Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở quận 10 (Trang 81 - 131)

6.7.1 Đánh giá hệ thống thu gom

Trên địa bàn Quận vẫn còn tồn tại song song với hệ thống thu gom công lập vàø hệ thống thu gom dân lập. Nếu như các trang thiết bị do các công nhân đội lấy rác công lập khá hiện đại thì các trang thiết bị thu gom do dân lập quản lý chỉ là những xe ba gác đạp hay ba gác máy, xe lam được cơi nới thêm xung quanh thành xe để có thể chở được nhiều hơn. Điều này đã dẫn đến tình trạng chất thải rắn sinh hoạt và nước rỉ rác bị rơi vãi dọc đường thu gom, vận chuyển, gây mất vệ sinh môi trường và mất mỹ quan Thành phố.

Bên cạnh đó, trong quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt các công nhân dân lập cũng như công lập thường có thói quen góp nhặt lại những phế liệu có thể bán được bằng cách nhặt ra bỏ vào các bao chứa riêng đặt xung quanh thành xe. Chính hành động này là nguyên nhân làm tăng thêm mùi hôi cho các phương tiện thu gom và đặc biệt là hiện tượng rò rỉ nước rác dọc tuyến thu gom từ các xe ba gác, xe lam của dân lập.

Giờ lấy chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình thường không đúng theo Nghị định 36/CP về an toàn giao thông đường bộ, đã dẫn đến tình trạng các xe ba gác, thùng nhựa phải xếp hàng chờ xe ép gây ách tắc giao thông và mất mỹ quan đường phố. Để giải quyết tình trạng trên, Quận đã cho phép một lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ 4 phường gần khu vực trạm ép kín Trần Bình Trọng được phép chuyển thẳng vào trạm để chờ vận chuyển đi. Tuy nhiên giải pháp này đã gặp phải khó khăn từ phía người dân, do lượng rác lưu trữ vào ban ngày tại trạm đã làm phát sinh mùi hôi ra khu vực xung quanh.

6.7.2. Đánh giá hệ thống vận chuyển

Hệ thống vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trên địa bàn Quận là do Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM đảm nhận. Vì thế chúng ta chưa thể tính được hiệu quả vận chuyển của Quận cũng như không không quản lí được khối lượng vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chính xác của Quận. Lượng chất thải rắn sinh hoạt có thể bị chuyển đi nhiều nơi khác nhau tùy theo lộ trình mà Công ty Môi trường Đô thị vạch ra. Những bất cập trong hệ thống vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Quận hoàn toàn tương tự như những bất cập chung của Thành phố vì cùng một cơ quan vận chuyển đó là Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM. Ở đây chúng ta chỉ có thể đánh giá dựa trên khả năng vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ nguồn phát sinh đến các điểm hẹn hay trạm ép kín của các cán bộ, công nhân viên của đội thu gom công lập.

6.7.3. Đánh giá hệ thống quản lí

Hệ thống quản lí chất thải rắn sinh hoạt của Quận hiện nay còn nhiều điều bất cập như:

Không thể kiểm soát và quản lí được hoạt động của hệ thống thu gom dân lập nên đã phát sinh nhiều vấn đề môi trường do hoạt động thu gom dân lập gây ra như mùi hôi, nước rò rỉ dọc tuyến.

Chưa thống kê được chính xác khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và số hộ dân do từng loại hình thu gom. Chưa quản lý được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên đường phố do người dân địa phương đem bỏ bừa bãi mà không theo sự quản lý của các tổ thu gom.

Các tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt không ổn định và chưa phù hợp đối với từng khu vực.

Cách bố trí, phân công các trang thiết bị thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và số công nhân trên từng khu vực chưa hợp lí có nơi nhiều công nhân hay trang thiết bị nhưng khối lượng thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thì ngược lại.

Chưa có sự chuyên môn hóa về quản lí chất thải rắn sinh hoạt

6.8. Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn

Để thực hiện một Dự án phân loại rác tại nguồn cần phải có những điều kiện sau:

Việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân phải thường xuyên và liên tục thực hiện.

Cần phải có một thời gian dài để tuyên truyền vận động người dân làm cho họ hiểu được lợi ích bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế – xã hội việc phân loại rác tại nguồn.

Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, Ban ngành đoàn thể với người dân.

Phải có đầy đủ kinh phí để thực hiện Dự án. Bao gồm các khoản: trang bị dụng cụ đựng rác, thiết bị thu gom, vận chuyển rác sau khi phân loại rác tại nguồn và kinh phí dùng cho hoạt động tuyên truyền vận động người dân.

Phải có quy trình công nghệ phân loại rác tại nguồn và trang thiết bị để phân loại rác tại nguồn.

