tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuCHƯƠNG I: MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự pháttriển kinh tế-xã hội
Trang 1tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, cùng với sự pháttriển kinh tế-xã hội, các ngành sản xuất đang được mở rộng và phát triển nhanhchóng, quá trình phát triển kinh tế và xã hội sẽ phát sinh nhiều loại chất thải, giatăng về khối lượng, đa dạng về thành phần, bao gồm các nguồn Chất thải rắn từhoạt động sinh hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp
Tổng lượng rác thải sinh hoạt (RTSH) tại các đô thị ở Việt Nam vàokhoảng 18.879 tấn/ngày (năm 1999_ nguồn: Số liệu quan trắc CEETIA) nhưng chỉmới thu gom được khoảng 65% - 80% Khối lượng này ngày càng tăng lên do tácđộng của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển về trình độvà tính chất tiêu dùng của người dân Tại Việt Nam, RTSH hằng ngày chưa đượcphân loại tại nguồn trước khi đưa đi xử lý Ở đây RTSH được thu gom đổ vào cácbãi rác tạm bợ, đại khái mà không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệsinh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm trong khuvực Thiết bị thu gom và vận chuyển rác còn lạc hậu, ít ỏi, không đáp ứng đượcnhu cầu thu gom hiện tại
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có mức độ tăng trưởng kinhtế cao nhất nước ta Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - VũngTàu đã không ngừng phát triển, đặc biệt là tiềm năng phát triển của các ngành:khai thác dầu khí, công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch dịch vụ,các dịch vụ cảng Những lợi ích kinh tế đem lại do quá trình phát triển kinh tếtrên địa bàn đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dântrong tỉnh, một vấn đề thách thức đang đặt ra cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đó là
Trang 2vấn đề ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề bức xúc và lôi cuốn sự quantâm của các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư
Trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế-xã hội và gia tăngdân số tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang phải đối mặt với tình trạng phát sinh chấtthải Trong đó chất thải rắn (CTR) trên địa bàn tỉnh phát sinh từ nhiều nguồn khácnhau, nhưng tập trung nhiều nhất là rác sinh hoạt và công nghiệp Để giải quyếtvấn đề này, từ những năm 1995 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương thứ hai(sau Hà Nội) đã mạnh dạn đầu tư nhà máy xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệsinh học do Việt Nam thiết kế dựa trên công nghệ của New Zeland Tuy nhiên,kết quả đạt được còn thấp vì công xuất xử lý của nhà máy không đủ đáp ứnglượng rác thải ra hằng này trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
Việc quản lý RTSH của thành phố Vũng Tàu (TPVT) hiện nay còn nhiềubất cập RTSH trên địa bàn thải ra chưa được phân loại, thu gom và xử lý có khoahọc Lượng RTSH chưa được thu gom đang là một trong những nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường đô thị Vì vậy, cần phải có những giải pháp đồng bộ nhằmquản lý có hiệu quả RTSH, hạn chế những tác động lên môi trường Xuất phát từnhững yêu cầu thực thế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứuhiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tạithành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu hiện trạng RTSH của thành phố Vũng Tàu và đánh giánhững tác động có thể xảy ra do RTSH gây ra
- Xây dựng các giải pháp nhằm quản lý RTSH của thành phố Vũng Tàu,hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thôngqua việc phân loại rác tại nguồn và tái chế
Trang 3tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1 TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1.1 Định nghĩa chất thải rắn (CTR) và rác thải sinh hoạt (RTSH): Định nghĩa CTR:
Chất thải rắn (Solid waste) là thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả các loại rác
được thải bỏ do không còn giá trị sử dụng Tuy nhiên trên thực tế chúng cũng cóthể được tận dụng hoặc tái chế một phần hoặc toàn bộ Ngoài ra trong thành phầncủa chúng cũng có thể có cả các chất thải nguy hại (CTNH)
CTR là toàn bộ các loại vật liệu ở trạng thái rắn hoặc gần như rắn được loạibỏ từ những hoạt động kinh tế và xã hội của con người hoặc do những vận độngcủa thiên nhiên tạo ra
Định nghĩa RTSH:
RTSH là chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của con người: thực phẩm thừa,vỏ hoa quả, bánh kẹo, các vật dụng trong gia đình… mà con người không dùngnửa, vứt bỏ ra ngoài môi trường
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh RTSH:
Nguồn gốc phát sinh của RTSH rất đa dạng, chủ yếu từ quá trình sinh hoạt ởcác hộ gia đình, các chợ, các cơ quan, trường học, nhà hàng, khách sạn, các khuthương mại, khu vui chơi giải trí, nơi công cộng, các cửa hàng… Nguồn gốc phátsinh, thành phần và tốc độ phát sinh RTSH là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựcchọn công nghệ và đề xuất các giải pháp quản lý RTSH phù hợp Có nhiều cách
Trang 4phân loại RTSH khác nhau, nhưng phân loại thông thường nhất, RTSH gồm: ráchữu cơ và rác vô cơ.
Bảng 1 Nguồn gốc phát sinh và tác động của rác thải sinh hoạt lên
môi trường xung quanh
Khu thương
mại
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa,thủy tinh, kim loại, chất thảinguy hại
Tác động đến trữc tiếp sứckhỏa của con người trong khuvực
Cơ quan công
sở thủy tinh, kim loại, chất thảiGiấy, nhựa, thực phẩm thừa,
Mất vẻ đẹp cảnh quan, gâyắt tắt giao thông, gây ônhiễm môi trường nước mặt…
Gây mùi hôi khó chịu, ảnhhưởng đến sức khỏe củanhân viên làm việc…
Nông nghiệp
Thực phẩm bị thối rữa, sảnphẩm nông nghiệp thừa, rác,chất độc hại
Aûnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây ô nhiễm môi trường không khí và nước ngầm…
Trang 5tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ_ 1996)
2.1.3 Thành phần RTSH:
Rác từ các hộ gia đình chứa chủ yếu thành phần rác thực phẩm, giấy, nylon và nhựa Các thành phần khác chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện với tỷ lệ phần trăm
giao động không lớn
Đối với RTSH, thành phần của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhaunhư: mức sống, cung cách sống, trình độ sản xuất, các nguồn tài nguyên quốc gia,mùa vụ trong năm, khả năng thu hồi lại các phế liệu thải…
Bảng 2 Tỷ lệ các thành phần rác thải sinh hoạt TỶ LỆ CÁC THÀNH PHẦN TRONG RÁC
THẢI SINH HOẠT
(Nguồn: Marfred Schreier_Quản lý Môi trường “Con đường kinh tế dẫn đến kinh
tế sinh thái”)
2.1.4 Tính chất của RTSH:
2.1.4.1 Các tính chất vật lý:
Trọng lượng riêng:
Trang 6Trọng lượng riêng của rác là trọng lượng của rác trên một đơn vị thể tích,thường được biểu thị bằng kg/m3 hoặc tấn/m3 Do rác thải thường tồn tại ở cáctrạng thái khác nhau (xốp, chứa trong container, không nén, nén…) nên khi xácđịnh trọng lượng riêng của bất kỳ một mẫu rác nào cũng đều phải chú thích rõtrạng thái của nó lúc lấy mẫu Số liệu về trọng lượng riêng thường được sử dụngđể tính toán khối lượng hay thể tích rác thải phải quản lý.
Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lí, mùatrong năm, thời gian lưu giữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trịthiết kế Trọng lượng riêng của một chất thải đô thị điển hình là khoảng 500lb/yd3
(300 kg/m3) (1lb =0,4536kg, 1yd3 = 0,7646 m3)
Độ ẩm:
Độ ẩm của CTR được biểu diễn bằng 2 phương pháp đó là phương pháptrọng lượng ướt và phương pháp trọng lượng khô Phương pháp trọng lượng ướt độẩm trong một mẫu được thể hiện như là phần trăm trọng lượng ướt của vật liệu.Phương pháp trọng lượng khô độ ẩm trong một mẫu được thể hiện như là phầntrăm trọng lượng khô của vật liệu
Độ ẩm của RTSH thường được biểu diễn bằng % trọng lượng ướt của vậtliệu Phương pháp trọng lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản líRTSH, bởi vì phương pháp này có thể lấy mẫu trực tiếp ngoài thực địa Độ ẩmtheo phương pháp trọng lượng ướt được tính như sau:
M = (w-d)/ w * 100Trong đó:
M: là độ ẩm (%)w: là trọng lượng mẫu lúc lấy tại hiện trường (kg, g)d: là trọng lượng mẫu sao khi sấy khô ở 1050C (kg, g)
Trang 7tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Kích thước hạt và cấp phối hạt:
Kích thước hạt và cấp phối hạt của rác thải là một trong những thông sốquan trọng đối với việc tái sinh vật liệu, đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị cơ khínhư sàng quay và thiết bị phân loại bằng từ tính
Cấp phối hạt của chất thải rắn thường được đặc trưng bằng kích thước dàinhất và khả năng lọt qua sàng của nó Thông qua các kết quả thí nghiệm, người
ta có thể biểu diễn đồ thị cấp phối hạt theo các cách khác nhau
Kích thước hạt của các thành phần chất thải rắn có thể được gán bằng mộthoặc nhiều tiêu chuẩn đánh giá sau đây:
3 ( )
) ( 3 2
H B L D
B L D
H B L D
B L D
L D
tđ tđ tđ tđ tđ
Dtđ – Kích thước danh nghĩa của hạt (mm)
L – Chiều dài của hạt (mm)
B – Chiều rộng của hạt (mm)
H – Chiều cao của hạt (mm)
Khả năng giữ nước hiện tại:
Khả năng giữ nước tại hiện trường của rác thải là toàn bộ lượng nước mà nócó thể giữ lại trong mẫu rác thải dưới tác dụng của trọng lực Khả năng giữ nướccủa rác thải là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thànhnước dò rỉ từ bãi rác Nước đi vào mẫu rác thải vượt quá khả năng giữ nước củanó sẽ được giải phóng ra tạo thành nước rò rỉ Khả năng giữ nước của rác thải
Trang 8thay đổi phụ thuộc vào mức độ nén và trạng thái phân hủy của rác thải Khả nănggiữ nước 30% theo thể tích tương đương với 30mm/100mm Khả năng giữ nướccủa chất thải không nén từ khu dân cư và thương mại thường dao động trongkhoảng 50 – 60% (Trần Hiếu Nhuệ, 1996)
Độ thấm của RTSH đã nén:
Tính dẫn nước của rác thải đã nén là một tính chất vật lý quan trọng, ởphạm vi lớn nó sẽ chi phối sự dịch chuyển của các chất lỏng và chất khí trong bãirác Hệ số thấm thường được biểu thị bằng công thức:
Trong đó:
K – Hệ số thấm
C – Hệ số hình dạng, nó là đại lượng không thứ nguyên
d – Kích thước trung bình của các lỗ rỗng
– Trọng lượng riêng của nước
– Độ nhớt động học của nước
K0 – Độ thấm riêng
Tích số Cd2 trong công thức trên đặc trưng cho độ thấm riêng của rác thải đãnén Độ thấm riêng K0 phụ thuộc chủ yếu vào những tính chất của rác thải, baogồm: sự phân bố kích thước các lỗ rỗng, diện tích bề mặt riêng, độ rỗng và tínhgóc cạnh Giá trị đặc trưng của độ thấm riêng đối với rác thải đã nén ở bãi rácnằm trong khoảng 10-11 10-12 m2 theo phương đứng và khoảng 10-10 m2 theophương ngang
4.1.4.2 Các tính chất hóa học:
Trang 9tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Các dữ liệu về thành phần hóa học của rác thải có ý nghĩa hết sức quantrọng trong việc lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải Nếu rác thảiđược xử lý bằng phương pháp thiêu đốt thì 4 tính chất hóa học quan trọng nhất là:
Phân tích sơ bộ;
Điểm nóng chảy của tro;
Phân tích thành tố (chính xác);
Nhiệt trị
Trong trường hợp các thành phần hữu cơ trong rác sinh hoạt được sử dụnglàm phân ủ (compost) hay được sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất các chếphẩm sinh học khác thì các dữ liệu phân tích cuối cùng không chỉ bao gồm cácnguyên tố chính mà còn đòi hỏi phải phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượngtrong rác thải
Phân tích sơ bộ:
Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong chất thải rắnđô thị bao gồm các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu sau:
Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1 giờ);
Thành phần vật liệu dễ cháy bay hơi (trọng lượng mất đi thêm khiđem mẫu rác đã sấy ở 1050C trong một giờ đưa đi đốt cháy ở nhiệt độ
9500C trong nồi kín);
Hàm lượng cacbon cố định (phần vật liệu dễ cháy còn lại sau khi loạibỏ các vật liệu bay hơi);
Hàm lượng tro (trọng lượng còn lại sau khi đốt trong lò hở)
Điểm nóng của tro:
Trang 10Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ mà ở đó tro có được từsự đốt cháy chất thải sẽ hình thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảyvà kết tụ Nhiệt độ nóng chảy điển hình để hình thành clinker từ rác thải trongkhoảng 2000 – 22000F (1100 – 12000C).
Phân tích cuối cùng các thành phần của rác:
Phân tích các thành phần RTSH điển hình là xác định các tỷ lệ % của cácnguyên tố C, H, O, N, S và tro Do có sự sinh ra các hợp chất chlorine trong suốtquá trình đốt cháy nên thành phần phân tích cuối cùng bao gồm cả việc xác địnhcác halogen Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phầnhóa học của chất hữu cơ trong rác Kết quả này cũng được sử dụng để quyết địnhhỗn hợp vật liệu thải có tỷ số C/N thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học
Nhiệt trị
Hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong RTSH có thể đượcxác định theo một trong các cách sau:
Sử dụng nồi hay lò chưng cất qui mô lớn như là một calorimeter;
Sử dụng bình đo nhiệt trị qui mô phòng thí nghiệm;
Bằng cách tính toán nếu như biết được các nguyên tố cấu thành (công thứchóa học hình thức)
Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất qui mô lớn nên hầu hết cácsố liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong rác đô thị đềudựa trên kết quả thí nghiệm của bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm
4.1.4.3 Các tính chất sinh học của RTSH:
Ngoại trừ các thành phần plastic, cao su và da, về phương diện sinh học,thành phần hữu cơ của hầu hết rác thải đều có thể được phân loại như sau:
Trang 11tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, axit amin vànhiều axit hữu cơ khác;
Bán cellulose, các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon;
Cellulose, sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon;
Dầu, mở và sáp – là những ester của các loại rượu và axit béo mạch dài;
Lignin, một polymer có chứa vòng thơm với nhóm methoxyl (–OCH3) màtính chất hóa học của nó cho đến nay vẫn chưa biết được một cách chính xác;
Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp lại với nhau;
Protein, chất tạo thành các amino axit mạch thẳng
Có lẽ tính chất sinh học quan trọng nhất của thành phần hữu cơ trong RTSHvìø hầu hết các thành phần hữu cơ đều có thể chuyển hóa sinh học thành khí vàcác chất rắn vô cơ, hữu cơ trơ khác Sự bốc mùi hôi và sinh ruồi cũng có liên quanđến tính dễ phân hủy của các vật chất hữu cơ trong RTSH như rác thực phẩm
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong RTSH:
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) được xác định bằng cách đốt cháy rác thải
ở nhiệt độ 5500C thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh họccủa thành phần hữu cơ trong rác thải Sử dụng chỉ tiêu VS để mô tả khả năngphân hủy sinh học của thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng bởi
vì một vài phần tử hữu cơ của rác thải rất dễ bay hơi nhưng lại có khả năng phânhủy sinh học kém, chẳng hạn như giấy in và các cành cây Thay vào đó, hàmlượng lignin của rác thải có thể được sử dụng để đánh giá tính toán phần có thểphân hủy sinh học bằng cách sử dụng biểu thức sau:
BF = 0,83 – 0,028 LC
Trong đó:
Trang 12BF – Tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS;
0,83 và 0,028 – Các hằng số thực nghiệm;
LC – Hàm lượng lignin, biểu diễn bằng % trọng lượng khô
Khả năng phân hủy sinh học của một vài hợp chất hữu cơ tìm thấy trong rácthải đô thị dựa trên cơ sở hàm lượng lignin Các chất thải rắn với hàm lượnglignin cao như giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với cácchất thải rắn hữu cơ khác trong RTSH
