, làm giảm diện tích đất sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở, khu côngnghiệp và khu chế xuất
Sự có mặt của chất thải làm cho chết vi sinh vật trong môi trường đất dothành phần và cơ cấu của đất thay đổi, do thiếu nguồn không khí cung cấp chomôi trường đất
Các chất hữu cơ phân huỷ trong môi trường đất trong điều kiện yếm khí vàhiếu khí tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất CH4, H2S, NH3, CO2… gây độchại cho môi trường Thế nhưng khả năng tự làm sạch của môi trường đất có hạnnếu lượng rác quá lớn sẽ gây ô nhiễm môi trường đất (đặc biệt là nước rỉ rác).Tác động lớn nhất của bãi rác đối với môi trường đất là làm cho môi trườngđất bị ô nhiễm kim loại nặng Sự tích tụ các chất chứa kim loại nặng, các chất khóphân hủy như nilon, sành sứ, thủy tinh… trong đất làm ảnh hưởng đến chất lượngđất sau này
2.4.3.2 Tác động đến môi trường nước
Chất thải được người dân đổ trực tiếp xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạchlàm tắt nghẽn thêm hệ thống thoát nước đô thị và là nguồn gây ô nhiễm chínhcho môi trường nước mặt và nước ngầm
Quận có 12.771,96 tấn/năm, chiếm 25,925% tổng khối lượng rác không đượcthu gom, thải thẳng vào kênh rạch, sông hồ làm cho nguồn nước mặt bị ô nhiễm
Trang 26Rác thải làm đục nước, làm giảm bề mặt trao đổi oxy của nước với không khí vàlàm mất mỹ quan Thành phố
Rác thải sau khi được thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung chưađược xử lý kịp thời còn ứ đọng trong một thời gian dài làm phát sinh nước rỉ rác –mà hiện nay chưa có giải pháp xử lý hiệu quả Khi nước rỉ rác này thấm xuốngđất gây ô nhiễm môi trường đất, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước xung quanhkhu vực bãi rác và nguy hại hơn là chúng thấm sâu xuống tầng nước ngầm gây ônhiễm nguồn nước ngầm
2.4.3.3 Tác động đến môi trường không khí
Quá trình chôn lấp rác làm phát sinh khí CH4, H2S, NH3, CO2 … Sự có mặtcủa CH4, CO2 góp phần làm khí hậu nóng lên do hiện tượng hiệu ứng nhà kính.Trong quá trình vận chuyển rác làm phát sinh bụi và hơi hôi thối vào trongmôi trường không khí gây ô nhiễm không khí Ngoài ra, môi trường không khí tạibãi chôn lấp và khu vực xung quanh còn bị ảnh hưởng bởi các loại vi trùng gâybệnh
Quá trình thối rửa xác thực vật, động vật có chứa các hợp chất gốcsulphat làm phát sinh các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như: các hợp chất metylmercaptan và acide amino butiric
Trang 27một enzyme riêng lẻ và khả năng của chúng chỉ phân huỷ được một thành phầnnhất định trong rác Tuỳ điều kiện môi trường mà các rác thải có những hệ vi sinhvật phân huỷ acide amin thiếu khí và yếm khí.
