1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH

88 723 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

N ội dung khóa luận tốt nghiệp: - Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài - Điều tra xã hội học nhằm đánh giá mức độ

Trang 1

3

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

H ọ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG OANH Ngành: QU ẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011

Trang 2

3

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

LÊ HOÀNG OANH

Tháng 08/2011

Trang 3

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHI ẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Oanh MSSV: 07157130

Lớp: DH07DL Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Khóa học: 2007-2011

1 Tên đề tài:

Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai – nghiên cứu và đề xuất

biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch

2 N ội dung khóa luận tốt nghiệp:

- Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của khu du

lịch sinh thái Vườn Xoài

- Điều tra xã hội học nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công

tác quản lý môi trường tại khu du lịch

- Phân tích các yếu tố và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du

lịch tốt hơn

3 Th ời gian thực hiện:

- Bắt đầu: tháng 01/2011

- Kết thúc: tháng 06/2011

4 H ọ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn

Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn

Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH

Tác giả

LÊ HOÀNG OANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu để cấp bằng kỹ sư ngành

Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn

Thạc sĩ NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 08 năm 2011

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời tri ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã ân cần dạy bảo, truyền đạt kiến thức, giải đáp

thắc mắc và kinh nghiệm sống trong bốn năm học, giúp tôi có được nền tảng cơ bản

của khoá luận

Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi thực tập tốt nghiệp và thực hiện đề tài khoá

luận của mình

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ trong suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Người thực hiện khoá luận

Lê Hoàng Oanh

Trang 6

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng

Nai – nghiên cứu và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch” được

tiến hành tại Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai, thời gian thực hiện từ 01/2011 đến ngày 30/06/2011 với các nội dung sau:

- Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài

- Điều tra xã hội học nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường tại khu du lịch

- Phân tích các yếu tố và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục

- Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường: khách

du lich khá hài lòng tuy nhiên những vấn đề môi trường không nhỏ chưa được khu du lịch quan tâm đúng mức

- Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình hình môi trường phục vụ du lịch, trong đó cần thiết nhất là xây dựng chính sách quản lý môi trường và cơ sở hạ

tầng, xử lý chất thải phù hợp với tình hình của khu du lịch

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

L ỜI CẢM ƠN ii

TÓM T ẮT KHOÁ LUẬN iii

M ỤC LỤC iv

DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC B ẢNG viii

DANH SÁCH CÁC BI ỂU ĐỒ ix

DANH SÁCH HÌNH ẢNH x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Du lịch và các vấn đề liên quan 3

2.1.1 Du lịch 3

2.1.1.1 Khái niệm 3

2.1.1.2 Nguyên tắc phát triển du lịch 3

2.1.1.3 Đặc trưng của du lịch 4

2.1.1.4 Các loại hình du lịch 4

2.1.2 Tài nguyên du lịch 6

2.1.2.1 Khái niệm 6

2.1.2.2 Phân loại 6

2.1.3 Khu du lịch 7

2.1.3.1 Khái niệm 7

Trang 8

2.1.3.2 Điều kiện để được công nhận là KDL 7

2.1.3.3 Quản lý khu du lịch 7

2.1.4 Du lịch và môi trường 8

2.1.4.1 Các khái niệm có liên quan đến môi trường 8

2.1.4.2 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường 8

2.2 Tổng quan về KDL sinh thái vườn xoài 9

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

2.2.2 Cơ cấu tổ chức 10

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài 12

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 12

3.1.2 Phương pháp bản đồ 12

3.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa 12

3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với công tác quản lý môi trường tại KDL 13

3.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học: 13

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 14

3.3 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du lịch tốt hơn 14

3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT 14

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 15

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16

4.1 Quan sát và ghi nhận nét đặc trưng về tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài 16

4.1.1 Động vật 16

4.1.1.1 Đà điểu 16

4.1.1.2 Cá sấu Xiêm 18

4.1.2 Thực vât 19

4.1.2.1 Vườn lan 19

4.1.2.2 Vườn tre 20

4.1.2.3 Cây cọ dầu 20

Trang 9

4.1.3 Nhà hàng 21

4.1.4 Nhà nghỉ 22

4.1.5 Vui chơi giải trí 23

4.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài 24

4.2.1 Khách du lịch 24

4.2.2 Sản phẩm du lịch 26

4.3 Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường tại KDL 30

4.3.1 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KDL sinh thái Vườn Xoài 30

4.3.1.1 Quản lý chất thải rắn 30

4.3.1.2 Quản lý nước thải 31

4.3.1.3 Phòng cháy chữa cháy và bảo đảm an toàn cho khách du lịch 31

4.3.2 Đánh giá của du khách về môi trường tại KDL 33

4.3.3 Xác định những khía cạnh môi trường cần quan tâm 37

4.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch 39

4.4.1 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại KDL 39

4.4.2 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại KDL 40

4.4.3 Giải pháp ưu tiên hàng đầu 42

4.4.3.1 Xây dựng chính sách quản lý môi trường phù hợp với tình hình của KDL 42

4.4.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải trong KDL 43

Chương 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 53

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

B ẢNG TRANG

Bảng 3.1: Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại KDL sinh thái Vườn Xoài 14