Sự phát mùi hôi:
Mùi hôi có thể sinh ra khi rác sinh hoạt được lưu trữ lâu trong nhà, tại trạmtrung chuyển và ở bãi đổ làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị và sức khỏecộng đồng Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mùi hôi phát sinh nhanh chóng ởcác nơi chứa rác gây khó chịu cho mọi người xung quanh Mùi hôi tạo thành là dosự phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ trong rác có khả năng phân rã nhanh.Chẳng hạn như trong điều kiện yếm khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2–),và sau đó nó kết hợp với hydro tạo thành hydrosulfua (H2S) có mùi trứng thối rấtkhó chịu Sự tạo thành H2S có thể được minh họa bởi các phản ứng sau:
Trang 13tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Màu đen của chất thải rắn đã trải qua quá trình phân hủy yếm khí là do sựhình thành các sulfit kim loại trên
Sự biến đổi sinh học của hợp chất hữu cơ chứa gốc sulfur có thể dẫn đến sự hìnhthành các hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và axit amino butyric Sựbiến đổi của methioine và amino axit như sau:
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
(Methioine) (Methyl mercaptan) (Aminobutyric axit)
Methyl mercaptan có thể bị thủy phân sinh hóa thành methyl alcohol vàhydro sulfua:
CH3SH + H2O CH4OH + H2S
Mùi hôi từ rác phân hủy yếm khí có thể khắc phục bằng cách sử dụng cácthùng chứa có nắp đậy kín và duy trì số lần thu gom thích hợp Các thùng chứaphải được lau chùi và rửa định ký
4.1.5 Tốc độ phát sinh RTSH:
Tốc độ phát thải (hay còn gọi là hệ số phát thải) RTSH là một trong nhữngthông số rất quan trọng đối với việc tính toán thiếp lập hệ thống quản lý RTSHcũng như việc quy hoạch các lò đốt hay các bãi chôn lấp cho từng địa phương.Tùy thuộc vào cách thức phân loại RTSH mà có các hệ số phát thải khác nhau.Hệ số phát thải RTSH tại các đô thị thường được biểu diễn bằng đơn vịkg/người/ngày Ở những đô thị khác nhau, hệ số phát thải rác đô thị có thể có sựkhác biệt tùy theo mức sống (giàu hay nghèo), lối sống (phung phí hay tiết kiệm),phong tục tập quán và những điều kiện cụ thể của từng đô thị
Theo thống kê mức sinh RTSH ở các nước đang phát triển trung bình là0,35- 0,45 kg/người.ngày Ở các nước phát triển là 2,8 kg/người.ngày Mức sinhRTSH tăng lên cùng với điều kiện kinh tế ở những thành phố giàu của các nước
Trang 14đang phát triển lượng RTSH sinh ra tương đương với các nước phát triển Theo tàiliệu cuả Trần Hiếu Nhuệ(1996) mức sinh RTSH của các thành phố ở nước ta nhưsau:
Hà Nội : 0,88 kg/người.ngày
Hải Phòng : 0,5 kg/người.ngày
TP HCM : 0,66 kg/người.ngày
Các đô thị còn lại : 0,24 - 0,45 kg/người.ngày
2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RTSH:
2.2.1 Ô nhiễm không khí:
Các sản phẩm khí chủ yếu sinh ra từ bãi chôn lấp rác (methane và cacbondioxyt) là kết quả của sự phân hủy bằng vi sinh vật Ở những thời kỳ đầu của bãichôn lấp rác, chất khí chiếm ưu thế nhất là cacbon dioxyt Khi bãi chôn lấp ráchoàn thiện, khí sinh ra bao gồm chủ yếu là CO2 và CH4 với tỷ lệ ngang bằngnhau Bởi vì methane là chất khí có tính dễ nổ, nên sự chuyển động của nó cầnphải được kiểm soát
Việc phóng thích các chất khí có hàm lượng rất thấp từ bãi rác cũng cầnđược quan tâm do độc tính của chúng Hơn 150 chất khí được phát hiện ở nhiềubãi rác Nhiều chất trong số đó được liệt vào các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi(VOC) Việc xảy ra các nồng độ VOC đáng kể thường liên quan với các bãi ráccũ hơn mà trước đó chúng đã tiếp nhận các chất thải công nghiệp và thương mạicó chứa các hợp chất đó
Trong hầu hết các trường hợp, trên 90% thể tích khí sinh ra do sự phân hủycủa RTSH là mêtan và cacbonic Khi mêtan có mặt trong không khí với nồng độ 5– 15% nó sẽ gây nổ Tuy nhiên, trong bãi rác không có oxy và khi nồng độmethane đạt đến giá trị nói trên nó vẫn không gây nổ Mặc dù hầu hết khí
Trang 15tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
methane thoát vào trong khí quyển, nhưng vẫn có thể tìm thấy cacbon dioxyt vàmethane với nồng độ lên đến 40% ở khoảng cách 120m bên cạnh bãi rác Đối vớicác bãi rác không có sự thông khí, phạm vi của sự di chuyển ngang này thay đổiphụ thuộc vào đặc tính vật liệu bao phủ và đất đá xung quanh Nếu không kiểmsoát sự thông khí vào bầu khí quyển thì nó có thể tập trung bên dưới các côngtrình xây dựng, các khoảng trống xung quanh hoặc các đê chắn xung quanh bãirác
Nếu có sự thông khí thích hợp thì methane không còn là vấn đề đáng quantâm Nhưng về phương diện khác, cacbon dioxyt gây ra một số vấn đề xấu do tỷtrọng của chúng Như đã biết, cacbon dioxyt nặng gấp 1,5 lần không khí và nặnggấp 2,8 lần methane, vì vậy nó có khuynh hướng di chuyển xuống dưới đáy củabãi rác Kết quả là nồng độ cacbon dioxyt trong các tầng bên dưới của bãi rác cóthể đạt đến giá trị cao trong nhiều năm
Mặt khác, do tỷ trọng của nó, cacbon dioxyt sẽ di chuyển xuyên qua các lớpđất đá ở dưới đáy bãi rác cho tới khi nó tiếp xúc với nước ngầm Cacbon dioxytlập tức hòa tan vào nước làm cho pH của nước ngầm hạ thấp xuống, tạo điều kiệnthuận lợi cho sự hòa tan các khoáng vật trong đất đá và do đó làm tăng độ cứngvà hàm lượng các muối khoáng trong nước ngầm, đặc biệt là sự hiện diện của sắttrong nước ngầm ở những khoảng nồng độ cao, gây khó khăn lớn cho việc sửdụng nước ngầm làm nguồn nước cấp cho sản xuất, sinh hoạt
Ô nhiễm không khí do RTSH không chỉ có khí Mêtan và cacbon oxyt màcòn có các khí khác: NH3, H2S, SO2… gây mùi hôi thối tại các khu vực chứa rác
2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất:
Khi chôn lấp RTSH nước rò rỉ thấm qua các lớp CTR của hốc chôn lấp kéothẽo các chất ô nhiễm từ RTSH đi vào tầng đất ở dưới bãi chôn lấp Các chất hữu
Trang 16cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất ở trạng thaí hiếu khí và kịkhí Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian.
Với một lượng CTR và nước rò rỉ từ bãi chôn lấp vừa phải thì khả năng làmsạch của đất sẽ làm cho các chất trở nên ít ô nhiễm hơn Nhưng với khối lượnglớn thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ trở nên quá tải và đất bị ônhiễm nặng, gây suy thoái và giảm độ phì nhiêu của đất
Quá trình phân hủy các hợp chất trong RTSH làm thay đổi tính chất lý hóacủa đất, sẽ tác động đến hệ sinh vật trong môi trường đất Hơn nửa, các chất ônhiễm thấm vào lớp nước đưới đất, dẫn đến ô nhiễm nước trong đất (nước ngầm),ảnh hưởng đến sức khỏe của con nguồn khi khai thác sử dụng nguồn nước này
2.2.3 Ô nhiễm môi trường nước:
Hiện tượng xả rác bừa bãi trên các con kênh, sông, biển… Vừa gây mất vẻthẩm mỹ cảnh quan, vừa gây ô nhiễm môi trường nước mặt Nếu tình trạng kéodài, gây nên hượng tượng thối rửa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặtvà tạo mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực
Thành phần nước rò rỉ từ các bãi rác
Bãi rác mới (dưới 2 năm) Bãi rác cũ (trên
Trang 17tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguồn: Introduction to Environmental Engineering, 1998)
Đối với nguồn nước ngầm, cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do tác động củarác thải sinh hoạt Nước rò rỉ tại các bãi chôn lấp thấm vào đất gây ô nhiễm trựctiếp đến nguồn nước ngầm
Nước dò rỉ có thể được định nghĩa là lượng chất lỏng tách ra từ bãi rác đivào môi trường xung quanh mang theo nhiều thành phần ô nhiễm Trong hầu hếtcác bãi rác đô thị, một phần nước rò rỉ là do chất lỏng sinh từ sự phân hủy các vậtchất hữu cơ và phần còn lại là do chất lỏng đi từ ngoài vào bãi rác như: hệ thốngthoát nước bề mặt, nước mưa và nước ngầm
Khi nước rò rỉ thấm xuyên qua chất thải rắn đang bị phân hủy yếm khí ở cáctầng bên dưới của bãi rác sẽ mang theo các thành phần ô nhiễm hóa học và sinhhọc Nước rò rỉ có chứa nhiều chất hòa tan và có thể có cả các vi khuẩn gây bênh
di chuyển thâm nhập vào nguồn nước ngầm, kết quả là nguồn nước ngầm bị ônhiễm nặng
2.2.4 Tác hại của RTSH lên cảnh quan và sức khoẻ công đồng:
Các sinh vật lây truyền bệnh (vectors), ô nhiễm nước và không khí không
phải là vấn đề lớn tại một bãi chôn lấp rác được vận hành và bảo dưỡng đúng quicách Việc nén chặt tốt chất thải, tạo lớp phủ mỗi ngày cho chất thải rắn với việc
Trang 18nén chặt lớp phủ, và quản lý nội tại tốt là những công việc cần phải làm để kiểmsoát ruồi, các loài gặm nhấm và sự cháy.