+ Trong điều kiện hiếu khí: acide amin trong chất thải hữu cơ được men
phân giải và vi khuẩn tạo thành acide hữu cơ và NH3 Sự có mặt của NH3 gây nênmùi hôi: R1CH2NH2CH R2CH2CH2COOH + NH3
+ Trong điều kiện yếm khí: các acide amin trong rác bị phân giải thành
các chất dạng amin và CO2
Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người vàđộng vật Trên thực tế quá trình phân huỷ kị khí và hiếu khí xen lẫn nhau Nhưvậy, rác làm phát sinh một lượng đáng kể các chất độc đồng thời phát tán ônhiễm ra môi trường không khí
Bảng 9: Thành phần khí sinh ra từ bãi rác
887665525352465051
52129404748514748
(Nguồn: Lê Huy Bá và cộng sự, 2000)
Trang 28C HƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
KINH TẾ–XÃ HỘI
Ở QUẬN 10
Trang 293.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lí
Hình 1: Bản đồ Quận 10
Quận 10 là một quận trung tâm Thành phố với tổng diện tích toàn Quận là570,2(ha), chiếm 0,28% diện tích của toàn Thành phố và chiếm 4,05% diện tích
12 quận nội thành Thành phố
Quận 10 chia thành 15 phường Diện tích giữa các phường không đồng đềunhau Phường 12 có diện tích lớn nhất còn phường 3 có diện tích nhỏ nhất
Về ranh giới hành chính:
Phía Bắc giáp Quận Tân Bình
Phía Nam giáp Quận 5
Phía Tây giáp Quận 11
Phía Đông giáp Quận 3
Trang 303.1.2 Địa hình
Quận 10 có địa hình tương tự với địa hình chung của Thành phố, địa hìnhnghiêng theo hướng Bắc – Nam Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng vànằm trên cao độ +2m (lấy theo hệ Mũi Nai)
3.1.3 Thủy văn
Trên địa bàn Quận 10 không có kênh rạch, sông ngòi Chỉ có 02 hồ:
Hồ Kỳ Hòa (nằm trong khuôn viên Công viên Kỳ Hoà)
Hồ Lê Thị Riêng (nằm trong khuôn viên Công viên Lê Thị Riêng)
Lượng mưa bình quân vào khoảng 1.979 mm/năm, số ngày mưa trung bìnhlà 159 ngày Lượng mưa lớn nhất hằng năm là 2.718 mm, lượng mưa lớn nhấttrong ngày là 183 mm
Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến tỷ trọng của chất thải rắn vì thế sẽ gây khókhăn cho công tác thu gom, vận chuyển, quét dọn chất thải rắn dẫn đến việc gâyảnh hưởng đến môi trường đất, nước tại các bô ép kín
3.1.4 Khí hậu
Quận 10 có khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa Nhiệt độ caonhất là 390C và thấp nhất là 25,70C Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếpđến quá trình phân huỷ của chất thải rắn Vào mùa khô, các loại chất thải rắn nhưgiấy, plastic, cao su… có khả năng bị cháy rất cao
Độ ẩm: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát táncác chất ô nhiễm trong không khí, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của
cơ thể và sức khoẻ của người lao động Ngoài ra, độ ẩm cũng làm thay đổi tỷtrọng của chất thải rắn Ảnh hưởng đến quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của visinh vật Độ ẩm tương đối cao dao động từ khoảng 75 – 85% Độ ẩm cao nhất
Trang 31được ghi nhận vào thời kỳ các tháng mùa mưa từ 83 – 87%, do độ bốc hơi trongkhông khí cao Độ ẩm thấp nhất vào các tháng mùa khô từ 67 – 69%.
3.2 Điều kiện kinh tế
Do là một trong những quận trung tâm của Thành phố nên kinh tế của Quận
10 tương đối phát triển với giá trị sản xuất kinh tế toàn Quận đạt 1.366.449 triệuđồng Trong đó thành phần kinh tế tư nhân đạt 890.923 triệu đồng (chiếm89,73%)
3.2.1 Công nghiệp
Sản phẩm sản xuất, chế biến của các ngành công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp trên địa bàn Quận gồm có: thực phẩm và đồ uống, dệt may, bao bì, in ấn…Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Quận có quymô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất tính cho từng ngành khá cao Cơ cấu kinh tếchuyển dịch về phía ngoài quốc doanh (chiếm 89,73%) Điều này cho thấy hoạtđộng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Quận 10 khá phát triển, đâycũng là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt Đasố các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đều tận dụng mặt bằng nhà ở để làm nơi sảnxuất, do đất chật, không đủ đất để sản xuất nên hầu như các phân xưởng sản xuấttiểu thủ công nghiệp này nằm xen lẫn trong các khu dân cư, vì thế đã gây khókhăn cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp của Quận
Trang 32Bảng 10: Thành phần kinh tế của các cơ sở sảøn xuất ở Quận 10
Stt Thành phần kinh tế Tỷ lệ %
1 Công nghiệp quốc doanh 0,19
2 Hợp tác xã 0,56
3 Công ty Cổ phần, Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân 6,45
4 Cá thể 92,80Tổng số 100
(Nguồn: UBND Quận 10, 12/2005)
3.2.2 Thương mại và dịch vụ
Tổng giá trị thị trường xã hội thu được trong năm 2003 của Quận đạt 9.022tỷ đồng Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân chiếm thị phần đa số, thu về 7.860tỷ đồng (chiếm 87,12%) tổng thu của toàn Quận
Như chúng ta đã biết, thành phần kinh tế tư nhân tồn tại và hoạt động xenlẫn trong các khu dân cư, mặt khác lượng chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày do họthải ra môi trường là rất lớn Do đó, với hàng ngàn cơ sở đang tồn tại và hoạtđộng trên địa bàn Quận 10 sẽ là một trong những trở ngại lớn nhất cho hoạt độngthu gom và quét dọn chất thải rắn sinh hoạt vì lượng chất thải rắn sinh hoạt của
Hình 2: Phần trăm giá trị sản xuất theo thành phần kinh
tế
67.82
1.1 28.86
0 63.25
Công nghiệp quốc doanhHợp tác xã
Trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhânCổ phần
Cá thể
Trang 33các cơ sở này không chỉ do người dân cư trú tại Quận thải ra mà còn bao gồm mộtlượng lớn khách hàng từ nơi khác đến.