Bảng 3.2: Minh họa phương pháp ma trận SWOT 16

Bảng 4.1: Phân loại khoa học Đà Điểu 17

Bảng 4.2: Phân loại khoa học cá sấu Xiêm 19

Bảng 4.3: Các loài lan tại KDLsinh thái Vườn Xoài 21

Bảng 4.4: Phân loại khoa học cây cọ dầu 21

Bảng 4.5: Danh mục các nhà hàng tại KDL sinh thái Vườn Xoài 22

Bảng 4.6: Phân loại nhà nghỉ KDLsinh thái Vườn Xoài 23

Bảng 4.7: Danh mục các trò chơi tại KDLsinh thái Vườn Xoài 24

Bảng 4.8: Kết quả điều tra khách du lịch 26

Bảng 4.9: Các hoạt động thường niên tại KDL 30

Bảng 4.10: Công tác quản lý chất thải rắn 31

Bảng 4.11: Lưu lượng nước thải phát sinh tại KDLtrong ngày 32

Bảng 4.12: Những hành động có liên quan đến môi trường tự nhiên của khách du lịch 35

Bảng 4.13: Những khía cạnh môi trường cần quan tâm 38

Bảng 4.14: Phân tích các yếu tố tác động có liên quan đến hiện trạng môi trường tại KDL 40

Bảng 4.15: Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường 41

Bảng 4.16: So sánh các phương pháp xử lý chất thải rắn 44

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

BI ỂU ĐỒ TRANG

Biểu đồ 4.1: Thành phần khách du lịch đến KDLsinh thái Vườn Xoài 26

Biểu đồ 4.2: Mục đích chuyến du lịch của khách du lịch 27

Biểu đồ 4.3: Mức độ hài lòng của du khách đối với các sản phẩm du lịch 28

Biểu đồ 4.4: Lý do thu hút khách du lịch của KDL 28

Biểu đồ 4.5: Những khía cạnh làm phiền lòng khách du lịch 29

Biểu đồ 4.6: Khoảng thời gian đi du lịch 29

Biểu đồ 4.7: Đánh giá của khách du lịch về môi trường nước, mảng xanh và không khí tại KDL 34

Biểu đồ 4.8: Đánh giá của khách du lịch về rác thải tại KDL 35

Biểu đồ 4.9: Vấn đề môi trường theo đánh giá của khách du lịch và nhân viên

KDL 36

Biểu đồ 4.10: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 37

Biểu đồ 4.11: Biện pháp duy trì và nâng cao tình hình môi trường tại KDL 38

Trang 13

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

HÌNH TRANG

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của KDL sinh thái Vườn Xoài 10 Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải 48

Trang 14

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự hội

nhập của đất nước, các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đã phát triển mạnh

mẽ về số lượng và các loại hình dịch vụ Du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết và phổ

biến của mọi người – cơ hội rất lớn cho ngành du lịch phát triển, đóng góp to lớn cho thu nhập của toàn xã hội và mỗi quốc gia Theo WTO, du lịch là một trong năm ngành kinh tế lớn nhất hành tinh

Trong đó, du lịch gắn với thiên nhiên đã và đang là xu hướng được các nhà đầu

tư quan tâm Điển hình, các KDL gắn với thiên nhiên đang được đầu tư khai thác một cách rộng rãi, đó là những khu có khí hậu mát mẻ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, xa khu dân cư, yên tĩnh kèm theo các hoạt động vui chơi giải trí, thư giãn gắn liền với thiên nhiên

Đồng Nai, một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh

tế trọng điểm phía Nam, bên cạnh sự phát triển của các khu công nghiệp, các đô thị thì các khu du lịch cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và các vùng lân cận Trong đó, phải kể đến KDL Thác Giang Điền, KDL sinh thái Vườn Xoài, KDL Bửu Long, KDL sinh thái Bò Cạp Vàng, …

Với các hoạt động du lịch ngày càng phong phú và đa dạng, các KDL đã và đang mang lại những tác động đối với môi trường Để có thể phát triển du lịch một cách bền vững mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đó là một điều không phải dễ

Được sự chấp thuận của Khoa Môi trường & Tài nguyên, Đại học Nông Lâm, TP.HCM, tôi thực hiện đề tài “Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài,

Đồng Nai – nghiên cứu và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch”

Trang 15

1.2 M ục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu về các tài nguyên du lịch và hiện trường môi trường tại KDLsinh thái Vườn Xoài

- Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường để hoạt động du lịch hiệu quả hơn

1.3 N ội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường tại KDL

- Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du lịch tốt hơn

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên du lịch và hiện trạng quản lý môi trường KDL sinh thái Vườn Xoài

- Du khách và nhân viên tại KDL sinh thái Vườn Xoài

1.4.2 Ph ạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tại KDL sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai

- Về thời gian: từ ngày 01/2011 đến ngày 30/06/2011

Trang 16

Theo Luật Du lịch 2005, du lịch được hiểu như sau:

“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng của con người trong một khoảng thời gian nhất định.”