Mặt bằng bãi chôn lấp phải có một diện tích nhất định để thuận tiện cho việc phân loại rác ngay tại bãi rác phục vụ cho công đoạn xử lý tiếp theo.

6.9. Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn 6.9.1. Thiết bị cung cấp cho Dự án phân loại rác tại nguồn 6.9.1. Thiết bị cung cấp cho Dự án phân loại rác tại nguồn

 Thùng chứa rác 20 lít: làm bằng nhựa PE, có nắp và có chận đạp. Mỗi loại thùng sẽ in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và dòng chữ ghi rõ loại chất thải đó để người tham gia phân loại dễ dàng nhận biết (thùng đựng chất thải thực phẩm có in dòng chữ “RÁC THỰC PHẨM” và thùng đựng chất thải còn lại có in dòng chữ “ RÁC CÒN LẠI“). Thùng này được cấp một lần cho tất cả hộ gia đình trên địa bàn Quận 10. Mỗi hộ được đầu tư 2 thùng (thùng màu xanh lá cây dùng cho chất thải rắn thực phẩm và thùng màu xám dùng cho chất thải rắn còn lại). Đối với các hộ gia đình có nhiều bếp ăn, cho thuê phòng trọ, gia đình đa thế hệ … thì tự trang bị thêm.

 Thùng 240 lít và 660 lít: dùng cho mục đích thu gom và vận chuyển rác còn lại cũng được sơn màu xám đồng thời có in dòng chữ và logo Dự án phân loại rác tại nguồn. Thùng 240 lít đặt tại các Trường học (có 121 thùng), các Cơ quan hành chánh (có 150 thùng) và chợ (có 46 thùng). Thùng 660 lít được đặt tại các chợ và thu gom chất thải rắn còn lại.

 Túi nilon: làm bằng nhựa PE, loại túi này cấp phát hỗ trợ cho hộ gia đình kèm theo thùng 20 lít nêu trên. Số lượng túi PE đầu tư là 9 túi/tuần/hộ gia đình (trong đó: 7 túi/tuần chứa chất thải rắn thực phẩm và 2 túi/tuần chứa chất thải rắn còn lại). Màu sắc của túi tương ứng với màu sắc của thùng: túi màu xanh lá cây dùng cho chất thải rắn thực phẩm và thùng màu xám dùng cho chất thải rắn còn lại. Kích cỡ tương ứng với dung tích của các loại thùng chứa được sử dụng cho nhiều đối tượng trong Dự án phân loại rác tại nguồn. Trên mỗi loại túi đựng chất thải có in biểu tượng của loại chất thải cần phân loại và logo của Dự án phân loại rác tại nguồn.

 Ngoài ra, Nhà Nước còn đầu tư cho Dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 10 xe tải không ép (5 tấn và 12 tấn) để tiện cho việc thu gom và vận chuyển.

Bảng 35: Số lượng túi PE và thùng đầu tư cho Dự án phân loại rác tại nguồn

Stt Hạng mục Số hộ gia đình Số lượng 1 Thùng 20 lít (2 thùng/hộ) 54.600 109.200 2 Thùng 240 lít 317 3 Thùng 660 lít 324 4 Túi PE (mỗi hộ được cấp 9 túi/tuần

⇒ 234 túi/hộ/6 tháng)

12.776.400 5 Xe tải không ép 5 tấn 2

Xe tải không ép 12 tấn 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.9.2. Tính toán kinh phí

Bảng 36: Chi phí đầu tư thiết bị phân loại rác ở Quận 10

Stt Hạng mục Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền 1 Túi chứa rác 12.776.400 70 cái 28.000 5.110.560.000 2 Thùng 20 lít 109.200 Thùng 53.700 5.864.040.000 3 Thùng 240 lít 317 Thùng 1.530.909 485.298.153 4 Thùng 660 lít 324 Thùng 3.584.546 1.161.392.904 5 Xe tải 12 tấn 2 Chiếc 1.404.000.000 2.808.000.000 Xe tải 5 tấn 2 Chiếc 702.000.000 1.404.000.000 Tổng cộng 16.833.291.057

Bảng 37: Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền phân loại rác tại nguồn

St t

Hạng mục Số lượng Đơn vị Đơn giá Thành tiền

A Giới thiệu dự án 14.480.000

1 Bồi dưỡng cho các cán bộ trình bày 15 Buổi 200.000 3.000.000 2 Chi phí tổ chức 11.480.000 Thiết bị (projector, màn chiếu, máy tính) 15 Buổi 500.000 7.500.000 Tài liệu giới thiệu