3.2.3 Xuất nhập khẩu
Hằng năm, nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu tại Quậnđạt 25.890 ngàn USD Trong đó, xuất khẩu đạt 68.698 ngàn USD và nhập khẩuchiếm 68.053 ngàn USD
3.2.4 Giao thông vận tải
Diện tích giao thông của toàn Quận là 102,4 ha Hiện nay, mạng lưới giaothông đường bộ trên địa bàn Quận đang xuống cấp và không đủ khả năng đápứng yêu cầu của người dân Tổng chiều dài mạng lưới đường là 33.055m, chiềurộng của đường bình quân 10,69m
Loại phương tiện lưu thông trên mạng lưới của Quận 10 chủ yếu là xe cánhân, bao gồm xe đạp và xe gắn máy chiếm tỷ lệ trên 80% thành phần xe Tronggiờ cao điểm nạn kẹt xe thường xuyên xảy ra
Trang 343.3 Điều kiện xã hội
Ngoài ra Quận còn quản lý một số cơ sở y tế như: Trung tâm chẩn đoán Ykhoa Hòa Hảo, phòng khám Da liễu, phòng khám Đa khoa, phòng khám Khu vực
I, phòng khám Lao, phòng khám Đông y, phòng khám Tâm thần, phòng khámRăng hàm mặt I, phòng khám Răng hàm mặt II…
Bên cạnh đó, trên địa bàn Quận còn có các cơ sở y tế tư nhân hành nghề baogồm: 251 Phòng khám bệnh ngoài giờ, 153 Nhà thuốc tây, 47 Cơ sở Đông y, 30phòng khám Nha khoa và 6 Cửa hàng dụng cụ y khoa
Mật độ dân số (người/km2) Dân số trung bình (người)
Trang 353.3.3 Giáo dục
Nhìn chung Quận có hệ thống giáo dục đáp ứng được yêu cầu hiện nay.Trường học có 75 đơn vị bao gồm: 31 trường Mẫu giáo, 20 trường Tiểu học, 10trường Trung học cơ sở, 8 trường Trung học Phổ thông, và 6 đơn vị khác (baogồm: Đại học, Cao đẳng và Trung học và một số Trung tâm giáo dục khác)
3.3.4 Cơ sở hạ tầng
Cấp điện: công tác chiếu sáng tại Quận 10 hiện nay do Công ty chiếu sángCông cộng Thành phố quản lý
Cấp nước: nước sinh hoạt chủ yếu được cung cấp từ nguồn nước máy doCông ty Cấp nước Phú Hòa Tân quản lý, chỉ có một số ít hộ dân sử dụng giếngkhoan phần lớn tập trung tại phường 14 và 15
Trang 384.1 Đơn vị quản lý chất thải rắn ở Quận 10
Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 là đơn vị chịu trách nhiệmthu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn Quận 10
Công ty được hình thành vào ngày 31/12/1997 theo quyết định số UB-KT của UBND TP.HCM
7521/QĐ-Công ty đặt tại trụ sở chính: 225 – 227 Ngô Gia Tự, P.3, Q.10
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:4106000078 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư cấp
Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 là doanh nghiệp Nhà nướchoạt động công ích trên lĩnh vực các công trình Đô thị và Quản lý Nhà, có tư cáchpháp nhân, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế độc lập, được giao vốn, vay vốnvà ưu tiên đầu tư vốn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao và theo đơnđặt hàng của Nhà nước
Các đơn vị trực thuộc Công ty:
Đội Dịch vụ Đô thị: 33A Trần Nhân Tôn P.2, Quận 10
Đội Quản lý Nhà: 146 Ngô Gia Tự P.9, Quận 10
Đội Vận chuyển: 42 Nguyễn Lâm P.6, Quận 10
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chức năng
Công ty có chức năng quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình đô thị, côngtrình công cộng theo phân cấp quản lý (vệ sinh đô thị, công viện cây xanh, vườnhoa cây kiểng, hệ thống thoát nước) và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao
Sửa chữa, xây dựng hạ tầng và công trình dân dụng và các công trình giaothông đô thị, kho bãi