2.1.1.2 Nguyên t ắc phát triển du lịch

Việc phát triển du lịch phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1 Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng

du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch

2 B ảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

3 Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

4 Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch

5 Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh

đất nước, con người Việt Nam

6 Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam

Trang 17

2.1.1.3 Đặc trưng của du lịch

Những đặc trưng của ngành du lịch bao gồm:

- Tính đa ngành:

+ Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan đến nhiều ngành

quản lý: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa,

cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm

+ Thu nhập xã hội từ du lịch mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch: điện, nước, nông sản, hàng hóa…

- Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch,

những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào các hoạt động du lịch

- Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo bồn thiên nhiên,

cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch

và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế

và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội

- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến điểm du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với

nhau

- Tính mùa v ụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với

cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa, … hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi,

giải trí, …

- Tính chi phí: Biểu hiện ở mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du

lịch chứ không phải mục tiêu kiếm tiền

- Tính xã h ội hóa: Biểu hiện ở chỗ thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia

và hoạt động du lịch

2.1.1.4 Các lo ại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép định được vai trò của du lịch.Từ đó, có thể xác định cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch Sau đây là sự phân loại du lịch theo tác giả Trần Văn Thông, 2002:

Trang 19

bền vững

Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí

hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch

Trang 20

2.1.3 Khu du l ịch

2.1.3.1 Khái ni ệm

“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du

lịch tự nhiên, được quy hoạch, đâu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.”

2.1.3.2 Điều kiện để được công nhận là KDL

Hiện nay, đối với các KDL, nước ta phân thành 2 cấp độ là KDLquốc gia và khu du lịch địa phương với các điều kiện sau:

KDL qu ốc gia khi có đủ các điều kiện sau:

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có

khả năng thu hút lượng khách du lịch cao

- Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây

dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường

của KDL; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của KDL

KDL địa phương khi có đủ các điều kiện sau:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch

- Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây

dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du

lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục

vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm

2.1.3.3 Qu ản lý KDL

KDL phải thành lập Ban quản lý KDL; trường hợp KDLđược giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý KDL đó theo các nội dung sau:

- Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển

- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ

Trang 21

- Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội

- Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan

2.1.4 Du l ịch và môi trường

2.1.4.1 Các khái ni ệm có liên quan đến môi trường

Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con

người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật

Ho ạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,

sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử

dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học

Ch ất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác

Qu ản lý chất thải: là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái

sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải

2.1.4.2 Phát tri ển du lịch và bảo vệ môi trường

Du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so

với các lĩnh vực kinh tế khác Du lịch có tác động tiêu cực và tích cực trong đời sống

của con người và môi trường Do vậy, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường du lịch:

1 Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh

2 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch

3 Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương

4 Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại

chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng,

chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình

Trang 22

5 Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam

“Những chính sách phát triển du lịch bền vững và việc thực hiện quản lý theo

những chính sách này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình du lịch tại các loại hình địa điểm khác nhau Nguyên tắc bền vững dựa vào điều kiện môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội tại điểm du lịch, và sự cân bằng phải được thiết lập giữa ba nhân tố này để đảm bảo sự bền vững lâu dài.” (Theo UNEP, 2007)

2.2 T ổng quan về KDL sinh thái vườn xoài

Từ khi mở cửa đón khách đến nay KDL không ngừng cải tiến, hoàn thiện các

dịch vụ du lịch phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng

cải tiến chất lượng để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách du lịch

Với diện tích 35 ha, Vườn Xoài thực sự là KDL lý tưởng cho kì nghỉ cuối tuần của du khách với các hoạt động giải trí phong phú như: trượt cỏ, bơi, chơi tenis, câu

cá, cưỡi đà điểu, tham quan trại cá sấu, chuồng gấu, vườn tre, …

Văn phòng chính thức

- Tên: Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch sinh thái Vườn Xoài

- Tên thương mại: Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Mango Garden Resort)

- Số đăng ký kinh doanh: 4702003367

- Vốn điều lệ: 28.126.428.000 đồng (tính đến 2009)

- Địa chỉ: số 114, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai

- Điện Thoại: 0613 968 163 (164)

Trang 23

- Fax: 0613 968 165

- Website: http://www.vuonxoai.vn

- Email: info@vuonxoai.vn

Văn phòng đại diện

- Địa chỉ: 15 Đặng Tất, phường Tân Định, quận 1, TP Hồ Chí Minh

- Các bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực cụ thể như sau:

+ Phòng kinh doanh: chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, phó giám đốc;

có chức năng thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, giao dịch khách hàng, tìm hiểu thị trường và cung cấp mọi thông tin cần thiết về thị trường cho ban lãnh đạo

