Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8, Quận 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở quận 10 (Trang 56 - 60)

Quận 6 là quận nội thành của TP.HCM, có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các Quận 5, 11, 8, Tân Phú và quận Bình Tân nên thuận lợi cho việc giao thông và phát triển các khu thương mại – dịch vụ. Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sống của dân cư, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Ban Môi trường Quận 6 đã chọn phường 8 là đơn vị thí điểm Dự án phân loại rác tại nguồn.

Nội dung của Dự án:

Phân loại rác tại nguồn

Quận phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phân loại rác, lồng ghép với các cuộc họp, hội thảo.

Tại phường 8 mỗi hộ gia đình được phát 2 thùng rác để đựng rác hữu cơ và vô cơ và tờ rơi để hướng dẫn phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, cử cán bộ kiểm tra thường xuyên, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn.

Phòng văn hóa thông tin và đài truyền thanh xây dựng các chương trình thông tin cổ động nhằm thông báo cho người dân về lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn.

Phòng giáo dục và đào tạo vận động học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác ở trường và tại gia đình. Tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt ở trường, ở lớp hoặc tổ chức các hình thức đố vui, thi kiểm tra kiến thức để học sinh quen dần với việc phân loại rác.

Thường trực hội đồng thi đua khen thưởng kết hợp với liên đoàn lao động và các ngành chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phân loại rác ở các đơn vị cơ quan, xã, phường để xét thi đua và đề nghị khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt.

Hệ thống thu gom và vận chuyển:

Hệ thống thu gom rác do Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6 phụ trách. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt được thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe lam hoặc xe bagác máy và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển và được xe tải (7–10 tấn) vận chuyển đến bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi). Trung bình các xe vận chuyển đến bãi chôn lấp là 2 lần/ngày.

Những khó khăn, thuận lợi của Dự án

oThuận lợi:

Dự án phân loại rác tại nguồn được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và UBND Quận 6 hỗ trợ và tư vấn.

Dự án phân loại rác tại nguồn được Ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng và đầu tư. Mặc dù nhận thức về vấn đề môi trường còn mơ hồ nhưng khi được phổ biến, tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa của phân loại rác tại nguồn họ đồng tình tham gia thực hiện rất tốt.

oKhó khăn:

Hầu hết các phương tiện thu gom đều là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm không khí (mùi, tiếng ồn), ô nhiễm môi trường đất, nước (nước rỉ rác) và rơi vãi rác dọc đường làm mất mỹ quan đô thị.

Tại một số điểm hẹn, các xe rác không đến đúng giờ giấc quy định (đến quá sớm hay đến trễ do xe cơ giới hỏng) gây ách tắt giao thông nên rác từ xe thu gom đẩy tay có khi đổ xuống đường gây mất mỹ quan của thành phố và ô nhiễm môi trường.

Số lượng xe hoạt động chưa đủ đáp ứng khối lượng rác hàng ngày của người dân trên địa bàn Quận 6.

Thùng 660 lít sử dụng cho mục đích thu gom rác còn thiếu thốn (chỉ có 100 thùng). Phương tiện thu gom chưa đảm bảo về mặt vệ sinh.

Lực lượng thu gom dân lập không chỉ phục vụ trên địa bàn Quận 6 mà còn thu gom rác từ các Quận lân cận như Quận 5, Quận Tân Phú, Quận Bình Chánh. Do đó việc xác định khối lượng phát sinh từ Quận 6 cũng như việc quản lý và thu thập thông tin từ lực lượng thu gom rác trên địa bàn Quận.

Nhiều hộ dân ven kênh không ký hợp đồng thu gom rác mà bỏ rác xuống kênh.

CHƯƠNG 6

PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI

6.1. Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn

Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn là nhằm tách chất thải rắn sinh hoạt thành hai phần riêng biệt (hữu cơ, vô cơ) nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Quận 10. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn (70 – 90%) làm phân compost đồng thời giảm một phần khối lượng cũng như số lượng xe vận chuyển của chất thải rắn sinh hoạt ra ngoài bãi chôn lấp, nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp và thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn đô thị nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở quận 10 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w