Tư vấn lập Dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu xây dựng, sửa chữa và tư vấn giámsát các công trình hạ tầng, công trình dân dụng, công nghiệp
Trang 39Công viên cây xanh
Hệ thống thoát nước và hệ thống chiếu sáng theo phân cấp
Quản lý, cho thuê, sửa chữa, nâng cấp nhà thuộc sở hữu Nhà nước phân cấpgiao nhận quản lý theo các chính sách, chế độ quy định hiện hành
Sửa chữa, thiết kế và thi công các công trình hạ tầng, công trình dân dụng,công nghiệp nhỏ và vừa theo yêu cầu của khách hàng
Công ty hoạt động trong nhiều năm lĩnh vực vệ sinh môi trường với 23chuyên viên, 8 kỹ sư môi trường, 4 cán sự và hơn 150 công nhân chuyên trách vềlĩnh vực thu gom và vận chuyển rác
Công ty chịu sự điều phối của một Giám đốc và hai Phó Giám đốc
Giám đốc: phụ trách quản lý Dự án cấp Quận, có chức năng chỉ đạo, tổchức và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty
Phó Giám đốc Nội vụ: quản lý phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kếtoán Tài vụ và phòng Đầu tư Kinh doanh
o Phòng Tổ chức Hành chính: có chức năng quản lý nhân sự, thực hiệncác chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chính sách bảo hiểm xã hộicho nhân viên đồng thời tổ chức bộ máy của Công ty Ngoài ra phòng còn cóchức năng quản lý con dấu, lưu trữ các tài liệu, công văn, giấy tờ liên quan đếncông tác tổ chức hành chính của Công ty và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việcthực hiện nội quy, quy chế trong Công ty
o Phòng Kế toán Tài vụ: thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê,thông tin kinh tế, dự báo tình hình kinh kế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo cơ
Trang 40chế quản lý Giúp Giám Đốc nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty theo các thời kỳ để có biện pháp giải quyết thích hợp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của Công ty.
o Phòng Đầu tư Kinh doanh: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh củaCông ty, kết hợp với phòng kế toán thống kê soạn thảo và đưa cho Giám Đốc kýkết các hợp đồng kinh tế đồng thời theo dõi thực hiện và giám sát các hợp đồngđã ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ cungứng và tổ chức cất giữ, bảo quản thiết bị vật tư an toàn phục vụ sản xuất củaCông ty Tính toán cân nhắc hợp lý về số lượng, chủng loại những nguyên vậtliệu, phụ tùng, linh kiện thiết bị cần thiết phải dự trữ để phục vụ sản xuất kinhdoanh
Phó Giám đốc Kỹ thuật: quản lý phòng Kế hoạch Môi trường và phòngKỹ thuật – Quản lý Công trình
o Phòng Kế hoạch Môi trường có nhiệm vụ quản lý, tổ chức các Dự áncấp Công ty và trực tiếp quản lý Đội dịch vụ Đô thị Đội này có nhiệm vụ là phụtrách công tác thu gom
o Phòng Kỹ thuật – Quản lý Công trình: theo dõi kế hoạch hoạt động,phát hiện xử lý kịp thời những hư hỏng của thiết bị làm ảnh hưởng xấu đến chấtlượng công trình Kiểm tra việc thực hiện các công tác xây lắp phù hợp với thiếtkế, tiêu chuẩn và các điều kiện kỹ thuật thi công Thẩm định thiết kế các côngtrình trước khi bàn giao cho đối tác, trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định.Phòng trực tiếp quản lý Đội vận chuyển, Đội quản lý Nhà, Đội thi công xây dựngvà Ban quản lý Chợ đêm Kỳ hòa
+ Đội vận chuyển: có nhiệm vụ phụ trách công tác vận chuyển rác trênđịa bàn Quận 10
+ Đội quản lý Nhà: có nhiệm vụ phụ trách các công việc liên quan đếnhợp đồng kinh doanh nhà đất, thuê kho bãi hay xưởng