Trang 24

+ Phòng kế toán: là trợ thủ đắc lực nhất giúp giám đốc nắm rõ tình hình tài chính của công ty, có trách nhiệm phản ánh chính xác toàn diện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó giúp phó giám đốc, giám đốc đề ra các

biện pháp tổ chức quản lý, kinh doanh thích hợp cho KDL

+ Phòng nhân sự: quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động

tiền lương, kế hoạch lao động, … đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh

của KDL, lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài Lập kế hoạch và

thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động Bảo đảm

chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành Phối hợp

với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt động

của KDL và của các đơn vị Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng,

xe con, điện nước phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng công ty và

công ty Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công nhân viên Bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và chỉ đạo công tác bảo vệ đối

với các đơn vị Quan hệ chặt chẽ với địa phương trong việc tham gia

thực hiện các phong trào và thực hiện trách nhiệm của KDL đối với địa bàn khu vực Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật

+ Phòng vật tư: Theo dõi quản lý toàn bộ máy móc, trang thiết bị Lập dự toán, dự toán dự trù mua sắm tài sản, vật tư Phân phối cấp phát cho các đơn vị nhỏ trực thuộc KDL

+ Phòng xây dựng cơ bản: sửa chữa, tu bổ các công trình, tài sản bị hư

hỏng, xây dựng thiết kế mô hình kiến trúc của KDL

+ Phòng dịch vụ du lịch: phục vụ nhu cầu của khách hàng khi đến với KDL một cách hoàn hảo nhất Đồng thời quản lý, giữ gìn tài sản của KDL

+ Bộ phận cảnh quan, môi trường: chăm lo cảnh quan thiên nhiên, cây

cảnh và thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong KDL

+ Bộ phận động vật hoang dã: chăn nuôi các loại động vật phục vụ nhu cầu

du lịch và cung cấp thực phẩm cho hoạt động của KDL

Trang 25

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tìm hi ểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong quá trình làm khóa luận Nguồn tài liệu chủ yếu là thứ cấp, trước tiên là nguồn tư liệu

giảng dạy của thầy cô và những khóa luận tốt nhiệp trước đây để định hướng và xác định mục tiêu cho đề tài

Tiếp theo là nguồn thông tin được cung cấp từ KDL sinh thái Vườn Xoài, đây

là một nguồn tài liệu quan trọng, xác định hiện trạng phát triển du lịch thông qua số lượng khách du lịch tới hằng năm và các nguồn tài nguyên du lịch – nhằm đánh giá

tiềm năng du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài

3.1.2 Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp giúp xác định được vị trí của KDL, trên cơ sở đó đánh giá

những mặt thuận lợi và khó khăn khi hoạt động du lịch được khai thác, cũng như

những ưu thế vốn có

Dựa vào bản đồ, xác định các điểm du lịch hiện có và gắn kết với KDL sinh thái Vườn Xoài trong các chương trình du lịch

3.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Là phương pháp tiếp cận rõ ràng, thực tế nhất giúp nhận diện được hiện trạng

và hướng đi của đề tài, nhìn thấy rõ nhất những gì đã tham khảo qua tài liệu Công tác

khảo sát thực địa được chia thành 2 đợt, cụ thể theo bảng 3.1

Trang 26

Bảng 3.1: Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại KDL sinh thái Vườn Xoài

16/02/2011 –

01/03/2011

- Khảo sát, tìm hiểu sơ bộ KDL sinh thái Vườn Xoài

- Khảo sát, tìm hiểu hiện trạng du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài 01/03/2011 –

15/04/2011

- Khảo sát, tìm hiểu tài nguyên du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài

3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với công tác quản lý môi trường

Quá trình điều tra xã hội học được tiến hành gồm 3 bước: xác định đối tượng điều tra, xác định số phiếu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra, tiếp nhận và xử lý thông tin thu được

Bước 1: Xác định đối tượng điều tra

KDL sinh thái Vườn Xoài thu hút nhiều thành phần khách du lịch từ khắp nơi đến tham quan, để có thể thu thập số liệu chính xác, tổng hợp, tiếp thu những ý kiến đóng góp cho phần kiến nghị của đề tài, khảo sát khách du lịch các thành phần một cách ngẫu nhiên

Bước 2: Xác định số phiếu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra

Xác định số phiếu: tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên các đối tượng trên với số phiếu là:

150 phiếu

Xây dựng bảng câu hỏi điều tra: bảng câu hỏi xây dựng phù hợp với khách du

lịch và KDL với các nội dung chính sau:

- Nắm bắt thông tin khách du lịch: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ

Trang 27

- Nhu cầu du lịch và chất lượng các hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài: loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ cần thiết, …

- Mức độ hài lòng của khách du lịch về hiện trạng môi trường tại KDL

- Những đề xuất của khách du lịch có liên quan đến phát triển du lịch tại

tại KDL sinh thái Vườn Xoài

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý thông tin thu được

Việc tổng hợp thông tin được tiến hành bằng Excel thông qua nhập và xử lý số

liệu Trên cơ sở các kết quả điều tra, lập các bảng và biểu đồ thể hiện mối tương quan nhu cầu của khách du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch

Đợt 02

Dựa vào kết quả khảo sát đợt 01 để xem xét những vấn đề môi trường cần quan tâm tại KDL, tiến hành xây dựng bảng câu hỏi liên quan vấn đề trọng tâm nhằm làm sáng tỏ vấn đề và nhằm giải quyết vấn đề đó

Đối tượng điều tra xã hội học đợt 02 được mở rộng đến khách du lịch và nhân viên tại KDL với số phiếu lần lượt là 50 và 20 phiếu

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Trong quá trình khảo sát hiện trạng du lịch tại tại KDL sinh thái Vườn Xoài,

tiến hành thu thập số liệu, hình ảnh về hiện trạng môi trường, trên cơ sở đó lập bảng câu hỏi điều tra và khảo sát lại dựa trên ý kiến của khách du lịch trong quá trình điều tra

3.3 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du lịch tốt hơn

Để đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường trong KDL sinh thái Vườn Xoài trong thời gian tới, nhằm phục vụ hoạt động du lịch một cách tốt hơn, hai phương pháp

được sử dụng là phương pháp ma trận SWOT và phương pháp phỏng vấn chuyên gia 3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ dựa trên 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm

mạnh (S=Strength), các điểm yếu (W=Weakness), các cơ hội (O=Oppurtunities), các thách thức (T=Threats), là công cụ hiệu quả để đi đến một quyết định hay một giải pháp nhằm phát huy tốt nhất điểm mạnh, cơ hội thuận lợi và hạn chế nhiều nhất những điểm yếu và thách thức

Quá trình phân tích là sự kết hợp của 4 nhóm yếu tố trên, minh họa ở bảng 3.2

Trang 28

Bảng 3.2: Minh họa phương pháp ma trận SWOT

Phân tích SWOT Yếu tố bên trong (Internal factors)

đề tận dụng thời cơ

O-W Không để điểm yếu làm mất

thời cơ

T

S-T Phát huy điểm mạnh

để vượt qua thử thách

-W-T Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Đầu tiên, các giảng viên trong khoa Môi trường và tài nguyên là những người

có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu khoa học, đóng góp những ý kiến mang tính

nền tảng cho hoạt động du lịch và môi trường, bổ sung, góp ý đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả cho đề tài

Với việc tham khảo ý kiến của thành viên Ban Giám đốc, Trưởng bộ phận môi Trường và Cảnh Quan của KDL sinh thái Vườn Xoài – những người nắm rõ thực tế tại khu du lịch nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại và mang tính

khả thi

Trang 29

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quan sát và ghi nh ận nét đặc trưng về tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài

Bảng 4.1: Phân loại khoa học Đà Điểu

Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Aves

Bộ (ordo): Struthioniformes

Họ (familia): Struthionidae Vigors, 1825

Chi (genus): Struthio

Loài (species): S camelus

Đà điểu châu Phi (Struthio camelus) là một loài chim chạy, có nguồn gốc từ

châu Phi Nó là loài còn sống duy nhất của họStruthionidae, và chiStruthio Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ) Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên

Trang 30

khắp thế giới Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Chim Lạc đà"

Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg Một số đà điểu trống đã được ghi nhận

là có thể nặng đến 155 kg Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng Cặp chân khỏe của chúng không có lông Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu Với lông mi rậm

và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống

Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m, đà điểu mái 1,7–2 m Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cmmỗi tháng Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg

Trong tự nhiên, đà điểu châu Phi sống ở thảo nguyên savanna và vùng Sahel của châu Phi, về phía Bắc và Nam của vùng rừng xích đạo

Đà điểu chủ yếu là ăn hạt giống, cây bụi, cỏ hoa quả, và hoa; thỉnh thoảng chúng cũng ăn côn trùng như châu chấu Thiếu răng, chúng phải nuốt sỏi làm gastroliths để nghiền thức ăn trong mề

Đà điểu châu Phi là loài đẻ trứng Trứng nặng từ 1,3 – 1,4 kg, dài 15 cm, rộng

13 cm, là loại trứng lớn nhất và có phôi lớn nhất, nhưng lại là nhỏ nhất nếu so sánh tương đối với kích thước của đà điểu

Tuổi thọ của đà điểu châu Phi là từ 30 - 70 năm, trung bình là 50 năm

Ngày nay, đà điểu được nuôi khắp thế giới, tại cả những vùng khí hậu lạnh như Thụy Điển Chúng thích nghi với nhiệt độ từ 10 - 30°C; được nuôi tại hơn 50 nước trên thế giới, nhưng phần lớn là ở Nam Phi Mặc dù đà điểu được nuôi chủ yếu để lấy

da, tiếp đến là thịt; nhưng còn những sản phẩm phụ khác như là trứng, phụ phẩm, lông Người ta cho rằng, da đà điểu hiện đang có giá trị thương mại lớn nhất Thịt đà điểu có

vị như thịt bò nạc, mỡ và cholesterol thấp, nhưng lại giàu canxi, đạm và sắt Đà điểu lớn đến mức một người tầm vóc trung bình có thể cưỡi nó; thông thường người cưỡi