Việc đốt cháy, mà nó có thể gây ra ô nhiễm không khí, không bao giờ chophép ở một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Nếu sự cháy xảy ra bất ngờ, chúng cầnphải được dập tắt ngay tức khắc bằng cách sử dụng đất, nước hoặc hóa chất Mùihôi thối có thể được kiểm soát bằng cách tạo một lớp phủ lên chất thải một cáchnhanh chóng và cẩn thận, và bằng cách bít kín bất kỳ những chỗ rò rĩ nào có thểphát triển trong lớp phủ
Với khối lượng lớn RTSH hàng ngày ở các đô thị, nếu không được thu gomvà quản lý tốt sẽ gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe cộng đồng và làm mất vẽ mỹ quan của các đô thị RTSH ở các đô thị thườngrất phức tạp gồm đủ mọi loại, trong đó chiếm đa số là các thành phần hữu cơ Cácthành phần hữu cơ trong RTSH có đặc tính phân hủy sinh học nhanh trong điềukiện khí hậu nóng ẩm, sản sinh ra mùi hôi thối khó chịu và trở nên cực kỳ hấpdẫn với chuột, ruồi, bọ và các loại côn trùng khác Trực khuẩn thương hàn, trựckhuẩn lỵ, trực khuẩn lao… tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác Riêng trựckhuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày Trong rác sinh hoạt củacác đô thị và thành phố lớn với thành phần chất hữu cơ chiếm 30 – 70%, trongđiều kiện khí hậu ẩm ướt của các vùng nhiệt đới như Việt Nam (độ ẩm 50 – 80%)là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi trùngthương hàn (Salmonnella typhi, Salmonnella paratyphi A&B; lỵ (Shtaalla spp);tiêu chảy (Escherichia coli); lao (Mycobacterium tubecudis); bạch hầu (Corynerbacterium doptheriac); giun sán (Ascaris lumbricosdis taciaasagi-nata);… Nhữngloại ký sinh trùng này tồn tại và phát triển nhanh chóng, gây nên những ảnhhưởng xấu đối với sức khỏe cộng đồng
Trang 19tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngoài những thùng rác gia đình không đúng tiêu chuẩn, thiếu nắp đậy, rácthải thường đổ bừa bãi ở gốc cây, đầu đường, ngõ hẻm, cống thoát nước, kênhrạch hoặc thậm chí bất cứ nơi nào mà người ta muốn Sau mỗi đợt tổng vệ sinh,thực hiện chiến dịch làm sạch lòng lề đường, rác vẫn tiếp tục tồn tại
Việc thu gom, xử lý bất hợp lý chất thải rắn cũng là nguyên nhân quan trọnglàm tăng sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ thống thoát nước Rác nhiều khi đượcđổ bừa bãi trực tiếp vào hệ thống cống rãnh cũng như kênh rạch tiêu thoát nước,làm tắc nghẽn các hệ thống cống thoát nước, cản trở dòng chảy, bồi lắng kênhrạch… gây ô nhiễm nặng nề đến chất lượng các nguồn nước và ảnh hưởng xấuđến các hệ sinh thái nước
2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RTSH Ở VIỆT NAM
Ở nước ta do điều kiện kinh tế chưa phát triển nên hầu hết các đô thị chưađược đầu tư thích đáng cho công tác xử lý rác Những thành phố lớn như Hà Nộivà Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rác làm phânhữu cơ Một số đô thị khác đã và đang lập dự án bãi chôn lấp hợp vệ sinh và chếbiến rác làm phân hữu cơ
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
Như chúng ta đã biết những thách thức và nguy cơ toàn cầu về nhịp độ cạnkiệt, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gia tăng lượng RTSH do dânsố ngày càng tăng và nhu cầu tiêu thụ của con người ngày càng nhiều Ảnh hưởngngược lại của những dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm đó tới tăng trưởng và pháttriển kinh tế – xã hội đang là mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia, nhiều tổchức quốc tế và các nhà khoa học ở khắp mọi nơi trên thế giới Điều này đã thúcđẩy việc hình thành và phát triển nhanh chóng một lĩnh vực khoa học công nghệ
mới có tính chất liên ngành trong khoảng hơn 100 năm qua ở lĩnh vực Khoa học Công nghệ Môi trường, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến việc
Trang 20khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xử lý chất thải,bảo vệ môi trường.
Những thành tựu của khoa học và công nghệ môi trường đã cung cấp nhiềugiải pháp khác nhau để xử lý chất thải rắn công nghiệp một khi chúng đã đượcsinh ra, tuy nhiên các giải pháp đó nhìn chung được tiến hành theo 2 phương thức
cơ bản:
- Chôn lấp hợp vệ sinh ở các bãi chôn lấp rác
- Chế biến chất thải rắn công nghiệp thành tài nguyên tái tạo (vật liệuvà/hoặc năng lượng) cùng với việc chôn lấp những phần còn lại tiếpsau đó
Nhiều kỹ thuật và công nghệ mới cho việc chôn lấp và thiêu đốt CTR đãđược khám phá và ngày càng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và bảo vệmôi trường
Mặc dù các kỹ thuật và công nghệ chôn lấp RTSH đã được biết đến khásớm, chi phí xử lý cũng không quá cao nhưng hiện nay phương thức này khôngcòn được ưa chuộng ở nhiều quốc gia với lý do căn bản là tốn quá nhiều đất choviệc chôn lấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với môi trường (đặc biệt đối với nướcngầm) Ở các quốc gia châu Âu, việc chôn lấp trực tiếp chất thải sẽ bị cấm trongvòng 10 15 năm tới bởi một luật lệ chung (hiện nay Thụy Sỹ đã cấm việc này).Thay vào đó, phương thức chế biến RTSH thành tài nguyên tái tạo (dưới dạng vậtchất và/hoặc năng lượng), mặc dù có chi phí xử lý cao hơn nhưng chúng ngàycàng được ưa chuộng hơn vì một mặt là nhằm để khắc phục các nhược điểm củaphương thức chôn lấp truyền thống và mặt khác, cho phép bảo tồn tài các nguồnnguyên thiên nhiên và thu lợi từ việc bán các sản phẩm tái sinh (vật liệu/nănglượng) ngoài thị trường
Trang 21tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phần lớn các lò đốt rác hiện đại được thiết kế nhằm mục đích thu hồi lạinăng lượng Ý tưởng này đã có từ hơn 100 năm qua Hệ thống chế biến rác đô thịthành điện năng lần đầu tiên được xây dựng ở Hamburg (Đức) vào năm 1896.Năm 1903, lần đầu tiên ở Mỹ, nhiều nhà máy đốt rác sản xuất ra điện năng đượcmọc lên ở thành phố New York và Hiện nay ở Mỹ đã có trên 200 nhà máy chếbiến CTR thành năng lượng Người ta đốt cháy chất thải rắn trong một lò đốt đặcbiệt được thiết kế theo kiểu lò đốt được bao bọc xung quanh bằng các ống chứađầy nước để thu hồi lại nhiệt ở dạng hơi nước Hơi nước có thể được sử dụng trựctiếp để gia nhiệt hoặc sản xuất ra điện Theo số liệu nghiên cứu của Nhật, sốlượng lò đốt rác ở các nước công nghiệp phát triển vào năm 1994: Nhật – 1.892,Mỹ – 148, Canada – 17, Đức – 53, Hà Lan – 11, Thụy Điển – 21 đã phản ảnh xuthế rõ ràng của việc sử dụng phương pháp nhiệt để xử lý CTR Nhiều quốc giacũng đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích và kêu gọi cộng đồng sửdụng điện bằng cách mua điện được sản xuất từ các nhà máy đốt rác Với hiệuquả thu hồi nhiệt và sản xuất điện, các nhà máy chế biến rác thành năng lượng cóthể sản xuất ra khoảng 600 kWh điện năng trên mỗi tấn chất thải rắn sinh hoạt.Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ nhất định trong việc xử lý chất thải rắnbằng phương pháp đốt, song người ta vẫn không khỏi lo ngại về việc phát sinh ra
các chất thải thứ cấp từ các lò đốt rác Nhiều báo cáo cho thấy có một lượng lớn
dioxins phát thải từ lò đốt chất thải rắn
Theo tài liệu “Nghiên cứu tổng thể các lò đốt chất thải” do Chính phủ NhậtBản thực hiện năm 1997, hệ số phát thải dioxins theo khí thải lò đốt trung bình là4,5 g TEQ/tấn chất thải; theo tro bay là 45 g TEQ/tấn chất thải và tích tụ trongtro đáy lò là 3,45 g TEQ/tấn chất thải Kết quả nghiên cứu này đã chỉ rõ rằnghầu hết dioxins phát thải ra môi trường chủ yếu theo tro bay với tải lượng phát
Trang 22thải lớn gấp 10 lần so với khí thải Điều này đặt ra vấn đề là cần ưu tiên xử lý trotrong kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt.
