MỤC LỤC
C HệễNG 1
C HệễNG 2
TOÅNG QUAN VEÀ CHẤT THẢI RẮN
Ngoài ra, để xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận, Quận đã khảo sát 169 mẫu hộ gia đình không kinh doanh và có kinh doanh với mức sống khác nhau (tiệm tạp hóa, cà phê, hớt tóc, quán ăn…), 7 Trường học (trường Mẫu giáo Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông), 14 Văn phòng Công ty và 2 chợ. Ngoài ra phương tiện thu gom còn hạn chế, thô sơ như: chưa có hệ thống thu gom nước rò rỉ, chưa có hệ thống thùng kín làm rơi vãi rác ra đường khi vận chuyển… Thêm vào đó là sự thiếu ý thức của một số người dân trong địa bàn làm xuất hiện một số bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
C HệễNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ–XÃ HỘI
Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến tỷ trọng của chất thải rắn vì thế sẽ gây khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển, quét dọn chất thải rắn dẫn đến việc gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước tại các bô ép kín. Độ ẩm: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của người lao động.
Cấp điện: công tác chiếu sáng tại Quận 10 hiện nay do Công ty chiếu sáng Công cộng Thành phố quản lý. Cấp nước: nước sinh hoạt chủ yếu được cung cấp từ nguồn nước máy do Công ty Cấp nước Phú Hòa Tân quản lý, chỉ có một số ít hộ dân sử dụng giếng khoan phần lớn tập trung tại phường 14 và 15.
C HệễNG 4
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên lĩnh vực các công trình Đô thị và Quản lý Nhà, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạch toán kinh tế độc lập, được giao vốn, vay vốn và ưu tiên đầu tư vốn để thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao và theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Công ty có chức năng quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình đô thị, công trình công cộng theo phân cấp quản lý (vệ sinh đô thị, công viện cây xanh, vườn hoa cây kiểng, hệ thống thoát nước) và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
C HệễNG 5
MỘT SỐ DỰ ÁN
Thành lập “Nhà môi trường Quận 5” nhằm mục đích giải thích thắc mắc liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn và nhằm để thông tin triển lãm những vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường đồng thời phối hợp với các cơ quan đơn vị, trường học, các tổ dân phố, các đoàn thể tổ chức các buổi giáo dục, hướng dẫn về việc phân loại rác tại nguồn. Công nhân vệ sinh đẩy phương tiện thu gom từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom, lấy rác từ thùng chứa của từng hộ gia đình bỏ vào xe thu gom và trả lại thùng rác về vị trí cũ, sau đó tiếp tục lấy rác của hộ gia đình kế tiếp với tần suất thu gom là 1 lần/ngày đối với rác hữu cơ, 2 lần/tuần đối với rác vô cơ. Một mục tiêu mà Dự án phân loại rác tại nguồn hướng tới là lấy rác hữu cơ làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhưng thực tế thì rác hữu cơ vẫn được chôn lấp chung với các loại rác khác tại bãi chôn lấp nếu có tái chế thì công nghệ của nhà máy chưa phù hợp nên chất lượng phân kém, không tiêu thụ trên thị trường dần dần nhà máy đó phải đóng cửa.
C HệễNG 6
PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI
Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn là nhằm tách chất thải rắn sinh hoạt thành hai phần riêng biệt (hữu cơ, vô cơ) nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Quận 10. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn (70 – 90%) làm phân compost đồng thời giảm một phần khối lượng cũng như số lượng xe vận chuyển của chất thải rắn sinh hoạt ra ngoài bãi chôn lấp, nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp và thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn đô thị nói chung.
Để giải quyết vấn đề này, Ban lãnh đạo Thành phố đã khẩn trương mở rộng và phát triển thêm các bãi chôn lấp mới nhưng diện tích đất không đủ để đáp ứng cho việc xây dựng và vận hành bãi chôn lấp. Thông qua kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, phân tích các điều kiện thực tế của Quận 10 nói riêng và TP.HCM nói chung, phân loại rác tại nguồn là phương án giải quyết cơ bản các vấn đề về môi trường do chất thải rắn sinh hoạt sinh ra.