Trang 31

nắm lấy đôi cánh của chúng Ở một số vùng ở Bắc Phi và Ả Rập, chúng được huấn luyện để cưỡi lên núi

Tại KDL sinh thái Vườn Xoài, với số lượng hơn 2.500 con, hệ thống chuồng trại chia làm 3 khu: khu nuôi đà điểu sinh sản, khu nuôi đà điểu hậu bị và thương phẩm, cuối cùng là khu nuôi đà điểu con, mới nở

KDL còn có một phòng ấp, hệ thống ấp trứng theo tiêu chuẩn của Úc, và đội ngũ chuyên viên chăm sóc cũng như nuôi dưỡng nhiều kinh nghiệm

4.1.1.2 Cá s ấu Xiêm

Bảng 4.2: Phân loại khoa học cá sấu Xiêm

Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Sauropsida

Bộ (ordo): Crocodilia

Họ (familia): Crocodylidae

Chi (genus): Crocodylus

Loài (species): C siamensis

Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Thái Lan hay cá sấu

nước ngọt, là loài cá sấu nước ngọt có nguồn gốc ở Borneo, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam

Cá sấu Xiêm là động vật hoang dã, quý hiếm, có giá trị về mặt kinh tế, khoa

học, môi trường, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên, nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên để buôn bán thương mại

Cá sấu Xiêm có dạng như kỳ đà song thân dài Mõm dài như cái kẹp, hàm dưới

có nhiều răng dài và nhọn Đuôi cao to, khoẻ phía trên đuôi có một gờ.Chân sau có màng ở lưng có dạng hình chữ nhật Cá sấu xiêm màu xám, mặt bụng nhạt hơn so với lưng Cá sấu xiêm ở nước ta dài khoảng 2, 20 - 2, 28m (trên thế giới cá sấu Xiêm lớn nhất đạt tới 4m)

Trang 32

Cá sấu Xiêm chủ yếu ăn cá, cua và những thú nhỏ như chuột Chúng giao phối khoảng tháng 12 - 3 với kích thước tối thiều khoảng 1.800mm Chúng đẻ trứng mỗi năm một lần vào đầu mùa mưa từ tháng 4 - tháng 10 dương lịch với số lượng 15 - 20 trứng, có khi tới 40 trứng Một tuần trước khi đẻ, cá sấu đào một hố sâu đến 500mm rộng 800mm đẻ trứng vào đó Chúng thường đẻ vào ban đêm Sau khi đẻ xong, ổ đẻ được lấp bằng các cành lá khô mục làm thành một mô cao đến nửa mét Cá sấu mẹ có tập tính bảo vệ trứng Sau khi đẻ 75 - 85 ngày thì trứng nở Cá sấu xiêm sơ sinh dài khoảng 200 đến 300mm

Cá sấu Xiêm thường sống ở hồ, sông lạch, những nơi có nước lặng hoặc nước chảy chậm Chúng còn thích sống ở đầm lầy xa các dòng nước chảy

Phân bố: Việt Nam: Gia Lai (sông Ba), Kontum (sông Sa Thầy), Đắc Lắc (sông Easúp, sông Krông Ana, hồ Lắc, hồ Krông Pach thượng), Nam bộ (sông Cửu Long) Thế giới: Campuchia, Malaixia, Giava, Kalimantan

Giá trị: Da thuộc có giá trị thương mại cao; được nuôi trong vườn động vật Mức độ đe dọa: bậc E Vì bị săn bắt cực kỳ thái quá nên loài cá sấu này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và nó được xếp vào trong danh sách các loài đang cực

kỳ nguy cấp

Hiện tại, đàn cá sấu của KDL phát triển tốt và khỏe mạnh, số lượng lên đến

4.500 con, trong đó có 210 con trong giai đoạn sinh sản

Cá sấu sinh sản vào mùa thu với tỷ lệ trứng là 20-40 quả/con Cá sấu mẹ ấp trứng không đạt được tỷ lệ cao như mong muốn Do vậy sau khi cá mẹ đẻ trứng các chuyên viên sẽ chuyển toàn bộ số trứng đó sang một khu ấp trứng riêng biệt để theo dõi và kiểm tra

Trang 33

Bảng 4.3: Các loài lan tại KDL sinh thái Vườn Xoài

Vườn tre của Vườn Xoài rộng khoảng 7.2 ha có vai trò điều hòa khí hậu, tạo

cảnh quan tự nhiên, cho măng tre Tre ở đây thuộc những loài tre không gai, cao thẳng đứng như: tre lồ ô, tre tầm vông, tre vàng sọc… Tham quan nơi này tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên

4.1.2.3 Cây c ọ dầu

Bảng 4.4: Phân loại khoa học cây cọ dầu

(không phân hạng): Angiospermae

Trang 34

(không phân hạng) Monocots(không phân hạng) Commelinids

Cọ dầu có hai loài thuộc họ Cau (Arecaceae) Chúng được trồng với quy mô lớn trong nông nghiệp để sản xuất dầu cọ Cọ dầu châu Phi Elaeis guineensis có nguồn

gốc ở miền tây châu Phi, trong khu vực giữa Angola và Gambia, trong khi cọ dầu châu

Mỹ Elaeis oleifera có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ

Các cây trưởng thành là loại có một thân cây, có thể cao tới 20 m Lá thuộc loại

lá lông chim, có thể dài tới 3-5 m Các cây non sinh ra khoảng 30 lá mỗi năm Những cây trên 10 năm tuổi sinh ra khoảng 20 lá mỗi năm Hoa mọc thành cụm dày dặc; mỗi hoa riêng rẽ là hoa nhỏ, có ba đài hoa và ba cánh hoa Quả phải mất 5 đến 6 tháng kể

từ khi thụ phấn để có thể chín; nó chứa lớp cùi thịt ngoài chứa nhiều dầu (vỏ quả), với một hạt duy nhất (nhân), cũng rất nhiều dầu Không giống như họ hàng của nó là dừa,

cọ dầu không sản sinh ra các chồi phụ; sự nhân giống được thực hiện bằng cách gieo hạt

Cọ dầu được trồng nhiều tại KDL sinh thái Vườn Xoài để tạo cảnh quan và cho bóng mát, có khoảng 1.000 cây cọ dầu có đường kính 0.5m được trồng dọc các con đường và ven các ao hồ tạo một không gian thoáng mát và lạ mắt với khách du lịch

4.1.3 Nhà hàng

Toàn KDL có 08 nhà hàng phục vụ cho khách đoàn và khách lẻ, có sức chứa từ

50 đến 1.000 khách

Bảng 4.5: Danh mục các nhà hàng tại KDL sinh thái Vườn Xoài

STT Tên nhà hàng S ức chứa (người)

Trang 35

Bảng 4.6: Phân loại nhà nghỉ KDL sinh thái Vườn Xoài

Phân lo ại Khu nhà

ven su ối Khu nhà sàn Khu nhà Bình An Khu VIP

Tiện nghi

Quạt máy Tivi màu

Phản gỗ hoặc

nệm

Máy lạnh Tivi màu Mini bar

nóng lạnh

Máy lạnh Tivi màu Mini bar Nước tắm nóng lạnh

Máy lạnh Tivi màu Mini bar Nước tắm nóng lạnh

Đồng thời, KDL có 4 hội trường có sức chứa 50 đến 500 chỗ, dàn âm thanh

hiện đại phù hợp cho tổ chức sự kiện, hội thảo, …

Trang 36

4.1.5 Vui chơi giải trí

KDL được chia thành nhiều khu chức năng khác nhau mang những nét đặc trưng riêng như: Khu vườn lan dành cho tham quan tiêu khiển, Vườn Xoài gắn liền với nghỉ dưỡng, Vườn Tre dành cho cắm trại, vui chơi, ăn uống, khu vực đà điểu, cá sấu dành cho vui chơi, giải trí

Bảng 4.7: Danh mục các trò chơi tại KDL sinh thái Vườn Xoài

1 Trượt cỏ

Với diện tích 2 ha, rộng rãi và sạch sẽ, cỏ được chăm sóc kỹ lương và không dùng hóa chất Khách du lịch có thể trượt

bằng giầy hay xe trượt

2 Cưỡi đà điểu Khách du lịch sẽ được cưỡi trên lưng những chú đà điểu thuần

chủng chạy trên đường đua dài 200 m dành riêng cho chúng

3 Câu cá

Vườn Xoài có suối, hồ tự nhiên rộng rãi, du khách có thể đến khu du lịch câu cá ở hồ Hương Giang, suối huynh đệ Tham gia hội thi câu cá hàng tháng tại hồ Mẫu Tử với giải thưởng hấp dẫn

4 Tennis Hệ thống sân bãi đạt tiêu chuẩn thi đấu, nằm bên cạnh hồ bơi

tạo không khí mát mẻ cho quý khách

5 Hồ bơi

Với hệ thống xử lý nước sạch tiên tiến, hồ bơi có khu dành cho trẻ em và người lớn Độ sâu 1,7m, khu vực hồ bơi rộng 600m2

6 Chèo thuyền Với diện tích hồ rộng, thoáng, khách du lịch tự do trổ tài của

mình trên những chiếc thuyền thúng, thiên nga hay kayak

7 Tham quan Khách du lịch có thể tham quan tất cả khuôn viên KDL bằng

xe đạp đơn, xe đạp đôi, xe điện

8 Karaoke Gồm 4 phòng karaoke có sức chứa 30 người

Dịch vụ tour: khu du lịch có tour 1 ngày, 2 ngày 1 đêm trọn gói cho du khách,

nhận đặt các dịch vụ như: tổ chức sự kiện, xây dựng Teambuilding hay một đại tiệc