Thành tựu mới nhất liên quan đến vấn đề này là phát triển công nghệ nungchảy tro và hóa khí kết hợp trong hệ thống lò đốt CTR Việc nung chảy tro và hóakhí ngay trong hệ thống lò đốt không chỉ cho phép phân hủy toàn bộ dioxin màcòn ổn định kim loại nặng trong tro Nhật là một trong những quốc gia đi đầu vềlĩnh vực công nghệ này và phát triển rất nhanh (năm 2000 Nhật đã lắp đặt 29 hệthống lò đốt so với 7 hệ thống đã được lắp đặt vào năm 1999) Chính phủ Nhậtđang phấn đấu loại trừ hoàn toàn sự phát thải dioxin vào năm 2005 thông qua sựphát triển công nghệ này
Vượt lên trên tất cả vẫn là các nỗ lực nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắncông nghiệp đưa đi xử lý (bao gồm cả việc ngăn ngừa sự phát sinh ra chất thảingay tại nguồn và tối đa hóa việc tái sử dụng chất thải công nghiệp) Thực tế đãchỉ cho thấy rằng, cách tiếp cận truyền thống trong việc quản lý chất thải rắn –tức là tập trung vào việc xử lý chất thải một khi nó đã được sinh ra (được biết đếnvới tên gọi khá quen thuộc “end of pipe approach”) ngày càng bộc lộ rõ nhiềunhược điểm:
- Không khuyến khích giảm chất thải
- Lãng phí trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên – nguyên nhân chínhcủa sự cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên ở qui mô toàn cầu
- Tốn nhiều đất cho việc chôn cất chất thải rắn
- Nhiều rủi ro về mặt môi trường
- Không có cơ mai cho việc thu hồi vốn đầu tư xây dựng và vận hành các hệthống xử lý chất thải rắn nếu xét đơn thuần về mặt xử lý để thỏa mãn các yêucầu bảo vệ môi trường
Trang 23tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chính vì vậy, xu hướng hiện nay trên thế giới đang thiên về cách tiếp cận
“phòng ngừa” hơn là xử lý ở cuối đường ống mà chúng ta đã được biết đến vớitên gọi là “Quản lý thống nhất và tổng hợp chất thải rắn” (Integrated Solid WasteManagement)
Chỉ trong vòng khoảng 10 – 15 năm qua, ở châu Âu và gần đây là ở BắcMỹ, đã dấy lên phong trào mạnh mẽ từ bỏ cách tiếp cận “ở cuối đường ống”trong quản lý chất thải công nghiệp, đồng thời hướng tới các chiến lược giảmthiểu chất thải Trong khoảng thời gian này, nhiều ý tưởng mới đã được nảy sinhnhằm làm giảm các chất thải ngay tại nguồn
Những chiến lược môi trường với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như:
Ngăn ngừa ô nhiễm (Pollution Prevention – P2), Giảm thiểu chất thải (Waste Minimization – WM), Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production – CP)… dần dần
được tiếp cận như là một sự cần thiết để giảm các khoản chi phí khổng lồ choviệc xử lý chất thải và các hành động làm sạch môi trường Kết quả là hiện tại ởnhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận “ở cuối đường ống” đang được thay thếdần bằng cách tiếp cận tích cực được ưa chuộng hơn – đó là giảm thiểu chất thải
2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Hiện nay nước ta đã xuất hiện nhiều điểm sáng trong cuộc vận động thugom phân loại RTSH góp phần sạch đẹp môi trường sống của các đô thị và khudân cư Ở nhiều tỉnh đã thành lập các hợp tác xã, các công ty trách nhiệm hữuhạn trách nhiệm dịch vụ việc thu gom rác dọn vệ sinh đường phố Điển hình nhấtcó thể nói là tỉnh Thái Bình Tỉnh Thái Bình đã triển khai khá thành công chươngtrình này trên toàn thị xã Thái Bình: vừa thu gom rác vừa vận động, giáo dụcngười dân phân loại RTSH tại nguồn một cách có kết quả Một số cá nhân đã làmkinh tế thành công bằng thu gom phân loại và tái chế rác, trong đó có cả xử lý
Trang 24RTSH hữu cơ thành phân bón vi sinh như ởø Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình,Bình Thuận…
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng việc thugom RTSH do công ty môi trường đô thị đảm nhiệm cũng đã có nhiều đổi mới,giải quyết môi trường sạch đẹp Tuy nhiên do vấn đề phân loại RTSH tại các hộgia đình và những nơi công cộng chưa giải quyết được nên gây khó khăn cho nhàmáy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ RTSH cũng như vấn đề chuyên chở rácvà bãi chôn lấp rác
Năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững củatrường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã triển khai một dự án nhỏ thử nghiệm thugom và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (PLRTSHTN) Kết quả nghiên cứuthử nghiệm này cho thấy công tác tuyên truyền vận động cộng đồng có tác dụngrất lớn để tăng sự hiểu biết và hưởng ứng của dân chúng, cộng đồng Tuy nhiên,để thay đổi thói quen từ chỗ cho rác hỗn hợp vào thùng rác đến phân loại từngloại RTSH không dễ dàng thực hiện Cần phải có sự hỗ trợ nhất định của các tổchức hoặc nhà nước như: cấp thùng/túi đựng rác để phân loại theo rác hữu cơ,thành lập các độ cán bộ tình nguyện đi tuyên truyền, vận động và giám sát việcphân loại rác; tổ chức xe, người thu gom chuyên chỏ RTSH đến nơi chế biến… Sựhổ trợ này phải được thực hiện kiên trì, nhiều năm đến vài thế hệ mới trở thànhthói quen xã hội
Báo cáo mới nhất công bố cuối tháng 11/2004, mang tên Diễn biến môitrường Việt Nam năm 2004 là kết quả hợp tác giữa Bộ Tài Nguyên và MôiTrường, WB và CIDA thông qua dự án Waste-Econ của Canada đã chỉ ra nhữngthử thách lớn nhất mà Việt Nam phải vượt qua trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.Theo đó, mỗi năm Việt Nam sản sinh trên 15 triệu tấn chất thải, trong đóphần lớn không được thiêu đốt an toàn đang là một trong những nguy cơ gấy ô
Trang 25tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng Theo báo cáo này, việc xử lý chất thảiđúng cách bao gồm tái sử dụng và tái chế, thu gom, xử lý và tiêu huỷ là thiết yếunhằm cung cấp một hệ thống quản lý chất thải có hiệu quả về mặt chi phí và cókhả năng hạn chế rủi ro với sức khoẻ cộng đồng và môi trường
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế khá tăng trưởng Tuynhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đồng thời làm nảy sinh các tháchthức không lường trước được với môi trường, đặc biệt là ở các khu đô thị mới vàcác KCN, nơi RTSH trở thành vấn đề nổi cộm gấy ra các tác động đến sức khoẻcộng đồng và môi trường
Việt Nam đã có những biện pháp đáp ứng với một khung pháp lý tốt, kếhoạch đầu tư mạnh mẽ và tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượngdịch vụ ởcấp địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn Trong nhiều thập kỹ qua, ViệtNam đã có nhiều tiến bộ trong việc cải thiện hệ thống quản lý RTSH, nhưng vẫncòn nhiều hạn chế Sau đây là một số hệ công nghệ xử lý RTSH tại các đô thị ởViệt Nam:
Nhà máy xử lý rác Nam Thành – Ninh Thuận:
Nhà máy được khởi công xây dựng trong vòng 8 tháng và chính thức đi vàohoạt động từ 01/01/2003 cho đến nay Tổng số vốn đầu tư xây dựng của Công tyban đầu là 30 tỷ Đây là nhà máy xử lý RTSH tư nhân tự bỏ vốn xây dựng Nhàmáy chủ yếu thu gom và xử lý lượng RTSH tại Tp Phan Rang
Thực tế hiện nay cho thấy các trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài rấttốn kém nhưng khi đưa vào hoạt động thì không hiệu quả Vì vậy công ty đãnghiên cứu chế tạo và cải tiến tất cả các thiết bị để cho phù hợp với tích chất rácthải của Việt Nam Hiện nay công ty đang tiến hành các quy trình mới cho nhàmáy hiện đại hơn Công ty đã có đăng ký độc quyền sáng chế xử lý
Trang 26Nhà máy xử lý rác Nam Thành nhận xử lý toàn bộ RTSH trên địa bàn thànhphố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua Khoảng 30.000 tấn phânbón vi sinh, 500 tấn hạt nhựa, phôi nhựa, bao bì các loại đã được sản xuất từnguồn RTSH thu gom hằng ngày Công ty đang có kế hoạch đầu tư một số nhàmáy tương tự tại TP HCM, thành phố Vũng Tàu, Khánh Hoà và các tỉnh ĐồngBằng Sông Cửu Long.