Dự án

1.990 Bộ 2.000 3.980.000

B Chi phí hoạt động của Ban thực hiện 232.800.000

1 Bồi dưỡng kiêm nhiệm cho các thành viên 24 Tháng 8.000.000 192.000.000 2 Chi phí khác duy trì hoạt động (văn phòng phẩm...) 24 Tháng 200.000 4.800.000 3 Chi phí hội họp 18 Lần 2.000.000 36.000.000

C Chi phí tập huấn lực lượng nòng cốt 216.745.000

1 Chi phí viết tài liệu tập huấn 1 Bộ 5.000.000 2 Tập huấn Nhóm 1 3.705.000 Bồi dưỡng cán bộ tập huấn 1 Ngày 100.000 100.000 Bồi dưỡng lực lượng

nòng cốt cấp Quận

40 Người 40.000 1.600.000 Thuê địa điểm 1 Lần 500.000 500.000 Nước uống 41 Người 5.000 205.000 Tài liệu tập huấn 40 Cuốn 20.000 800.000 Thiết bị projector,

màn chiếu, máy tính

3 Tập huấn Nhóm 2 208.040.000 Bồi dưỡng cán bộ

tập huấn

68 Buổi 100.000 6.800.000 Hội phụ nữ 30 Người 40.000 1.200.000 Đoàn thanh niên

Phường

170 Người 40.000 6.800.000 Đại diện các trường

học

121 Người 40.000 4.840.000 Tổ dân phố 1.990 Người 40.000 79.600.000 Thuê địa điểm 34 Người 500.000 17.000.000 Nước uống 2.312 Người/ngà

y

5.000 11.560.000 Tài liệu tập huấn 2.312 Cuốn 20.000 46.240.000 Thiết bị projector,

màn chiếu, máy tính

68 Buổi/lớp 500.000 34.000.000

D Chi phí tuyên truyền hộ dân 1.092.650.000

1 Bồi dưỡng cho Tổ trưởng, Tổ phó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Tháng 99.500.000 597.000.000 2 Hỗ trợ Đoàn viên

thanh niên Phường

2 Lần 49.750.000 99.500.000 3 Chi phí cho công cụ tuyên truyền 396.150.000

Chi phí in ấn, thực hiện 313.390.000 Tờ rơi (2 tờ/hộ) 110.000 Tờ 1.000 110.000.000 Aùp phích + Trường học + Công sở + Chợ + Siêu thị, khu thương mại + Tổ dân phố 5.700 4.515 480 180 8.955 Aùp phích Tờ 8.000 8.000 45.600.000 36.120.000 3.840.000 1.440.000 71.640.000 Băng rôn

+ Băng rôn cho trường học

+ Băng rôn cho khu phố

+ Băng rôn cho đường phố

85 15

17.000.000 4.500.000 Thuê căng băng rôn 145 Cái 50.000 7.250.000 Panel 10 Cái 700.000 7.000.000 4 Chi phí hỗ trợ cho tuyên truyền tại các tổ dân phố 82.760.000

Làm phim tuyên truyền

35.000.000 Sang đĩa phim tuyên

truyền

995 Đĩa 8.000 7.960.000 Thuê đầu đĩa DVD

tuyên truyền

1.990 Giờ 20.000 39.800.000

E Chi phí tuyên truyền bằng xe truyền thanh cổ động 12.500.000

Thuê xe truyền thanh cổ động 15 Ngày 600.000 9.000.000 Panel cổ động trang trí trên xe 2 Tấm/xe 500.000 1.000.000 Chi phí thuê người

viết bài phát thanh tuyên truyền

1 Bài 300.000 300.000 Chi phí cho người

đọc bài phát thanh để thu âm sang băng đĩa

1 200.000 200.000 Chi phí bồi dưỡng

cán bộ hỗ trợ công tác tuyên truyền

20 Công 100.000 2.000.000

F Chi phí tổ chức lễ phát động phong trào 4.600.000

Thuê địa điểm 1 Buổi 500.000 500.000 Thiết bị 1 Buổi 500.000 500.000 Chi phí khác 3.000.000 Chi phí bãi giữ xe 300.000

Chi phí cho người viết bài diễn thuyết

300.000

G Chi phí tổ chức lễ sơ kết và tổng kết 11.300.000

Thuê địa điểm 2 Buổi 500.000 1.000.000 Thiết bị 2 Buổi 500.000 1.000.000 Chi phí khác 2 Buổi 1.000.000 2.000.000 Chi phí bãi giữ xe 2 Buổi 300.000 600.000 Chi phí người chủ trì

buổi lễ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Buổi 100.000 200.000 Chi phí nước uống 280 Người 5.000 1.400.000 Chi phí khen thưởng

cho Lễ sơ kết

3 Đơn vị 200.000 600.000 Chi phí khen thưởng

cho Lễ tổng kết

15 Đơn vị 300.000 4.500.000

H Chi phí cho truyền thanh và truyền hình 1.062.650.000

I Chi phí tuyên truyền cho giai đoạn sau thí điểm 1.447.640.000

Chi phí duy trì công tác tuyên truyền 163.640.000 Aùp phích 19.830 Aùp phích 8.000 158.640.000 Panel 10 Cái 500.000 5.000.000 Chi phí duy trì hoạt động 1.284.000.000 Hỗ trợ cho Đoàn viên 12 Tháng 7.500.000 90.000.000 Hỗ trợ cho Tổ trưởng, Tổ phó 12 Tháng 99.500.000 1.194.000.000 TỔNG CỘNG 4.095.365.000

CHƯƠNG 7

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CÔNG TÁC

PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở QUẬN 10

7.1. Biện pháp tổ chức

Để nâng cao hiệu quả thì cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp lãnh đạo Quận 10 và cấp Thành phố, đồng thời phải có sự tham gia của các cơ quan đơn vị sau đây:

 UBND Quận 10

 Sở Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài nguyên và Môi trường của Quận 10

 Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10

 UBND của 15 phường, Quận 10

 Các tổ dân phố và các hộ gia đình

Đối với cấp lãnh đạo: giao nhiệm vụ và quyền hạn cho các cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện và lập kế hoạch thực hiện, theo dõi giám sát công tác phân loại rác tại nguồn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt. Đồng thời, phải vận động các Ban ngành đoàn thể tại địa phương tham gia Dự án. Vì những cá nhân, đơn vị này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền trực tiếp người dân về phân loại rác tại nguồn. Nhóm tuyên truyền này phải có lịch sinh hoạt định kỳ để xây dựng những kế hoạch cụ thể phù hợp với tình huống thực tế của cộng đồng.

Đối với người dân

 Phải thực hiện phân loại rác tại nguồn thành hai loại hữu cơ và vô cơ

 Không được đổ, vứt rác bừa bãi trên vỉa hè hay lồng lề đường, ao hồ, kênh rạch hoặc những nơi công cộng.

 Khi đi lại trên đường hay những nơi công cộng, nếu có nhu cầu vứt rác thì người dân phải bỏ rác vào đúng nơi quy định. Mọi hành vi vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt theo luật định.

Đối với lực lượng thu gom và vận chuyển rác

Ngoài ra, trên địa bàn Quận cần phải xây dựng những quy định về mặt pháp lý cho lực lượng thu gom và vận chuyển rác

Thu gom riêng từng loại rác sau khi đã phân loại rác tại nguồn và đảm bảo không được trộn lẫn rác hữu cơ và rác vô cơ trong suốt quá trình vận chuyển.

Trong quá trình thu gom không được chất rác quá đầy, đảm bảo cho rác không rơi vãi dọc đường.

Xe thu gom có nắp đậy phải đậy nắp khi vận chuyển nhằm tránh phát tán mùi hôi và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bố trí lại tần suất thu gom rác sinh hoạt: để thu gom cả hai loại rác sau khi phân loại rác tại nguồn, xe thu gom cần phải chia làm hai ngăn (một ngăn đựng rác vô cơ và ngăn đựng rác vô cơ). Nếu trong những ngày không thu gom rác vô cơ thì cả hai ngăn dùng để chứa rác hữu cơ.

+ Đối với rác hữu cơ: do nhanh chóng phát sinh mùi hôi nên phải được thu gom hàng ngày với tần suất thu gom 7 lần/tuần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với rác vô cơ: thường phát sinh nhiều nhất là vào các ngày thứ bảy và chủ nhật do dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và tính chất của loại rác này là không phân hủy bốc mùi hôi thối nên được thu gom với tần suất là 3 lần/tuần.

7.2. Biện pháp xã hội

Hiện nay, nhận thức của người dân về thành phần và tính chất của rác sinh hoạt còn thấp. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân về vấn đề liên quan đến rác sinh hoạt là rất cần thiết đặc biệt nhất là phân biệt rõ giữa rác vô cơ và hữu cơ để từ đó mà họ biết cách phân loại rác cho đúng.

Việc chuẩn bị tài liệu tuyên truyền đến hộ dân phải đảm bảo đơn giãn, dễ hiểu và hướng dẫn rõ ràng về cách thức phân loại các loại rác.

Trong điều kiện hiện nay, khi hệ thống thu gom, vận chuyển chưa được đầu tư cải tiến thì việc phân loại rác tại nguồn phải dựa trên kảh năng thu gom và tùy

thuộc vào mục đích xử lý rác cuối cùng. Nếu mục đích là nhằm thu phế liệu tái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở quận 10 (Trang 81 - 131)