Trang 37

Ngoài ra, tại siêu thị mini Vườn Xoài là các sản phẩm có nguồn gốc từ các trang trại đà điểu, trang trại cá sấu… như: thịt đà điểu, trứng đà điểu, thịt cá sấu, các

loại bóp, thắt lưng từ da cá sấu, … với mẫu mã đa dạng, phong phú rất phù hợp để làm quà lưu niệm

Nh ận xét:

Kết hợp một cách ngẫu nhiên giữa các loài động vật, thực vật và các dịch vụ du

lịch đã tạo nên tài nguyên du lịch rất riêng tại KDL sinh thái Vườn Xoài, đó không

phải hoàn toàn tự nhiên nhưng sẽ đem đến một cảm giác mới lạ, gần gũi với thiên nhiên cho khách du lịch khi đến đây

Cảnh quan và cơ sở vật chất hạ tầng du lịch ngày càng được đầu tư quan tâm đảm bảo cho nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng cũng như học tập, nghiên

cứu Đây là điểm đến lý tưởng vào dịp cuối tuần, dịp hè khi khách du lịch muốn sống hòa mình vào thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi, thoải mái

4.2 Hi ện trạng hoạt động du lịch taii KDL sinh thái Vườn Xoài

4.2.1 Khách du l ịch

Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch ngày càng tăng và với sự phát triển

về các sản phẩm du lịch, KDL sinh thái Vườn Xoài đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch

Sau quá trình khảo sát thực tế và sử dụng các biện pháp điều tra, có thể nhận

thấy KDL sinh thái Vườn Xoài là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch yêu thích thiên nhiên nhưng ngại đi xa, chủ yếu là khách trong tỉnh và những tỉnh lân cận như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương đến cùng với gia đình, đồng nghiệp hay đi

một mình và đa số là cùng với bạn bè (64.19%)

Trang 38

Biểu đồ 4.1: Thành phần khách du lịch đến KDL sinh thái Vườn Xoài

V ề đối tượng khách du lịch:

KDL thu hút hầu hết thành phần xã hội và độ tuổi khách du lịch đến đây tham quan, giải trí với nhiều mục đích khác nhau trải đều các mùa trong năm

Bảng 4.8: Kết quả điều tra khách du lịch

25 5.41

Thành phần xã

hội

Học sinh, sinh viên Công chức, nhân viên văn phòng Công nhân

Theo bảng 4.9, khách du lịch của Vườn Xoài tập trung vào những người trẻ cần khoảng không gian và thời gian gặp gỡ, vui chơi, thư giãn sau thời gian học tập và làm

Trang 39

trung tại KDL vào dịp cuối tuần hay Lễ, Tết Do đó, lượng khách tăng đột biến vào

những ngày cuối tuần, có khi lên đến 3.000 – 4.000 khách/ ngày, điều này không chỉ gây khó chịu cho khách du lịch và ngay cả KDL cũng bị sức ép về vấn đề phục vụ nhu

cầu vui chơi giải trí và cả lượng chất thải phát sinh

V ề mục đích du lịch

Biểu đồ 4.2: Mục đích chuyến du lịch của khách du lịch

Theo biểu đồ 4.2, nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch là rất lớn (chiếm 64.86%) đòi hỏi khu du lịch phải phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và tạo môi trường sạch đẹp để có thể thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hơn nữa

Bên cạnh đó, khách du lịch đến đây còn có những mục đích khác như: tổ chức hội nghị công ty, tổ chức ngày thành lập công ty, chụp ảnh nghệ thuật, cắm trại, bế giảng học

kỳ, nghỉ dưỡng, thư giãn… tỷ lệ này chiếm khoảng 18.24% lượng khách đến với KDL

64.86

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Gặp gỡ bạn bè

Khám phá điều mới lạ

Mục đích khác Vui chơi, giải trí

%

% Khách du lịch

Trang 40

Biểu đồ 4.3: Mức độ hài lòng của khách du lich đối với các sản phẩm du lịch

Hoạt động dã ngoại thu hút nhiều du khách (chiếm 72.30%) bởi áp lực cuộc

sống ngày càng tăng, ai cũng muốn thư giãn, vui chơi vào dịp cuối tuần ở nơi mát mẻ,

dễ chịu và khung cảnh thiên nhiên đẹp, KDL đã đáp ứng được nhu cầu đó

KDL thu hút khách du lịch không chỉ vì có khung cảnh tự nhiên mà còn bởi các

dịch vụ du lịch thích hợp với khung cảnh tự nhiên ấy và sở thích của khách du lịch

Biểu đồ 4.4: Lý do thu hút khách du lịch của KDL

Khách du lịch chọn KDL Vườn Xoài làm điểm đến cho mình bởi nhiều nguyên nhân nhưng trong đó cao nhất là vì thiên nhiên đẹp, thoáng mát (73.65%) Vườn Xoài

020406080100

Ẩm thực Thể thao Dã ngoại Nghỉ dưỡng4.05% 10.81%

Thiên nhiên đẹp, thoáng mát

Lý do khác

Ngày đăng: 11/06/2018, 14:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w