Sản phẩm chính của nhà máy Nam Thành là bao bì, hạt nhựa, phôi nhựa,phân bón mỗi năm nhà máy sản suất hơn 10 tấn phân bón Giá thành phân bónbán tại nhà máy là 500 đồng/1kg các loại phân vi sinh hữu cơ này là sản phẩmhữu cơ sinh học được sử dụng cho tấ cả các loại cây trồng nông nghiệp, côngnghiệp, cây hoa màu, rau sạch, đặc biệt là có các hợp đồng bán cho nhà máy lớncủa Đài Loan tại Lâm Đồng Đa số các sản phẩm được bán cho nông dân, đại lý,ngườiø tiêu dùng và nhà phân phối
Xử lý rác tại bãi rác Buôn Ma Thuột:
Một nhà máy phân rác mới được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng5/1994 tại thị xã Buôn Ma Thuột (tỉnh Đaclak) Do điều kiện thuận lợi về phếliệu nông sản có nguồn gốc hữu cơ (vỏ đậu phộng, vỏ cà phê) và dồi dào về phângia súc và than bùn, bãi rác này lựa chọn công nghệ ủ rác yếm khí Bước đầu ởđây cho thấy hiệu quả kinh tế và phân sản phẩm có thành phần dinh dưỡng khátốt Trên cơ sở sản phẩm phân hữu cơ, cơ bản nhà máy này còn có dự định sảnxuất phân hữu cơ giàu NPK
Xử lý rác tại bãi rác Hóc Môn _Tp Hồ Chí Minh:
Trước giải phóng và sau giải phóng một thời gian ngắn tại đây đã sử dụngcông nghệ ủ rác hiếu khí của Đan Mạch Công nghệ này đươc cơ khí hóa, sử dụnghai lò quay trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm Tạiđây đã áp dụng phương pháp ủ rác yếm khí, hầu hết các thao tác là thủ công
Trang 27tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nhưng tỏ ra có hiệu quả kinh tế Các bãi tập kết rác được đổ gom thành nhữngđống cao 1,5 - 2 mét và được phủ bằng một lớp vôi bột để khử mùi Tuy nhiên dolượng rác gia tăng mạnh việc ủ yếm khí không thể đáp ứng được do thời gian ủquá lâu, đòi hỏi mặt bằng lớn, hiện tại Hồ Chí Minh đang đối phó với việc đổ ráckhông xử lý kịp Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động công nghệ này trở nênkhông phù hợp vì :
- Không đáp ứng được với lượng rác ngày một gia tăng
- Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp, không phù hợp với côngnghệ phân loại đã được thiết kế
- Giá thành cao do chi phí năng lượng và quản lý vận hành lớn
2.4 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM RTSH
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các thị xã và thành phố trong cả nước mới thugom một phần và xử lý rác bằng phương pháp đơn giản : đổ đống tại bãi rác tậptrung Tuy nhiên, một số công nghệ xử lý tiên tiến đã được áp dụng thay thế dầnphương thức xử lý cũ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, đó là:
Để giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm cho môi trường, hiện nay trên thế giới đãcó nhiều công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc xử lý rác nhưng phân tích, lựachọn phương pháp tối ưu là việc cần cân nhắc và xem xét kỷ lưỡng Sau đây lànhững phương pháp xử lý rác thường được lựa chọn
2.4.1 Xử lý cơ học:
Xử lý cơ học là phương pháp xử lý sơ bộ nhằm làm cho rác có thể tích nhỏlại để có thể thực hiện các biện pháp xử lý tiếp theo Những phương pháp xử lý
cơ học thông dụng:
2.4.1.1 Phân loại rác bằng tay
Trang 28Là một công tác rất quan trọng trong việc lựa chọn biện pháp xử lý thíchhợp đối với các thành phần rác khác nhau Việc phân loại rác hoàn toàn có thểtách ra thành các chất hữu cơ, các chất trơ, các chất nguy hại để xử lý.
Việc phân loại rác bằng tay thường được thực hiện tại các hộ gia đình, các cơquan, công sở có khối lượng rác thải hằng ngày nhỏ
2.4.1.2 Nén ép rác bằng thiết bị chuyên dụng
Nhằm làm giảm thể tích rác, thuận tiện trong quá trình vận chuyển và xử lýtiếp theo, rác được đưa vào thiết bị chuyên dụng ép ở áp lực khoảng 7-35kg/cm2.Các thiết bị nén thường có hai loại cố định và di động Việc thu gom rác hiện naythường được thực hiện bằng xe chở rác chuyên dụng có chức năng ép, khi rác đếnbãi chôn lấp thì nén ép bằng cách kết hợp xe ủi và nén để giảm thể tích rác
2.4.2 Thiêu đốt rác:
Thiêu đốt (incineration) là phương pháp xử lý rác khá phổ biến ở các nướcphát triển Thiêu đốt là một công nghệ xử lý triệt để rác thải và cũng là mộtphương pháp tốn kém nhất Công nghệ này thực hiện các quốc gia phát triển vìmột số lý do:
- Việc thu gom rác được thực hiện tận gốc, đã qua phân loại sơ bộ của ngườidân và các cơ sở công nghiệp
- Nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho công việc thiêu đốt rác như là mộtdịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân
Rác thải được phân loại sơ bộ bởi các đối tượng xả rác, được chứa trong cácbịch nilon và các bô rác công cộng Xe chở rác gom về nhà máy xử lý, tại đây cósự loại riêng các thành phần có thể tái sử dụng như kim loại, thủy tinh vụn, giấyvụn và các tạp chất vô cơ Phần còn lại được đưa vào lò đốt (incinerator) ởnhiệt độ cao Lò đốt có thể dùng nhiệt hoặc dầu, năng lượng phát sinh có thể
Trang 29tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
được tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt Mỗi lò đốtđều phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải tốn kém nhằm khống chế ônhiễm không khí do quá trình đốt rác có thể gây ra
Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển toàn cầu biện pháp đốt có phần hạnchế áp dụng mặc dù cho kết quả xử lý triệt để do phát sinh khí CO2, hơi nước gâyhiệu ứng nhà kính và làm tiêu hủy nguyên liệu
Ưu điểm
- Xử lý triệt để lượng rác cần xử lý
- Tiêu diệt triệt để các vi sinh vật gây bệnh
- Xử lý tốt các chất ô nhiễm
- Ít tốn diện tích xây dựng lò
- Vận hành đơn giản
- Có thể xử lý những chất rắn có thời gian phân hủy lâu dài
- Lượng tro sau khi thiêu đốt có thể dùng làm phân bón
- Phạm vi áp dụng rộng rãi, có thể sử dụng cho nhiều loại chất thải rắn
Nhược điểm: Lò thiêu đốt chất thải rắn bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn
tại các nhược điểm sau:
- Sinh ra khói bụi và các khí thải độc hại như: SO2, HCl, NOx, COx…
- Cần xây dựng hệ thống xử lý khí thải
- Chi phí đầu tư ban đầu cao, ước tính khoảng 160 – 200 triệu USD cho mộtnhà máy có công suất 3000 tấn/ngày
- Thành phần rác đòi hỏi nhiệt trị cao khoảng hơn 4.500 kcal/kg quá trìnhthiêu thiêu đốt rác mới kinh tế
Trang 30- Tạo thành Dioxin khi đốt PVC ở nhiệt độ dưới 200oC hoặc khi hạ nhiệt độtừ 800 – 1100oC xuống dưới 300oC trong khoảng thời gian quá 30 giây.