5 Trưởng Ban Dân vận Thành viên 01 Phụ trách công tác vận động tuyên truyền 6 Bí thư Quận đoàn Thành viên 01 Tổ chức các Đội đoàn. Có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn đôn thúc và giám sát người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Nhóm Trợ giúp Tổ trưởng Tổ dân phố phổ biến và hướng dẫn hộ gia đình phân loại rác tại nguồn qua các cuộc họp.
C HệễNG 7
+ Đối với rác vô cơ: thường phát sinh nhiều nhất là vào các ngày thứ bảy và chủ nhật do dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và tính chất của loại rác này là không phân hủy bốc mùi hôi thối nên được thu gom với tần suất là 3 lần/tuần. Để tránh tình trạng người gây ô nhiễm nhưng không chịu trả tiền hoặc chỉ trả rất ít so với lượng chất thải mà họ đã thải ra, UBND Quận 10 đã từng bước chuyển dần tổ lấy rác dân lập sang dần hình thức cổ phần hoá thì trước mắt việc thu phí vẫn độc lập nhau của bên nào bên đó tự quản lí và thu phí riêng bên đó nhưng vẫn theo mức thu của UBND quy định là 10.000VNĐ/hộ/tháng. Để việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện tốt và duy trì lâu dài cần phải có những quy định về mặt pháp luật cũng như hình thức xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chánh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bởi lẽ, rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và một khi khối lượng chất thải này gia tăng sẽ làm cho con người không còn đất để ở nếu như con người chưa có biện pháp quản lý, xử lý chúng kịp thời. Cho nên nhiệm vụ cấp bách hiện nay đối với cấp lãnh đạo là phải làm sao vừa khắc phục vấn nạn do rác gây ra, vừa tận dụng được nguyên vật liệu phế mà vẫn đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường, tiết kiệm được chi phí cho việc xử lý rác. Phân loại rác tại nguồn hay tại hộ dân là quá trình dễ thực hiện, mang tính chất thực tế đối với người dân, đồng thời tận dụng được nguồn thải tái chế thành phân bón, giảm bớt chi phí cho việc xử lý nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa ô nhiễm bởi rác thải cũng như các bệnh tật mà nguyên nhân xuất phát từ rác.
Do diện tích căn nhà của từng hộ dân là có giới hạn, ta vẫn cung cấp cho người dân là 2thùng/hộ có quy định màu (màu xanh lá cây đựng rác thực phẩm, màu xám đựng rác vô cơ không thể tái chế), đối với rác vô cơ có thể tái chế thì đa số người dân và người thu gom rác đã tự phân loại (để dành bán phế liệu) trong quá trình thải bỏ hằng ngày nhưng ở đây ta không cung cấp túi nilon cho mỗi hộ gia đình để họ có thói quen bỏ rác vào thùng và hạn chế sử dụng túi nilon. Cần bố trí thời gian quy định cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác và giờ hoạt động của bãi chôn lấp rác phù hợp với thực tế nhằm tránh tình trạng trữ rác lâu tại các điểm tập kết vận chuyển rác gây bốc mùi hôi thối và làm ảnh hưởng mỹ quan Đô thị. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Quận 10 nên đốt ngắn giai đoạn, bỏ qua trạm trung chuyển tức là trao quyền vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trực tiếp cho Quận 10 đảm trách toàn bộ quá trình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của mình, tránh được sự chồng chéo trong việc quản lý lượng chất thải rắn sinh hoạt tương đối lớn của một Quận trung tâm Thành phố.
Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM, Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường – 11/2002 – Báo cáo nghiên cứu khả thi phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn TP.HCM. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – Báo cáo triển khai Dự án Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn tại 6 quận, huyện thí điểm. Theo anh/chị thì cơ quan nào đảm nhận công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn?.