2.4.3 Xuất khẩu rác:
Xuất khẩu rác là một trong những biện pháp tiện lợi nhất đối với các nướcphát triển như Mỹ, Đức và một số nước Bắc Âu
Rác xuất khẩu chủ yếu là chất thải công nghiệp như nhựa phế thải, giấyvụn, vải vụn và các phế thải công nghiệp độc hại khác Các nước đang phát triểnvà chậm phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Đông Âu và Mỹ La tinh là những nướcnhập khẩu các loại rác này (trong đó có Việt Nam) Tuy nhiên do tình hình ônhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn, các quốc gia ngày càng hạnchế nhập khẩu các loại phế thải công nghiệp đó Trong một thời gian ngắn nữa,việc xuất khẩu phế thải có thể sẽ bị cấm hoàn toàn
2.4.4 Tái sử dụng các phế liệu:
Các thành phần có thể tái sử dụng như nylon, kim loại, nhựa, thủy tinh, kimloại, giấy… sau khi tách riêng sẽ được thu gom và phân phối hay bán cho các cơsở sản xuất có yêu cầu Công việc này hết sức quan trọng vì theo thời gian nguồnnguyên liệu tự nhiên, lượng dự trữ các dạng vật chất khác nhau sẽ cạn dần nếukhông có sự tiết kiệm triệt để trong việc khai thác và sử dụng thì có thể dẫn đếnhậu quả to lớn
Các thành phần RTSH có thể tái sử dụng, tái chế được:
Giấy và Carton
Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của RTSH ởThành phố Hồ Chí Minh Hai thành phần này chiếm tỷ lệ từ 1.2 – 4.6% trongRTSH Việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều hiệu quả về kinh tế vàgiảm được khối lượng chất thải rắn đổ ra bãi chôn lấp, đồng thời tái sử dụng lại
Trang 31tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nguồn lợi có sẵn và giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làmgiấy Các loại giấy có thể tái chế được như:
Giấy báo: có thể tái sinh bằng cách tẩy mực rồi tạo ra ấn phẩm mới, sản
xuất thành giấy vệ sinh, thùng carton, xốp trần nhà, xốp carton…
Giấy chất lượng cao: loại giấy này thường gồm giấy in, giấy trắng, giấy
đánh máy…có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinhhay nhiều loại giấy chất lượng cao khác
Các loại giấy hỗn hợp: gồm giấy báo, tạp chí, truyện…được dùng để sản xuất
thùng carton và ép thành các sản phẩm khác
Thùng carton: là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế.
Nguồn phát sinh giấy carton đáng kể nhất là từ siêu thị và các cửa hàng bán lẻ.Thùng carton được ép thành kiện và được chuyển đến cơ sở tái chế làm vật liệucho lớp đáy giữa hoặc lớp đáy của các dạng bao bì carton
Nhựa
Các sản phẩm nhựa ngày càng chiếm lĩnh thị trường vì chúng có khả năngthay thế các sản phẩm được chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy Do đặc tínhnhẹ nên chi phí vận chuyển các sản phẩm nhựa bao giờ cũng rẻ hơn so với kimloại và thủy tinh Sản phẩm nhựa đa dạng về hình dạng và thích hợp với các loạisản phẩm ướt cũng như sử dụng trong các lò vi ba Cùng với sự phát triển các mặthàng tiêu thụ bằng nhựa, nhựa phế thải, nylon ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kểtrong thành phần RTSH
Polyethylene Terephthalate – PETE: được tái chế đầu tiên để sản xuất các
loại sợi polyester dùng trong sản xuất túi ngủ, gối, chăn và quần áo mùa đông.Sau này PETE được sử dụng để chế tạo thảm, các sản phẩm đúc, băng chuyền,
Trang 32bao bì thực phẩm và các sản phẩm khác, nhựa kỹ thuật còn dùng trong côngnghiệp sản xuất ô tô.
High density polyethylene – HDPE: thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào sản
phẩm cần chế tạo HDPE tái chế thường dùng để sản xuất can chứa bột giặt vàthùng chứa dầu nhớt Các loại thùng chứa này thường có ba lớp trong đó lớp giữađược chế tạo bằng nguyên liệu tái chế HDPE tái chế còn được dùng để chế tạocác loại khăn phủ, túi chứa hàng hoá, ống dẫn, thùng chứa nước và đồ chơi trẻem
Polyvinyl Chloride – PVC: được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm, dây
điện, chất cách điện và ống nước Mặc dù PVC là loại chất lượng cao hầu nhưkhông cần pha trộn với các sản phẩm phụ gia Tuy nhiên, hiện nay rất ít các phếliệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom và phân loại khá cao Các sản phẩm từnhựa PVC tái chế bao gồm: bao bì hàng tiêu dùng, màn cửa, tấm lót xe tải, thảmtrải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọ hoa, đồ chơi trẻ em, ống nước…
Polystyrene PS: Các sản phẩm quen thuộc của PS bao gồm bao bì thực phẩm,
đĩa, khay đựng thịt, ly uống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp,hộp đựng yogurt… PS tái chế được dùng để sản xuất văn phòng phẩm, khay thứcăn, chất cách điện và đồ chơi
Các loại nhựa khác: Các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế
thành loại hạt nhựa để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắc khe và đặctính nhựa sử dụng chẳng hạn như bàn ghế ngoài sân, chỗ đậu xe, hàng rào…
Thủy tinh
Trong thành phần RTSH tại các hộ gia đình thủy tinh chiếm tỷ lệ lớn, trongđó chủ yếu là miểng chai Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân báncho những người thu mua phế liệu Những lợi ích của việc thu hồi và tái chế thủy
Trang 33tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
tinh có thể kể đến bao gồm tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảmdiện tích chôn lấp cần thiết và trong một số trường hợp cụ thể làm phân compostcó chất lượng tốt hơn, sạch hơn
Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới, mộtphần nhỏ dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh,vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát tường, đá lát sàn nhà vàbêtông nhẹ Các cơ sở sản xuất chai thủy tinh dùng miểng chai cùng với cácnguyên liệu khác (cát, đá, vôi), do vậy các cơ sở sản xuất đồng ý trả giá miểngchai cao hơn so với nguyên liệu thô vì có thể tiết kiệm được năng lượng và tăngtuổi thọ của lò nấu thủy tinh
Kim loại, đồ hộp kim loại:
+ Lon nhôm là loại chất thải được tái chế thành công nhất Tái chế lonnhôm mang lại hiệu quả kinh tế do việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trongnước ổn định; năng lượng cần thiết để sản xuất một lon nhôm từ nhôm tái chế íthơn so với từ nhôm nguyên chất 5%; lon nhôm được tái chế là nguyên liệu đồngnhất có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất; tái chế chophép các nhà máy sản xuất lon nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bìthủy tinh và kim loại
+ Kim loại màu: Kim loại chiếm từ 0 – 0.1% trong thành phần RTSHtừ hộ gia đình Những phế liệu kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoàitrời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng cụ, máy móc, từ chất thải xây dựng (dâyđồng, máng nước, cửa,…) Hầu như phế liệu kim loại màu đều được tái chế nếuchúng được phân loại và tách chất khac như nhựa, cao su, vải…
Cao su
Trang 34Cao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường.Cũng như các thành phần phế liệu khác Cao su sau khi phân loại cũng được épthành kiện để giảm thể tích trước khi chuyển đến cơ sở tái chế.
Pin gia dụng, điện thoại di động:
Hầu như những người tiêu dùng đều không nhận thức được rằng pin gia dụnglà một nguồn chất thải độc hại Việc tái chế pin gia dụng rất khó vì hầu như ít cócông ty nào có công nghệ thích hợp để tái chế pin gia dụng Thêm vào đó, pintiểu (trong các loại đồng hồ đeo tay, pin trong viết chỉ bảng, … ) và các loại điệnthọai di động rất khó phân loại và có thể gây độc do hơi thủy ngân Các loại pinkiềm và cacbon kẽm không thể tái chế được vì có chứa thủy ngân nên bắt buộcphải được thải bỏ theo quy định đối với chất tảhi nguy hại Chỉ có pin Ni – Cdhoặc Oxyt thủy ngân và Oxyt bạc mới có thể tái chế được Đối với vỏ của điệnthoại di động có thể tách phần vỏ và phần ruột và có thể tái chế phần vỏ thànhcác vật dụng bằng nhựa
2.4.5 Ủû rác hữu cơ thành phân bón Compost:
Ủ rác hữu cơ và nhờ vào sự phân hủy của vi sinh vật hình thành phân bónhữu cơ là một phương pháp áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển.Phương pháp này còn được tiến hành ngay ở các nước phát triển (ở qui mô hộ giađình) Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác củagia đình mình thành phân bón hữu cơ (compost) để chăm bón cho cây trong vườncủa chính mình
Công nghệ ủ rác có thể phân chia làm 2 dạng chính : hiếu khí và yếm khí
Ủ hiếu khí:
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khíđối với sự có mặt của oxy Các vi khuẩn hiếu khí trong rác thô oxy hóa cacbon
Trang 35tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
thành CO2 Thường thì chỉ sau 2 ngày nhiệt độ ủ rác tăng lên khoảng 450C và sau
6 - 7 ngày đạt tới 70 - 750C Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môitrường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, nhất là không khí và độ ẩm
Ưu điểm: Sự phân hủy hiếu khí diễn ra nhanh chóng, sau 2-4 tuần rác phân
hủy hoàn toàn Các vi sinh vật gây bệnh bị tiêu diệt do nhiệt độ ủ tăng Bên cạnhđó mùi hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí
Nhược điểm: Chi phí cho quá trình xử lý khá cao, kỹ thuật phức tạp và vận
hành khó do phải duy trì độ ẩm tối đa cho quá trình
Ủ yếm khí:
Công nghệ ủ rác yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở qui mônhỏ) Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí Công nghệnày không đòi hỏi chi phí nhiều tiền, song nó có những nhược điểm là thời gianphân hủy lâu : thường là 4 - 12 tháng và các khí sinh ra từ quá trình phân hủy yếmkhí là methane và sunfuahydro gây mùi hôi khó chịu
Mặc dù vậy phải thừa nhận đây là một biện pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất.Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia súc cho
ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư tương đối thấp
- Sản phẩm phân hủy kết hợp với phân hầm cầu và phân gia súc cho phânhữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là thu hồi khí metan (CH4)làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho nhu cầu đun nấu, lò hơi…
Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp ủ rác yếm khí
có những nhược điểm sau:
- Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiếu khí 4-12 tháng
Trang 36- Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí thông thường là: khíhidrosufua (H2S), amoniac (NH3) gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đếnsức khoẻ cộng đồng.
- Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại trong quá trình phân hủy vì nhiệt độphân hủy thấp
- Việc ủ rác để thu hồi khí được áp dụng ở những nơi có hàm lượng hữu cơcao ( >50% ) và khối lượng rác hàng ngày đủ lớn ( >1000tấn/ngày) mớicó hiệu quả kinh tế
Sử dụng giun đất phân hủy rác làm phân bón:
Qui trình sử dụng giun đất phân hủy rác đã được xí nghiệp SOVADEC ở LaVoule, Pháp áp dụng được mô tả như sau :
Trong thời gian đầu tập hợp, rác sinh hoạt vẫn được giữ nguyên như bìnhthường, không có sự phân loại Rác được lựa chọn bằng máy tự động không phảiqua nghiền băm Những vật liệu có thể tái sử dụng như chất dẻo, kim loại và mộtsố vật gây ô nhiễm được thu hồi để tái sinh lại Lượng rác phần lớn còn lại gồmnhững chất hữu cơ và vật phẩm nhỏ (bao bì nhỏ và những mảnh vụn linh tinh từgia đình ) Rác được đổ thành đống và được lên men hiếu khí trong khoảng thờigian 1 tháng Các đống rác được xáo trộn đều đặn để đảm bảo sự thoáng khí Cácphản ứng lên men đã đưa nhiệt độ lên đến 75 - 800C Ở nhiệt độ nói trên, các loàicôn trùng (trứng ấu trùng và những ấu trùng đã trưởng thành) đều bị giết chết vàrất nhiều chất độc đều bị phân hủy Hơn nữa nước đã bị bốc hơi mạnh trong giaiđoạn này sẽ được bù lại bằng một lượng nước bổ sung lấy từ lượng nước đã sửdụng để rửa các vật liệu tái chế nói trên Sự tuần hoàn khép kín này đã tránhđược sự thải nước đã dùng vào môi trường
Trang 37tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Có thể áp dụng phương pháp phân hủy rác bằng giun đất ngay tại gia đình.Sử dụng giun làm phân rác tại các hộ gia đình bằng cách phổ biến các loại giunthích hợp đã được sử dụng khá rộng rãi một thời gian ở Hoa Kỳ cũng như một sốnước khác Trong đó có cả nước Anh nơi mà các chính quyền địa phương đang cốgắng đáp ứng mục tiêu quốc gia là phải tái sử dụng 25% (trọng lượng) rác sinhhoạt vào năm 2000 Quá trình này khá đơn giản, cho giun vào thùng cùng với vậtliệu nền như phân rác đã hoai hoặc giấy báo vụn ẩm, rác hữu cơ được đổ thànhlớp lên trên lớp giun Lượng rác này chỉ được đổ một lượng nhỏ 0,5 kg cho 1m2 bềmặt của thùng và giun có thể hoạt động được khi tỷ lệ trọng lượng giun trên khốilượng rác cho vào hàng ngày không lớn hơn 2:1 Khi lượng giun sinh ra lớn hơnlượng rác cung cấp làm thức ăn cho giun thì quá trình sinh trưởng sẽ giảm và mộtsố giun sẽ bị chết Số lượng giun sẽ đạt trạng thái cân bằng về khối lượng vớilượng thức ăn được cung cấp Sản phẩm cuối cùng rất giàu chất dinh dưỡng, nếutrộn chúng với các vật liệu khác như xơ dừa thì sẽ tạo thành một loại phân rác rấttốt dùng để bón cây kiểng
4.4.6 Chôn lấp hợp vệ sinh:
Chôn lấp là biện pháp xử lý cuối cùng nhưng lại là biện pháp chủ yếu vàhiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay Chôn lấp cho phép xử lý tất cảcác loại rác công nghiệp và sinh hoạt Chi phí đầu tư và vận hành của bãi lấpchôn lấp tương đối thấp so với các phương pháp xử lý khác Điều đó cho thấy đâylà hướng đầu tư thích hợp trong điều kiện nước ta hiện nay Tuy nhiên, hiện nay ởnước ta việc chôn lấp hợp vệ sinh mới được đề cập mấy năm gần đây và ở cấp dựán
Chôn lấp rác là một phương pháp tương đối đơn giản, được áp dụng khá phổbiến ở các quốc gia đang phát triển và có dồi dào đất bỏ hoang Việc chôn lấpđược dùng xe chuyên dụng chở rác tới các bãi đất trũng được qui hoạch trước Sau
Trang 38khi rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt rác và đổ lên một lớp đất Theothời gian, sự phân hủy bởi vi sinh vật làm cho đất trở nên tơi xốp và thể tích củabãi rác giảm xuống, việc đổ rác lại tiếp tục trên bề mặt bãi rác cũ Khi không thểđổ tiếp được thì một bãi rác mới lại được qui hoạch và hình thành.
Tuy nhiên việc chôn lấp phải được khảo sát kỹ lưỡng và có qui hoạch môitrường cùng các biện pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp Các bãi rác thường làcác ổ dịch bệnh tiềm tàng, gây mùi hôi và lan truyền bệnh thông qua ruồi, muỗi,chuột v.v Vì vậy các loại thuốc diệt ruồi, muỗi và chuột phải được sử dụng Mặtkhác, nước thải của bãi rác là một nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả nước mặt vànước ngầm Bởi vậy ở các nơi chôn rác đều phải xây dựng hệ thống thu gom vàxử lý nước thải trước khi thải ra môi trường Để giám sát ảnh hưởng của bãi chônrác đến nguồn nước ngầm, một số giếng được khoan ở xung quanh bãi chôn rácnhằm để lấy mẫu, xét nghiệm chất lượng nước ngầm định kỳ
Ưu điểm của phương pháp chôn lấp vệ sinh
- Các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi, muỗi… khó sinh sôi, phát triển do bị rácnén, ép chặt và được phủ lớp đất hằng ngày
- Mùi hôi thối bị giảm, ít gây ô nhiễm không khí
- Không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm vì đã cóhệ thống xử lý nước
- Chi phí vận hành không cao, vận hành dễ dàng
- Tạo việc làm cho người lao động
- Tận dụng được khí metan làm khí đốt
Nhược điểm của phương pháp chôn lấp vệ sinh
- Khối lượng đất phủ lớn
Trang 39tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Các lớp đất phủ thường bị xói mòn
- Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí metan (CH4) và khí hidro sunfua(H2S) hình thành có thể gây ngạt hoặc cháy nổ
CHƯƠNG III:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 403.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khảo sát một số đặc điểm về kinh tế-xã hội, môi trường của
thành phố Vũng Tàu:
- Vị trí địa lý
- Dân số, xã hội
- Phát triển kinh tế
- Hiện trạng môi trừơng
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng RTSH của thành phố Vũng Tàu:
- Nguồn phát sinh RTSH
- Thành phần, tải lượng
- Khối lượng phát sinh
- Thu gom :
+ Lưu lượng thu gom: tư nhân, nhà nước+ Cơ sở vật chất
- Phân loại rác tại nguồn
- Trung chuyển, vận chuyển
- Tái chế, xử lý
- Hiện trạng quản lý
- Tác động của RTSH lên môi trường tại TPVT
3.1.3 Dự báo RTSH phát sinh trên địa bàn TP Vũng Tàu đến năm 2020: